Giáo Án Pháp luật đại cương - Chương 7: LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
lượt xem 71
download
Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo Án Pháp luật đại cương - Chương 7: LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
- Chương 7 LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
- Đề cương bài giảng KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT HÌNH SỰ TỘI PHẠM HÌNH PHẠT
- KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT HÌNH SỰ Khái niệm luật hình sự Các nguyên tắc của Luật hình sự Việt Nam Bộ Luật hình sự Việt Nam Hiệu lực của Bộ luật hình sự Việt Nam
- Khái niệm luật hình sự Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy.
- Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh Là các quan hệ xã hội phát sinh giữa nhà nước và kẻ phạm tội khi người này thực hiện một tội phạm. Phương pháp “quyền uy”
- Các nguyên tắc của Luật hình sự Việt Nam Nguyên tắc pháp chế Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước Luật hình sự Nguyên tắc trách nhiệm cá nhân Nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi Nguyên tắc nhân đạo Nguyên tắc công minh
- Bộ Luật hình sự Việt Nam Bộ luật hình sự 1985 có hiệu lực từ 1/1/1986 Bộ luật hình sự 1999 có hiệu lực từ 1/7/2000 Bộ luật hình sự 1999 bao gồm 24 chương 344 điều được chia thành phần chung và phần các tội phạm Phần chung gồm 10 chương 77 điều quy định những vấn đề chung của luật hình sự như: Điều khoản cơ bản, hiệu lực của Bộ luật hình sự, tội phạm, hình phạt. Phần các tội phạm bao gồm 14 chương 267 điều quy định các loại tội phạm cụ thể, cũng như hình thức và mức hình phạt áp dụng đối với tội phạm đó
- Hiệu lực của Bộ luật hình sự Việt Nam Hiệu lực theo không gian và theo đối tượng Hiệu lực theo thời gian Vấn đề hiệu lực hồi tố
- Hiệu lực theo không gian và theo đối tượng (1) “Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội được thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” (Điều 5 BLHS 1999) Lãnh thổ Việt Nam ở đây được hiểu là vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những nơi mà Việt Nam có chủ quyền quốc gia trên phương diện pháp lý.
- Hiệu lực theo không gian và theo đối tượng (2) Tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam được hiểu là tội phạm đó bắt đầu, diễn ra và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam hoặc có một trong các giai đoạn đó được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.
- Đối với những hành vi phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam Thứ nhất, đối với công dân Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật hình sự Việt Nam. Thứ hai, đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam, nếu họ phạm tội ở nước ngoài thì về nguyên tắc họ vẫn bị xử lý theo Luật hình sự Việt Nam. Thứ ba, đối với người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam và theo luật hình sự Việt Nam, nếu tội họ phạm đã được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hay công nhận.
- Hiệu lực theo thời gian “Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện”. (Khoản 1 Điều 7 BLHS 1999)
- Vấn đề hiệu lực hồi tố Không áp dụng trở về trước nếu điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới… Áp dụng trở về trước nếu điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội.
- TỘI PHẠM Khái niệm tội phạm Đặc điểm của tội phạm Phân loại tội phạm Đồng phạm Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự
- Khái niệm tội phạm “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm các lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. (Điều 8 BLHS 1999)
- Đặc điểm của tội phạm Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội Tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự Tội phạm là hành vi được thực hiện một cách có lỗi Tội phạm là hành vi do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội (1) Tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất của tội phạm. Đây là đặc điểm khách quan của tội phạm, nghĩa là hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự coi là tội phạm, là hành vi gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội (2) Các tình tiết ảnh hưởng đến tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi: Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại; Tính chất của hành vi khách quan, trong đó bao gồm cả phương pháp, thủ đoạn, công cụ và phương tiện phạm tội; Mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe doạ gây ra cho quan hệ xã hội bị xâm hại; Tính chất và mức độ lỗi; Động cơ, mục đích của người phạm tội; Nhân thân của người có hành vi phạm tội; Điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội nơi tội phạm xảy ra.
- Tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự Điều 2 BLHS 1999 quy định “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Là dấu hiệu biểu hiện hình thức pháp lý của hành vi, nó đòi hỏi phải có ở hành vi bị coi là tội phạm. Trong đời sống xã hội nếu có hành vi gây thiệt hại cho xã hội nhưng chưa được quy định trong Bộ luật hình sự thì hành vi đó không bị coi là tội phạm.
- Tội phạm là hành vi được thực hiện một cách có lỗi (1) Lỗi là thái độ, nhận thức chủ quan của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm mà mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó. Người bị coi là có lỗi khi ở trong điều kiện hoàn cảnh có thể lựa chọn cách xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật nhưng người đó lại lựa chọn cách xử sự mà pháp luật hình sự cấm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Câu hỏi tham khảo môn Pháp Luật Đại Cương
21 p | 5237 | 1988
-
BÀI TẬP PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG (ĐỀ CƯƠNG – BÀI TẬP –TRẮC NGHIỆM)
47 p | 684 | 231
-
BÀI GIẢNG - LUẬT KINH TẾ Th.S Lữ Lâm Uyên CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ
60 p | 598 | 226
-
Đề cương môn pháp luật nhà nước đại cương
9 p | 1129 | 193
-
Luật đại cương
14 p | 480 | 176
-
Chương 13: Luật tố tụng hình sự
0 p | 299 | 90
-
Giáo Án Pháp luật đại cương - Chương 4: Hệ thống pháp luật
29 p | 505 | 85
-
Giáo trình Luật lao động - TS Bùi Thị Kim Ngân
49 p | 419 | 76
-
Giáo Án Pháp luật đại cương - Chương 3: Hình thức pháp luật
38 p | 438 | 68
-
Giáo Án Pháp luật đại cương - Chương 6: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
45 p | 546 | 66
-
Giáo án Pháp luật đại cương
79 p | 726 | 63
-
CHƯƠNG 3 PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH
54 p | 234 | 62
-
Giáo Án Pháp luật đại cương - Chương 2: Pháp luật công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội
48 p | 275 | 56
-
Chế độ pháp lý về công ty cổ phần - TS Châu Quốc An
92 p | 263 | 39
-
Giáo án Pháp luật đại cương - Bài 1: Một số vấn đề chung về nhà nước và pháp luật
13 p | 237 | 25
-
Đề pháp luật đại cương
4 p | 250 | 21
-
Báo Pháp luật Việt Nam - Số 10 năm 2020
20 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn