intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Sử cấp quốc gia năm 2011

Chia sẻ: Ngoc Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

182
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Hãy tham khảo đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Sử cấp quốc gia năm 2011.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Sử cấp quốc gia năm 2011

  1. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2011 ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 Môn: Lịch sử 12 Câu 1. (3,0 điểm) Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ thế kỷ XIII, các vua Trần đã ba lần rút khỏi thành Thăng Long (1258, 1285, 1288). Hãy nêu chủ trương chiến lược của những lần rút quân đó. Kết quả và ý nghĩa ? Câu 2. (2,5 điểm) Tại sao chủ nghĩa xã hội có thể được xây dựng ở các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai ? Câu 3. (3,0 điểm) Trong những năm 30 của thế kỷ XX, những người cộng sản Việt Nam, đặc biệt là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã xác định hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ như thế nào? Đặt nhiệm vụ đó trong cuộc cách mạng giải phóng giai cấp ở nước ta ra sao? Câu 4. (3,0 điểm) Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp do Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong những năm 1946 - 1954 được thể hiện trong các văn kiện nào? Phân tích tính chất chính nghĩa và tính nhân dân của đường lối kháng chiến đó. Câu 5. (2,5 điểm) Hãy cho biết những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 với chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. Câu 6. (3,0 điểm) Thông qua việc trình bày cơ sở hình thành, nội dung đường lối đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới, hãy đánh giá triển vọng của việc thực hiện đường lối đó ? Câu 7. (3,0 điểm) Chiến tranh lạnh có phải là nhân tố chủ yếu tác động và chi phối các mối quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX hay không? Tại sao? ====================================
  2. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2011 ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 10 Môn: Lịch sử 12 Câu 1. (3,0 điểm) - Vì sao cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, hệ tư tưởng tư sản đã lỗi thời trên thế giới mà vẫn du nhập và được tiếp nhận ở châu Á trong đó có Việt Nam ? - Dựa vào đoạn thơ sau trong tác phẩm Hải ngoại huyết thư của Phan Bội Châu, hãy nhận xét về mối quan hệ giữa “nước” và “dân” : “Nghìn muôn ức triệu người chung góp Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà Người dân ta, của dân ta Dân là nước, nước là nước dân”. (Sách Giáo khoa Lịch sử 12, Nâng cao NXB Giáo dục, 2007, trang 266) Câu 2. (3,0 điểm) Vì sao Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời ngoài hai yếu tố (chủ nghĩa Mác Lênin và phong trào công nhân) còn có tính đặc thù là phong trào yêu nước ? Câu 3. (3,0 điểm) Có ý kiến cho rằng : đến Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5 - 1941 thì những hạn chế, thiếu sót của Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 mới được khắc phục hoàn toàn. Những sự kiện nào xác nhận ý kiến trên là đúng ? Câu 4. (3,0 điểm) Bằng những sự kiện lịch sử trong thời kì tiền khởi nghĩa và trong thời gian tiến hành tổng khởi nghĩa tháng 8 - 1945, hãy chứng minh rằng Cách mạng tháng Tám đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Câu 5. (2,5 điểm) Trình bày những điểm khác nhau về mục tiêu, nhiệm vụ và tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc trong thời kì lịch sử 1945 - 1954 so với thời kì lịch sử 1939 - 1945. Câu 6. (3,0 điểm) Tại sao Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công đầu tiên trong năm 1975 ? Phân tích nghệ thuật quân sự của chiến dịch Tây Nguyên. Chiến dịch này thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với toàn bộ tiến trình phát triển của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ? Câu 7. (2,5 điểm) Những nhân tố nào giúp cho Hồng quân Liên Xô chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) ?
  3. ====================================
  4. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2011 ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 2 Môn: Lịch sử 12 Câu 1. (3,0 điểm) Cuộc khởi nghĩa nào được đánh giá là có quy mô lớn, trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ hơn cả trong phong trào Cần Vương (1885 - 1896) ? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa đó. Câu 2. (3,0 điểm) Sau gần một thập kỷ ra đi tìm đường cứu nước, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp (12 - 1920), Nguyễn Ái Quốc đã có những quyết định lựa chọn gì ? Tại sao Người lại có những quyết định đó ? Câu 3. (3,0 điểm) Vì sao trong cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã có thể phát động được toàn dân nổi dậy ở cả nông thôn lẫn thành thị ? Câu 4. (2,5 điểm) Trình bày mối quan hệ giữa chiến thắng Điện Biên Phủ với việc kí kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương năm 1954. Ý nghĩa quốc tế của chiến thắng Điện Biên Phủ ? Câu 5. (3,0 điểm) Hãy đánh giá về sự chỉ đạo chủ động, liên tục và kiên quyết tiến công của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Câu 6. (3,0 điểm) Bằng sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy làm sáng tỏ vai trò của Lênin đối với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh xây dựng, bảo vệ chính quyền Xô viết (1917 - 1920). Câu 7. (2,5 điểm) Theo anh/chị, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh” năm 1989 có phải là vì mọi xung đột đã được giải quyết thỏa đáng bằng các hiệp ước tay đôi giữa hai cường quốc hay không ? Tại sao ? ====================================
  5. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2011 ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 3 Môn: Lịch sử 12 Câu 1. (2,5 điểm) Tại sao phong trào yêu nước và cách mạng theo khuynh hướng dân chủ dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX lại do tầng lớp sĩ phu yêu nước tiến bộ lãnh đạo? Câu 2. (3,0 điểm) Chứng tỏ rằng phong trào công nhân nước ta đã phát triển lên một bước cao hơn từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son năm 1925 có những điểm gì mới so với các phong trào trước đó? Câu 3. (3,0 điểm) Nêu những nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng Cộng sản Đông Dương trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Câu 4. (3,0 điểm) Tại sao nói từ sau chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đã có những bước phát triển mới, giữ vững và phát huy quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ? Câu 5. (3,0 điểm) Phân tích vai trò hậu phương của miền Bắc từ sau Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Câu 6. (3,0 điểm) Hãy đánh giá về cuộc tiến công của Hồng quân Liên Xô ở vùng Đông Bắc Trung Quốc và hành động ném bom nguyên tử của Mĩ xuống hai thành phố của Nhật Bản đối với sự đầu hàng của phát xít Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Câu 7. (2,5 điểm) Có ý kiến cho rằng Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) đã thiết lập một chính quyền được mọi người dân ủng hộ ở Nhật Bản. Anh/chị có đồng ý với ý kiến đó hay không? Tại sao? ====================================
  6. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2011 ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 4 Môn: Lịch sử 12 Câu 1. (2,5 điểm) Cải cách Minh trị ở Nhật Bản 1868, Cải cách Rama V ở Xiêm và cuộc Duy tân Mậu Tuất 1898 ở Trung Quốc có những điểm gì giống và khác nhau ? Từ đó, có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì ? Câu 2. (2,5 điểm) Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Cần Vương (1885 - 1896). Theo anh/chị, chiếu Cần Vương đã ảnh hưởng như thế nào đến bộ phận văn thân, sỹ phu yêu nước và nhân dân ta ? Câu 3. (2,5 điểm) So với phong trào yêu nước trong những năm trước và trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1925 có những nét gì nổi bật ? Câu 4. (3,0 điểm) Tại sao trong 3 năm liên tiếp 1939, 1940, 1941, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đều triệu tập hội nghị ? Từ việc trình bày nội dung chính của các Hội nghị, hãy cho biết vấn đề quan trọng nhất được các hội nghị đề cập đến là gì ? Câu 5. (3,0 điểm) Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể từ ngày 2 - 9 - 1945 đến ngày 19 - 12 - 1945, hãy làm sáng tỏ vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ chính quyền, giữ vững độc lập dân tộc những năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám 1945. Câu 6. (3,0 điểm) Sự kết hợp tài tình giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị đã được Đảng ta vận dụng như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1945 - 1954) ? Câu 7. (3,0 điểm) Trên cơ sở trình bày những nét lớn về chính sách đối ngoại của Mĩ, Liên bang Nga và Trung Quốc sau khi tình trạng Chiến tranh lạnh chấm dứt đến nay, hãy nêu và nhận xét về những điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các nước nêu trên. ====================================
  7. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2011 ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 5 Môn: Lịch sử 12 Câu 1. (2,5 điểm) Hãy nêu nhận xét của em về tính chất và kết cục của cuộc khởi nghĩa Yên Thế và phong trào hội kín ở Nam Kì đầu thế kỷ XX. Câu 2. (2,5 điểm) Những nhân tố nào đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và phát triển thắng lợi ? Câu 3. (3,0 điểm) Điểm khác nhau giữa tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là gì ? Nêu những điều kiện để Nguyễn Ái Quốc khắc phục hạn chế trong tư tưởng cứu nước của các nhà cách mạng tiền bối trước đó. Câu 4. (3,0 điểm) Phân tích chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh. Theo em, cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 có phải là một cuộc cách mạng triệt để hay không ? Tại sao ? Câu 5. (3,0 điểm) Vì sao Pháp cử Nava sang làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương? Kế hoạch quân sự của Nava vào tháng 5 - 1953 có điểm gì khác với tháng 11 – 1953 ? Kế hoạch đó lần lượt bị phá sản như thế nào ? Câu 6. (2,5 điểm) Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 2 - 3 - 1945 nêu rõ : “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành quyết tâm giải phóng miền Nam…”. Nghị quyết đó đã đưa đến thắng lợi nào trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 ? Câu 7. (3,0 điểm) Phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tan rã của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Theo em, chủ nghĩa xã hội có triển vọng được khôi phục và phát triển trong thế kỷ XXI hay không ? Tại sao ? ====================================
  8. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2011 ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 6 Môn: Lịch sử 12 Câu 1. (3,0 điểm) Tại sao có nhận định cho rằng : “Hoà ước Vécxai - Oasinhtơn đã đặt cả châu Âu trên một thùng thuốc nổ” ? Bằng những sự kiện lịch sử chọn lọc, hãy làm rõ mối liên hệ nhân quả giữa Hoà ước Vécxai - Oasinhtơn và cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Câu 2. (3,0 điểm) Nêu chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh và những đóng góp của ông đối với lịch sử dân tộc Việt Nam. Tại sao trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX, ông chủ trương : “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” ? Câu 3. (3,0 điểm) Nêu khái quát các khuynh hướng chính trị và bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 - 1929. Câu 4. (3,0 điểm) Căn cứ vào diễn biến của cao trào cách mạng 1930 - 1931, hãy phân tích câu nhận định của Tổng bí thư Lê Duẩn “không có những trận chiến đấu giai cấp rung trời chuyển đất trong những năm 1930 - 1931... thì không thể có cao trào trong những năm 1936 - 1939”. Câu 5. (3,0 điểm) Thông qua việc trình bày hai sự kiện cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1954, hãy cho biết âm mưu và hành động cuối cùng của thực dân Pháp - đế quốc Mĩ đã bị đánh bại như thế nào ? Qua đó, liên hệ với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam để có thể rút ra bài học truyền thống nổi bật trong việc kết thúc chiến tranh. Câu 6. (3,0 điểm) Tại sao nói trong thời đại ngày nay, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp ? Nêu những hiểu biết của anh/chị về thành tựu chinh phục vũ trụ của ba cường quốc đứng đầu về lĩnh vực này hiện nay trên thế giới. Câu 7. (2,0 điểm) Giải thích hai khái niệm sau và cho ví dụ : - Đảo chính - Cách mạng xã hội ====================================
  9. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 29/01/2008 Câu 1 (2,5 điểm) Trình bày sự khác nhau về điều kiện lịch sử và khuynh hướng chủ yếu trong phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Câu 2 (3,0 điểm) Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng nào? Nêu những điều kiện chủ quan và khách quan tác động đến sự lựa chọn ấy. Câu 3 (3,0 điểm) Trên cơ sở phân tích đối tượng, mục tiêu, lực lượng và ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936-1939, hãy nhận xét tính chất phong trào đó. Câu 4 (3,0 điểm) Trong thời kỳ 1954-1975, Việt Nam trở thành nơi diễn ra sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc là do những nguyên nhân nào? Câu 5 (3,0 điểm) Hãy đánh giá những thắng lợi quân sự của quân và dân ta trực tiếp dẫn tới việc triệu tập Hội nghị và ký kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Câu 6 (3,0 điểm) Nêu nhiệm vụ và tính chất của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Câu 7 (2,5 điểm) Phân tích chủ trương điều chỉnh chiến lược cách mạng thế giới của Quốc tế Cộng sản tại Đại hội lần thứ VII (7-1935) và giải thích nguyên nhân dẫn tới chủ trương đó. ---------------------- HẾT -------------------- * Thí sinh không được sử dụng tài liệu. * Giám thị không giải thích gì thêm.
  10. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2011 ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 11 Câu 1. (3,0 điểm) Tại sao trong những điều kiện, bối cảnh, không gian, thời gian và thách thức tương tự Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công tư tưởng cải cách, trong khi những tư tưởng canh tân ở nước ta không được hiện thực hoá ? Câu 2. (2,0 điểm) Sự kiện lịch sử nào đã diễn ra nằm ngoài mong muốn của các nước đế quốc và tác động của sự kiện đó đến tiến trình của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) ? Câu 3. (3,0 điểm) Tại sao nói : Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm lịch sử của cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam trong ba thập niên đầu thế kỉ XX ? Câu 4. (3,0 điểm) Nêu các hình thức chính quyền cách mạng do Đảng ta chủ trương thành lập từ năm 1930 đến năm 1945. Phân tích sự giống và khác nhau giữa hình thức chính quyền công nông và hình thức dân chủ cộng hòa. Câu 5. (3,0 điểm) Chiến lược “Phản ứng linh hoạt” và “Ngăn đe thực tế” của đế quốc Mĩ đã được ứng dụng như thế nào trong cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 - 1975) ? Sự thất bại của các chiến lược này ? Câu 6. (3,0 điểm) Bằng những sự kiện lịch sử, hãy chứng minh : trong 25 năm thực hiện công cuộc Đổi mới (1986 - 2010), Việt Nam ngày càng “tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng quốc tế và hội nhập ngày càng sâu rộng vào thế giới hiện đại”. Câu 7. (3,0 điểm) Đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, dư luận nước Mĩ đã kinh ngạc kêu lên : “Trong lịch sử hiện đại, châu Âu và Bắc Mĩ lần đầu tiên nhìn châu Á bằng con mắt kinh ngạc”. Theo anh/chị, tại sao lại có hiện tượng như vậy ? 1
  11. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2011 ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 8 Câu 1. (2,5 điểm) Vì sao các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều thất bại ? Từ sự thất bại của các phong trào đó, có thể rút ra những bài học gì ? Câu 2. (2,5 điểm) Sự thành lập và chương trình hoạt động của Mặt trận Việt Minh. Câu 3. (3,0 điểm) Trên cơ sở trình bày và phân tích bài học kinh nghiệm về bạo lực cách mạng và khởi nghĩa vũ trang của Cách mạng tháng Tám 1945, hãy cho biết bài học kinh nghiệm này đã được Đảng ta vận dụng trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) như thế nào ? Câu 4. (3,0 điểm) Nêu những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam. Câu 5. (3,0 điểm) Chứng minh : Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 là một điển hình của nghệ thuật tác chiến hiệp đồng binh chủng và là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam. Câu 6. (3,0 điểm) Sự phân giới tuyến ở Việt Nam và Triều Tiên có phải là biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông - Tây trong quan hệ quốc tế thời kì Chiến tranh lạnh hay không ? Tại sao ? Câu 7. (3,0 điểm) Từ sau khi tình trạng “Chiến tranh lạnh” kết thúc, nhiều xu thế mới và hiện tượng mới đã xuất hiện trên thế giới như thế nào ? Liên hệ với công cuộc Đổi mới của Đảng ta. ====================================
  12. KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2011 ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 9 Câu 1. (2,5 điểm) Sự kiện lịch sử nào đầu thế kỷ XX mở đầu cuộc cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc ? Vì sao ? Câu 2. (3,0 điểm) Liên bang Xô viết xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941) trong hoàn cảnh đặc biệt như thế nào ? Hoàn cảnh đó đã ảnh hưởng đến đường lối, biện pháp và nhịp độ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô ra sao ? Câu 3. (3,0 điểm) Trong những năm 1873 - 1883, phong trào kháng chiến của nhân dân Hà Nội chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp đã diễn ra như thế nào ? Ý nghĩa của trận Cầu Giấy năm 1873 và trận Cầu Giấy năm 1883 ? Câu 4. (3,0 điểm) Sự lựa chọn hai con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản và tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1920 ? Giải thích vì sao khuynh hướng vô sản lại thắng thế ? Câu 5. (3,0 điểm) Lập bảng so sánh những vấn đề cơ bản của Cách mạng tháng Tám 1945 (mục đích, nhiệm vụ, lãnh đạo, lực lượng tham gia, kết quả) với nội dung của Chính cương vắt tắt, Sách lượt vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo năm 1930. Trên cơ sở đó, hãy xác định tính chất của cuộc cách mạng này.
  13. Câu 6. (3,0 điểm) Trình bày những nét chính sự chỉ đạo của Đảng ta trong việc kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược chống đế quốc và chống phong kiến trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (từ ngày 19 - 12 - 1946 đến ngày 21 - 7 - 1954). Câu 7. (2,5 điểm) Vì sao Mĩ thất bại trong cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 - 1975) ? Phân tích ảnh hưởng của cuộc chiến tranh này đến tình hình nước Mĩ. ====================================
  14. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT ĐỀ THI CHÍNH THỨC NĂM 2013 Môn: LỊCH SỬ Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 11/01/2013 (Đề thi gồm 01 trang, 07 câu) Câu 1. (2,5 điểm) Nêu những chuyển biến về kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Mối quan hệ giữa chuyển biến kinh tế và chuyển biến xã hội đó như thế nào? Câu 2. (2,5 điểm) Trình bày quá trình hình thành và mở rộng hệ thống xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Quá trình này đã ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ quốc tế? Câu 3. (3,0 điểm) Từ năm 1920 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào đối với cách mạng Việt Nam? Nêu tính đúng đắn, sáng tạo của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua. Câu 4. (3,0 điểm) Phân tích những điều kiện đưa đến cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Câu 5. (3,0 điểm) Những thắng lợi nào có ý nghĩa quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta (1945 – 1954)? Phân tích mối quan hệ của những thắng lợi đó. Câu 6. (3,0 điểm) Đường lối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng Lao động Việt Nam được thể hiện như thế nào trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975)? Nêu tác dụng của đường lối đó đối với cách mạng nước ta thời kì này. Câu 7. (3,0 điểm) Trong hai thập niên 70 và 80 của thế kỉ XX, những sự kiện nào biểu hiện xu thế hòa hoãn giữa phe xã hội chủ nghĩa và phe tư bản chủ nghĩa? Quan hệ các nước ở Đông Nam Á trong thời gian này có gì thay đổi phù hợp với xu thế trên? --------------- HẾT ---------------  Thí sinh không được sử dụng tài liệu.  Giám thị không giải thích gì thêm.
  15. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT TỈNH YÊN BÁI NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: ĐỊA LÝ (Đề thi có 07 câu, gồm 02 trang) Ngày thi: 08/10/2012 Thời gian: 180 phút (không kể giao đề) Câu 1.(3,0điểm) Giả sử trục Trái Đất vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo thì có sự thay đổi mùa như hiện nay không? Khi đó diễn biến các mùa ở ôn đới, nhiệt đới và vùng cực sẽ như thế nào? Vì sao? Câu 2. (3,0điểm) a) Giải thích tình hình phân bố lượng mưa trên trái đất không đều theo vĩ độ. b) Tại sao tàu buồm đánh cá trên biển nên ra khơi vào lúc nửa đêm và quay về lúc xế chiều là tốt nhất ? Câu 3. (2,0điểm) a) Hãy phân tích các yếu tố tác động đến tỉ suất sinh thô theo bảng số liệu : Tỉ suất sinh thô thời kì 1950 - 2005 (Đơn vị : ‰) Giai đoạn 1950 - 1955 1975 - 1980 1985 -1990 1995 - 2000 2004 - 2005 Nhóm nước Phát triển 23 17 15 12 11 Đang phát triển 42 36 31 26 24 b) Tỉ suất tử thô của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển có sự khác nhau như thế nào ? Tại sao có sự khác nhau đó ? Câu 4. (3,0điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) Xác định vị trí địa lí và hệ tọa độ địa lí của Việt Nam. b) Ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Câu 5. (3,0điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a) So sánh đặc điểm của sông ngòi miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. b) Giải thích tại sao thủy chế của sông Cửu Long khá điều hòa. Trang 1/1
  16. Câu 6. (3,0điểm) a) Thiên nhiên khu vực đồi núi nước ta có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ? b) Việc khai thác rừng không hợp lí ở miền đồi núi đã gây nên những hậu quả gì cho môi trường sinh thái nước ta? Câu 7. (3,0điểm) Cho bảng số liệu sau: Sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng qua một số năm Tổng diện tích Diện tích rừng tự Diện tích rừng Độ che phủ Năm rừng nhiên trồng rừng (%) (triệu ha) (triệu ha) (triệu ha) 1943 14,3 14,3 0 43,0 1983 7,2 6,8 0,4 22,0 2005 12,7 10,2 2,5 38,0 a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng nước ta qua một số năm. b) Nhận xét và giải thích nguyên nhân về sự biến động diện tích và độ che phủ rừng. --------------------- Hết----------------- - Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục). - Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh......................................... Chữ kí giám thị số 1: ..................................... Số báo danh.................................................. Chữ kí giám thị số 2: ..................................... Trang 2/2
  17. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2011 ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ Ngày thi: 11/01/2011 (Gồm 04 trang) Câu hỏi Nội dung Câu 1 Nêu các khuynh hướng chính trị và những biểu hiện của nó trong phong trào (2,5 yêu nước chống Pháp từ cuối thế kỉ XIX đến đầu năm 1930. Từ kết cục của mỗi điểm) khuynh hướng, hãy rút ra kết luận về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam. - Các khuynh hướng chính trị và những biểu hiện của nó trong phong trào yêu nước chống Pháp từ cuối thế kỉ XIX đến đầu năm 1930: + Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX diễn ra theo khuynh hướng phong kiến, biểu hiện là các cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê... + Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX diễn ra theo khuynh hướng tư sản, biểu hiện ở hai xu hướng chủ yếu: 1- Xu hướng bạo động (đại biểu là Phan Bội Châu) với việc lập Hội Duy Tân, tổ chức phong trào Đông du, thành lập Việt Nam Quang phục hội; 2- Xu hướng cải cách (đại biểu là Phan Châu Trinh) với việc thành lập trường học mới (tiêu biểu là Đông Kinh nghĩa thục), cuộc vận động Duy tân, biến thành bạo động trong phong trào đấu tranh chống thuế ở Trung Kì. + Phong trào yêu nước từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 có hai khuynh hướng: 1- Khuynh hướng tư sản, biểu hiện qua những cuộc đấu tranh chống độc quyền hải cảng Sài Gòn, chống độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì, thành lập Đảng Lập hiến; thành lập các tổ chức chính trị (Việt Nam nghĩa đoàn, Phục Việt, Hưng Nam, Thanh niên cao vọng), lập các nhà xuất bản (Nam Đồng thư xã, Cường học thư xã, Quan hải tùng thư), ra báo chí tiến bộ (Chuông rạn, Người nhà quê, An Nam trẻ...), đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu, truy điệu và để tang Phan Châu Trinh; Việt Nam Quốc dân đảng và cuộc khởi nghĩa Yên Bái; 2- Khuynh hướng vô sản, biểu hiện qua sự phát triển của phong trào công nhân theo phương hướng từ tự phát đến tự giác, những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. - Từ kết cục của mỗi khuynh hướng, rút ra kết luận về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam: + Những phong trào yêu nước theo các khuynh hướng phong kiến hoặc tư sản đều thất bại, chứng tỏ các các hệ tư tưởng phong kiến và tư sản không đủ sức giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ. Vì thế độc lập dân tộc không gắn liền với chủ nghĩa phong kiến hoặc chủ nghĩa tư bản. + Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản giành được thắng lợi với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam, khẳng định con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Câu 2 Trình bày và nhận xét sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng (2,5 giữa các nước Đồng minh tại Hội nghị Ianta (2-1945). điểm) - Sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng: + Ở châu Âu: quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Béclin và các nước Đông Âu; quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. 1
  18. + Ở châu Á: trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin, đóng quân ở Bắc Triều Tiên. Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản, Nam Triều Tiên. Trừ Trung Quốc, các vùng còn lại của châu Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây. - Nhận xét: Sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng tại Hội nghị Ianta chủ yếu là sự phân chia giữa Liên Xô và Mĩ. Sự phân chia đó cùng với những thoả thuận về sau giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới - trật tự hai cực Ianta. Các nước vốn là đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu. Câu 3 Nêu lí do thành lập và vai trò mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng (3,0 Việt Nam do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo. điểm) - Mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam là Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh): - Lí do thành lập: + Yêu cầu tập hợp lực lượng toàn dân tộc vào cuộc đấu tranh giành độc lập tự do: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và ngày càng lan rộng, tác động đến tình hình Việt Nam... Phát xít Nhật vào Đông Dương (9-1940). Nhân dân Việt Nam phải chịu hai tầng áp bức, “quyền lợi của mọi bộ phận, mọi giai cấp đều bị cướp giật, vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng”. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược và tay sai phát triển gay gắt, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra vô cùng cấp thiết. Cần huy động lực lượng toàn dân tộc đứng lên tự giải phóng. + Yêu cầu giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương: Đông Dương có ba quốc gia dân tộc, cùng đoàn kết chống kẻ thù chung, nhưng ở mỗi nước có những đặc điểm riêng, cần phải giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước. Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, chỉ đạo xây dựng thí điểm Việt Minh ở Cao Bằng. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, quyết định thành lập ở mỗi nước một mặt trận riêng: Việt Nam độc lập đồng minh, Ai Lao độc lập đồng minh và Cao Miên độc lập đồng minh. - Vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với cách mạng Việt Nam + Đoàn kết mọi người Việt Nam có lòng yêu nước thương nòi, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng; cô lập cao độ kẻ thù đế quốc và tay sai để chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chúng. + Đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị tiến lên Tổng khởi nghĩa: Việt Minh là nơi tổ chức, giác ngộ và rèn luyện lực lượng chính trị cho Cách mạng tháng Tám, một lực lượng cơ bản và có ý nghĩa quyết định trong Tổng khởi nghĩa giành chính quyền; tạo cơ sở để xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng. + Động viên toàn dân tham gia cao trào đánh Pháp, đuổi Nhật; đi từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước; thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; góp phần cùng phe Đồng minh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. + Cùng với Liên Việt, tăng cường đoàn kết và huy động sức mạnh toàn dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chế độ dân chủ cộng hoà; tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Câu 4 Hãy phân tích thái độ chính trị mỗi thế lực ngoại xâm để xác định kẻ thù chính (3,0 của nhân dân Việt Nam sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 thành công. điểm) - Sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, trên đất nước Việt Nam có nhiều thế lực ngoại xâm: ngoài quân Pháp và quân Nhật đã có mặt từ trước, quân Anh kéo vào miền Nam, quân Trung Hoa Dân quốc tràn vào miền Bắc, hậu thuẫn là đế quốc Mĩ. 2
  19. - Quân đội Nhật là quân đội bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chờ quân Đồng minh giải giáp để hồi hương. Mặc dù quân Nhật còn có những hành động chống phá cách mạng Việt Nam, nhưng không còn là kẻ thù trực tiếp của cách mạng Việt Nam như trong Cách mạng tháng Tám. - Anh vào Đông Dương với danh nghĩa Đồng minh làm nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật ở phía Nam Vĩ tuyến 16. Do phải lo đối phó với phong trào giải phóng dân tộc đang lên cao trong các thuộc địa của Anh, nên họ không có khả năng ở lại Đông Dương lâu dài. Họ giúp Pháp trở lại Đông Dương. - Quân đội Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam với danh nghĩa Đồng minh làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật ở phía Bắc Vĩ tuyến 16. Nhưng họ phải lo đối phó với lực lượng cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đang ngày càng phát triển mạnh, nên sớm muộn cũng phải rút quân về nước. - Mĩ có chiến lược toàn cầu, nhưng đang phải lo ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản ở Tây Âu, đồng thời giúp Trung Hoa Dân quốc ở Trung Quốc, nên chưa có khả năng can thiệp trực tiếp vào Việt Nam. - Pháp âm mưu xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, Chính phủ Đờgôn quyết định thành lập một đạo quân viễn chinh trở lại xâm lược Đông Dương, cử Cao uỷ Pháp ở Đông Dương. Ngày 2-9-1945, quân Pháp xả súng bắn vào dân chúng ở Sài Gòn - Chợ Lớn đang dự mit tinh chào mừng “Ngày Độc lập”. Ngày 23-9-1945, chúng nổ súng tiến công ở Sài Gòn, rồi ngày càng mở rộng địa bàn chiếm đóng ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ. Thực dân Pháp bộc lộ rõ dã tâm xâm lược Việt Nam. Vì thế, kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam là thực dân Pháp xâm lăng, cần phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. Câu 5 Thiện chí của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhằm giải quyết (3,0 quan hệ với Pháp bằng con đường hoà bình trong những năm 1945-1954 thể điểm) hiện như thế nào? Trình bày những điều kiện dẫn tới việc triệu tập Hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương. - Thiện chí của Chính phủ nhằm giải quyết quan hệ với Pháp bằng con đường hoà bình trong những năm 1945-1954: + Từ khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam (9-1945), với thiện chí nhân đạo và hoà bình, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng biện pháp đàm phán và nhân nhượng cho thực dân Pháp nhiều quyền lợi, thể hiện rõ nhất qua việc kí Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước ngày 14-9-1946... Trái ngược với thiện chí của Việt Nam, thực dân Pháp nuôi hi vọng giành thắng lợi bằng quân sự. Vì thế, thiện chí của Chính phủ và nhân dân Việt Nam không đem lại kết quả mong muốn. + Đến đông - xuân 1953-1954, cùng với quyết định mở cuộc tiến công chiến lược, Chính phủ Việt Nam chủ trương đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến. Tháng 11-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “... nếu Chính phủ Pháp đã rút ra được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết các vấn đề Việt Nam theo đường lối hoà bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sẵn sàng tiếp ý muốn đó”. - Những điều kiện dẫn tới việc triệu tập Hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương: + Thắng lợi về quân sự của nhân dân Việt Nam tạo cơ sở cho đấu tranh ngoại giao: Cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam liên tiếp giành nhiều thắng lợi to lớn và toàn diện. Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược đông - xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan cố gắng quân sự cao nhất và cũng là cố gắng cuối cùng của thực dân Pháp với sự giúp sức của đế quốc Mĩ, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh và tạo cơ sở thực lực về quân sự cho cuộc đấu tranh ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến. 3
  20. + Về phía thực dân Pháp: Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương trở thành một gánh nặng về kinh tế và xã hội đối với nước Pháp. Họ muốn đi đến một giải pháp thương lượng trên thế mạnh, vì vậy đã quyết định tranh thủ viện trợ Mĩ nhằm thực hiện kế hoạch quân sự Nava với hi vọng tìm lối thoát trong danh dự. Nhưng nỗ lực cuối cùng này cũng bị thất bại. Pháp cần tới bàn đàm phán để kết thúc chiến tranh. + Về mặt quốc tế: Nguyện vọng của nhân dân thế giới là hoà bình. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), thực chất là một cuộc đọ sức giữa hai phe kết thúc mà không phân thắng bại. Xu thế hoà hoãn xuất hiện. Các nước lớn đều cho rằng tương quan lực lượng quốc tế đang ở thế cân bằng. Tháng 1-1954, Hội nghị Ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp ở Béclin thoả thuận về việc triệu tập một Hội nghị quốc tế để giải quyết vấn đề Triều Tiên và chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. Câu 6 Đại hội lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) xác định cách mạng (3,0 xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò gì đối với cách mạng cả nước? Vai trò đó điểm) được thể hiện trong cuộc kháng chiến chống Mĩ như thế nào? - Đại hội lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) xác định cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. - Vai trò của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: + Làm cho miền Bắc vững mạnh, trở thành hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam. Khẩu hiệu của miền Bắc là: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”... + Làm cho miền Bắc đủ sức đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, góp phần làm cho ý chí xâm lược của Mĩ bị lung lay, buộc họ phải ngồi vào bàn đàm phán và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. + Làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào và Campuchia, thường xuyên chi viện sức người, sức của cho chiến trường hai nước bạn; góp phần củng cố và tăng cường khối đoàn kết ba dân tộc ở Đông Dương trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung. Câu 7 Quan hệ Mĩ - Liên Xô trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai có gì khác nhau? (3,0 Cuộc Chiến tranh lạnh được khởi động như thế nào trong những năm 1947- điểm) 1949? - Sự thay đổi quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ: từ chỗ là đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ trở thành đối thủ của nhau sau chiến tranh. - Sự khởi động cuộc Chiến tranh lạnh trong những năm 1947-1949: + Tháng 3-1947, trong thông điệp tại Quốc hội Mĩ, Tổng thống Truman khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì, nhằm biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu từ phía nam của các nước này. + Tháng 6-1947, Mĩ đề ra Kế hoạch Mácsan nhằm giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh tế sau chiến tranh, đồng thời tập hợp các nước này vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu. + Tháng 4-1949, Mĩ thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản chủ nghĩa do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Đối lập với các hoạt động của Mĩ và các nước phương Tây, tháng 1-1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)./. -------------Hết----------- 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2