intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án Quy hoạch môi trường: Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Chia sẻ: Lê Việt Hưng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

257
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đồ án Quy hoạch môi trường: Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trình bày về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội , các vấn đề môi trường, đề xuất quy hoạch, giải pháp bảo vệ môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các bạn trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án Quy hoạch môi trường: Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI<br /> KHOA MÔI TRƢỜNG<br /> <br /> ĐỒ ÁN QUY HOẠCH MÔI TRƢỜNG<br /> <br /> Đề tài: Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long đến năm 2020 và định<br /> hướng đến năm 2030<br /> <br /> Nhóm thực hiện : Nhóm 8<br /> Lớp<br /> : ĐH3QM3<br /> <br /> HÀ NỘI –2016<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> <br /> CHƢƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI<br /> 1.1. Điều kiện tự nhiên<br /> 1.1.1. Vị trí địa lý<br /> Thành phố Hạ Long nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có tọa độ địa<br /> lý: từ 20055’ đến 21005’ vĩ độ Bắc; từ 106050’ đến 107030’ kinh độ Đông, với tổng<br /> diện tích đất tự nhiên là 27.195,03 ha; Phía đông giáp thành phố Cẩm Phả, tây giáp thị<br /> xã Quảng Yên, bắc giáp huyện Hoành Bồ, nam là vịnh Hạ Long.<br /> <br /> Hình 1.1: Bản đồ địa giới hành chính thành phố Hạ Long<br /> Với vị trí “đắc địa”, Hạ Long là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế của tỉnh<br /> Quảng Ninh, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh), tập trung các cơ quan đầu não của tỉnh; các công trình kiến trúc lớn, đẹp,<br /> hiện đại, đặc trưng cho nhiều giai đoạn phát triển của thành phố. Hệ thống giao thông<br /> vận tải thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và cảng biển, đặc<br /> biệt là cảng nước sâu Cái Lân đã mang lại những lợi thế quan trọng trong việc giao lưu<br /> kinh tế với các khu vực trong và ngoài tỉnh, quan hệ quốc tế với nhiều nước trên thế<br /> giới và các huyện, tỉnh thành phố trong cả nước, tạo điều kiện tiền đề cho phát triển<br /> kinh tế - xã hội.<br /> Thành phố Hạ Long là đô thị quan trọng nhất của tỉnh Quảng Ninh, đô thị lớn<br /> ven biển của cả nước.<br /> 1.1.2. Địa hình, địa chất<br /> <br /> Qua khảo sát địa chất cho thấy, kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long chủ yếu<br /> là đất sỏi sạn, cuội sỏi, cát kết, cát sét… ổn định và có cường độ chịu tải cao, từ 2.5 đến<br /> 4.5 kg/cm2, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình.<br /> Địa hình đa dạng và phức tạp, bao gồm cả địa hình đồi núi, thung lũng, địa hình<br /> đất ngập nước, vùng ven biển và hải đảo.<br /> 1.1.3. Khí hậu<br /> Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa<br /> đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10.<br /> - Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23.70C. Vào mùa hè, nhiệt độ trung bình<br /> 34.9 C, cao nhất đến 380C. Vào mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp khoảng 13.70C, rét<br /> nhất là 50C.<br /> 0<br /> <br /> - Lượng mưa trung bình năm là 1832mm, phân bố không đều trong năm và theo<br /> mùa.<br /> - Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 84%. Cao nhất có tháng lên tới 90%,<br /> thấp nhất có tháng xuống đến 68%.<br /> 1.1.4. Thủy văn – hải văn<br /> - Thủy văn: Hạ Long có địa hình dốc, nên hệ thống dòng chảy mặt nhỏ, ngắn<br /> dốc, lưu lượng nước không nhiều, phân bố không đều trong năm, mực nước dâng lên<br /> nhanh và thoát cũng nhanh.<br /> - Hải văn: vùng biển của thành phố Hạ Long chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế<br /> độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3,6 m. Nhiệt độ<br /> lớp bề mặt trung bình 180C đến 30,80C. Độ mặn nước biển trung bình 21,6‰ (tháng7)<br /> đến 32,4‰ (tháng 2 và 3).<br /> 1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên<br /> - Tài nguyên khoáng sản: Đối với địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm chủ yếu<br /> là than đá và nguyên vật liệu xây dựng (đá vôi, đất sét và cao lanh).<br /> + Than đá: tổng trữ lượng than đá đã thăm dò được đến thời điểm này khoảng<br /> 592 triệu tấn, nằm ở phía bắc và đông bắc Thành phố trên địa bàn các phường Hà<br /> Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu (Đại Yên và Việt Hưng nằm trong vùng<br /> cấm hoạt động khoáng sản). Trữ lượng than huy động vào khai thác 270 triệu tấn<br /> (chiếm gần 50% so với toàn ngành), mỗi năm có thể khai thác khoảng 8-10 triệu tấn<br /> bao gồm cả lộ thiên và hầm lò.<br /> + Vật liệu xây dựng: Đất sét phục vụ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng<br /> tại vùng Giếng Đáy, theo đánh giá triển vọng trữ lượng hiện có khoảng trên 41,5 triệu<br /> <br /> tấn. Ngoài ra là đá vôi với trữ lượng đáng kể nhất 1,3 tỷ tấn phục vụ làm nguyên liệu xi<br /> măng và vật liệu xây dựng, tập trung tại phường Hà Phong và khu vực Đại Yên.<br /> - Tài nguyên rừng: Theo số lượng thống kê đất đai năm 2012, diện tích đất có<br /> rừng của thành phố Hạ Long là 6.151,2 ha, trong đó: rừng phòng hộ 4.355,4 ha; rừng<br /> sản xuất 1.568,9 ha; rừng đặc dụng 226,9 ha (Nguồn: Số liệu theo dõi diễn biến tài<br /> nguyên rừng - Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh, 2012). Tài nguyên rừng của thành phố<br /> Hạ Long rất phong phú, đặc trưng với tổng số loài thực vật sống trên các đảo, núi đá<br /> khoảng trên 1.000 loài.<br /> -Tài nguyên du lịch: Thành phố Hạ Long có nhiều tiềm năng phát triển du lịch<br /> tự nhiên và du lịch nhân văn. Vịnh Hạ Long 2 lần được công nhận là Di sản thiên nhiên<br /> thế giới và là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới với tổng diện tích 1.553<br /> km2 bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ…Bên cạnh đó, vùng biển Hạ Long cũng rất phong<br /> phú về các loại động vật và thực vật dưới nước. Ngoài ra còn có các cụm khu di tích<br /> lịch sử văn hóa như cụm di tích lịch sử - Văn hoá - Danh thắng núi Bài Thơ nằm ở<br /> trung tâm Thành phố, một mặt tiếp giáp với đất liền, một mặt tiếp giáp với biển, độ cao<br /> 187,9 m, rộng 226,413 m2, đền thờ Trần Quốc Nghi n; chùa Long Tiên; trạm Vi Ba;<br /> còi báo động; hang thị đội, hang số 6; cột cờ trên đỉnh núi Bài Thơ.<br /> 1.2.<br /> <br /> Điều kiện kinh tế - xã hội<br /> <br /> 1.2.1. Dân số và lao động<br /> a. Dân số<br /> Dân số trung bình của thành phố Hạ Long là 236.972 người, trong đó nam là<br /> 121.440 người chiếm 51,2%, nữ là 115.532 người chiếm 48,8% (số liệu thống kê năm<br /> 2015). Đây là nơi tập trung đông dân cư nhất của tỉnh Quảng Ninh, với mật độ dân cư<br /> đạt khoảng 871 người/km2, phân bố không đều giữa các phường. Dân cư tập trung chủ<br /> yếu ở khu vực ven biển, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế biển của thành phố, điều<br /> đó cũng tác động không nhỏ đến vấn đề ô nhi m môi trường của vịnh Hạ Long. Tỷ lệ<br /> dân thành thị chiếm trên 90% tạo điều kiện thúc đẩy quá trình đô thị hóa.<br /> b. Lao động<br /> Nguồn lao động của thành phố tương đối dồi dào. Năm 2015, dân số trong độ<br /> tuổi lao động là 136.000 người bằng 57,39% tổng dân số. Tổng số lao động đang làm<br /> việc là 130,200 người chiếm 95,74% dân số trong độ tuổi lao động.<br /> 1.2.2. Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế<br /> a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế<br /> Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội Thành phố Hạ Long năm 2015, tốc độ<br /> tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao và ổn định, đạt 9.8%; trong đó giá trị tăng thêm<br /> ngành công nghiệp và xây dựng đạt 11.520 tỷ đồng, tăng 8.4%; giá trị tăng thêm ngành<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2