BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI<br />
KHOA MÔI TRƢỜNG<br />
<br />
ĐỒ ÁN: QUY HOẠCH MÔI TRƢỜNG<br />
<br />
Tên đề tài: Quy hoạch tài nguyên nước mặt lưu vực sông Nhuệ đoạn chảy<br />
qua Thành phố Hà Nội đến năm 2020 định hướng 2030.<br />
<br />
Nhóm thực hiện : Nhóm 6<br />
Lớp<br />
: ĐH3QM3<br />
<br />
HÀ NỘI –2016<br />
<br />
Chƣơng I: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LƢU VỰC SÔNG NHUỆ<br />
I. Đặc điểm tự nhiên.<br />
1.1 Vị trí địa lý<br />
Sông Nhuệ (Nhuệ Giang) là một nhánh sông lớn phía bên bờ hữu của sông Đáy, sông<br />
lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc (xã Thụy Phương, Hà Nội) chảy dọc qua địa<br />
phận Hà Nội, tiếp nhận nước thải của thành phố tại cầu Bươu sau đó đổ vào sông Đáy tại<br />
TX. Phủ Lý .<br />
Sông Nhuệ là con sông nhỏ dài khoảng 62.9 km (tính riêng trên địa bàn Hà Nội) và<br />
dài 76 km nếu tính từ nguồn là cống Liên Mạc về đến cống Phủ Lý (Hà Nam). Độ rộng<br />
trung bình sông là 30 – 40 m, với độ cao đáy sông 0.52 ÷ 2.8 m. Sông chảy ngoằn ngoèo<br />
theo hướng Bắc – Nam ở phần thượng nguồn và theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ở hạ<br />
và trung lưu.<br />
<br />
Hình 1.1. Lưu vực sông Nhuệ<br />
<br />
Diện tích lưu vực 1.070 km², diện tích bờ phải là 584 km2 và diện tích bờ trái là<br />
486 km2 .<br />
Phía Đông Bắc giáp lưu vực sông Hồng.<br />
Phía Tây Nam giáp lưu vực sông Đáy<br />
Phía Nam giáp lưu vực sông Châu Giang.<br />
1.2 Địa hình, địa mạo.<br />
Địa hình lưu vực sông mang đặc trưng chính của địa hình đồng bằng châu thổ sông<br />
Hồng và xen kẽ địa hình thấp trũng. Địa hình lưu vực cao ở các vùng ven sông Đáy,<br />
sông Hồng thấp dần vào trục chính sông Nhuệ (dạng địa hình lòng máng), thấp dần từ<br />
Tây Bắc xuống Đông Nam, từ Tây sang Đông, và bị chia cắt thành những dải nhỏ chạy<br />
dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Địa hình lưu vực sông Nhuệ có thể phân thành<br />
các dạng:<br />
<br />
<br />
Đồng bằng thấp trũng, lầy thụt ở khu vực Ứng Hoà, Mỹ Đức (Hà Tây). Có độ<br />
cao dưới 2 m với thành phần cấp hạt chủ yếu là sét, sét bột, bùn nhão.<br />
<br />
<br />
<br />
Đồng bằng thấp xen kẽ những ô trũng nhỏ, độ cao từ 2 ÷ 4 m với thành phần<br />
cấp hạt là sét, sét bột. Loại đồng bằng này phân bố ở Ứng Hoà, Phú Xuyên, Mỹ<br />
Đức.<br />
<br />
<br />
<br />
Đồng bằng cao trong đê có độ cao 5 ÷ 8 m, thành phần cấp hạt chủ yếu là bột,<br />
sét bột. Dải đồng bằng ven đê có độ cao 7 ÷ 11 m, là những gò đất bãi bồi cao<br />
đã hình thành trước khi có đê.<br />
<br />
Như vậy địa hình lưu vực tương đối đa dạng, bị chia cắt bởi nhiều sông.<br />
1.3 Địa chất, thổ nhƣỡng.<br />
1.3.1 Địa chất<br />
Vùng đồi núi: Địa hình núi phân bố ở phía Tây và Tây Nam, chiếm khoảng<br />
30 % diện tích, có hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam ra biển và thấp dần<br />
từ Tây sang Đông. Địa hình núi được tách ra với địa hình núi và đồng bằng với độ<br />
chênh cao < 100 m, độ phân cắt sâu từ 15 – 100 m. Trong phạm vi lưu vực sông Nhuệ<br />
- Đáy, địa hình đồi chiếm khoảng 10 % diện tích có độ cao < 200 m.<br />
Vùng đồng bằng: Diện tích vùng đồng bằng chiếm khoảng 60 % lãnh thổ, địa<br />
hình khá bằng phẳng có độ cao < 20 m và thấp dần từ Tây sang Đông, từ Tây Bắc<br />
xuống Đông Nam. Hướng chảy của sông Nhuệ - Đáy luôn thay đổi: thượng nguồn<br />
hướng Bắc – Nam; trung lưu và hạ lưu hướng Tây Bắc – Đông Nam. Thượng lưu sông<br />
Nhuệ - Đáy uốn khúc quanh co, hẹp và dốc, nhiều thác ghềnh, nước chảy xiết là nguy<br />
cơ tạo ra các hiện tượng xói lở, lũ quét….<br />
1.3.2 Thổ nhƣỡng<br />
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy được cấu thành bởi các đá biến chất, trầm tích, trầm<br />
<br />
tích phun trào, các đá xâm nhập và trầm tích bở rời tuổi từ Protezozoi đến hiện đại.<br />
Dựa vào thành phần thạch học, các thông số địa chất thủy văn và đặc điểm thủy động<br />
lực…. Có thể phân chia khu vực nghiên cứu thành 7 tầng chứa nước: các tầng chứa<br />
nước lỗ hỏng Holocen qh; các tầng chứa nước lỗ hỏng Pleistocen qp; các tầng chứa<br />
nước khe nứt m; các tầng chứa nước khe nứt t2a đg; các tầng chứa nước khe nứt t2 nt;<br />
các tầng chứa nước khe nứt p2 – t1 yd và các tầng chứa nước khe nứt eo.<br />
Lưu vực sông Nhuệ gồm các nhóm đất chính: nhóm đất mặn; phù sa; xám;<br />
vàng; đỏ; đất xói mòn trơ sỏi đá…<br />
Do lưu vực sông Nhuệ - Đáy có địa hình đa dạng, với các vùng đồi núi và<br />
2/3 diện tích là đồng bằng, nên trên lưu vực có nhiều hệ sinh thái khác nhau như: rừng<br />
trên núi đất, núi đá vôi, các hệ sinh thái thủy vực nước ngọt, các vùng đất ngập<br />
nước.Hiện nay, rừng đầu nguồn lưu vực sông đang bị tàn phá nghiêm trọng. Diện tích<br />
rừng tự nhiên bị thu hẹp đáng kể. Theo số liệu khảo sát gần đây nhất, diện tích rừng<br />
trên lưu vực thuộc địa bàn Hà Nội chiếm 160,84 km2 (chiếm 6,36% diện tích lƣu vực<br />
trên địa bàn Hà Nội), trong đó có 55,2 km2 là rừng dự trữ; 105,64 km2 là rừng dày –<br />
nghèo.<br />
1.3.3 Thảm thực vật<br />
Hiện nay rừng đầu nguồn đang bị khai thác, tàn phá nghiêm trọng làm giảm diện<br />
tích rừng tự nhiên và đa dạng sinh học bị giảm sút.<br />
Do lưu vực sông Nhuệ - Đáy có địa hình đa dạng với các vùng đồi núi và 2/3 diện tích<br />
là đồng bằng, nên trên lưu vực có nhiều hệ sinh thái như rừng trên núi đất, núi đá vôi,<br />
các hệ sinh thái thủy vực nước ngọt, các vùng đất ngập nước.<br />
Phần lớn lưu vực lừ những vùng đồng bằng đã bị khai phá từ lâu đời. Nhưng với<br />
một phần là diện tích rừng núi thuộc các khu rừng đặc dụng như Cúc Phương, Ba Vì,<br />
khu bảo vệ cảnh quan Hương Sơn, Hoa Lư, Vân Long, ngập nước mặn với thế giới<br />
sinh vật trong lưu vực vô cùng vô cùng phong phú, đa dạng. Tính đến năm 2002 toàn<br />
lưu vực có khoảng 16.770 ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên 3.922 ha, diện tích<br />
rừng trồng 12.484 ha.<br />
Những hậu quả do tác động của con người đến hệ sinh thái, đó là: khai thác quá<br />
mức làm mất cân bằng sinh thái; các kỹ thuật canh tác, chăm bón, bảo vệ thực vật<br />
nhằm tăng sản lượng cây trồng; chất thải sinh hoạt và công nghiệp; hệ sinh thái thủy<br />
vực nước mặn nơi nhận toàn bộ chất thải của lưu vực có nguy cơ bị hủy hoại; các<br />
nguy cơ tiềm ẩn.<br />
Hệ sinh thái tự nhiên trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy bao gồm: Hệ sinh thái rừng<br />
kín lá rộng; Hệ sinh thái trảng cây bụi, cỏ trên núi đất; Hệ sinh thái rừng kín thường<br />
xanh cây lá rộng nhiệt đới trên núi đá vôi; Hệ sinh thái trảng cây bụi, trảng cỏ trên núi<br />
đá vôi.<br />
1.4 Khí hậu, thủy văn<br />
1.4.1 Khí hậu<br />
<br />
Mƣa<br />
Lượng mưa trung bình hàng năm trong khoảng 1554 – 1836 mm, với số ngày<br />
mưa 130 ÷ 140 ngày. Lượng mưa phân bố không đều theo cả không gian và thời gian.<br />
Theo không gian lượng mưa tăng dần từ bắc xuống nam. Lượng mưa trung bình<br />
năm vùng bắc từ Liên Mạc tới Đồng Quan là 1657 mm, vùng phía nam từ Đồng Quan<br />
trở xuống lượng mưa trung bình là 1769 mm.<br />
Theo thời gian lượng mưa cũng phân bố rất không đều, phân thành 2 mùa rõ rệt:<br />
mùa mưa và mùa khô.<br />
- Mùa mưa kéo dài từ tháng VI đến tháng XI, lượng mưa chiếm 80 ÷ 85%<br />
tổng lượng mưa năm. Trong thời kỳ này thường có bão với mưa và gió lớn, cường độ<br />
mạnh, lượng mưa trong bão chiếm khoảng 25 ÷ 35% lượng mưa cả năm.<br />
- Mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng V năm sau với nửa thời kì đầu thời<br />
tiết lạnh, khô; nửa thời kì sau thời tiết mưa phùn. Lượng mưa đạt khoảng 300 ÷<br />
400mm, chiếm khoảng 15 ÷ 20% tổng lượng mưa năm, chủ yếu là mưa phùn cường<br />
độ nhỏ. Lượng mưa các tháng mùa khô dưới 150 mm/tháng, trong đó tháng XII, I, II,<br />
III dưới 50 mm/tháng.<br />
Lượng mưa lớn nhất năm vùng phía bắc vào tháng VII, VIII; còn phía nam vào<br />
tháng VIII, IX. Lượng mưa trung bình 1 ngày lớn nhất là 120 ÷ 160 mm, 3 ngày lớn<br />
nhất là 180 ÷ 230 mm, 5 ngày lớn nhất là 210 ÷ 260 mm, 7 ngày lớn nhất là 230 ÷ 280<br />
mm. Chênh lệch lượng mưa thời đoạn ngắn giữa vùng phía trên Đồng Quan và phía<br />
dưới Đồng Quan khoảng 50 mm.<br />
Lưu vực sông Nhuệ là một trong những vùng có số ngày mưa phùn nhiều nhất<br />
cả nước, hằng năm có khoảng 40 ngày có mưa phùn.<br />
Bảng 1.1. Mƣa bình quân nhiều năm trạm Láng năm 2009(mm)<br />
Trạm<br />
<br />
I<br />
<br />
II<br />
<br />
III<br />
<br />
IV<br />
<br />
V<br />
<br />
VI<br />
<br />
VII<br />
<br />
VIII<br />
<br />
IX<br />
<br />
X<br />
<br />
XI<br />
<br />
XII<br />
<br />
Năm<br />
<br />
Láng<br />
<br />
22.7<br />
<br />
27.3<br />
<br />
47.7<br />
<br />
102.5<br />
<br />
183<br />
<br />
267.1<br />
<br />
264.2<br />
<br />
287.5<br />
<br />
221.7<br />
<br />
151.8<br />
<br />
68.0<br />
<br />
15.9<br />
<br />
1653<br />
<br />
Nhiệt độ<br />
Lưu vực sông Nhuệ quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi<br />
dào và có nền nhiệt độ tương đối cao. Nhiệt độ không khí trung bình năm là 23 ÷<br />
24ºC.<br />
Nhiệt độ không khí trong vùng thấp nhất vào mùa Đông (tháng XII ÷ II),<br />
nhiệt độ trung bình giảm xuống còn 16 – 19ºC. Vào mùa Hè (tháng V ÷ VIII) nhiệt<br />
độ trung bình tăng cao khoảng 27 ÷ 30 ºC.<br />
Bảng 1.2. Nhiệt độ bình quân tháng trạm Láng năm 2009(oC)<br />
Trạm<br />
<br />
I<br />
<br />
II<br />
<br />
III<br />
<br />
IV<br />
<br />
V<br />
<br />
VI<br />
<br />
VII<br />
<br />
VIII<br />
<br />
IX<br />
<br />
X<br />
<br />
XI<br />
<br />
XII<br />
<br />
Năm<br />
<br />
Láng<br />
<br />
16.5<br />
<br />
17.5<br />
<br />
20.2<br />
<br />
24.0<br />
<br />
27.5<br />
<br />
29.0<br />
<br />
29.3<br />
<br />
28.6<br />
<br />
27.6<br />
<br />
25.1<br />
<br />
21.6<br />
<br />
18.2<br />
<br />
23.8<br />
<br />