TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN VÌ PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM (DWC)<br />
<br />
DỰ ÁN THÚC ĐẨY QUẢN LÝ CỘNG ĐỒNG TẠI VIỆT NAM<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH TẠI THÁI NGUYÊN VÀ<br />
QUẢNG BÌNH NHẰM VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH ÁP<br />
DỤNG QUẢN LÝ CỘNG ĐỒNG<br />
<br />
Hà Nội, 8-2014<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
TÓM TẮT BÁO CÁO..................................................................................................................................................................II<br />
1. GIỚI THIỆU ............................................................................................................................................................................ 1<br />
2. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................................................................................... 1<br />
3. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, CÁC TIẾN TRÌNH ..................................................................... 2<br />
4. CÁC PHÁT HIỆN ................................................................................................................................................................... 3<br />
4.1 CHÍNH SÁCH CủA NHÀ NƯớC Về PHÂN CấP QUảN LÝ......................................................................................................... 3<br />
4.2 THựC TRạNG THựC HIệN CHÍNH SÁCH Về PHÂN CấP QUảN LÝ ......................................................................................... 4<br />
4.2.1 Thực hiện phân cấp quản lý tại Quảng Bình ................................................................................................... 4<br />
4.2.2 Thực hiện phân cấp quản lý tại Thái Nguyên ................................................................................................. 5<br />
4.3 KHả NĂNG ÁP DụNG QLCĐ TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIểN KINH Tế XÃ HộI............................................... 6<br />
4.4 CÁC THUậN LợI KHI ÁP DụNG QUảN LÝ CộNG ĐồNG........................................................................................................... 7<br />
4.5 CÁC KHÓ KHĂN KHI ÁP DụNG QUảN LÝ CộNG ĐồNG .......................................................................................................... 8<br />
5. KếT LUậN VÀ KHUYếN NGHị .......................................................................................................................................... 9<br />
PHỤ LỤC .................................................................................................................................................................................... 12<br />
<br />
CÁC PHỤ LỤC<br />
<br />
Phụ lục 1. Danh mục văn bản của nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới ......................... 12<br />
Phụ lục 2. Danh mục văn bản các tỉnh, huyện ........................................................................................................... 12<br />
Phụ lục 3. Danh sách người dân và cán bộ tham gia thảo luận nhóm và phỏng vấn ................................. 13<br />
Phụ lục 4. Danh mục tài liệu tham khảo....................................................................................................................... 17<br />
Phụ lục 5. Bộ câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................................................... 17<br />
<br />
i<br />
<br />
Tóm tắt báo cáo<br />
Báo cáo này trình bày kết quả nghiên cứu về việc thực hiện chính sách liên quan đến phân cấp quản<br />
lý trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và các dự án phát triển kinh tế xã hội qui<br />
mô nhỏ tại 6 huyện của hai tỉnh Thái Nguyên và Quảng Bình, nhằm đánh giá khả năng áp dụng và<br />
vận động chính sách áp dụng quản lý cộng đồng đối với địa bàn này.<br />
Đợt nghiên cứu do 2 tư vấn kết hợp với 2 thành viên của Sở Ngoại vụ hai tỉnh Thái Nguyên và Quảng<br />
Bình thực hiện tại thực địa trong tháng 8.2014 (chưa kể thời gian nghiên cứu tài liệu) với sự hỗ trợ<br />
hậu cần và thu thập thông tin của một cán bộ của DWC. Nghiên cứu sử dụng thảo luận nhóm chuyên<br />
đề (với nhóm cán bộ huyện và xã) và phỏng vấn cá nhân (lãnh đạo 5 huyện) để thu thập thông tin.<br />
Các văn bản của Chính phủ và các Bộ ngành quy định về Chương trình xây dựng Nông thôn mới và<br />
phân cấp quản lý khi thực hiện chương trình này cũng được rà soát và trình bày một cách hệ thống.<br />
Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn 6 huyện của 2 tỉnh, và các kết quả thu được cho thấy có<br />
những thuận lợi căn bản để áp dụng quản lý cộng đồng tại địa bàn. Các thuận lợi này có nền tảng là<br />
chính sách của Nhà nước được hướng dẫn thực hiện từ cấp trung ương đến các bộ ngành; từ tỉnh<br />
đến huyện và xã, cùng với việc “người dân tham gia quản lý” ở những mức độ nhất định.<br />
Bên cạnh đó cũng có những thách thức khi áp dụng quản lý cộng đồng, đặc biệt là năng lực lập kế<br />
hoạch và quản lý các tiến trình của người dân (cụ thể là nhóm nòng cốt) và cả cán bộ các cấp từ xã<br />
đến huyện đang còn hạn chế. Ngoài ra còn những thách thức về sự thiếu cụ thể trong qui trình ban<br />
hành chính sách từ cấp tỉnh đến huyện và xã, cụ thể là trong các văn bản hướng dẫn của các cấp từ<br />
cấp tỉnh.<br />
Việc phân tích thực trạng qui trình ban hành chính sách ở các tỉnh và các huyện, cùng với phân tích<br />
thuận lợi, các khó khăn khi áp dụng quản lý cộng đồng tại địa bàn các huyện cũng đã đưa ra được<br />
một số khuyến nghị để có thể thực hiện được tiến trình này hiệu quả. Một số gợi ý cũng được đề<br />
xuất cho việc vận động chính sách áp dụng quản lý cộng đồng tại địa bàn.<br />
<br />
ii<br />
<br />
1. Giới thiệu<br />
Trung tâm Hỗ trợ Phát triển vì Phụ nữ và Trẻ em (DWC) phối hợp với các bên liên quan thực hiện<br />
Dự án Thúc đẩy Quản lý cộng đồng tại Việt Nam giai đoạn 2 (PCM 2) cho thời gian từ tháng 3.2013<br />
đến tháng 9.2016 tại 6 huyện|thành của tỉnh Thái Nguyên (Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Lương, Phú Bình,<br />
Võ Nhai, Định Hóa) và 3 huyện|thành của tỉnh Quảng Bình (thành phố Đồng Hới, huyện Bố Trạch và<br />
huyện Quảng Trạch) với sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ (SDC). Mục tiêu của<br />
dự án PCM 2 là “Quản lý cộng đồng (QLCĐ) tạo điều kiện thuận lợi cho các cộng đồng tự tổ chức<br />
phát triển, tăng cường đối thoại chính sách với chính quyền địa phương để điều kiện sống của<br />
người dân, đặc biệt là người nghèo, được cải thiện, tận dụng và phổ biến các kinh nghiệm QLCĐ tới<br />
các bên liên quan khác”. Một trong các kết quả mong đợi của PCM 2 là sự bền vững của các kết quả<br />
dự án, cụ thể là “QLCĐ được đẩy mạnh tại cấp huyện và tỉnh cho việc thể chế hóa bền vững, đảm bảo<br />
áp dụng QLCĐ sau khi dự án kết thúc”. Dự án mong đợi sẽ thể chế hóa QLCĐ tại cấp tỉnh (ít nhất là ở<br />
Thái Nguyên) và ở 7 trong số 9 huyện dự án của Thái Nguyên và Quảng Bình.<br />
Để phục vụ cho việc vận động chính sách áp dụng QLCĐ tại tỉnh Thái Nguyên và tại toàn bộ các<br />
huyện dự án thuộc hai tỉnh Thái Nguyên và Quảng Bình, DWC yêu cầu thực hiện một nghiên cứu<br />
chính sách áp dụng QLCĐ (lần thứ 2) tại 06 huyện tiếp theo của hai tỉnh (lần 1 đã thực hiện tại 03<br />
huyện của Tỉnh Thái Nguyên trong năm 2013). Chương trình nghiên cứu đã được thực hiện với các<br />
phát hiện được trình bày dưới đây.<br />
<br />
2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được thực hiện tại 6 huyện của 2 tỉnh Thái Nguyên và Quảng Bình. Mỗi huyện của các<br />
tỉnh có những đặc điểm khác nhau do vị trí địa lí và các điều kiện kinh tế xã hội đặc thù. Dưới đây là<br />
các thông tin tổng quan về từng huyện.<br />
Huyện Phú Bình nằm ở phía đông nam thành phố Thái Nguyên. Ngành nghề chính của người dân<br />
trong huyện là sản xuất nông nghiệp với giá trị sản phẩm chiếm 50%, trong tổng sản phẩm của<br />
huyện năm 2013. Các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 21,7%, khu vực dịch vụ chiếm 28,3%.<br />
Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 20 triệu đồng.<br />
Võ Nhai là huyện miền núi phía đông bắc tỉnh Thái Nguyên. Đây là huyện có diện tích lớn nhất và có<br />
mật độ dân số thấp nhất trong tỉnh. Trong tổng sản phẩm năm 2013, sản phẩm nông nghiệp chiếm<br />
49%, công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 34%, và khu vực dịch vụ chiếm 17%. Tỉ lệ hộ nghèo<br />
chiếm 28,3%.<br />
Định Hóa nằm ở phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên. Thế mạnh chính của huyện là sản xuất nông - lâm<br />
nghiệp, kinh tế đồi rừng, kinh tế trạng trại với giá trị sản phẩm năm 2013 đạt 940 tỉ đồng, chiếm<br />
89,5% tổng sản phẩm. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm 10,5%. Tỷ<br />
lệ hộ nghèo của huyện năm 2013 là 22,7%.<br />
Huyện Bố Trạch có diện tích lớn nhất trong các huyện của tỉnh Quảng Bình. Các ngành kinh tế chính<br />
của Bố Trạch gồm có: dịch vụ và du lịch<br />
Thành phố Đồng Hới là tỉnh lị của tỉnh Quảng Bình, nằm trên quốc lộ 1A, có đường sắt thống nhất<br />
bắc nam và đường Hồ Chí Minh chạy qua. Các ngành kinh tế chính của Đồng Hới là công nghiệp sản<br />
xuất vật liệu xây dựng, đánh bắt và nuôi trồng thủy - hải sản, thương mại và dịch vụ. Thu nhập bình<br />
quân đầu người năm 2013 của Đồng Hới đạt 61 triệu đồng. Tỉ lệ hộ nghèo còn gần 1,4%.<br />
Huyện Quảng Trạch nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Bình, là một huyện có diện tích khá lớn. Cơ cấu<br />
ngành kinh tế của huyện gồm có: nông lâm thủy sản chiếm 24%, công nghiệp và xây dựng chiếm<br />
35,4%; dịch vụ chiếm 40,6% tổng sản lượng, đặc biệt huyện có bãi biển Quảng Phú đẹp và khu du<br />
lịch sinh thái Vũng Chùa. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 của Quảng Trạch đạt 21,2 triệu<br />
đồng. Tỉ lệ hộ nghèo năm 2013 chiếm13,6%.<br />
Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khác nhau đã quyết định sự khác nhau về thu nhập của người<br />
dân tại ba huyện. Với tiềm năng về mỏ cùng các ngành xây dựng và dịch vụ, nguồn thu nhập chính<br />
<br />
của Đồng Hỷ từ các lĩnh vực này mang lại mức thu nhập bình quân đầu người trên 24 triệu<br />
đồng/năm. Hai huyện Phổ Yên và Phú Lương có đường quốc lộ 3 đi qua và phần lớn người dân hai<br />
huyện có nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp, với thu nhập bình quân đầu người tại huyện Phổ<br />
Yên chỉ đạt 16 triệu đồng và của huyện Phú Lương đạt 18 triệu đồng.<br />
Tại các huyện/thành phố, nhiều chương trình phát triển kinh tế xã hội đang được triển khai, theo đó<br />
người dân tham gia vào tiến trình với các mức độ khác nhau. Tiến trình triển khai các chương trình<br />
xây dựng nông thôn mới tại 3 huyện là một trong những điều kiện để thúc đẩy áp dụng quản lý cộng<br />
đồng trong các chương trình này, và cả trong các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác.<br />
<br />
3. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu, các tiến trình<br />
Mục tiêu<br />
Đợt nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau:<br />
1) Danh sách và tóm tắt các nội dung chính của các chính sách, các chương trình trung hạn và dài<br />
hạn của 6 huyện đang thực hiện dự án năm thứ hai tại Thái Nguyên (Phú Bình, Võ Nhai và Định<br />
Hóa) và Quảng Bình (Đồng Hới, Bố Trạch và Quảng Trạch) có thể áp dụng QLCĐ;<br />
2) Mô tả và phân tích về các cơ hội, cản trở và các điều kiện cần thiết khi áp dụng QLCĐ vào các<br />
chính sách, các chương trình trung hạn và dài hạn của 6 huyện, chú trọng các nội dung về phân<br />
cấp quản lý và phân bổ ngân sách trong các chương trình này.<br />
Phương pháp<br />
Để đạt được mục tiêu trên, các phương pháp sau đây được áp dụng:<br />
Thảo luận nhóm chuyên đề được áp dụng với 2 nhóm cung cấp thông tin: a) nhóm cán bộ các phòng<br />
ban của huyện (tại 2 huyện có thêm lãnh đạo cấp xã); và b) nhóm cán sự thôn gồm có cả trưởng<br />
thôn và thành viên nhóm nòng cốt tại các cộng đồng đang thực hiện dự án PCM2. Trong quá trình<br />
thảo luận công cụ phân tích SWOT được sử dụng để có được các thông tin để đạt được mục tiêu trên.<br />
Phỏng vấn cá nhân được thực hiện với từng cá nhân lãnh đạo cấp huyện (Phó chủ tịch UBND) về các<br />
nội dung liên quan đến chủ đề nghiên cứu.<br />
Toàn bộ các câu hỏi điều hành thảo luận, câu hỏi phỏng vấn đều được thiết kế theo tiến trình phù<br />
hợp để đảm bảo thu được thông tin đầy đủ và đáng tin cậy.<br />
Tiến trình đợt nghiên cứu được thực hiện qua các bước: nghiên cứu tài liệu (bao gồm tài liệu dự án,<br />
các văn bản của nhà nước quy định về cách thức triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới);<br />
đi thực địa thực hiện các thảo luận nhóm và phỏng vấn cá nhân lãnh đạo ba huyện; thu thập văn bản<br />
của hội đồng nhân dân và chính quyền tại ba huyện). Toàn bộ thông tin thu thập được tổng hợp<br />
phân tích và hình thành báo cáo nghiên cứu.<br />
Hạn chế của nghiên cứu<br />
Nghiên cứu này còn một số hạn chế do chưa thu thập được thông tin từ tất cả các đối tượng tham<br />
gia vào tiến trình xây dựng, ban hành, và thực thi chính sách. Khái niệm về quản lý cộng đồng chưa<br />
được các cán bộ các ban ngành của UBND các huyện hiểu một cách đầy đủ. Do tính chất của buổi<br />
làm việc (cuộc họp chia sẻ thông tin, không phải cuộc tập huấn) việc phổ biến kiến thức về QLCĐ<br />
cho nhóm cán bộ là công việc thách thức và nhóm nghiên cứu chỉ có thể trình bày rất ngắn gọn về<br />
bản chất của phương pháp quản lý. Tại một số huyện, các cán bộ hiểu sai về đợt nghiên cứu và chia<br />
sẻ thông tin hơi lệch mục tiêu dù được dẫn dắt trong suốt tiến trình, ví dụ một số cán bộ hiểu<br />
“những thuận lợi khi áp dụng QLCĐ” thành “những lợi ích khi áp dụng QLCĐ”.<br />
Nghiên cứu này cũng chưa đánh giá được đầy đủ năng lực của các tổ chức cộng đồng đã được thành<br />
lập tại các huyện để thực hiện các hoạt động dự án PCM2. Các tổ chức này có vai trò quan trọng<br />
trong triển khai áp dụng quản lý cộng đồng tại địa bàn.<br />
<br />
2<br />
<br />