ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
<br />
Triệu Quỳnh Trang<br />
<br />
MỘT SỐ QUÁ TRÌNH TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC HẠT MỚI<br />
TRONG CÁC MÔ HÌNH CHUẨN MỞ RỘNG<br />
<br />
Chuyên ngành: Vật lý lý thuyết và Vật lý toán<br />
Mã số: 62 44 01 01<br />
<br />
DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ<br />
<br />
Hà Nội – 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại Bộ môn Vật lý lý thuyết- Khoa Vật lý- Trường<br />
Đại học Khoa học tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Hà Huy Bằng<br />
<br />
Phản biện 1:................................................................................................<br />
........................................................................................................................<br />
Phản biện 2:.....................................................................................................<br />
........................................................................................................................<br />
Phản biện 3:.....................................................................................................<br />
........................................................................................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến<br />
sĩ họp tại...............................................................................................................<br />
Vào hồi........ngày......tháng......năm.........<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Trung tâm Thông tin- Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Mô hình chuẩn với nhóm đối xứng SUC (3) ⊗ SUL (2) ⊗ Uγ (1) cho các tương tác<br />
mạnh, tương tác yếu và tương tác điện từ có khả năng mô tả một cách khá chính<br />
xác vật lý cho tới thang khoảng cách nhỏ nhất mà hiện nay chúng ta có thể thăm<br />
dò được. Mô hình chuẩn đã chứng tỏ là một lý thuyết tốt khi mà hầu hết các dự<br />
đoán của nó được thực nghiệm khẳng định ở vùng năng lượng dưới 200 GeV.<br />
Bên cạnh đó, có đến hơn 10 lý do để Mô hình chuẩn - lý thuyết vật lí tốt nhất<br />
lịch sử khoa học - không thể là mô hình cuối cùng của vật lí [48]. Theo đó, các<br />
tương tác được mô tả một cách thống nhất bởi đối xứng chuẩn, còn khối lượng các<br />
hạt được giải thích bằng cơ chế phá vỡ đối xứng tự phát ( cơ chế Higgs).Để khắc<br />
phục những hạn chế của mô hình chuẩn, người ta đã mở rộng mô hình chuẩn theo<br />
nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, các mô hình thành công và được mong đợi nhất<br />
hiện nay là mô hình chuẩn siêu đối xứng tối thiểu (MSSM), mở rộng trong khôngthời gian 5 chiều và mở rộng khi tính đến bất biến tỷ lệ. Trong vật lý hạt cơ bản,<br />
vẫn còn rất nhiều hạt chưa được thực nghiệm tìm ra. Tuy nhiên, nó vẫn chứng tỏ<br />
sự tồn tại của mình thông qua các quá trình tán xạ. Chính vì vậy, chúng tôi lựa<br />
chọn đề tài "Một số quá trình tương tác giữa các hạt mới trong các mô<br />
hình chuẩn mở rộng" để nghiên cứu. Trong luận án này, chúng tôi đề cập đến<br />
2 hạt cơ bản là unparticle và radion. Qua nghiên cứu sự ảnh hưởng của hai hạt<br />
này lên một số quá trình tán xạ cơ bản, chúng tôi khẳng định thêm sự tồn tại của<br />
chúng và đánh giá được mức độ ảnh hưởng của chúng lên tiết diện tán xạ toàn<br />
phần. Đồng thời cung cấp thêm một kênh thông tin để tìm kiếm các hạt này bằng<br />
thực nghiệm.<br />
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Như đã trình bày ở trên, trong mô hình chuẩn có nhiều hướng mở rộng khác nhau<br />
để khắc phục những hạn chế của nó. Có 3 hướng mở rộng đang được quan tâm và<br />
đạt được nhiều kết quả quan trọng, đó là mô hình chuẩn siêu đối xứng tối thiểu,<br />
mở rộng trong không- thời gian 5 chiều và mở rộng khi tính đến bất biến tỷ lệ. Với<br />
mỗi mô hình mở rộng đều có đề xuất các hạt mới cần phải nghiên cứu. Chính vì<br />
vậy, mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sự ảnh hưởng của các hạt mới<br />
này lên một số quá trình tán xạ kinh điển của Vật lý hạt cơ bản để khẳng định sự<br />
đúng đắn của các mô hình chuẩn mở rộng, đồng thời chứng tỏ sự tồn tại của các<br />
hạt mới thông qua việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng lên tiết diện tán<br />
xạ vi phân và tiết diện tán xạ toàn phần. Với mức độ ảnh hưởng rắt lớn vào các<br />
tiết diện tán xạ ở mức năng lượng cao đã mang đến hy vọng tìm thấy các hạt trên<br />
trong tương lai không xa.<br />
Với mục đích trên, đối tượng nghiên cứu là các hạt mới bao gồm hạt unparticle,<br />
hạt radion.<br />
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là một số quá trình tán xạ kinh điển trong vật lý<br />
hạt cơ bản như quá trình tán xạ e+ e− và tán xạ µ+ µ− ra các hạt squarks, quá<br />
<br />
trình tán xạ γγ → γγ, quá trình tán xạ Compton e− γ → e− γ và quá trình tán xạ<br />
Bhabha e+ e− → e+ e− .<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu truyền thống<br />
của vật lý năng lượng cao cũng như các phương pháp tính toán và xử lý số liệu<br />
trên máy tính:<br />
• Các phương pháp của lý thuyết trường lượng tử: kỹ thuật giản đồ Feymann,<br />
phương pháp khử phân kỳ, phương pháp tái chuẩn hóa.<br />
• Sử dụng phần mềm Maple 17 để vẽ đồ thị và xử lý số.<br />
• Phân tích số liệu bằng đồ thị .<br />
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án<br />
Kết quả của luận án giúp nâng cao hiểu biết về lý thuyết trường cũng như về các<br />
hạt mới thông qua một số quá trình tương tác kinh điển trong vật lý hạt như quá<br />
trình tán xạ γγ → γγ, quá trình tán xạ Compton e− γ → e− γ, quá trình tán xạ<br />
Bhabha e+ e− → e+ e− , quá trình tán xạ e+ e− , µ+ µ− ra các hạt squarks. Từ những<br />
đóng góp của các hạt radion và unparticle vào tiết diện tán xạ toàn phần của các<br />
quá trình trên, có thể khẳng định các mô hình mở rộng trên là hoàn toàn đúng<br />
đắn và không thể bỏ qua các hạt mới này trong quá trình nghiên cứu sự tương tác<br />
của các hạt. Các kết quả cũng góp phần quan trọng trong việc tìm kiếm các hạt<br />
mới ở vùng năng lượng cao trong tương lai.<br />
5. Bố cục của luận án<br />
Cùng với phần mở đầu, tổng kết và các phụ lục, nội dung cơ bản của luận án được<br />
trình bày trong 3 chương theo 1 trình tự logic nhất định, trong đó có 15 bảng biểu,<br />
24 hình vẽ và đồ thị cùng với 94 tài liệu tham khảo.<br />
Chương 1: Mô hình chuẩn và sự mở rộng<br />
1.1. Giới thiệu chung về mô hình chuẩn<br />
Các quy luật của tự nhiên được tóm tắt trong Mô hình chuẩn (standard model).<br />
Mô hình này đã mô tả thành công bức tranh hạt cơ bản và các tương tác, góp phần<br />
quan trọng vào sự phát triển của vật lí hạt.Lý thuyết trường lượng tử là sự tổng<br />
quát hóa cơ học lượng tử, mô tả được những hệ có số hạt thay đổi, cũng như sự<br />
biến đổi của các hạt, sự sinh- hủy hạt. Nó thể hiện được cả tính “hạt” của sóng và<br />
tính “sóng” của hạt.<br />
<br />
QUARKS<br />
Up<br />
Charm<br />
Top<br />
2<br />
Q=<br />
u<br />
C<br />
T<br />
3<br />
QUARKS<br />
Down<br />
Strange<br />
Bottom<br />
1<br />
Q=−<br />
d<br />
S<br />
B<br />
3<br />
LEPTONS<br />
Electron<br />
Muon<br />
Tauon<br />
Q = −1<br />
e<br />
µ−<br />
τ−<br />
LEPTON Neutrino electron Neutrino muon Neutriono tauon<br />
Q=0<br />
vε<br />
vµ<br />
vτ<br />
Bảng 1.1: Cấu trúc hạt cơ bản trong mô hình chuẩn<br />
1.2. Mô hình chuẩn siêu đối xứng tối thiểu<br />
Mô hình chuẩn được mở rộng bằng cách tiết kiệm và đơn giản nhất thông<br />
qua việc sử dụng nhóm đối xứng chuẩn SU (3)C × SU (2)L × U (1)γ , trong đó ta<br />
1<br />
chỉ việc thay trường bình thường bởi siêu trường. Các trường spin 0, , 1 của SM<br />
2<br />
1<br />
1<br />
được bổ sung bởi các bạn đồng hành siêu đối xứng của chúng với thứ tự spin , 0, .<br />
2<br />
2<br />
1.3. Mô hình chuẩn mở rộng trong không- thời gian 5 chiều và radion<br />
Bên cạnh mô hình siêu đối xứng tối thiểu còn có một hướng khả quan để mở rộng<br />
Mô hình chuẩn là lý thuyết mở rộng thêm chiều không gian (Extra Dimension). Lý<br />
thuyết đầu tiên theo hướng này là lý thuyết Kaluza- Klein (1921) mở rộng không<br />
gian 4 chiều thành không gian 5 chiều nhằm mục đích thống nhất tương tác hấp<br />
dẫn và tương tác điện từ. Có một mô hình có thể giải thích được vấn đề phân bậc,<br />
giải thích tại sao hấp dẫn lại rất nhỏ ở thang điện yếu, giải thích tại sao chỉ có<br />
ba thế hệ fermion và có sự phân bậc giữa chúng, vấn đề neutrino... Đó là mô hình<br />
Randall- Sundrum (RS). Radion và vật lý gắn với nó là một yếu tố mới trong mô<br />
hình. Chứng mình được sự tồn tại của radion khi kể đến đóng góp của nó vào tiết<br />
diện tán xạ toàn phần của một quá trình tán xạ là một trong những bằng chứng<br />
khẳng định tính đúng đắn của mô hình RS.<br />
1.3.1. Mẫu Randall Sundrum<br />
Các mô hình Randall Sundrum (RS) được dựa trên không- thời gian 5D mở rộng<br />
compact hóa trên orbifold S 1 /Z2 , quỹ đạo đa tạp trong đó có hai ba - brane (4D<br />
siêu bề mặt) định xứ tại hai điểm cố định: brane Planck y = 0 và brane TeV tại<br />
1<br />
y = . Lagrangian hiệu dụng bốn chiều có dạng:<br />
2<br />
∞<br />
<br />
L=−<br />
<br />
Φ0 µ<br />
1 µυ<br />
Tµ −<br />
T (x)<br />
h(n) (x)<br />
µυ<br />
ˆ<br />
Λφ<br />
ΛW<br />
n=0<br />
<br />
(1)<br />
<br />
√<br />
Với Λφ = 6Mpl Ω0 là trung bình chân không của trường radion. Tiếp theo ta sẽ<br />
xét đến khối lượng của radion và một vài tham số khác của mô hình. Những kết<br />
<br />