intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL lần 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 106

Chia sẻ: Lê Thanh Hải | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

18
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo Đề thi KSCL lần 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 106 dưới đây. Hy vọng đề cương sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL lần 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 106

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1  TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN Năm học: 2017­ 2018 Môn: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút;  (không kể thời gian giao đề) Mã đề  thi 106 Họ, tên thí sinh:...........................................................Số báo danh ........................... Câu 1: Một trong những yếu tố  thuận  lợi giúp các quốc gia Đông Nam Á đoàn kết, hợp tác,  phát triển hiện nay là gì? A. Địa hình không bị chia sẻ. B. Đều là các quốc gia ở lục địa. C. Sự tương đồng về văn hóa. D. Kinh tế phát triển ở tầm cao. Câu 2:  Kẻ  thù chủ  yếu của phong trào giải phóng dân tộc  ở  khu vực Mĩ Latinh  sau Chiến  tranh thế giới thứ hai là A. chế độ phân biệt chủng tộc B. chủ nghĩa thực dân cũ. C. chủ nghĩa thực dân mới D. chế độ phong kiến. Câu 3: Từ thành công của cuộc cải cách ­ mở cửa ở Trung Quốc (từ 1978), Việt Nam có thể  vận dụng bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay? A. Đổi mới toàn diện, trọng tâm là đổi mới về chính trị. B. Đổi mới toàn diện, trọng tâm là đổi mới kinh tế. C. Đổi mới toàn diện, trọng tâm là đổi mới về tư tưởng. D. Đổi mới phải toàn diện, trọng tâm là đổi mới về văn hóa. Câu 4:  Nội dung nào  không  phải là một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp   quốc? A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. D. Duy trì hòa bình, anh ninh thế giới. Câu 5: Đặc trưng nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành sau Chiến tranh thế  giới   thứ hai là A. thế giới bị chia thành hai phe do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu. B. thế giới trong tình hình “một siêu cường, nhiều cường quốc”. C. quyền lực chi phối hoàn toàn thuộc các cường quốc Anh, Pháp, Mĩ. D. nhiều khu vực diễn ra nội chiến và xung đột. Câu 6:  Yếu tố  nào tạo điều kiện cho giới cầm quyền Nhật Bản thực hiện chính sách xâm   lược và bành trướng vào cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX? A. Sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. B. Các công ty độc quyền hậu thuẫn về tài chính.                                                Trang 1/6 ­ Mã đề thi 106
  2. C. Có tiềm lực, sức mạnh về kinh tế, chính trị và quân sự. D. Thực hiện chính sách ngoại giao thân thiên với phương Tây. Câu 7: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911)? A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. B. Chấm dứt sự thống trị của các nước đế quốc ở Trung Quốc. C. Tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á. D. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ phong kiến ở Trung Quốc. Câu 8: Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được gọi là cuộc  đấu tranh giải phóng dân tộc? A. chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân cũ. B. cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi mang tính chất chính nghĩa. C. Đại hội dân tộc Phi liên minh với Đảng cộng sản Nam Phi lãnh đạo cuộc đấu tranh. D. thực dân phương Tây lợi dụng sự phân biệt chủng tộc để xâm chiếm Nam Phi. Câu 9: Quyết định sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật  ở Châu   Á tại Hội nghị Ianta (2 ­1945) thể hiện A. sự đối đầu của các nước Đồng minh trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. B. sự hợp tác quốc tế để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. C. quyết tâm của các nước Đồng minh trong đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít. D. sự phân chia phạm vi chiếm đóng của các nước Đồng minh. Câu 10: Thắng lợi của lực lượng cách mạng Trung Quốc trong cuộc nội chiến 1946 ­ 1949 là  thắng lợi của cuộc cách mạng A. dân tộc dân chủ. B. giải phóng dân tộc. C. dân chủ tư sản. D. vô sản. Câu 11: Chính đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở  Ấn Độ  từ  thế cuối thế  kỉ  XIX đến sau chiến tranh thế giới thứ hai là A. Đảng Dân chủ. B. Đảng Quốc đại. C. Đảng Cộng sản. D. Đảng Lập hiến. Câu 12: Đường lối cải cách­ mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978 nhằm mục đích A. biến Trung Quốc thành một nước tư bản giàu mạnh, văn minh. B. biến Trung Quốc thành một nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ. C. biến Trung Quốc thành quốc gia dân chủ, công bằng và văn minh. D. biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh. Câu 13: Từ năm 1930 đến năm 1951, cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia diễn ra dưới sự  lãnh đạo trực tiếp của A. Đảng cộng sản Việt Nam. B. Đảng cộng sản Đông Dương. C. Liên minh nhân dân Việt ­ Miên ­ Lào. D. Quốc tế cộng sản. Câu 14: Sự  có mặt của quân đội nước nào ở  Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945   không thuộc thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam? A. Mĩ. B. Anh.                                                Trang 2/6 ­ Mã đề thi 106
  3. C. Trung Hoa Dân quốc. D. Pháp. Câu 15:  Nguyên nhân cơ  bản nào khiến cho ba nước Việt Nam, Lào, Inđônêxia giành được   độc lập vào tháng 8 năm 1945? A. chủ nghĩa phát xít đầu hàng đầu hàng quân Đồng minh. B. các nước Đồng minh giúp đỡ. C. chính phủ tay sai hoang mang, rệu rã. D. lực lượng cách mạng đã được chuẩn bị đầy đủ, các chính đảng chớp thời cơ phát động  nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền. Câu 16: Nguyên nhân cơ bản nào thúc đẩy thành công của cuộc cải cách của Minh Trị ở Nhật   Bản nửa sau thế kỉ XIX? A. Cải cách diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ bị các nước phương  Tây xâm lược. B. Cuộc cải cách được thực hiện từ trên xuống, nội dung cải cách toàn diện. C. Thiên Hoàng thâu tóm được quyền lực, đề ra chính sách cải cách đúng đắn. D. Cải cách có sức lan tỏa rộng rãi trong nhân dân. Câu 17: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh  ở  các nước Đông Dương vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? A. Lực lượng đông đảo. B. Thiếu đường lối đúng. C. Thiếu tổ chức mạnh. D. Đều mang tính tự phát. Câu 18: Theo “phương án Maobáttơn” thực dân Anh chia  Ấn Độ  thành hai quốc gia dựa trên  cơ sở A. kinh tế. B. văn hoá. C. địa lí. D. tôn giáo. Câu 19: Trong nửa sau thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Bắc Á vươn lên trở thành nền kinh tế  lớn thứ 2 thế giới? A. Nhật Bản B. Trung Quốc C. Hàn Quốc D. CHDCND Triều Tiên. Câu 20: Sự  khởi sắc của tổ  chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh  dấu bằng sự kiện nào? A. Việt Nam gia nhập ASEAN (7/1995). B. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Bali (2/1976). C. Campuchia gia nhập ASEAN (4/1999). D. Các nước ký bản Hiến chương ASEAN (11/2007). Câu 21: Các nước tư bản Tây Âu có chính sách như thế nào đối với hệ thống thuộc địa cũ của   mình trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Bồi thường cho các thuộc địa. B. Thiết lập quan hệ ngoại giao bình đẳng với các thuộc địa. C. Viện trợ cho các thuộc địa. D. Trở lại xâm chiếm các thuộc địa.                                                Trang 3/6 ­ Mã đề thi 106
  4. Câu 22: Đầu thế  kỉ  XX, phong trào cách mạng  ở  Trung Quốc phát triển theo khuynh hướng  nào? A. Tự do dân chủ.  B. Dân chủ tư sản. C. Vô sản.  D. Phong kiến. Câu 23: Nội dung nào dưới đây không là nguyên nhân sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên   Xô và Đông Âu? A. Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí. B. Tập trung cải cách về kinh tế là chủ yếu. C. Không bắt kịp bước phát triển của khoa học kĩ thuật. D. Sự chống phá của các thế lực thù địch. Câu 24: Từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX, chính sách đối ngoại của Liên   Xô là bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước A. xã hội chủ nghĩa. B. châu Á. C. Tây Âu D. dân chủ nhân dân Đông Âu. Câu 25: Cơ quan nào giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới của   tổ chức Liên hợp quốc? A. Ban Thư kí. B. Đại hội đồng. C. Tòa án Quốc tế D. Hội đồng Bảo an. Câu 26: Sự kiện khởi đầu tạo ra khuôn khổ trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ  hai là A. Hội nghị Oasinhtơn. B. Hội nghị Ianta. C. Hội nghị Véc xai. D. Hội nghị Pốtxđam. Câu 27: . Biến đổi cơ bản của các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỷ XX đến nay là A. Trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị. B. Có nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế. C. Trở thành khu vực năng động và phát triển nhất trên thế giới. D. Trở thành các nước độc lập, thoát khỏi ách thuộc địa và phụ thuộc vào các thế lực đế  quốc, Câu 28: Quốc gia nào trở thành “Con rồng” nổi trội nhất trong bốn “con rồng” kinh tế châu Á  trong thế kỉ XX? A. Xingapo. B. Đài Loan. C. Hồng Công. D. Hàn Quốc. Câu 29: Nội dung nào sau đây không phải là chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ từ  giữa thế kỉ XIX đến giữa thế kỉ XX? A. Chia để trị, chia rẽ người Ấn với các dân tộc khác ở Ấn Độ. B. Mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ. C. Du nhập và tạo điều kiện cho sự phát triển của Thiên Chúa giáo ở Ấn Độ. D. Khơi gợi sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo, đẳng cấp trong xã hội. Câu 30: Đặc điểm nổi bật của đế quốc Nhật là gì? A. Đế quốc phong kiến. B. Đế quốc quân phiệt hiếu chiến. C. Đế quốc phong kiến quân phiệt. D. Đế quốc thực dân.                                                Trang 4/6 ­ Mã đề thi 106
  5. Câu 31:  Từ  năm 1979 đến cuối thập niên 80 của thế  kỉ  XX,  mối quan hệ  Việt Nam với  ASEAN là quan hệ đối đầu do A. Việt Nam chưa thực hiện chính sách đối ngoại mở cửa. B. tác động của Chiến tranh lạnh. C. tình hình ba nước Đông Dương luôn căng thẳng. D. vấn đề Campuchia. Câu 32: Nội dung nào sau đây thể hiện bản chất của mối quan hệ giữa ASEAN với ba nước   Đông Dương trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1979? A. Hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học.      B. Đối đầu căng thẳng,      C. Chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại.      D. Giúp đỡ nhân dân ba nước Đông Dương trong chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Câu 33: Điểm khác biệt của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh so với châu Á   và châu Phi nửa sau thế kỉ XX là gì? A. Phong trào diễn ra không đồng đều giữa các khu vực và các quốc gia. B. Mục tiêu đấu tranh chống đế quốc thực dân và tay sai để giải phóng dân tộc C. Mục tiêu đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ, lập chính phủ dân chủ. D. Phong trào đấu tranh phát triển rộng khắp và ngày càng quyết liệt. Câu 34:  Mục đích chính trong cuộc cải cách của Thiên hoàng Minh Trị  (1868) là đưa Nhật   Bản A. trở thành một cường quốc ở Châu Á. B. thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây. C. phát triển mạnh như các nước phương Tây. D. thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. Câu 35: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, địa vị  quốc tế của Mĩ và Liên Xô là A. hai trung tâm kinh tế ­ tài chính lớn nhất thế giới. B. hai trụ cột của trật tự thế giới hai cực Ianta. C. chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới. D. thành trì của hòa bình thế giới. Câu 36: Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” vì A. có 17 nước ở châu Phi giành độc lập. B. chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó bị tan rã. C. đánh dấu mở đầu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi. D. đánh dấu chấm dứt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở châu Phi. Câu 37: Mục tiêu cơ bản trong phong trào đấu tranh của nhân dân châu Á, Phi và Mỹ Latinh từ  cuối thế kỉ XIX đến thế kỉ XX là gì? A. giải phóng dân tộc. B. đấu tranh vì hòa bình, dân chủ. C. chống chế độ phân biệt chủng tộc. D. chống đàn áp tôn giáo.                                                Trang 5/6 ­ Mã đề thi 106
  6. Câu 38: Đâu là nhân tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các   nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Sự suy yếu của các nước đế quốc Anh, Pháp. B. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á. C. Sự trưởng thành vượt bậc của các lực lượng cách mạng ở châu Phi. D. Thất bại của chủ nghĩa phát xít. Câu 39:  Phong trào đấu tranh  ở  đâu được coi là “lá cờ  đầu” của phong trào cách mạng Mĩ   Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. cách mạng Cuba. B. cách mạng Vênêxuêla. C. cách mạng Panama. D. cách mạng Mêhicô. Câu 40: Năm 1949, Liên Xô phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ nhờ A. phóng thánh công vệ tinh nhân tạo. B. phóng thành công tàu vũ trụ có người lái. C. chế tạo, sử dụng thành công bom nguyên tử. D. chế tạo thành công tên lửa hạt nhân. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 6/6 ­ Mã đề thi 106
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2