intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL lần 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 302

Chia sẻ: Lê Thanh Hải | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

27
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Đề thi KSCL lần 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 302 sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các em học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL lần 1 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 302

  1. SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN I TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN Năm học 2017 ­ 2018 Môn: GDCD 12 MàĐỀ: 302 Thời gian làm bài: 50 phút  (Đề thi gồm 04 trang) (không kể thời gian giao đề) Câu 81: V (17 tuổi) chở M (13 tuổi) điều khiển xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết   bị  phát tín hiệu của xe được quyền  ưu tiên, phóng nhanh, vượt  ẩu. Do vậy, đã đâm vào Q vừa điều   khiển xe máy điện, vừa cầm ô che nắng chở  N ngồi sau, khiến cho Q và N bị  thương. Trong trường   hợp này, chủ thể nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính? A. M và N. B. V và M. C. V và Q. D. Q và N. Câu 82: Ông A đỗ xe sát theo lề đường bên phải theo chiều đi. Trong trường hợp này ông A đã A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Phổ biến pháp luật. Câu  83:  Anh A và   anh B đua xe, lạng lách, đánh võng trên đường, bị  cảnh sát giao thông xử  lí vi   phạm. Trong trường hợp này anh A và anh B phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Hành chính. B. Kỉ luật. C. Hình sự. D. Dân sự. Câu 84: Các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là   nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Nghĩa vụ pháp lý. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Trách nhiệm pháp lý. Câu 85: Công dân thực hiện nghĩa vụ  bảo vệ  môi trường là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới   đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 86: Giám đốc công ty X  đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với chị A. Nhờ  được tư  vấn về  pháp luật nên chị  A đã làm đơn khiếu nại và được nhận trở  lại công ty làm việc.   Trong trường hợp này pháp luật đã A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị A.  B. đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của chị A. C. bảo vệ mọi lợi ích của phụ nữ. D. bảo vệ đặc quyền của lao động nữ. Câu 87: Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa A. quy phạm pháp luật. B. quy tắc chung. C. quy định bắt buộc. D. chuẩn mực chung. Câu 88: Công dân được làm những gì mà pháp luật cho phép làm là nội dung của hình thức thực hiện  pháp luật nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 89: Vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm A. quy tắc quản lý nhà nước . B. quy tắc kỉ luật lao động. C. nguyên tắc quản lý hành chính. D. quy tắc quản lý xã hội. Câu 90: Người bị xử lý hành chính do không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là   biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ? A. Tính quy định, ràng buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến.                                                Trang 1/4 ­ Mã đề thi 302
  2. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 91: Điểm khác nhau cơ bản giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự là A. chủ thể vi phạm. B. mức độ vi phạm. C. biện pháp xử lí. D. hành vi vi phạm. Câu 92: Nội dung của văn bản do cơ  quan cấp dưới ban hành trái với nội dung của văn bản do cơ  quan cấp trên ban hành là vi phạm đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ? A. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 93: Những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là vi phạm A. hành chính. B. kỉ luật. C. hình sự. D. dân sự. Câu 94: Từ tháng 1­1946 đến nay Quốc hội nước Việt Nam ban hành Hiến pháp mấy lần? A. 5 lần. B. 3 lần. C. 4 lần. D. 6 lần. Câu 95: Pháp luật được hiểu là hệ thống các A. quy định riêng. B. quy tắc ứng xử riêng. C. quy tắc xử sự chung. D. quy định chung. Câu 96:  Anh T sử  dụng phần mềm đã đăng kí bản quyền mà không được sự  đồng ý của tác giả.  Trong trường hợp này anh T đã vi phạm A. hành chính. B. kỉ luật. C. hình sự. D. dân sự. Câu 97: Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành A. nhiều quy định pháp luật B. một số quy định pháp luật. C. nhiều quy phạm pháp luật. D. một quy phạm pháp luật. Câu 98: Đối tượng nào dưới đây không bị xử phạt hành chính? A. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi. B. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi. C. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 17 tuổi. D. Người từ  đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Câu 99: Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các cá nhân, tổ chức không làm   những điều mà pháp luật A. quy định cấm. B. quy định phải làm. C. cho phép làm. D. không bắt buộc. Câu 100: Nôi dụng nào dưới đây không thể  hiện vai trò của Nhà nước trong quản lý xã hội bằng   pháp luật ? A. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông. B. Công dân chủ động, tự giác tìm hiểu và thực hiện đúng pháp luật. C. Nhà nước công bố pháp luật với mọi người dân. D. Nhà nước ban hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội. Câu 101: Hành vi nào dưới đây là thi hành pháp luật? A. Anh A bán chiếc xe máy mà anh là chủ sở hữu. B. Thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng. C. Xả chất thải chưa qua xử lí vào môi trường. D. Đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy điện.                                                Trang 2/4 ­ Mã đề thi 302
  3. Câu 102: Dấu hiệu nào dưới đây là biểu hiện hành vi trái pháp luật? A. Công dân làm những việc mà pháp luật cho phép làm. B. Công dân làm những việc phải làm theo quy định pháp luật. C. Công dân không làm những việc mà pháp luật cấm. D. Công dân làm những việc không được làm theo quy định pháp luật. Câu 103: Anh H quay đầu xe trái quy định trong khu dân cư nên đâm phải chị K bị thương và xe máy bị  hỏng. Trong trường hợp này anh H phải chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Hành chính và kỉ luật. B. Hình sự và hành chính. C. Hành chính và dân sự. D. Dân sự và kỉ luật. Câu 104: G (Đủ  16 tuổi) cướp giật túi sách của người đi đường và bị  công an xử  lí vi phạm. Trong  trường hợp này G phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Dân sự. B. Hành chính. C. Kỉ luật. D. Hình sự. Câu 105:  Giá trị  công bằng, bình đẳng của pháp luật được thể  hiện rõ nhất  ở  đặc trưng nào duới   đây ? A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 106: Pháp luật mang bản chất giai cấp vì pháp luật do nhà nước ban hành A. phù hợp với ý chí của tất cả mọi người. B. bắt nguồn từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân. C. bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống xã  hội. D. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. Câu 107: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới A. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước. B. quy tắc quản lý nhà nước. C. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. D. các quy tắc kỉ luật lao động. Câu 108: Pháp luật qui định người từ  bao nhiêu tuổi trở  lên phải chịu trách nhiệm hành chính về  vi   phạm do cố ý ? A. từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi. B. từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. C. từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi. D. từ đủ 18 tuổi đến 20 tuổi. Câu 109: Khi đạo đức trở  thành nội dung của quy phạm pháp luật thì các giá trị  đạo đức được nhà   nước đảm bảo thực hiện bằng A. lương tâm của mỗi cá nhân. B. sức mạnh quyền lực nhà nước. C. niềm tin của mọi người trong xã hội. D. sức ép của dư luận xã hội. Câu 110: Chị Vân là nhân viên của công ty Z. Trong tháng trước chị đã tự ý nghỉ làm 10 ngày mà không   xin phép công ty. Việc tự ý nghỉ làm 10 ngày của chị Vân thuộc loại vi phạm pháp luật nào? A. Vi phạm hình sự. B. Vi phạm kỉ luật. C. Vi phạm hành chính. D. Vi phạm dân sự. Câu 111: Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố  gắng đưa những nội dung nào dưới   đây vào trong các quy phạm pháp luật ? A. Thói quen của con người. B. Quy phạm đạo đức phổ biến. C. Chuẩn mực xã hội. D. Phong tục, tập quán.                                                Trang 3/4 ­ Mã đề thi 302
  4. Câu 112: Thi hành pháp luật được hiểu là công dân thực hiện đầy đủ  những nghĩa vụ, chủ động làm  những gì mà pháp luật A. cho phép làm. B. quy định phải làm. C. quy định nên làm. D. không cấm. Câu 113: Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. Nội dung đó thể  hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật ? A. Giai cấp. B. Kinh tế. C. Chính trị. D. Xã hội. Câu 114: So với pháp luật thì đạo đức có phạm vi điều chỉnh A. hẹp hơn. B. rộng hơn. C. như nhau. D. bằng nhau. Câu 115: Công dân khi tham gia vào các quan hệ  xã hội đều thực hiện cách xử  sự  phù hợp với quy   định của pháp luật là nội dung khái niệm nào dưới đây ? A. Ban hành pháp luật. B. Phổ biến pháp luật. C. Thực hiện pháp luật. D. Xây dựng pháp luật Câu 116: Cơ quan (người) nào có quyền ban hành Hiến pháp, Luật? A. Chủ tịch nước. B. Quốc hội. C. Chính phủ. D. Thủ tướng. Câu 117: Việc xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường nhằm mục đích nào dưới đây? A. Sửa đổi pháp luật. B. Ban hành pháp luật. C. Phổ biến pháp luật. D. Thực hiện pháp luật. Câu 118: Hành vi không lạng lách, đánh võng khi đi xe máy trên đường của anh H là biểu hiện hình   thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật. Câu 119: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn  lại? A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. Câu 120: Các cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền có thể  ra quyết định làm phát sinh, chấm  dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của công dân là hình thức thực hiện pháp   luật nào sau đây? A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Sử dụng pháp luật. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm                                                Trang 4/4 ­ Mã đề thi 302
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2