intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án bài: Hồi trống cổ thành (Trích hồi 28, Tam quốc diễn nghĩa) - GV. Trương Thị Hồng Dịu

Chia sẻ: Trương Thị Hồng Dịu | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

342
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo án bài "Hồi trống cổ thành" trích hồi 28, Tam quốc diễn nghĩa dưới đây để nắm bắt được mục tiêu, phương pháp giảng dạy, tiến trình tổ chức giờ dạy, hoạt động dạy và học bài Hồi trống cổ thành. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án bài: Hồi trống cổ thành (Trích hồi 28, Tam quốc diễn nghĩa) - GV. Trương Thị Hồng Dịu

  1. Trường: THPT An Lạc Họ và tên: Trương Thị Hồng Dịu Giáo án giảng dạy: HỒI TRỐNG CỔ THÀNH (Trích hồi 28 ­ Tam quốc diễn nghĩa ) ­ La  Quán Trung ­ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:  1. Về kiến thức: Giúp HS: ­ Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng  ­  một biểu hiện riêng biệt của  lòng trung thành của Trương Phi, cũng như tình nghĩa “vườn đào” cao đẹp của  ba anh em kết nghĩa. ­ Hồi trống đã gieo vào lòng người đọc âm vang chiến trận hào hùng. 2. Về kĩ năng: ­ Giúp cho học sinh có được kĩ năng phân tích một tác phẩm tiểu thuyết  Trung Hoa cổ điển. ­ Củng cố cho học sinh kĩ năng tìm kiếm, khai thác và tổng hợp thông tin. ­ Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm. 3. Về thái độ: ­ Nhận thức được vị trí của tác phẩm đối với nền tiểu thuyết Trung Quốc nói   chung và trên thế giới nói riêng. ­ Giúp cho học sinh thấy được tầm quan trọng của chữ tín, nghĩa trong xã hội. ­ Dạy cho học sinh biết quý trọng tình cảm anh em, sống chung thủy với bạn  bè. II. CHUẨN BỊ: 1. Về phía học sinh: ­ SGK Ngữ văn 10, tập 2, cơ bản. ­ Đọc và soạn bài trước ở nhà. 2. Về phía giáo viên: ­ SGK ngữ văn 10 tập 2.
  2. ­  Giáo án giảng dạy. ­ Thiết kế bài dạy. ­ Tài liệu tham khảo soạn giáo án. III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: ­ Sử dụng các phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, phát vấn, diễn giảng, làm  việc nhóm. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC GIỜ DẠY: 1.Ổn định lớp: ­ Kiểm tra vệ sinh lớp học.     ­ Kiểm tra sĩ số, vị trí chỗ ngồi, tâm thế học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ ­ Không kiểm tra bài cũ. 3. Tiến trình bài dạy: a) Lời vào bài (2p) Từ đầu học kì II đến thời điểm bây giờ, lớp ta chỉ được tiếp xúc với các tác  phẩm văn học Việt Nam. Như một luồng gió mới thêm tươi tắn và sinh động,  ngày hôm nay lớp ta sẽ được đào sâu một tác phẩm văn học nước ngoài đầu  tiên. Đây được xem là một “tứ đại danh tác” của văn học cổ điển Trung Quốc.  Đó chính là tác phẩm kinh điển của La Quán Trung – Tam quốc diễn nghĩa.  Mặc dù chỉ được tìm hiểu một đoạn trích rất ngắn so với sự đồ sộ vốn có của  nó, nhưng cũng một phần nào cho ta cái nhìn toàn cảnh về nền văn học Trung  Quốc nói chung. Vậy để biết được  đoạn trích này nói về điều gì, có gì đặc sắc  và có ý nghĩa như thế nào thì giờ đây cô và các em cùng bước vào bài mới –  “Hồi trống Cổ Thành”.   b) Tiến trình bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ  NỘI DUNG CẦN ĐẠT HỌC SINH HOẠT ĐỘNG 1: GV HƯỚNG DẪN  I.TÌM HIỂU CHUNG HS TÌM HIỂU TÁC GIẢ, TÁC  1. Tác giả PHẨM. ­ La Quán Trung tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản  Gọi một HS đọc to phần tiểu dẫn SGK,  nhân, người vùng Thái Nguyên, thuộc tỉnh Sơn  Trang 74và 75. Tây cũ. ­ Trình bày những nét chính về tác giả  ­ Sinh vào cuối nhà Nguyên đầu nhà Minh. La Quán Trung? ­ Tính tình cô độc, lẻ loi, thích một mình ngao  GV nói nhanh vấn đề và chốt ý. du đây đó. HS tự học trong SGK. ­ Nhà Minh thành lập ông chuyên tâm sưu tầm  và biên soạn dã sử.
  3. ­ La Quán Trung là người đầu tiên đóng góp  xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử  thời Minh­ Thanh. Tam Quốc Diễn Nghĩa có  ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nước trên thế  giới, trong đó có Việt Nam. ­ Tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”  2. Tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” thuộc thể loại nào?  a) Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi gồm  GV cung cấp khái niệm về tiểu thuyết  120 hồi. chương hồi và đặc điểm của nó cho HS   Khái niệm tiểu thuyết chương  nghe và hiểu. hồi. GV nói nhanh vấn đề và chốt ý. ­ HS lắng nghe và chép bài.  Đặc điểm tiểu thuyết chương hồi      ­ Kể lại sự vệc theo trình tự thời gian.      ­ Tính cách nhân vật thường được thể hiện  thông qua hành động và đối thoại là chính.  ­ Tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” ra  b) Tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa” đời khi nào? Nó tập trung xoay quanh   Hoàn cảnh ra đời những nội dung nào? ­ Ra đời vào đầu thời Minh (1368 ­1644)  GV nói nhanh vấn đề và chốt ý. khoảng thế kỉ ( II, III). HS tự học trong SGK.  Nội dung: ­ Kể  lại quá trình hình thành và diệt vong của  ba   tập   đoàn   phong   kiến   Ngụy   (Tào   Tháo)   –  Thục  (  Lưu  Bị)   – Ngô   (  Tôn Quyền)  qua   đó  phơi   bày   cục   diện   chính   trị   Trung   Hoa   mà  đường nét nổi bật là “cát cứ phân tranh”, cá lớn  nuốt cá bé, chiến tranh liên miên, nhân dân đói  khổ, điêu linh. ­ Thể  hiện khát vọng hòa bình, thống nhất của  nhân dân. ­Đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”  3. Đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” nằm ở vị trí nào của tác phẩm? a.Vị trí đoạn trích: HS lắng nghe câu hỏi trả lời ­ Trích hồi 28 ­ Tam quốc diễn nghĩa.  GV nhận xét và chốt ý cho HS chép bài    ­ Đoạn trích có thể chia làm mấy  b.Bố cục: Gồm 2 phần: phần? Nêu nội dung chính của từng  phần?      + Phần 1: “Từ đầu ….đem theo quân mã  HS lắng nghe câu hỏi trả lời chứ!” 
  4. GV nhận xét và chốt ý cho HS chép bài  Trương Phi đòi giết Quan Công vì cho là anh  đã phản bội.      + Phần 2: Còn lại.   Mâu thuẫn được giải quyết khi Sái Dương  bị Quan Công chém. c. Tóm tắt: ­ Tóm tắt nội dung đoạn trích? Quan Công đưa hai chị  dâu sang Nhữ  Nam tìm  HS lắng nghe câu  hỏi và tóm tắt. Lưu   Bị.   Đến   Cổ   Thành   nghe   dân   chúng   kể  GV nhận xét. Trương   Phi  đã   cướp   được   thành.  Quan   Công  mừng rỡ  cho Tôn Càn vào báo tin. Trương Phi   nghe tin không nói lời nào hùng hổ đem quân ra  ngoài thành đón đánh vì cho rằng Quan Công đã  phản bội lời thề  kết nghĩa vườn đào năm xưa  mà theo Tào Tháo. Trương Phi dùng xà mâu hai  lần xông vào đâm Quan Công. Quan Công chỉ  né tránh và hết lòng giải thích mà Trương Phi  vẫn không nghe. Giữa lúc tình hình đang căng  thẳng   thì   tướng   của   Tào   Tháo   là   Sái   Dương  đến càng làm tăng mối nghi ngờ  của Trương  Phi là Quan Công đem quân đến bắt mình. Quan  Công   giải   thích,   Trương   Phi   không   nghe,   ra  điều kiện sau ba hồi trống phải giết được Sái  Dương. Quan Công nhận lời, chỉ  sau một hồi   trống, đầu Sái Dương đã nằm   dưới đất. Bấy  giờ, Trương Phi mới tin lời anh là thực, mời hai  chị  dâu vào thành, rồi cúi đầu thụp lạy xin lỗi   Quan Công. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN HS  1. 1. Nhân vật Trương Phi  (Trương Dực  PHÂN TÍCH TÁC PHẨM Đức).  1. Tìm hiểu nhân vật Trương Phi  a)  Trước khi gặp Quan Công: (Trương Dực Đức)  Khi Tôn Càn vào thành báo tin Quan Công đến,  ­ Hành động của Trương Phi khi nghe  Trương Phi nghe tin: Tôn Càn báo tin Quan Công đến?  ­ Chẳng nói chẳng rằng.      + Em có nhận xét gì về hành động  ­ Lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa. này? HS lắng nghe câu hỏi trả lời. ­ Dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc.
  5. GV nhận xét và chốt ý cho HS chép bài.   Sự  im lặng khó hiểu, dáng vẻ  và khí thế  hừng hực như đang chuẩn bị chiến đấu với kẻ  thù. b) Khi gặp Quan Công: * Khi ra gặp Quan Công: ­ Cử chỉ, điệu bộ của Trương Phi khi  ­ Cử chỉ, điệu bộ:  “mắt tròn xoe, râu hùm vểnh  gặp Quan Công như thế nào?  ngược, hò hét như sấm”.      + Theo em cử chỉ và điệu bộ ấy có   Trái ngược tâm lý mừng rỡ thường tình của  phù hợp với tâm lý của một người  con người khi được gặp lại người thân. khi gặp lại người thân không? Vì sao? HS lắng nghe câu hỏi trả lời GV nhận xét và chốt ý cho HS chép bài. ­ Hành động: múa xà mâu chạy lại đâm Quan  ­ Hành động của Trương Phi khi gặp  Công. Quan Công?  HS lắng nghe câu hỏi trả lời   Hành động nhanh, dứt khoát, đầy bất ngờ.  GV nhận xét và chốt ý cho HS chép bài. Xem Quan Công như kẻ thù. * Chất vấn Quan Công: ­ Cách xưng hô của Trương Phi với  ­ Xưng hô: tao – mày; tao – thằng. Quan Công? Em có nhận xét gì về    Không phải cách xưng hô của một người  cách xưng hô này? HS lắng nghe câu hỏi trả lời em, có phần lỗ mãng, xấc xược; thể hiện sự  GV nhận xét và chốt ý cho HS chép bài. căm giận cao độ. GV giảng giải về chữ  “ Nghĩa “ trong  tiếng Hán làm cơ sở cho HS tìm hiểu. ­ Lập luận của Trương Phi:              + Chữ  “  Nghĩa “:  có những nghĩa          +“Mày đã bội nghĩa”, “bỏ  anh, hàng Tào”  chính là “ làm việc vì người khác, không vì   “được phong hầu tứ  tước”, “nó lại đây tất là để  mình “ và “ dùng ân tình để  giao kết với   bắt   ta   đó”;   “Trung   thần   thà   chết   không   chịu  nhau”. nhục.   Có   lẽ   đâu   đại   trượng   phu   lại   thờ   hai    Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi cùng   chủ”    Không giữ  nghĩa tình huynh đệ, theo kẻ  kết nghĩa huynh đệ và cùng chí hướng phục   thù hại vua, tham danh lợi.  vụ và khôi phục nhà Hán. ­Dựa vào ý nghĩa của chữ “ Nghĩa” mà cô  vừa nói,  các em hãy phân tích về cách  kết tội Quan Công của Trương Phi?
  6.    Gv gợi ý: Trương Phi đã lập luận  như thế nào? Tìm những lời đáp của  Trương Phi với Quan Công, hai phu  nhân và Tôn Càn thể hiện thái độ của    Lập luận lôgic, khôn ngoan. Trong mắt của  Trương Phi khi kết tội Quan Công? Trương Phi lúc này, Quan Công chính là kẻ thù,  HS lắng nghe câu hỏi trả lời là kẻ đáng chết vì đã bội nghĩa, quên lời thề kết   GV nhận xét và chốt ý cho HS chép bài. nghĩa vườn đào. ­ Em có nhận xét gì về  cách lập luận  ­  Trương Phi rất cọi trọng chữ  “ Nghĩa” – nghĩa  buộc tội Quan Công của Trương Phi? tình huynh đệ  và nghĩa của trung thần. Từ  đó phân  định “đúng – sai”, “ta – kẻ thù”  rạch ròi. Qua đó ta   HS lắng nghe câu hỏi trả lời thấy được tấm lòng trung nghĩa và tích cách phân  GV nhận xét và chốt ý cho HS chép bài. minh của Trương Phi. Qua cách kết tội Quan Công như vậy,  * Giải tỏa nỗi nghi ngờ: các em cảm nhận được Trương Phi coi  Khi Sái Dương đến: đẩy mâu thuẫn giữa Quan  trọng điều gì nhất trong việc đánh giá  Công và Trương Phi lên đỉnh điểm: Quan Công?     +  Khi Sái Dương đến càng củng cố lập luận  ­   Trương   Phi   đã   nghĩ   gì   và   có   hành  và thái độ  nghi ngờ  của Trương Phi, Trương   động gì khi thấy quân của Sái Dương  Phi   cho   rằng   Quan   Công   đem   quân   đến   bắt  đến? HS lắng nghe câu hỏi trả lời mình.  Múa  bát  xà   mâu  hăm  hở  xông  lại   đâm  GV nhận xét và chốt ý cho HS chép bài. Quan Công  Tính cách nóng nảy của Trương  Phi. ­ Yêu  cầu: “ ta  đánh ba hồi trống, mày phải  chém được tên tướng ấy”. * Khi nhận ra lỗi lầm:  ­  Trương   Phi   đã   thách   thức   Quan  Sau   khi   chém   đầu   Sái   Dương,   sự   thật   được  Công bằng cách đưa ra yêu cầu nào? phơi bày, Trương Phi hiểu chuyện: HS lắng nghe câu hỏi trả lời ­ Rỏ nước mắt khóc. GV nhận xét và chốt ý cho HS chép bài. ­Thụp lạy Vân Trường. ­   Hành   động   của   Trương   Phi   khi   Trương Phi là người giàu tình cảm, biết nhận  nhận ra lỗi lầm của mình? Qua đó em  lỗi và hối lỗi , phục thiện. có nhận xét gì về nhân vật này? HS lắng nghe câu hỏi trả lời Nhận   xét   chung   về   nhân   vật  GV nhận xét và chốt ý. Trương Phi: ­ Là con người bộc trực, thẳng thắn, nóng nảy  đến   thô   lỗ   mà   lại   thận   trọng,   sáng   như   tấm   gương soi, không chấp nhận sự  quanh co lắc  ­ Như vậy nhân vật Trương Phi trong  léo, đen trắng rõ ràng.
  7. đoạn trích này được khắc họa nổi bật ở  ­   Dũng   cảm,   cương   trực,   khôn   ngoan,   phân  minh. nét tính cách nào? 2) Nhân vật Quan Công (Quan Vân Trường) HS lắng nghe câu hỏi trả lời a) Khi gặp lại Trương Phi: GV nhận xét và chốt ý. ­ Nghe tin Trương Phi đang  ở  Cổ  Thành, Quan  2. Tìm hiểu nhân vật Quan Công  Công mừng rỡ, sai Tôn Càn vào báo tin. (Quan Vân Trường ) ­ Gặp Trương Phi, Quan Công: “mừng rỡ  vô  ­ Thái độ và hành động của Quan  cùng”, “giao long đao”, “tế ngựa lại đón”  Công khi gặp Trương Phi?  HS lắng nghe câu hỏi trả lời   Tâm   trạng   vui   sướng,   hạnh   phúc   vì   được  GV nhận xét và chốt ý. gặp người thân. b) Khi bị Trương Phi chất vấn: Quan Công rơi vào cảnh “ tình ngay lý gian”,  khó giải thích rõ ràng:  “­ Hiền đệ cớ sao thế, há quên nghĩa vườn đào ru?  ­ Ta làm sao mà bội nghĩa    kinh ngạc. ­Việc bị Trương Phi nghi ngờ đã đẩy  Quan Công vào tình cảnh như thế   ­Chuyện này em không biết, ta cũng khó nói. May  nào? có hai chị ở đây, em đến mà hỏi   cầu cứu.     + Tìm những câu văn thể hiện diễn   ­Hiền đệ đừng nói vậy, oan uổng cho anh quá!   biến tâm trạng của Quan Công khi bị  Thất vọng, oan ức.” Trương Phi chất vấn?  ­  Gọi  Trương  Phi là  “hiền  đệ”, “em”;  lời  lẽ  HS lắng nghe câu hỏi trả lời GV nhận xét và chốt ý. mềm mỏng “em không biết, ta cũng không nói”;  nhờ hai chị dâu giải thích hộ.     Xưng hô  thân  mật,   lối  xưng  hô   của  những  người anh em thân thiết. ­ Cách xưng hô của Quan Công với    Quan Công dù bị  Trương Phi tấn công   và  Trương Phi như thế nào? dồn ép nhưng vẫn điềm tĩnh và nhún nhường      + Em có nhận xét gì về lời lẽ của  Quan Công khi giải thích với Trương  trong  ứng xử  với Trương Phi, giữ đúng  vị  thế  Phi? và sự độ lượng của một người anh. * Khi giải oan: ­ Cách cư xử của Quan Công khi bị  ­ Tác động của việc Sái Dương xuất hiện: đẩy  Trương Phi hiểu lầm cho em suy nghĩ  Quan Công vào thế  khó dồn khó, hết  lời biện  gì về nhân vật này? minh nhưng đồng thời cũng mở ra lối thoát cho  HS lắng nghe câu hỏi trả lời Quan Công: dùng hành động mở đường cho lời 
  8. GV nhận xét và chốt ý. lẽ minh oan. ­ Chấp nhận lời thách thức để chứng minh lòng  thực của mình.   ­ Diễn biến việc giải oan: “Quan Công chẳng nói  ­Việc Sái Dương xuất hiện có ý nghĩa  một lời, múa long đao xô lại; Chưa dứt một hồi,  như thế nào trong việc giải quyết  đầu Sái Dương đã lăn xuống đất”. mâu thuẫn giữa hai anh em? HS lắng nghe câu hỏi trả lời     + Bắt lính thuật chuyện cho Trương  Phi nghe:   GV nhận xét và chốt ý. dùng lời lẽ để củng cố thêm cho hành động để  ­ Quan Công có chấp nhận lời thách  thuyết phục Trương Phi.  thức cùa Trương Phi không? Vì sao? ­ Diễn biến việc “ tỏ lòng thực” của    Quan   Công   hành   động   dứt   khoát,   không   chút  Quan Công như thế nào?  chần chừ  khi chém Sái Dương với quyết tâm cao       + Tại sao Quan Công còn phải bắt tên  độ  tỏ  rõ sự  trung thực của mình. Sự  minh oan bắt  lính thuật chuyện với Trương  Phi? đầu từ  hành động và sau đó mới là lí lẽ.     Quan  HS lắng nghe câu hỏi trả lời Công là người dũng cảm, bản lĩnh, độ  lượng, từ  tốn, khéo léo, khiêm nhường, biết xem xét sự  việc  GV nhận xét và chốt ý. trước khi hành động. Nhận xét chung về nhân vật Quan  Công: ­ Quan Công có tài năng, khí phách, quan trọng  nhất là luôn giữ nghĩa tình huynh đệ và nghĩa  của bậc tôi trung. ­ Là một con người có tính cách điềm đạm,  bình tĩnh, thông minh trong  mọi tình huống,  biết tận cụng thời cơ để biến từ thế bị động  sang chủ động. ­ Qua những việc trên, em có nhận xét  3. Ý nghĩa của hồi trống Cổ Thành       chung gì về nhân vật Quan Công? ­ Cô đúc, hàm súc:  Hồi trống trong đoạn trích  HS lắng nghe câu hỏi trả lời mang nhiều ý nghĩa: GV nhận xét và chốt ý. ­ Hồi trống thách thức: Trương Phi nghi ngờ  Quan Công phản bội, lệnh trong ba hồi trống  3. Tìm hiểu ý nghĩa của hồi trống  phải chém đầu Sái Dương. Đây là hồi trống để  Cổ Thành       thử  thách lòng trung thành của Quan Công, thử  Chia lớp làm 4 nhóm lớn. Trong 4 nhóm  lớn 2 bàn quay lại với nhau để thảo  thách tài năng của Quan Công    Ngợi ca   tính  luận, trả lời cho câu hỏi sau: cương trực, dứt khoát của Trương Phi. Từ việc phân tích diễn biến sự việc của  Quan Công và Trương Phi ở trên, em  ­   Hồi trống minh oan: Quan Công đã không 
  9. cảm nhận được hồi trống của Trương  ngần   ngại   chấp   nhận   lời   thách   thức   của  Phi có những ý nghĩa nào? Trương Phi để khẳng định lòng trung thành của  ­ HS viết câu trả lời ra giấy. ­ Đại diện nhóm lên trình bày sau 5 phút  mình. Bản thân sự  dũng cảm đó đã thể  hiện  thảo luận. được tấm lòng Quan Công, ngay khi chưa dứt  ­ Các nhóm khác bổ sung ­ GV nhận xét, chốt ý một hồi trống, đầu Sái Dương đã rơi xuống đất   Ngợi ca khí phách, tài năng của Quan Công. ­ Hồi trống đoàn tụ: Kết thúc hồi trống, Quan  Công giết tướng giặc, nghi ngờ được hóa giải,  anh em đoàn tụ  Ngợi ca tình nghĩa huynh đệ,  ngợi ca tấm lòng trung nghĩa của các anh hùng.    Hồi trống thể  hiện không khí hào hùng của  chiến   trận:   là   hồi   trống   thúc   giục   tinh   thần  chiến đấu, hồi trống ca ngợi tài đức của các  anh hùng, hồi trống thể  hiện niềm vui, khẳng   định niềm tin và ngợi ca chiến thắng. 4. Nghệ thuật kể chuyện ­  Nghệ   thuật   kể   chuyện  li   kì,   hấp  dẫn   với   tình  huống mâu thuẫn giàu kịch tính. ­ Khắc hoạ  đậm nét tính cách nhân vật qua ngoại  hình, lời nói, hành động. ­ Ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích. 4. Tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện III.TỔNG KẾT:  Thông qua việc phân tích nhân vật với  diễn biến chính của cốt truyện em có  Ghi nhớ: SGK/trang 79 nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn  trích? GV gợi ý:     + Cách kể chuyện như thế nào?     + Tính cách nhân vật khắc họa như  thế nào?     + Ngôn ngữ kể chuyện ra sao?
  10. HS lắng nghe câu hỏi trả lời GV nhận xét và chốt ý. HOẠT ĐỘNG 3: TỔNG KẾT HS đọc ghi nhớ SGK/ Trang 79 IV. CỦNG CỐ ­ DẶN DÒ 1. Củng cố:  Giao bài tập về nhà cho học sinh: ­ Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về  một trong hai nhân  vật Trương Phi, Quan Công sau khi học đoạn trích Hồi trống Cổ Thành. 2.Dặn dò: ­Làm bài tập, học bài. ­Tìm hiểu trước bài “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”. V.Rút kinh  nghiệm: .............................................................................................................................. ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... .................                  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2