intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 năm 2012 môn Văn

Chia sẻ: Phạm Minh Sơn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

283
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để thuận lợi hơn cho các bạn trong quá trình ôn tập, trong việc rèn luyện kỹ năng giải để thi, luyện thi vào trường chuyên, đề thi chọn lọc học sinh giỏi lớp 12 năm 2012 môn Ngữ Văn giúp các bạn thi học sinh giỏi có kiến thức vững vàng chuẩn bị cho các kỳ

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi lớp 12 năm 2012 môn Văn

  1. PHÒNG GD&ĐT HOA LƯ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 TRƯỜNG THCS NINH Năm học: 2011 - 2012 XUÂN MÔN: NGỮ VĂN MÃ KÍ HIỆU Thời gian làm bài: 150 phút V-01-HSG9-11-PGDHL ( Đề này gồm 3 câu 1 trang) Câu 1:( 4 điểm) Trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” , Thanh Hải có viết: “ Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước” Em hãy trình bày ấn tượng về đất nước qua việc phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên. Câu 2: ( 4 điểm) Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em khi đọc truyện sau: NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. - Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông . ( Tuốc-ghê-nhép, dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, trang 22) Câu 3: ( 12 điểm) Mối quan hệ giữa bếp lửa đời và Bếp lửa trong thơ Bằng Việt -----------Hết-----------
  2. PHÒNG GD&ĐT HOA LƯ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THCS NINH LỚP 9 XUÂN Năm học: 2011 - 2012 MÃ KÍ HIỆU MÔN: NGỮ VĂN V-01-HSG9-11-PGDHL (hướng dẫn chấm gồm 2 trang) Câu Đáp án Điểm Yêu cầu: - HS chỉ ra được trong khổ thơ tác giả sử dụng các biện pháp 1 điểm nghệ thuật nhân hóa và so sánh, điệp từ - Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật: 3 điểm + Phép nhân hóa: đất nước vất vả gian lao -> hình ảnh đất nước trở nên gần gũi, mang vóc dáng của người mẹ, người 1 chị tần tảo, cần cù. (4điểm) + Phép so sánh đất nước với “ vì sao cứ đi lên phía trước”, nhà thơ đã sáng tạo hình ảnh đất nước rất khiêm nhường nhưng cũng rất tráng lệ. Là 1 vì sao nhưng ở vị trí đi lên trước dẫn đầu. Đó cũng là hình ảnh của cách mạng VN, của đất nước trong lịch sử. -> Điệp từ : đất nước cùng các biện pháp tu từ trên góp phần làm nổi bật và gợi ấn tượng về hình ảnh đất nước với niềm yêu mến, tự hào của tác giả Yêu cầu: * Hình thức: Viết đúng kiểu bài nghị luận. * Nội dung: Học sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau , song cần đảm bảo những ý sau: 1 điểm - Phân tích hành động, cử chỉ, thái độ, của 2 nhân vật trong truyện: Anh thanh niên …..,ông già ăn xin… 2 - Từ việc phân tích trên, học sinh nêu suy nghĩ về ý nghĩa ( 4 điểm) của cuộc sống toát ra từ truyện. 2 điểm - Truyện nói về thái độ sống, cách ứng xử của con người với con người. + Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá mà ta tặng cho người khác. + Và khi trao món quà tinh thần ấy cho người khác thì ta cũng nhận được món quà quí giá như vậy.
  3. -> Lời khuyên về cách sống, thái độ sống đối với mọi người. 1 điểm - Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống hiện tại? Yêu cầu: *Hình thức: Kiểu bài nghị luận văn học. *Nội dung: Học sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo những ý sau: a. Mở bài: - Cảm nhận chung nhất về bài thơ và tình cảm bà cháu đằng sau hình ảnh bếp lửa. b. Thân bài: - Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc về bà, về những hồi ức đẹp đẽ của tuổi thơ, về tình bà cháu . - Bếp lửa đời: + là hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đình VN + Gợi sức sống, tình cảm gia đình và sự bình yên, no ấm. - Bếp lửa trong thơ Bằng Việt: + Hình ảnh bếp lửa gắn liền với bà khiến cho người đọc liên tưởng đến mối quan hệ kì lạ, thiêng liêng. Từ bếp lửa củi rơm, đến bếp lửa của lòng người gợi về tình bà cháu, tình quê nồng ấm… + Nỗi nhớ về bếp lửa được nói trực tiếp song vẫn rất tinh tế 3 và sâu lắng. Nó được gợi nhớ bằng nhiều giác quan, bằng trí (12 điểm) tưởng tượng: thị giác, cảm giác, khứu giác, xúc giác…Mọi hình ảnh gắn với bếp lửa đã được tái hiện chân thật, rõ ràng từ một thời kí ức xa xôi. + Bếp lửa gắn với bà: hình ảnh bếp lửa ấp iu…chính là sự hóa thân của tình cảm bà dành cho cháu…Nếu bếp lửa củi rơm gắn với cảm nhận về mùi khói..với dư vị sống mũi còn cay, thì bà gắn với tuổi thơ cháu vừa như người chăm sóc vừa như một người bạn lớn….(dẫn chứng) + Những kí ức tuổi thơ ùa về trong tâm tưởng cháu…Nhớ về bếp lửa , nhắc về bếp lửa là nhắc về bà với những công việc xoay quanh bếp lửa, và tình cảm của một người bà đôn hậu, tần tảo.…(dẫn chứng) + Qua dòng hồi tưởng hình ảnh bếp lửa củi rơm không còn là bếp lửa bình thường mà là một hình ảnh cứ trở đi trở lại trong bài thơ, trong tâm trí cháu với sự hòa quyện tuyệt vời giữa cái ấm áp của bếp lửa đời và bếp lửa lòng người.( dẫn chứng) + từ bếp lửa, tình cảm của bà đã được hình tượng hóa trở thành ngọn lửa, là một hành trình từ cái đơn sơ giản dị đến
  4. những cái thiêng liêng cao cả, từ cái thực đến cái linh hồn….Bếp lửa trong kí ức tuổi thơ chính là hiện hữu của 1 tình yêu nồng nàn, đượm đà mà bà dành cho cháu. + Trong tình cảm của bà có tình cảm đất nước, nhớ bà là nhớ quê hương đất nước. tình cảm đối với bà là 1 ẩn dụ của tình yêu đất nước dành cho những người xa quê. c. Kết bài: - Hành trình từ bếp lửa đời đến bếp lửa trong thơ BV là hành trình của tình yêu, nỗi nhớ, sự biết ơn và sức sống mãnh liệt. .. - Bếp lửa trong dòng hồi tưởng nhưng sẽ rực sáng với ngọn lửa mãnh liệt, không bao giờ vụt tắt. Biểu điểm: - Điểm 11,12: Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên. Văn viết trôi chảy, mạch lạc. - Điểm 8,9: Đáp ứng 2/3 yêu cầu, còn 1 vài lỗi diễn đạt hoặc chính tả. - Điểm 5,6: Đáp ứng 1/3 yêu cầu. Viết lúng túng, luận điểm không rõ ràng. - Điểm 2,3: Chưa biết viết bài, sa vào phân tích cả bài thơ, lập luận không rõ ràng. - Điểm 0: Không hiểu bài. -----------Hết----------- Người ra HD chấm TT chuyên môn duyệt BGH duyệt Trần Nhật Lan
  5. PHÒNG G D &ĐT TP BẮC NINH ĐỀ THI HSG NĂM 2011-2012 TRƯƠNG THCS ĐÁP CẦU MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian làm bài : 120 phút (không kể thời gian phát đề) PHẦN I: Cảm thụ văn học CÂU 1: (2 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…..” ( Quê Hương – Tế Hanh) CÂU 2 : (1 điểm) Phân tích giá trị biểu đạt của các từ : già, xưa, cũ trong những câu thơ sau : – Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già – Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ? (Trích Ông đồ - Vũ Đình Liên) PHẦN II: Bài làm văn (7 điểm) Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người với người. HẾT C:\Documents and Settings\Admin\Desktop\phuong\DE HSG (1).doc
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Câu 1 : 2 điểm a. Yêu cầu chung: Học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, biết cách trình bày dưới dạng một bài văn cảm thụ ngắn. b.Yêu cầu về nội dung: HS trình bày được các ý cơ bản sau: * Giới thiệu xuất xứ đoạn thơ: Tác giả - tác phẩm, vị trí của đoạn thơ.(0.5 đ) - Hình ảnh con thuyền và cánh buồm được miêu tả với nhiều sáng tạo. * So sánh con thuyền với tuấn mã cùng với các từ : “ Hăng”, “ Phẳng”, “ Vượt” đã diễn tả khí thế dũng mãnh của con thuyền đè sóng ra khơi, (0.5đ) - Con thuyền cũng trẻ trung, cường tráng như những trai làng ra khơi đánh cá phấn khởi tự tin. * Hình ảnh “ Cánh buồm” trắng căng phồng, no gió ra khơi được so sánh với mảnh hồn làng” sáng lên với vẻ đẹp lãng mạn với nhiều liên tưởng thú vị.(0.5đ) * Đó là tình quê, tình yêu làng trong sáng của Tế Hanh.(0.5đ) Câu 2 : 1 điểm _ Các từ già, xưa,cũ trong các câu thơ đã cho cùng một trường từ vựng,cùng chỉ một đối tượng : ông đồ (0,25điểm). _ Già – cao tuổi , vẫn sống – đang tồn tại. Xưa- đã khuất - thời quá khứ trái nghĩa với nay. Cũ - gần nghĩa với xưa, đối lập vối mới- hiện tại. (0,25điểm) _ Ý nghĩa của các cách biểu đạt đó : Qua những từ này khiến cho người đọc cảm nhận được sự vô thường, biến đổi, nỗi ngậm ngùi đầy thương cảm trước một lớp người đang tàn tạ : ông đồ ( 0,5 điểm) 1.Yêu cầu cần đạt : a. Thể loại : Sử dụng thao tác lập luận chứng minh.HS cần thực hiện tốt các kĩ năng làm văn nghị luận đã được học ở lớp 7 và lớp 8 : dựng đoạn, nêu và phân tích dẫn chứng,vận dụng kết hợp đưa các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm vào bài văn nghị luận. b. Nội dung : Văn học của dân tộc ta luôn đề cao tình yêu thương giữa người với người. _ HS cần nắm vững nội dung ý nghĩa và tìm dẫn chứng phù hợp với nội dung vấn đề cần giải quyết. _ Hệ thống các dẫn chứng tìm được sắp xếp theo từng phạm vi nội dung, tránh lan man, trùng lặp. _ Dẫn chứng lấy trong các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn 8,chủ yếu là phần văn học hiện thực. C:\Documents and Settings\Admin\Desktop\phuong\DE HSG (1).doc
  7. c. Về hình thức : Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần ; dẫn chứng chính xác ; văn viết trong sáng, có cảm xúc ; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt ; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng. *Dàn ý tham khảo : a) Mở bài : _ Có thể nêu mục đích của văn chương ( văn chương hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình yêu thương) _ Giới thiệu vấn đề cần giải quyết. b)Thân bài : Tình yêu thương giữa người với người thể hiện qua nhiều mối quan hệ xã hội . _ Tình cảm xóm giềng : + Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu ( Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố). + Ông giáo với lão Hạc( Lão Hạc – Nam Cao). _ Tình cảm gia đình : + Tình cảm vợ chồng : Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố). + Tình cảm cha mẹ và con cái : • Người mẹ âu yếm đưa con đến trường ( Tôi đi học- Thanh Tịnh) ; Lão Hạc thương con (Lão Hạc- Nam Cao). • Con trai lão Hạc thương cha ( Lão Hạc- Nam Cao) ; bé Hồng thông cảm, bênh vực, bảo vệ mẹ (Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng). c)Kết bài : Nêu tác dụng của văn chương ( khơi dậy tình cảm nhân ái cho con người để con người sống tốt đẹp hơn). 2. Thang điểm : _ Điểm 6-7 : Đạt được các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên. _ Điểm 4-5 : Đạt được các yêu cầu cơ bản về nội dung và hình thức nêu trên (chứng minh luận điểm rõ ràng - nổi bật trọng tâm, sắp xếp hợp lí, dẫn chứng chính xác) _ Các thang điểm khác : Tùy theo mức độ đạt được của bài viết, người chấm vận dụng linh hoạt nội dung hướng dẫn chấm để ghi điểm phù hợp. * Lưu ý : Điểm toàn bài tính đến số thập phân 0,25. C:\Documents and Settings\Admin\Desktop\phuong\DE HSG (1).doc
  8. UBND TỈNH THÁI NGUYÊN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2011 - 2012 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10 THPT ĐỀ CHÍNH THỨC ( Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề) Câu 1 (8,0 điểm) Suy nghĩ của em sau khi đọc bài báo Tôi ước được nhận hoa 8/3 từ 3 con học đại học. “…Vì muốn con cái của mình không vất vả, bà Vi lăn ra làm những công việc chỉ dành cho nam giới. Từng bao xi măng đè lên vai, từng thúng cát đè lên đầu, từng xô xi măng thoăn thoắt đổ nền nhà, làm mái cho các công trình,…Hết mùa bê tông, lại đến mùa phun thuốc sâu thuê. Nhiều người trong làng bận việc hoặc tránh độc hại nên đến nhà nhờ bà Vi. Dù biết đi phun thuốc sâu, thuốc cỏ,… đều rất độc hại nhưng vì cơm áo, gạo, tiền và muốn 3 đứa con được ở lại Thủ đô nên bà chấp nhận tất cả. Bà lý giải, “tôi biết mấy đứa con tôi học đại học ngoài đó vất vả lắm. Tiền triệu ở nhà quê thì to nhưng so với Hà Nội thì chả thấm tháp vào đâu cả. Vì sợ ngoài đó chúng nó ăn mì tôm, lại còn đi làm thêm nữa thì khổ lắm. Mình khổ quen rồi nên ráng…” Bà Vi chỉ chiếc áo công nhân kể: “đứa con gái của tôi đã từng viết bài văn khiến cả trường xúc động về “chiếc áo phong sương” của mẹ. ...nhưng 26 năm qua, mẹ vẫn chờ một lần được nhận hoa 8/3 Niềm vui lớn nhất của tôi là nhìn thấy các con lần lượt được đội mũ cử nhân ra trường. Nó như một cái cây đến ngày hái quả. Tôi lấy đó mà cố gắng. Cũng có những lúc mủi lòng lắm, sinh ba đứa con ngày nào ríu rít chạy nhảy bên bố mẹ. Thoáng cái giờ đã khôn lớn, trưởng thành rồi đi học hết. Nhiều hôm đi làm về cảnh nhà vắng vẻ, tôi cũng buồn lắm. Nhưng rồi lại xua đi những cảm xúc đó. Vì tôi nghĩ hạnh phúc còn dài ở phía trước…Lắng đọng, suy nghĩ xa xôi, nước mắt của người mẹ này lăn dài trên đôi má đen sạm vì sương gió, vì nhớ con. Và vì những phút mủi lòng cần được an ủi…Tôi biết ba đứa con tôi có hiếu lắm, chúng nó từ nhỏ vất vả nên có nghị lực, cả ba đứa phấn đấu vào đại học để trả công cho tôi. Không phải mấy đứa không tặng hoa cho tôi là không có hiếu. Không phải vì chúng không nhớ hay vô tâm đâu. Có lẽ vì con nhà quê nên vụng về, e ngại không dám thể hiện tình cảm với mẹ. Nhưng dù sao, suốt 26 năm qua tôi vẫn ao ước được một lần được cầm đoá hoa tươi thắm do chính tay các con tặng… Tôi vẫn chờ đến ngày đó”. (Báo điện tử Bee.net.vn ngày 06/3/2012) Câu 2 (12,0 điểm) Bàn về thơ, nhà lí luận phê bình nổi tiếng của Trung Quốc, Viên Mai đã nói: “ Thơ là do cái tình sinh ra và đó phải là tình cảm chân thật” Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí) của Nguyễn Du. ------Hết------
  9. Họ và tên thí sinh:……………………………………………….SBD:…………….. UBND TỈNH THÁI NGUYÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH Năm học 2011 - 2012 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10 THPT (Gồm có 03 trang) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá đúng bài làm của thí sinh. Tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Khi vận dụng đáp án và thang điểm, giám khảo cần vận dụng chủ động, linh hoạt với tinh thần trân trọng bài làm của học sinh. Đặc biệt là những bài viết có cảm xúc, có ý kiến riêng thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong tư duy và trong cách thể hiện. - Nếu có việc chi tiết hóa các ý cần phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm và được thống nhất trong toàn Hội đồng chấm thi. - Điểm toàn bài là tổng điểm của các câu hỏi trong đề thi, chấm điểm lẻ đến 0,25 và không làm tròn. II. Đáp án và thang điểm Câu 1 A. ĐÁP ÁN Học sinh có thể tự do trình bày những suy nghĩ của mình nhưng cần đảm bảo những yêu cầu sau: Học sinh có thể tự do trình bày những suy nghĩ của mình nhưng cần đảm bảo những yêu cầu sau: 1. Về kiến thức a. Vấn đề đặt ra từ bài báo - Tình cảm của mẹ đối với con: Hết lòng vì con, luôn bao dung độ lượng, không bao giờ trách cứ các con… nhưng trong sâu thẳm trái tim mẹ luôn mong cảm nhận được tình cảm của các con dành cho mình. - Cách ứng xử của con đối với mẹ: Vô tâm lãng quên hay cố tình quên đi công lao to lớn, tình cảm sâu sắc của mẹ dành cho con. Dù thế nào bài báo cũng như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở mỗi người về đạo làm con đối với cha mẹ. b. Suy nghĩ của cá nhân - Dù chọn nói về vấn đề nào thì người viết cũng cần thuyết phục được người đọc bằng lý lẽ và cách lập luận chặt chẽ của mình. Điều quan trọng là người viết rút ra cho mình và mọi người bài học về đạo làm con: hiểu được công lao trời bể và tình cảm của cha mẹ dành cho mình để làm tròn chữ hiếu. Không phải cứ thành đạt: giàu có, làm ông nọ bà kia mới là có hiếu, hãy biết thể hiện sự quan tâm, tình cảm với cha mẹ từ những hành động nhỏ nhất... - Phê phán những con người báo hiếu hình thức, giả tạo...
  10. * Lưu ý: Khi làm bài thí sinh cần đưa dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề. 2. Về kĩ năng - Biết cách làm một bài văn NLXH về một tư tưởng đạo lý. - Bố cục sáng rõ, lập luận chặt chẽ, sắc sảo. - Hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… B. BIỂU ĐIỂM - Điểm 7- 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. - Điểm 5- 6: Đáp ứng ở mức độ tương đối các yêu cầu đã nêu. Còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 3- 4: Về cơ bản đáp ứng các yêu cầu của bài. Có thể mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp nhưng vẫn rõ ý của mình. - Điểm 1- 2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Bài viết lan man không thoát ý hoặc quá sơ sài. - Điểm 0: Lạc đề, hoặc không làm bài. Câu 2 A. ĐÁP ÁN Bài làm của học sinh cần đảm bảo những yêu cầu sau đây: 1. Về kiến thức a. Giải thích nhận định - “Thơ là do cái tình sinh ra”: nguồn gốc của hồn thơ là cảm xúc. Cảm xúc là điểm khởi đầu để sáng tạo nên thơ ca, nghệ thuật. - Tình cảm trong thơ “phải là tình cảm chân thật”: thơ là những rung động và cảm xúc của con người trước cuộc sống được bộc lộ chân thành, tự nhiên. Đó là niềm vui, nỗi buồn, sự đau khổ hay hạnh phúc... => Nhà lí luận phê bình văn học Viên Mai đã khẳng định vai trò của tình cảm trong thơ. Đọc thơ ta như được tiếp xúc trực tiếp với những cảm nhận, tâm sự, nỗi niềm của nhân vật trữ tình. Những tình cảm, cảm xúc ấy càng chân thành thì càng dễ khơi dậy sự đồng cảm của bạn đọc. Sức hấp dẫn và sự tồn tại của thơ cũng bắt nguồn từ đấy. b. Làm sáng tỏ vấn đề qua bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du Đây là bài thơ gửi gắm tâm sự của thi nhân nên rất dễ cho học sinh để làm sáng tỏ vấn đề. Học sinh tự do trình bày theo ý riêng của mình nhưng cần phải đảm bảo các ý sau: - Từ nỗi buồn trước lẽ biến thiên dâu bể của cuộc đời, Nguyễn Du đã tìm đển và chia sẻ với Tiểu Thanh, người con gái tài sắc nhưng bất hạnh bằng sự đau đớn, xót xa và niềm cảm thông sâu sắc. - Từ sự đồng cảm với nỗi đau của người xưa, thi nhân đã tự cảm thương cho chính mình và những con người tài hoa cùng cảnh ngộ. Không chỉ dừng lại ở việc tìm lời giải đáp cho thuyết “tài mệnh tương đố” đẩy con người vào những nỗi oan khiên lạ lùng mà còn gửi lời tìm sự tri âm của hậu thế.
  11. - Những tâm sự, tình cảm ấy bắt nguồn từ trái tim yêu thương của một con người có trái tim nhân đạo và tư tưởng tiến bộ. Điều đó không chỉ làm nên nét riêng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du mà còn tạo được sự đồng cảm mãnh liệt nơi bạn đọc cùng sức sống lâu bền cho tác phẩm. Chúng ta hôm nay vẫn luôn trăn trỏ về những vấn đề trọng đại, những câu hỏi nghiêm túc mà Nguyễn Du đã đặt ra. - Thơ hay không chỉ ở nội dung mà còn là nghệ thuật. Vì thế học sinh cần biết kết hợp phân tích cả các yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ để làm sáng tỏ vấn đề. Đối với bài này học sinh cần chỉ ra một vài điểm nổi bật: nghệ thuật thơ Đường điêu luyện, ngôn ngữ hàm súc, đậm chất triết lí, hình ảnh tượng trưng mang ý nghĩa sâu sắc...Sức hấp dẫn, vẻ đẹp của bài thơ nhờ thế lại càng được tăng thêm. c. Bình luận - Bộc lộ tình cảm, cảm xúc mãnh liệt là nét chung trong sáng tác của Nguyễn Du cả trong thơ chữ Hán lẫn sáng tác bằng chữ Nôm. Tiếng nói khao khát tri âm nơi hậu thế của Tố Như đã tìm được sự đồng vọng của cả dân tộc. Di sản tinh thần quý báu mà ông để lại luôn được nâng niu và trân trọng. - Nhận định của Viên Mai hoàn toàn đúng đắn. Nó không chỉ là tiêu chí đánh giá một tác phẩm mà còn nêu ra những yêu cầu đối với người sáng tác, đồng thời định hướng cho việc cảm thụ và tiếp nhận các tác phẩm thơ. 2. Về kỹ năng - Biết vận dụng linh hoạt những kiến thức Ngữ văn đã học để làm bài văn NLVH. - Bố cục sáng rõ, lập luận chặt chẽ, sắc sảo. - Hành văn trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc. Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… B. BIỂU ĐIỂM - Điểm 11- 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, bài làm có sự sáng tạo. - Điểm 9- 10: Đáp ứng ở mức độ khá các yêu cầu của bài.Có thể có một vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ, chính tả... - Điểm 7- 8: Về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đề, nhưng bài làm chưa sâu, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp… - Điểm 5- 6: Hiểu được yêu cầu của đề, cơ bản hiểu bài thơ nhưng giải thích, chứng minh và bình luận còn lúng túng. Mắc một số lỗi về diễn đạt, dùng từ, chính tả, ngữ pháp… - Điểm 3- 4: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Bài làm sơ sài, thiên về phân tích đơn thuần. Diễn đạt lủng củng, tối nghĩa. Mắc nhiều lỗi. - Điểm 1-2: Chưa hiểu đề, bài làm quá sơ sài, mắc quá nhiều lỗi. - Điểm 0: Lạc đề, không làm bài. ------------------ Hết-----------------
  12. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH TỈNH ĐẮK LẮK Lớp 12 THPT năm học 2011 - 2012 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN (Đề này gồm 1 trang) Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi 10/11/2011 Câu 1: (8 điểm) Suy nghĩ của anh (chị) về phong trào “Góp đá xây Trường Sa” do Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và báo Tuổi trẻ phát động đang diễn ra sôi nổi trên cả nước. Câu 2: (12 điểm) Hoài Thanh và Hoài Chân có nhận định: “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết” (Thi nhân Việt Nam - NXB Văn học, Hà Nội, 1997, trang 106). Bằng những hiểu biết về thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên./. ------------------------------------ HẾT --------------------------------------------  Thí sinh không được sử dụng tài liệu.  Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh……………………………………… Số báo danh……………........
  13. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN TỈNH ĐẮK LẮK HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 MÔN: NGỮ VĂN 12- THPT ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi 10/11/2011 A. YÊU CẦU CHUNG - Nắm vững chương trình Ngữ văn THPT, biết vận dụng những kỹ năng làm văn nghị luận để giải quyết những yêu cầu cụ thể. - Trình bày rõ ràng, sáng sủa, diễn đạt mạch lạc, bố cục chặt chẽ, văn giàu hình ảnh, cảm xúc và có giọng điệu. - Giải quyết được những yêu cầu cơ bản của đề, dẫn chứng chính xác, toàn diện, phong phú. Chấp nhận những cách trình bày khác nhau nhưng phải hợp lý, khuyến khích những sáng tạo, ý tưởng mới trong nội dung và diễn đạt. B. YÊU CẦU CỤ THỂ - Ý CHÍNH CẦN ĐẠT Câu 1: (8 điểm) 1. Giới thiệu hiện tượng đời sống: Cuộc vận động “Góp đá xây Trường Sa” và ý nghĩa bao quát của nó. (1 điểm) 2. Trình bày hiện tượng - Biển đảo là một bộ phận của Tổ quốc - Đảo Trường Sa, Hoàng Sa là một phần lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam. Quần đảo Trường Sa giữa trùng khơi đang gặp nhiều khó khăn về vật chất và tinh thần. Xây dựng và bảo vệ Trường Sa là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân, đặc biệt là đối với tuổi trẻ. (1 điểm) - Phong trào “Góp đá xây Trường Sa” là một hoạt động rất thiết thực đã được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Báo Tuổi trẻ phát động đang diễn ra rầm rộ trên cả nước. Chỉ bằng một tin nhắn: “Trường Sa” gửi 1408, mỗi người đã góp một viên đá xây Trường Sa. Từ mọi miền Tổ quốc, từ các nhà máy, công sở, trường học, hàng triệu người đã tham gia chương trình “Góp đá xây Trường Sa”. Đến nay đã có hàng tỷ đồng được đóng góp và những viên đá đầu tiên đã cùng các chiến sỹ Hải quân vượt sóng gió đến Trường Sa. (1 điểm) 3. Ý nghĩa của phong trào “Góp đá xây Trường Sa”
  14. - Phong trào đã làm thức dậy lòng yêu nước, không chỉ bằng tư tưởng, tình cảm mà bằng nhiệt tình cách mạng và hành động cụ thể của mỗi người dân và tuổi trẻ chúng ta. (1 điểm) - Trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, các chiến sỹ Hải quân trên Trường Sa phải chịu đựng nhiều thiếu thốn, vất vả, gian khổ, hy sinh để bảo vệ chủ quyền đất nước, phong trào “Góp đá xây Trường Sa” đã huy động được một nguồn vật chất không nhỏ, góp phần cùng cả nước xây dựng và bảo vệ Trường Sa, giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. (1 điểm) 4. Suy nghĩ và hành động của bản thân - Là học sinh trong nhà trường, chúng ta càng nhận thức sâu sắc về chủ quyền của đất nước, xây dựng tình cảm yêu nước và ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với đất nước, đối với Trường Sa, Hoàng Sa, đặc biệt trong tình hình hiện nay. (0,5 điểm) - Nhiệt tình tham gia phong trào “Góp đá xây Trường Sa” và các phong trào thi đua yêu nước khác bằng hành động thiết thực. (0,5 điểm) - Động viên người thân, gia đình, bạn bè, tập thể cùng tham gia phong trào. (0,5 điểm) - Đấu tranh, phê phán thái độ thờ ơ, thiếu tích cực của một bộ phận, cá nhân đối với tình hình của đất nước, tình hình biển đảo hiện nay. (0,5 điểm) 5. Kết luận chung (1 điểm) Câu 2: (12 điểm) 1. Giới thiệu khái quát về thơ Xuân Diệu, dẫn câu trích dẫn của Hoài Thanh và Hoài Chân. (1 điểm) 2.Giải thích nhận định - Ý kiến của Hoài Thanh và Hoài Chân đã chỉ ra đặc điểm nổi bật của thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám. Đó là niềm yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt, niềm khát khao giao cảm mãnh liệt với cuộc đời. Điều đó thể hiện qua cảm xúc yêu thương say đắm, tình yêu thiên nhiên nồng nàn, khát vọng sống vội vàng, tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời và thiên nhiên. (2 điểm) 3. Chứng minh nhận định - Thơ Xuân Diệu thể hiện được nhiều cung bậc của tình yêu say đắm - dẫn chứng. (1,5 điểm) - Thơ Xuân Diệu thể hiện tình cảm say đắm với thiên nhiên, đất trời - dẫn chứng. (1,5 điểm)
  15. - Thơ Xuân Diệu thể hiện niềm yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt - dẫn chứng. (1,5 điểm) - Thơ Xuân Diệu cũng thể hiện nổi buồn, nổi cô đơn của con người giữa cuộc đời, nổi ám ảnh bởi sự trôi chảy của thời gian, nổi cô đơn và cái chết - dẫn chứng. (1,5 điểm) 4. Bình luận mở rộng - Đây là ý kiến rất đúng đắn, sâu sắc thể hiện sự cảm thụ hết sức tinh tế và độc đáo “Lấy hồn ta để hiểu hồn người”. (1 điểm) - Sức hấp dẫn của thơ Xuân Diệu thể hiện trước hết ở độ “Nồng nàn, tha thiết” của cảm xúc, nhưng còn thể hiện ở sự cách tân táo bạo về ngôn ngữ thơ ca và sự cảm nhận cuộc sống một cách vô cùng tinh tế, lấy cái đẹp xuân tình của con người làm chuẩn mực để miêu tả thiên nhiên. (1 điểm) 5. Kết luận chung (1 điểm)
  16. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT HÀ NAM NĂM HỌC 2011 – 2012 Môn: Ngữ văn ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4,0 điểm) Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), giữa không khí đón tết ở Hồng Ngài, “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi. Mày có con trai con gái rồi Mày đi làm nương Ta không có con trai con gái Ta đi tìm người yêu.” Và lúc say, Mị nghĩ đến tình cảnh của mình: “Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường. Anh ném pao, em không bắt Em không yêu, quả pao rơi rồi…” Đến khi bị trói: “…Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi.“Em không yêu, quả pao rơi rồi - Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa.” (Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 2, NXBGD, 2008) Hãy phân tích ngắn gọn ý nghĩa của tiếng sáo trong mỗi lần xuất hiện trên. Câu 2 (6,0 điểm) “Điều gì là quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn?”. Hãy viết một bài văn (khoảng 2 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh/chị về điều đó. Câu 3 (10,0 điểm) Bàn về ngôn ngữ trong thơ, Nguyễn Đình Thi viết: “Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.” (Mấy ý nghĩ về thơ, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, tr. 52, NXBGD, 2008) Qua bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) và Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo), anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. ----------Hết--------- Họ và tên thí sinh:.................................................. Số báo danh:........................................ Họ và tên giám thị 1:.................................... Họ và tên giám thị 2:.....................................
  17. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT HÀ NAM NĂM HỌC 2011-2012 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN A/ Lưu ý chung 1. Giám khảo cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm để đánh giá một cách tổng quát năng lực của thí sinh. Chủ động, vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể cho điểm. 2. Những bài viết có sáng tạo hoặc có những kiến giải riêng nhưng hợp lí, thuyết phục cần được tôn trọng và khuyến khích điểm tùy theo mức độ. 3. Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn đến 0,5; lẻ 0,75 làm tròn đến 1,0). B/ Hướng dẫn cụ thể và thang điểm Câu 1 (4,0 điểm) Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần ngắn gọn và đảm bảo các ý cơ bản sau: - Giới thiệu vắn tắt về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ và chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân. 0,5 điểm - Tiếng sáo góp phần gợi ra bức tranh phong tục và không gian văn hóa đậm chất Tây Bắc khi xuân về. 0,5 điểm - Thể hiện những diễn biến nội tâm của nhân vật Mị: 2,5 điểm + Thống nhất: Sự đứt nối, liền mạch trong những kỉ niệm về quá khứ; tiếng sáo – kí ức tươi đẹp như một bản tình ca của thời tuổi trẻ làm sống dậy những khát khao hạnh phúc tưởng chừng đã mất. + Những sắc điệu riêng: say sưa ngọt ngào dẫn dụ (lần 1), hòa trộn giữa khát khao tình yêu tự do với những day dứt về thực tại (lần 2), bùng phát vượt khỏi thực tại và lịm tắt trong nỗi ai oán về kiếp người (lần 3). Đánh giá: Tiếng sáo trở thành một chi tiết nghệ thuật độc đáo, thể hiện cái nhìn nhân đạo và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, tài hoa của Tô Hoài. 0,5 điểm Câu 2 (6,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thực tế chọn lọc, thuyết phục; không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. Đảm bảo độ dài theo quy định. Đây là đề bài theo hướng mở cần tôn trọng những quan điểm, cách nhìn và những kiến giải riêng của học sinh. II. Yêu cầu về nội dung Cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Nêu vấn đề: điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bản thân là gì. 1,0 điểm - Lí giải nguyên nhân, khẳng định sự cần thiết, đúng đắn; phân tích những biểu hiện của điều quan trọng đó. 3,0 điểm
  18. - Lật lại vấn đề, phê phán những quan niệm trái chiều, lệch lạc đối với vấn đề được trình bày. 1,0 điểm - Liên hệ, rút ra bài học bổ ích thấm thía đối với bản thân. 1,0 điểm Lưu ý: Cần quan tâm đến tính sâu sắc, thực tế của vấn đề. Nếu có những cách nhìn, hiện tượng trái chiều, tiêu cực nhưng có cách ứng xử, giải quyết tích cực từ đó biết hướng tới chân lí cuộc sống vẫn có thể chấp nhận. Câu 3 (10,0 điểm) I. Yêu cầu về kĩ năng Hiểu yêu cầu của đề, trên cơ sở những kiến thức về lý luận văn học và tác phẩm, biết cách làm bài văn nghị luận bàn về một ý kiến văn học. Biết cách giải thích, chứng minh, đánh giá, khái quát làm rõ ý kiến văn học; có năng lực cảm thụ phân tích bài thơ theo yêu cầu. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc, không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cấu về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần có các ý sau: 1. Nêu vấn đề cần nghị luận. 0,5 điểm 2. Hiểu ý kiến của Nguyễn Đình Thi: 1,5 điểm - Ngôn ngữ thơ (chữ và nghĩa trong thơ) vừa có nghĩa do bản thân câu chữ mang lại (nghĩa của nó, nghĩa gọi tên) vừa có nghĩa do câu chữ gợi ra (cảm xúc, hình ảnh, vùng ánh sáng lay động, sức gợi). - Khẳng định: Sức mạnh nhất của thơ là sức gợi ấy. => Bằng cách diễn đạt hình ảnh rất cụ thể và sinh động, Nguyễn Đình Thi đã nhấn mạnh và làm nổi bật một đặc trưng bản chất của thơ ca: ngôn ngữ trong thơ, vấn đề chữ và nghĩa. Tác giả vừa khẳng định vừa cắt nghĩa, lí giải sức mạnh của thơ nằm ở sức gợi. 3. Chứng minh 7,0 điểm Học sinh phải chỉ ra và phân tích được đặc điểm ngôn ngữ thơ trong hai bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) và Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo). Không nhất thiết phải phân tích cả bài mà có thể lựa chọn những câu thơ, đoạn thơ tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề. a. Bài thơ Sóng: 3,5 điểm - Về chữ: ngôn ngữ dung dị mà chọn lọc tinh tế, gợi cảm, hàm súc, giàu tính ẩn dụ. - Về nghĩa: + Nghĩa câu chữ: con sóng thực và các đặc tính của nó (dữ dội, dịu êm, trên mặt nước, dưới lòng sâu…) + Nghĩa mà sóng gợi ra (hình ảnh, cảm xúc…): những cung bậc tâm trạng người con gái trong tình yêu, những khát vọng hạnh phúc đời thường và khao khát tự hoàn thiện bản thân. => Ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh dung dị mà có sức gợi sâu xa từ hình ảnh thực mà liên tưởng đến tâm trạng người con gái trong tình yêu, khát vọng bất tử hóa, tự hoàn thiện bản thân để hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Chính sức gợi này đã tạo nên sức sống cho bài thơ. b. Đàn ghi ta của Lor-ca: 3,5 điểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2