intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL lần 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 203

Chia sẻ: Lê Thanh Hải | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

26
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo Đề thi KSCL lần 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 203 dưới đây. Hy vọng đề cương sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL lần 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 203

  1. SỞ GD&DT VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN I TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN Năm học 2017 ­ 2018 Môn: GDCD 12 MàĐỀ: 203 Thời gian làm bài: 50 phút  (Đề thi gồm 04 trang) (không kể thời gian giao đề) Câu 81: Có mấy loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý? A. 4. B. 5. C. 6. D. 3. Câu 82: Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở A. tính cơ bản, phổ biến. B. tính truyền thống. C. tính hiện đại, bắt buộc chung. D. tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 83: Trong buổi đi dã ngoại do nhà trường tổ chức, Vinh 14 tuổi nghịch ngợm bẻ gãy một số cây   cảnh và làm đổ  một số  hiện vật  ở  nơi đến tham quan nên ban quản lý   di tích yêu cầu phải bồi   thường, Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này thuộc về A. bố mẹ hoặc người giám hộ của Vinh. B. người phụ trách của ban quản lý di tích. C. Vinh phải bồi thường. D. nhà trường phải bồi thường. Câu 84:  Ủy ban nhân dân xã cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho anh A và chị  B là thực hiện   pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 85: Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật có nghĩa là làm những gì pháp luật A. không cho phép làm. B. cho phép làm. C. quy định. D. quy định phải làm. Câu 86: Mục đích của việc ban hành pháp luật là điều chỉnh cách xử  sự  của công dân theo các quy   tắc, cách thức phù hợp với yêu cầu của chủ thể nào dưới đây? A. Tổ chức. B. Cộng đồng. C. Xã hội. D. Nhà nước. Câu 87: Trong hình thức sử dụng pháp luật thì chủ thể pháp luật có điểm gì khác với chủ thể của các  hình thức còn lại? A. Bắt buộc thực hiện theo những qui định của pháp luật. B. Có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình. C. Thực hiện một cách thụ động những quy định của pháp luật. D. Chủ động căn cứ vào quy định của pháp luật ra quyết định xử phạt. Câu 88: Pháp luật chỉ thực sự đi vào đời sống nếu mỗi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ  xã hội cụ thể đều lựa chọn cách xử sự phù hợp với A. quy định của xã hội. B. quy định của chủ tịch Quốc hội. C. quy định của pháp luật. D. quy định của người đứng đầu Nhà nước. Câu 89: Nội dung nào sau đây không thể hiện bản chất xã hội của pháp luật? A. Pháp luật góp phần hoàn chỉnh hệ thống chính trị. B. Pháp luật được thực hiện vì sự phát triển của xã hội.                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 203
  2. C. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội. D. Pháp luật do các thành viên trong xã hội thực hiện. Câu 90: Chỉ ra sự cần thiết của pháp luật đối với mỗi người? A. Làm cho cuộc sống của mọi người được ổn định. B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân. C. Đem lại công bằng, bình đẳng cho mọi người trong xã hội. D. Đem hạnh phúc, bình yên cho mọi người trong xã hội. Câu 91: Trước hành vi thực hiện pháp luật và hành vi không tuân thủ pháp luật của những người xung   quanh em cần có biểu hiện: A. Nhìn mọi người xử sự theo từng hoàn cảnh. B. Tập trung vào việc của mình, không để ý đến những người xung quanh. C. Ủng hộ, đồng tình việc làm đúng, phê phán với các hành vi không tuân thủ pháp luật. D. Không tỏ rõ thái độ của mình đối với những người xung quanh. Câu 92: Công dân khi vi phạm pháp luật hình sự phải chấp hành hình phạt theo quy định của A. đại biểu nhân dân. B. tòa án nhân dân. C. hội đồng nhân dân. D. ủy ban nhân dân. Câu 93: Sinh viên T điều khiển xe mô tô phóng nhanh vượt ẩu đâm vào1 người đi đường khiến họ bị  thương với tỉ lệ thương tật giám định là 31% thì phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây? A. Hành chính. B. Hình sự. C. Kỷ luật. D. Dân sự. Câu 94: Pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các A. giá trị nhân văn. B. giá trị tinh thần. C. giá trị đạo đức. D. giá trị nhân đạo. Câu 95: Những người có hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là A. bị can. B. bị cáo. C. tội phạm. D. tội nhân. Câu 96: Đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm là những người từ đủ A. 14 tuổi trở lên. B. 18 tuổi trở lên. C. 15 tuổi trở lên. D. 16 tuổi trở lên. Câu 97: Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở  thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là A. sử dụng pháp luật. B. vi phạm pháp luật. C. thực hiện pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 98: Xác định đâu là văn bản quy phạm pháp luật? A. Nội quy công ty may Việt Tiến. B. Điều lệ ngân hàng cổ phần Nam Á. C. Điều lệ Đảng. D. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Câu 99:  Điều 8 Bộ  Luật Dân sự  2005 quy định: “ Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ  dân sự  phải đảm  bảo giữ  gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt   đẹp, tình đoàn kết tương thân, tương ái….”Điều này thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với A. kinh tế. B. chính trị. C. đạo đức. D. văn hóa. Câu 100: Hành vi trái pháp luật nào dưới đây do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện? A. Anh A trong lúc say rượu đã đánh bạn mình bị thương nặng. B. Anh H trong lúc lên cơn động kinh đã làm vỡ kính nhà hàng xóm.                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 203
  3. C. Em D bị tâm thần nên đã lấy trộm điện thoại ở cửa hàng. D. Chị C bị trầm cảm đã sát hại con đẻ của mình. Câu 101: Chủ thể áp dụng pháp luật là ai? A. Mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. B. Cơ quan, công chức nhà nước. C. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền. D. Cá nhân, tổ chức có thẩm quyền. Câu 102: “Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng   quyền lực nhà nước” là khẳng định về A. đặc trưng của pháp luật. B. vai trò của pháp luật. C. chức năng của pháp luật. D. khái niệm pháp luật. Câu 103: Vào ca trực của mình tại trạm thủy nông. Anh A rủ anh B,C, D đến liên hoan. Ăn xong, anh   A và B say rượu nên ngủ ngay trên sàn nhà còn anh C,D thu dọn bát đĩa. Thấy nhiều đèn nhấp nháy anh  C tò mò bấm thử, không ngờ  chạm phải cầu dao vận hành cửa xả  lũ nên đã gây ngập, làm thiệt hại   nghiêm trọng về  người và tài sản quanh vùng. Hoảng sợ  anh C,D bỏ  trốn. Những ai dưới đây phải  chịu trách nhiệm hình sự? A. Anh A,C, D B. Anh B, C, D C. Anh C, D D. Anh A, B, C, D Câu 104: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm: A. Quy định các hành vi được làm, phải làm, không được làm. B. Các chuẩn mực về những việc được làm, phải làm,  không được làm. C. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người. D. Qui định các bổn phận của công dân về quyền và nghĩa vụ. Câu 105: Đại lý X được cấp giấy phép phân phối thuốc tân dược nhưng lại bí mật bán lẻ  thêm bột  dinh dưỡng cho các gia đình có trẻ nhỏ trong khu dân cư. Đại lý X đã vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Hành chính. B. Dân sự. C. Kỷ luật. D. Hình sự. Câu 106: So với pháp luật thì đạo đức có phạm vi điều chỉnh A. hẹp hơn. B. bằng nhau. C. rộng hơn. D. như nhau Câu 107: Hình thức xử phạt chính đối với người vi phạm hành chính: A. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ. B. Buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra. C. Tịch thu tang vật, phương tiện. D. Phạt tiền, cảnh cáo. Câu 108: Vì sao nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hợp và không được trái với   Hiến pháp, vì Hiến pháp là A. văn bản pháp luật do nhà nước ban hành. B. văn bản xác định chặt chẽ về mặt hình thức. C. văn bản pháp lý mang tính quy phạm phổ biến. D. luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Câu 109: Điểm khác nhau giữa pháp luật với đạo đức: A. pháp luật là các quy tắc xử sự của con người trong xã hội. B. thực hiện pháp luật một cách tự giác.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 203
  4. C. pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. D. tính bắt buộc chung, tính cưỡng chế bằng quyền lực của nhà nước. Câu 110: Hình phạt cao nhất là 7 năm tù giam được áp dụng cho loại tội phạm nào sau đây? A. Tội phạm ít nghiêm trọng. B. Tội phạm rất nghiêm trọng. C. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. D. Tội phạm nghiêm trọng. Câu 111: Pháp luật mang bản chất giai cấp vì pháp luật do nhà nước ban hành A. phù hợp với ý trí của giai cấp cầm quyền. B. phù hợp với ý trí của tất cả mọi người. C. bắt nguồn từ nhu cầu, lợi ích của nhân dân. D. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội. Câu 112: Công ty H xây dựng hệ  thống xử  lý chất thải trước khi hoạt động sản xuất­ kinh doanh.   Mục đích của việc làm này là: A. Thực hiện pháp luật  bảo vệ môi trường trong sản xuất­ kinh doanh. B. Bảo vệ nguồn nước trong sạch của công ty. C. Đảm bảo an toàn trong sản xuất­ kinh doanh. D. Bảo vệ môi trường sản xuất kinh doanh của công ty. Câu 113: Công ty Cổ phần gạch men Quang Minh bị thanh tra lập biên bản xử phạt hành chính. Hành  vi xử phạt của thanh tra môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây? A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 114: Để quản lí xã hội, nhà nước sử dụng pháp luật như là một phương tiện A. tuyệt vời nhất. B. tốt nhất. C. duy nhất. D. hữu hiệu nhất. Câu 115: Để xác định một hành vi nào đó là vi phạm pháp luật, chúng ta phải căn cứ vào các dấu hiệu   cơ bản nào? A. Không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật. B. Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. C. Làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật. D. Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người đủ 16 tuổi thực hiện. Câu 116: Cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật là hành vi trái   pháp luật thể hiện dưới dạng A. hành động. B. vô ý thức. C. có ý thức. D. không hành động. Câu 117: Anh M đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội. Trong trường hợp này anh M đã: A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 118: Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính do lỗi cố ý? A. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. B. Từ đủ 18 tuổi đến dưới 20 tuổi. C. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. D. Từ đủ 12 tuổi đến 14 tuổi. Câu 119: Nhà nước dựa vào đâu để ban hành pháp luật và bảo đảm để pháp luật được thực hiện? A. Quyền lực của mình. B. Niềm tin của nhân dân. C. Quy tắc xã hội. D. Sự phát triển kinh tế. Câu 120: Công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình, có nghĩa là công dân đã                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 203
  5. A. áp dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật D. tuân thủ pháp luật. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 203
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2