Hải quan Việt Nam phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại quốc tế
lượt xem 3
download
Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, nhằm kiến tạo môi trường kinh doanh minh bạch, hiệu quả, chuyên nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp cũng cần được xây dựng và phát triển theo những định hướng nhất định. Bài nghiên cứu này nhằm đề xuất các giải pháp phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp tạo thuận lợi tối đa cho thương mại quốc tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hải quan Việt Nam phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại quốc tế
- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” HẢI QUAN VIỆT NAM PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐỐI TÁC HẢI QUAN - DOANH NGHIỆP TẠO THUẬN LỢI TỐI ĐA CHO HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. Thái Bùi Hải An TS. Phạm Thị Bích Ngọc Khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính TÓM TẮT Phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp đã trở thành một trong những mục tiêu cải cách, phát triển của các tổ chức quốc tế cũng như hải quan các nước. Tại Việt Nam, Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 đã đặt ra yêu cầu xây dựng quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp trên cơ sở áp dụng các chuẩn mực, khuyến nghị quốc tế. Việc Hải quan Việt Nam chủ động xây dựng và triển khai các hoạt động phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp đã và đang mang lại những kết quả tích cực. Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, nhằm kiến tạo môi trường kinh doanh minh bạch, hiệu quả, chuyên nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp cũng cần được xây dựng và phát triển theo những định hướng nhất định. Bài nghiên cứu này nhằm đề xuất các giải pháp phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp tạo thuận lợi tối đa cho thương mại quốc tế. TỪ KHÓA: Quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp, thuận lợi thương mại. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, cơ quan Hải quan không chỉ đóng vai trò quan trọng trong quản lý và phát triển thương mại quốc gia mà còn được mở rộng sang cả vấn đề an ninh quốc gia, đặc biệt là vấn đề an ninh tạo thuận lợi thương mại và đối phó với nguy cơ khủng bố, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia. Nhằm giải quyết những quan ngại về an ninh hàng hóa vận chuyển trong dây chuyền cung ứng thương mại quốc tế, Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã đưa ra nhiều sáng kiến liên quan đến vấn đề này, một trong những sáng kiến nổi bật nhất là Khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu SAFE (Khung tiêu chuẩn). Cả hai vấn đề an ninh và tạo thuận lợi của dây chuyền cung ứng thương mại được đảm bảo thông qua việc thực hiện các phương pháp và quy trình kiểm soát hải quan hiện đại như quản lý rủi ro, sử dụng thông tin điện tử đến trước, doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt, hợp tác giữa Hải quan và Doanh nghiệp và hợp tác Hải quan - Hải quan. 184
- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phương tiện vận tải và hành khách xuất nhập cảnh tăng lên nhanh chóng, Hải quan Việt Nam cũng đã đẩy mạnh công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan, nhất là cải cách thủ tục hải quan và thực hiện cam kết quốc tế như cam kết WTO trong lĩnh vực hải quan, Khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu… Hải quan Việt Nam đã và đang có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho lưu thông hàng hoá, giảm thiểu các thủ tục rườm rà cho doanh nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo được hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan. Trong quá trình thực hiện quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp, cơ quan Hải quan đã gặp phải một số khó khăn và thách thức như chưa có một bộ máy chuyên trách thực hiện công việc phát triển quan hệ đối tác tại cơ quan Tổng cục Hải quan, hiện mới đang triển khai phân tán tại các đơn vị; Nhóm công tác hoạt động không chuyên trách dẫn đến hiệu quả của công tác này còn chưa cao. Ngoài ra, các nội dung liên quan đến quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp còn mang tính chất mới tại Việt Nam, vì vậy cộng đồng doanh nghiệp nói chung vẫn chưa hiểu rõ nội hàm của quan hệ đối tác, dẫn đến chưa chủ động và còn e dè khi tham gia các hoạt động đối tác với Hải quan. Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ công chức hải vẫn còn quan niệm cơ quan Hải quan là cơ quan quản lý, doanh nghiệp là đối tượng chịu sự quản lý, vì vậy khó thiết lập quan hệ đối tác với phía cộng đồng doanh nghiệp… Vì vậy, việc đề xuất các giải pháp phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vẫn hết sức cần thiết, góp phần tạo thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân hoạt động kinh doanh XNK hàng hóa, đồng thời hỗ trợ tích cực cho cơ quan quản lý nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan. CƠ SỞ LÝ LUẬN - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Những vấn đề lý luận chung về quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp Chiến lược của WCO “Hải quan trong thế kỷ thứ 21” đã xác định quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp là một trong mười trụ cột xác lập nên những nền tảng quan trọng của một cơ quan hải quan hiện đại trong thế kỷ thứ 21. Công ước Kyoto sửa đổi cũng đưa ra một loạt các chuẩn mực nhằm tăng cường tính minh bạch và dễ hiểu của thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp, trong đó có Chuẩn mực 3.32 về thủ tục đặc biệt áp dụng đối với các cá nhân tin cậy, Chuẩn mực 9.2 về công bố sớm quy định pháp lý mới hoặc sửa đổi, Chuẩn mực 9.9 về quy tắc ràng buộc và Chuẩn mực từ 10.1 đến 10.5 về thủ tục khiếu nại. Đối tác của cơ quan Hải quan bao gồm đối tác trực tiếp và các bên liên quan, trong đó, đối tác trực tiếp là những đối tác chịu tác động, hưởng lợi trực tiếp từ quan hệ đối tác (như các tổ chức và doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa); các bên liên quan là những đối tác có ảnh hưởng, tác động đến vấn đề hoặc có kiến thức, kinh nghiệm trong vấn đề (đó là các chuyên gia về lĩnh vực chuyên môn, các cơ quan quản lý chuyên 185
- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” ngành…). Có thể nói, doanh nghiệp là đối tác trực tiếp của cơ quan hải quan, chịu sự tác động và điều chỉnh trực tiếp từ sự quản lý của cơ quan hải quan. Chính vì vậy, thiết lập quan hệ đối tác giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp đã trở thành một nhiệm vụ của cơ quan hải quan, bên cạnh nhiệm vụ thu thuế, tạo thuận lợi cho thương mại, bảo vệ xã hội, bảo vệ các ngành nghề và đảm bảo an ninh thương mại. Cốt lõi của việc thiết lập quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp là cải cách giảm thủ tục hành chính. Nền tảng cơ bản thiết lập mối quan hệ đối tác đó dựa theo các chuẩn mực tại trụ cột Hải quan - Doanh nghiệp trong Khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu (SAFE) của WCO. Theo đó, để trở thành đối tác của hải quan, doanh nghiệp sẽ phải cam kết đáp ứng các điều kiện ràng buộc theo yêu cầu của cơ quan hải quan để được hưởng ưu đãi về thủ tục hải quan, được thông quan nhanh chóng, hạn chế kiểm tra, kiểm soát. Về căn bản, sự tuân thủ pháp luật hải quan (của doanh nghiệp) và tạo thuận lợi thương mại (của cơ quan Hải quan đối với doanh nghiệp) là mục tiêu chung và được thiết lập dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Thực tiễn cho thấy, việc thắt chặt hợp tác và đối tác với doanh nghiệp đem lại lợi ích cho cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp. Trong đó, cơ quan hải quan sẽ thu được lợi ích từ sự cải thiện về an ninh và hiệu quả thương mại, nâng cao chất lượng kiểm soát. Ngược lại, cộng đồng doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ thông quan nhanh chóng, chi phí giao dịch thấp, thủ tục hải quan minh bạch và dễ hiểu. Bên cạnh đó, việc thiết lập và tăng cường quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh hải quan các nước đẩy mạnh tiến trình cải cách, hiện đại hóa hải quan. Cụ thể: - Góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực hải quan; Minh bạch hóa môi trường hải quan và hoạt động của cơ quan hải quan các cấp; - Khuyến khích doanh nghiệp và các bên liên quan tham gia chủ động, tích cực và có trách nhiệm vào công việc của cơ quan hải quan. - Xây dựng sự hiểu biết, đồng thuận, đồng hành giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong việc thực hiện pháp luật nhà nước về hải quan; cải thiện và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; - Giải quyết các vướng mắc, ách tắc trong lưu thông thương mại, giảm nhẹ xung đột giữa các bên liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh phương tiện vận tải. Quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp chia làm hai loại: đối tác thường xuyên và đối tác liên tục. 186
- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” - Quan hệ đối tác thường xuyên: Quan hệ đối tác thường xuyên là việc cơ quan hải quan và doanh nghiệp cùng hợp tác trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và tin cậy lẫn nhau nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan hải quan và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Đối tượng thiết lập đối tác thường xuyên là: doanh nghiệp xuất nhập khẩu; doanh nghiệp dịch vụ xuất nhập khẩu; hiệp hội doanh nghiệp. - Quan hệ đối tác có điều kiện: Quan hệ đối tác có điều kiện là việc cơ quan hải quan và doanh nghiệp cùng hợp tác theo các điều kiện và cam kết cụ thể xác định tại các chương trình đối tác có điều kiện nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong xuất nhập khẩu hàng hóa và đảm bảo an ninh thương mại, bảo vệ cộng đồng, bảo vệ nguồn thu thông qua việc khuyến khích doanh nghiệp chấp hành tốt quy định pháp luật và tham gia tích cực vào chuỗi an ninh cung ứng. Đối tượng thiết lập quan hệ đối tác có điều kiện là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp dịch vụ xuất nhập khẩu. Quan hệ đối tác có điều kiện được thiết lập để khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và tài chính đối với nhà nước, hỗ trợ cơ quan hải quan nâng cao hiệu quả kiểm soát, bảo vệ cộng đồng, đảm bảo an ninh thương mại và chuỗi cung ứng. 2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê và phương pháp chuyên gia nhằm làm rõ và giải quyết vấn đề nghiên cứu. Số liệu được sử dụng trong bài viết là số liệu thứ cấp được thu thập từ Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê và được tính toán, diễn đạt theo mục đích sử dụng của nhóm tác giả. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Một số kiến nghị của WCO trong xây dựng quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và kinh nghiệm xây dựng quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp của Hải quan một số nước trên thế giới 1.1 Một số kiến nghị của WCO trong xây dựng quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp Theo khuyến nghị của WCO, cơ quan Hải quan các nước cần từng bước chuẩn hóa công tác phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp và các bên liên quan thông qua các hoạt động sau: - Chuẩn hóa các hoạt động phát triển quan hệ đối tác theo các nhóm giải pháp lớn gồm: thông tin, tham vấn, tham gia, hợp tác, trao quyền. - Ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phát triển quan hệ đối tác giúp quá trình triển khai được đồng bộ, thống nhất và chuyên nghiệp. 187
- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” - Hình thành bộ máy tổ chức triển khai các hoạt động phát triển quan hệ đối tác từ trung ương đến địa phương, phân công đầu mối tham mưu và thực hiện nhiệm vụ phát triển quan hệ đối tác ở các cấp. - Tổ chức tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng về phát triển quan hệ đối tác cho cán bộ, công chức hải quan các cấp và cộng đồng doanh nghiệp để triển khai thuận lợi các giải pháp phát triển quan hệ đối tác. - Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm góp phần nâng cao nhận thức trong cộng đồng xã hội về công tác phát triển quan hệ đối tác của cơ quan hải quan. 1.2 Kinh nghiệm xây dựng quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp của Hải quan Hoa Kỳ Sau sự kiện khủng bố 11/9/2001 tại Hoa Kỳ, cơ quan Hải quan và bảo vệ biên giới Hoa Kỳ nhận thấy không thể tự mình kiểm soát toàn bộ các hoạt động thương mại quốc tế, đảm bảo an ninh biên giới nếu không có sự tham gia từ cộng đồng doanh nghiệp, chính vì vậy tháng 11/2001 chương trình Đối tác Hải quan - Doanh nghiệp (C-CTAT) chống khủng bố được thiết lập. Chương trình Đối tác Hải quan - Doanh nghiệp (C-CTAT) chống khủng bố là một sáng kiến tự nguyện của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ, tập trung vào phát triển quan hệ hợp tác giữa hải quan và cộng đồng doanh nghiệp. Mục tiêu của chương trình này là tăng cường an ninh biên giới cũng như an ninh của toàn bộ chuỗi cung ứng, đồng thời tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại hợp pháp. C-TPAT đem đến cho các doanh nghiệp cơ hội được đóng vai trò chủ động trong cuộc chiến chống khủng bố. Khi tham gia vào sáng kiến này, các doanh nghiệp sẽ đảm bảo cung cấp một chuỗi cung ứng an toàn hơn cho người lao động, các nhà cung ứng và khách hàng của họ. Bắt đầu từ tháng 11/2001 chỉ với 7 thành viên là các nhà nhập khẩu lớn, đến nay đã có hơn 10.000 đối tác được chấp nhận tham gia chương trình. 1.3 Kinh nghiệm xây dựng quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp của Hải quan Australia Hải quan Australia đã thực hiện sáng kiến Chương trình hợp tác biên giới. Chương trình này được thiết lập sau khi Hội đồng Bộ trưởng về chiến lược phòng chống ma túy kêu gọi chính quyền liên bang và chính quyền các bang bổ sung ngân sách cho hoạt động thực thi pháp luật chống vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới. Chương trình là sự hợp tác giữa Hải quan Australia và các nhóm ngành nghề, các công ty tham gia vào thương mại và vận chuyển quốc tế. Chương trình thu hút kiến thức và kỹ năng của những người trong giới giúp ngăn chặn vận chuyển trái phép ma túy và nhập hàng phi pháp và có hại vào lãnh thổ Australia. Chương trình khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp hỗ trợ bảo vệ hoạt động tại biên giới Australia bằng cách thông tin về bất kỳ hoạt động nghi vấn nào qua 188
- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” đường dây nóng hoạt động liên tục 24h/ngày. Để hợp thức hóa sự hợp tác này, các thành viên tham gia chương trình ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với Hải quan Australia. Các MOU thể hiện sự hợp tác tự nguyện giữa hai bên chống lại các hoạt động phi pháp, không mang tính ràng buộc pháp lý. Thông qua chương trình hợp tác, Hải quan Australia đào tạo toàn diện cho các thành viên của chương trình cũng như cung cấp thông tin để hỗ trợ họ xác định các hoạt động hoặc các nghi vấn mà cơ quan hải quan quan tâm. Cơ quan hải quan thường xuyên duy trì liên lạc với các thành viên để tăng cường ý thức cảnh giác của các thành viên. Các thành viên tham gia chương trình được Hải quan Australia thừa nhận là đối tác trong cuộc chiến chống lại các hoạt động phi pháp. Điều này đã tạo dựng uy tín cho họ trong kinh doanh, trước khách hàng và trong cộng đồng. Doanh nghiệp có thể sử dụng cơ hội trở thành thành viên của chương trình đề xem xét các thỏa thuận về an ninh và giảm thiểu khả năng hoạt động kinh doanh của họ vô tình tiếp tay cho hoạt động phi pháp. Tháng 8/2014, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Australia đã giới thiệu “Chương trình thương nhân tin cậy” (TTP). Hải quan Australia khẳng định rằng TTP sẽ khuyến khích môi trường tự điều tiết bằng cách tạo dựng các mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng và chia sẻ trách nhiệm giữa Hải quan - Doanh nghiệp, và cho biết chương trình này sẽ được cung cấp rộng rãi nhằm mục đích: Thông quan hàng hóa nhanh hơn cho các doanh nghiệp có lịch sử tuân thủ và đảm bảo an ninh tốt; Giảm gánh nặng hành chính và luật định khi làm thủ tục thông quan; Tăng cường năng lực cạnh tranh kinh tế và tiếp cận thị trường cho các nhà nhập khẩu của Australia. 1.4 Kinh nghiệm xây dựng quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp của Hải quan Hồng Kông Hải quan Hồng Kông đang thực hiện 13 chương trình quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp như: “Sử dụng manifest thống nhất cho hàng hóa vận tải đường bộ”; “Chương trình giải phóng hàng trước khi nộp thuế” cho các hãng chuyển phát nhanh; “Chương trình liêm chính với việc đấu thầu điện tử”... Năm 2009, Hải quan Hồng Kông đã phát triển quan hệ đối tác với chương trình “Hải quan và Doanh nghiệp - Đối tác trong việc đấu tranh với vận chuyển chất thải độc hại”. Cụ thể, đối tác của Hải quan Hồng Kông gồm: Cục Bảo vệ môi trường và đại diện của các công ty vận tải biển. Cách thức thực hiện như sau: Nếu như Hải quan Hồng Kông nghi ngờ lô hàng nào có chứa chất thải độc mà cần kiểm tra thì họ thông báo với Cục bảo vệ môi trường để liên hệ với công ty vận tải biển. Nếu lô hàng đó có chứa chất thải mà không có giấy phép hợp lệ thì công ty vận tải biển đó phải trả lô hàng đó cho nước xuất khẩu theo quy định của Công ước Basel. Chính nhờ quan hệ đối tác này mà 99% container chứa chất thải độc bị phát 189
- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” hiện đã được trả lại cho nước xuất khẩu. Việc này góp phần nâng cao ý thức của dân chúng và phương tiện thông tin đại chúng tại nước xuất khẩu. Nhờ đó, số vụ nhập khẩu chất thải độc hại vào Hồng Kông đã giảm đáng kể và đó là một trong những ví dụ thành công về quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp. Ngoài ra, cơ quan Hải quan Hồng Kông đã ký Biên bản ghi nhớ với các đối tác thương mại khác nhau để tăng cường hiệu quả kiểm soát hải quan và tạo thuận cho thông quan hàng hóa. Có thể kể đến một số biên bản hợp tác như sau: - Ký biên bản hợp tác với hãng quản lý hàng đường không về trao đổi thông tin hàng hóa điện tử trong các lĩnh vực thông quan, giải phóng phi giấy tờ, quản lý rủi ro, trao đổi thông tin và công nghệ thông tin. Qua sự hợp tác này, Hải quan có thể nhận dữ liệu hàng hóa từ các đối tác thương mại và đưa ra các chỉ dẫn thông quan trên nền tảng cùng hệ thống và các hãng quản lý hàng đường không có thể nộp dữ liệu hàng hóa điện tử đến cơ quan hải quan, nhờ đó đẩy nhanh thủ tục thông quan. Thỏa thuận hợp tác này đã cải thiện và tăng cường sự trao đổi thông tin giữa hải quan và các hãng quản lý hàng đường không, tạo thuận lợi cho thương mại; - Ký biên bản ghi nhớ với các hãng chuyển phát nhanh với mục đích hợp tác là chống vận chuyển ma túy, chống buôn lậu và tạo thuận lợi cho thông quan, bảo vệ nguồn thu, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ những loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng… Sự hợp tác đã đem lại lợi ích cho cả hai phía. Họ có thể tiếp nhận thông tin và giải quyết các vấn đề tại hiện trường một cách nhanh chóng, tối đa hóa việc sử dụng công nghệ thông tin trong xử lý và trao đổi dữ liệu về hàng hóa qua giao diện máy tính và hỗ trợ đào tạo để tăng cường hiểu biết nhu cầu của mỗi bên. 1.5 Kinh nghiệm xây dựng quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp của Hải quan Singapore Được bắt đầu triển khai vào ngày 27/05/2007, chương trình Đối tác thương mại an toàn (Secure Trade Partnership - STP) do Hải quan Singapore xây dựng phù hợp với các chuẩn mực của Khung tiêu chuẩn SAFE của WCO. Chương trình mang tính tự nguyện nhằm khuyến khích doanh nghiệp thực hiện các biện pháp an ninh trong quá trình hoạt động kinh doanh, góp phần tăng cường an ninh cho dây chuyền cung ứng toàn cầu. STP đưa ra hướng dẫn về quá trình xây dựng, thực hiện, giám sát, đánh giá các biện pháp an ninh của doanh nghiệp. Khi tham gia STP, doanh nghiệp cam kết chấp nhận và thực hiện các biện pháp an ninh đồng thời chịu trách nhiệm đối với việc đảm bảo an ninh cho dây chuyền cung ứng của mình. Chương trình dành cho tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu, quản lý kho bãi, hãng vận tải, quản lý cảng. 190
- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” 1.6 Kinh nghiệm xây dựng quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp của Hải quan New Zealand Hải quan New Zealand có các chương trình đối tác cụ thể như sau: - Chương trình đối tác an ninh xuất khẩu: Chương trình đối tác an ninh xuất khẩu là yếu tố then chốt trong chiến lược đảm bảo an ninh dây chuyền cung ứng của NewZealand. Đối tượng trọng tâm của chương trình là hàng hóa xuất khẩu. Hải quan mời doanh nghiệp tham gia chương trình bằng các thỏa thuận riêng. Chương trình dựa trên hướng dẫn của chương trình C-TPAT của Mỹ và hướng dẫn của WCO về tăng cường chuỗi an ninh cung ứng để tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế. Doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo an ninh cho hoạt động của mình và chịu trách nhiệm giám sát, duy trì mức độ an ninh từ khâu đóng gói đến khâu giao hàng đến địa điểm bốc hàng xuất khẩu như đã thỏa thuận. Nhờ việc đảm bảo an ninh đối với hàng xuất khẩu, cơ quan hải quan có thể hạn chế can thiệp vào các hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Cũng nhờ việc giám sát mà doanh nghiệp hạn chế khả năng vô tình tham gia hoạt động thương mại bất hợp pháp. Về phía Hải quan, họ có trách nhiệm tư vấn về quy định an ninh, giám sát sự tuân thủ các điều kiện an ninh và đảm bảo an ninh cho doanh nghiệp. Thông qua chương trình, Hải quan có được thông tin chính xác hơn về nội dung hàng xuất khẩu cho phép cải thiện khả năng đánh giá rủi ro. Bên cạnh đó, chương trình đã tạo lập kênh thông tin cho doanh nghiệp báo cáo về bất kỳ hoạt động phi pháp nào cho cơ quan Hải quan. - Chương trình tiên phong: Đây là một chương trình hợp tác kết nối giữa hải quan và doanh nghiệp trong mối quan hệ đối tác nhằm giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận từ thương mại quốc tế vì lợi ích của cộng đồng. Hải quan và doanh nghiệp cùng xem xét tăng cường hợp tác, nắm bắt nhiệm vụ và nhu cầu của mỗi bên và xem xét các giải pháp thiết thực. Tùy theo điều kiện, hai bên có thể lập thỏa thuận hợp tác. Về phía doanh nghiệp, cam kết bảo vệ cộng đồng bằng cách: Sử dụng hiểu biết của mình để giúp phát hiện các hoạt động bất thường hoặc nghi vấn; Áp dụng các biện pháp phòng ngừa để không bị lợi dụng tham gia vào các hoạt động phi pháp thông qua việc duy trì các biện áp an ninh thỏa đáng; Hợp tác với cơ quan hải quan cung cấp thông tin thương mại chính xác; và hiểu rõ vai trò và quy định của cơ quan hải quan. Về phía hải quan, cơ quan hải quan có trách nhiệm cung cấp thông tin và hỗ trợ các doanh nghiệp mới và đang phát triển; tư vấn chính xác và tăng cường trao đổi liên lạc; trang bị kỹ năng phát hiện hoạt động phi pháp. 2. Thực trạng xây dựng quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời gian qua Kế hoạch xây dựng và phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp tại Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế trong việc thực hiện các cam kết quốc tế về thông tin, tham vấn, hợp tác giữa cơ quan hải quan và cộng đồng doanh 191
- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” nghiệp. Nội dung quy định về xây dựng đối tác Hải quan - Doanh nghiệp ở Việt Nam đã được quy định tại một số văn bản pháp lý, là nền tảng thúc đẩy hợp tác giữa Hải quan và doanh nghiệp. Hệ thống văn bản pháp lý quốc tế có liên quan bao gồm: Chuẩn mực 1.3 của Công ước Kyoto; điều 47 Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN; điều 5.8 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu; điều 1, 2 Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO (TFA); điều 2.6, 5.4, 5.11 Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP); Khung tiêu chuẩn đảm bảo an toàn và tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu (SAFE) của WCO. Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp đã trở thành một trong những mục tiêu cải cách, phát triển của các tổ chức quốc tế như WCO, ASEAN. Mục tiêu này đã được chuyển hóa thành chiến lược, kế hoạch phát triển của các tổ chức như: Chiến lược phát triển hải quan trong kế kỷ 21 của WCO; Kế hoạch chiến lược phát triển của hải quan ASEAN… Đối với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, cụ thể tại Luật Hải quan năm 2014, tuy không có quy định cụ thể về quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp nhưng đã có quy định về nội dung tạo thuận lợi thương mại. Đây là nội dung bao hàm việc phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp. Theo đó, tại Điều 3, Luật Hải quan 2014 có quy định: “Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh lãnh thổ Việt Nam”. Bên cạnh đó, trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 (Quyết định 628/QĐ-TTg ngày 20/5/2022), cũng đã đặt ra yêu cầu xây dựng quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp trên cơ sở áp dụng các chuẩn mực, khuyến nghị quốc tế. Nội dung này đã được cụ thể hóa thành một nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược như sau:“Xây dựng quan hệ đối tác giữa cơ quan Hải quan với doanh nghiệp tin cậy để hình thành chuỗi cung ứng tin cậy trên cơ sở nghiên cứu, xây dựng và triển khai chương trình đối tác tin cậy với sự tham gia của các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu và các đối tác thương mại của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng…” Thời gian qua, Hải quan Việt Nam đã triển khai các kế hoạch phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp cụ thể như sau: - Từ năm 2013, Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan giai đoạn 2013-2015 và Kế hoạch phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan theo từng năm; đồng thời theo dõi, hướng dẫn, giải đáp và hỗ trợ các đơn vị trong ngành triển khai kế hoạch. - Đã triển khai hoạt động về phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan như: ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Tổng cục Hải quan với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (nay là Liên đoàn Thương mại Công nghiệp Việt Nam - VCCI), với Liên minh diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) về cơ chế thông tin, hỗ trợ 192
- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” và tăng cường quan hệ hợp tác hải quan - doanh nghiệp. Hàng năm tổ chức Hội nghị giữa Tổng cục Hải quan và Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam nhằm thông tin một số hoạt động chung và các giải pháp hỗ trợ của cơ quan Hải quan và trao đổi, giải đáp các đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan đã chủ trì tổ chức họp hội nghị đối thoại thường niên với các hiệp hội khác như EuroCham, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản, doanh nghiệp Hàn Quốc… Tại các Hội nghị này, cơ quan hải quan đã giải đáp các vấn đề vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp liên quan tới thuế, thủ tục, chính sách và tiêu chí đánh giá doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực sản xuất và doanh nghiệp thương mại... + Tổ chức tham vấn các Hiệp hội về các văn bản pháp luật hải quan như Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản, Hiệp hội doanh nghiệp Logictics Việt Nam (VLA), Hiệp hội VAMA, Hiệp hội xăng dầu Việt Nam, Hiệp chế biến và xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam… về các dự thảo văn bản pháp luật, như thông tư quy định về xác định xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên, qua nghiên cứu về công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp trong bối cảnh hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, nhóm tác giả thấy còn một số tồn tại, cụ thể như sau: Về phía cơ quan Hải quan: - Công tác phát triển quan hệ đối tác triển khai còn chưa đồng đều, phần nhiều xuất phát từ đặc điểm của địa bàn, doanh nghiệp, mức độ quan tâm của cả hải quan và doanh nghiệp. - Nhân sự làm công tác phát triển quan hệ đối tác phần lớn là kiêm nhiệm nên thường bị chi phối bởi công việc chuyên môn. - Các hoạt động triển khai chủ yếu tập trung ở giải pháp thông tin trong khi các hoạt động được triển khai ở các giải pháp khác còn hạn chế. - Các chuyên đề hợp tác với doanh nghiệp chưa nhiều, chưa phong phú về nội dung, chưa làm rõ lợi ích giữa các bên nên thiếu tính hấp dẫn. - Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức hải quan có nơi còn hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của cơ quan hải quan đối với cộng đồng doanh nghiệp. Các tồn tại về phía doanh nghiệp là: - Mức độ quan tâm, tham gia quan hệ đối tác với cơ quan hải quan từ cộng đồng doanh nghiệp nhìn chung chưa cao, thiếu chủ động do phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc siêu nhỏ, nguồn lực hạn chế, ban lãnh đạo doanh nghiệp thường chưa quan tâm đúng mức đến việc tham gia các hoạt động đối tác do cơ quan hải quan tổ chức. 193
- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” - Tính chuyên nghiệp trong quá trình tìm hiểu pháp luật và thực thi pháp luật của nhiều doanh nghiệp chưa cao, trực tiếp cản trở đến sự hợp tác giữa hải quan và doanh nghiệp. Phần nhiều khi có vướng mắc, doanh nghiệp mới tìm đến cơ quan hải quan. - Số lượng doanh nghiệp tham gia quan hệ đối tác thường xuyên với cơ quan hải quan chưa nhiều. - Tổ chức của các Hiệp hội doanh nghiệp khá mỏng, làm việc trên nguyên tắc thống nhất (phải có ý kiến từ các thành viên) do vậy quá trình xử lý và phản hồi thông tin thường chậm trễ. Quá trình xây dựng và phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp ở Việt Nam còn gặp phải những khó khăn, vướng mắc như trên xuất phát từ những lí do sau: - Một số quy định trong các văn bản pháp luật liên quan đến xây dựng đối tác giữa Hải quan - Doanh nghiệp chưa đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng hoặc chưa phù hợp với thực tiễn. - Việc vận dụng các giải pháp quan hệ đối tác chưa linh hoạt và gắn kết, công tác tuyên truyền chưa lôi cuốn được doanh nghiệp tham gia quan hệ đối tác với cơ quan hải quan. - Chưa có được một đội ngũ nhân lực đảm nhận chuyên trách và chuyên sâu về phát triển quan hệ đối tác, nên hiệu quả kết nối giữa Hải quan và doanh nghiệp chưa cao. 3. Một số giải pháp phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại quốc tế Qua nghiên cứu thực trạng quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp ở Việt Nam thời gian qua, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam tham gia sâu vào các cam kết quốc tế và tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại quốc tế, cụ thể như sau: Một là, hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan đến quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp Trong thời gian tới, cơ quan hải quan cần tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp thông qua việc tăng cường hơn nữa nguyên tắc pháp chế trong hoạt động xây dựng đối tác Hải quan - Doanh nghiệp. Thúc đẩy phát triển quan hệ đối tác trên 03 nhóm công việc lớn: (i) Hoàn thiện chính sách pháp luật; (ii) Thực thi có hiệu lực, hiệu quả pháp luật; (iii) Tham gia giám sát thực thi pháp luật. Theo đó, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan cần tổ chức và xây dựng lại toàn bộ hệ thống văn bản hướng dẫn áp dụng trong nội bộ ngành Hải quan về các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động hải quan, các quy định liên quan đến doanh nghiệp ưu tiên 194
- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” đặc biệt, các quy trình tham vấn,… Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan cần xem xét ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn như ban hành văn bản hướng dẫn Quy chế tham vấn hải quan - doanh nghiệp và các bên liên quan; Quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp trong ngành Hải quan; Xây dựng nội dung tài liệu đào tạo phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp và các bên liên quan... Bổ sung đầy đủ thẩm quyền về xử phạt vi phạm hành chính cơ quan Hải quan trong pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và quy định cụ thể thẩm quyền trong xử lý vi phạm về chính sách Hải quan đối với các doanh nghiệp. Đồng thời, phải có chế tài xử lý nghiêm những hành vi gian lận của doanh nghiệp. Từ thực tế hiện nay có thể thấy vai trò của đại lý hải quan còn khá mờ nhạt trong hoạt động XNK. Vì vậy, trong xây dựng đối tác Hải quan - Doanh nghiệp hiệu quả hơn cần phải có những định hướng và giải pháp trong việc quản lý đại lý hải quan nhằm phát huy hiệu quả của đại lý hải quan cũng như khẳng định lại vị thế của đại lý hải quan với tư cách là người khai hải quan. Cần quy định cụ thể các biện pháp xử lý, chế tài đối với các doanh nghiệp làm dịch vụ hải quan vi phạm pháp luật hải quan, áp dụng hình thức xử lý vi phạm như với chủ hàng, hoặc xử một mức phạt tối đa, tối thiểu là bao nhiêu. Cụ thể, cơ quan Hải quan có quyền xử lý, xử phạt tiền, tạm đình chỉ nghiệp vụ, với những tình tiết quan trọng thì có thể huỷ tên khỏi danh sách đại lý hải quan, huỷ bỏ tư cách đại lý hải quan nếu đại lý hoặc tự mình hoặc cấu kết với chủ hàng làm tổn hại đến ngân sách nhà nước.... Bên cạnh đó là thiết lập cơ chế hỗ trợ đặc biệt đối với các doanh nghiệp đối tác là đại lý hải quan thường xuyên. Theo đó, cơ quan Hải quan sẽ thảo luận với đối tác về các cam kết phục vụ như: Cam kết về thời gian xử lý thủ tục hành chính; Cam kết về thời gian thực hiện các cuộc kiểm tra; Cam kết về tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính; Cam kết về thời gian giải quyết khiếu nại; Cam kết tham vấn doanh nghiệp về những thay đổi chính sách, pháp luật, phương pháp quản lý; Cam kết về thông tin và bảo mật thông tin; Cam kết về thái độ và chất lượng phục vụ. Các cam kết trên sẽ được thảo luận và đưa vào văn bản thỏa thuận hợp tác giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp. Hai là, củng cố, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức hải quan và doanh nghiệp đối tác thông qua các hoạt động đào tạo, giáo dục, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền Yếu tố con người là một trong những tiền đề quan trọng cho sự thành công của cải cách, hiện đại hóa hải quan. Muốn vậy, bên cạnh đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, Tổng cục Hải quan cần đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nắm bắt, hiểu và thực hiện đúng quy định pháp luật thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin, tập huấn, hướng dẫn trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử hải quan; cải thiện chất lượng và mở rộng các dịch vụ công trực tuyến trên cổng thông tin điện tử hải quan và cổng thông tin một cửa quốc gia. Tiếp 195
- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” tục duy trì các hoạt động tương tác thường xuyên với cộng động doanh nghiệp, như: các hội nghị đối thoại, hội nghị doanh nghiệp theo chuyên đề. Tiếp nhận và xử lý góp ý, phản ánh, đề xuất, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp qua các kênh thông tin được thiết lập, như đường dây nóng, hòm thư góp ý, trang thư trên cổng thông tin điện tử quốc gia. Về phía doanh nghiệp, cần thường xuyên cập nhật thông tin trên Cổng thông tin Tổng cục Hải quan, trang web Hải quan tỉnh, thành phố, chủ động tìm hiểu về chính sách pháp luật hải quan; Tham gia đầy đủ, cử đúng người tham gia các buổi tập huấn, hướng dẫn chính sách, quy định pháp luật mới trong lĩnh vực hải quan; Chủ động tham gia các hoạt động phát triển quan hệ đối tác do cơ quan hải quan các cấp tổ chức; Chủ động đề xuất các giải pháp, sáng kiến cải thiện phương pháp quản lý và hoạt động của cơ quan hải quan các cấp; Chủ động đề nghị tham gia các chương trình đối tác chuyên đề với cơ quan hải quan. Để quan hệ đối tác hải quan và doanh nghiệp thực chất và hiệu quả hơn, trong thời gian tới, nên tăng cường hơn nữa việc tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị tham vấn, giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp. Cơ quan hải quan cần chủ động mời chuyên gia, lãnh đạo các bộ, ngành cùng tham dự; các hiệp hội tập hợp hội viên tham gia… có được sự phối hợp nhịp nhàng như vậy thì hiệu quả chương trình sẽ cao hơn. Ba là, phối hợp liên ngành trong xây dựng phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp Mặc dù công tác cải cách hiện đại hóa hải quan đã có những kết quả tích cực, nhưng với số lượng doanh nghiệp đông đảo, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn, luôn tạo sức ép cho hải quan lẫn doanh nghiệp. Bởi vậy, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu là nhu cầu cấp thiết. Một trong những vấn đề gây khó khăn cho doanh nghiệp là thiếu sự liên thông thông tin, giải quyết thủ tục xuất, nhập khẩu giữa các bộ, ngành hữu quan. Do đó, thời gian tới, cơ quan Hải quan cần tăng cường hơn nữa hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp kết nối với các cơ quan quản lý để cung cấp thông tin đầy đủ cho doanh nghiệp nắm rõ các quy định của Nhà nước liên quan đến hải quan. Cần nghiên cứu lập Liên minh tư vấn các vấn đề về hải quan. Khi ngành hải quan triển khai hoạt động nào đó mà cộng đồng doanh nghiệp thấy cần góp ý, kiến nghị điều chỉnh, Liên minh sẽ lấy ý kiến các hiệp hội để phản biện với cơ quan hải quan. Ví dụ như phối hợp với Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tập huấn hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh đó là việc thiết lập đối tác thường xuyên với doanh nghiệp tiêu biểu tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Mở rộng quan hệ đối tác với Hiệp hội Thép Việt Nam, Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô, Hiệp hội xăng dầu, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản, Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc... 196
- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Bốn là, phát triển quan hệ đối tác có trọng tâm, trọng điểm, thực hiện có hiệu quả chế độ ưu tiên hải quan đối với doanh nghiệp ưu tiên Năm 2013, Bộ Tài chính đã ban hành chế độ ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện (gọi tắt là doanh nghiệp ưu tiên) theo quy định tại Thông tư số 86/2013/TT-BTC ngày 27/6/2013 của Bộ Tài chính. Thông tư này hiện nay đã được thay thế bởi Thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015 của Bộ Tài chính quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp. Vì vậy, căn cứ vào chế độ ưu tiên cho các doanh nghiệp ưu tiên nói chung, cần triển khai thực hiện có hiệu quả chế độ ưu tiên hải quan cho các doanh nghiệp đủ điều kiện. Hay nói cách khác, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nếu đáp ứng một số điều kiện của cơ quan hải quan sẽ được cơ quan hải quan áp dụng chế độ ưu tiên trong quản lý nhà nước về hải quan, như ưu tiên trong giai đoạn thông quan, ưu tiên trong giai đoạn sau thông quan, ưu tiên các thủ tục về thuế… Ngoài ra, cần tăng cường thoả thuận công nhận lẫn nhau giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan các nước trên thế giới. Năm là, tăng cường hiệu quả tham vấn Một trong những giải pháp hỗ trợ xây dựng đối tác Hải quan - Doanh nghiệp là phải tăng cường hiệu quả công tác tham vấn. Tham vấn là việc trao đổi, lấy ý kiến, thảo luận giữa cơ quan hải quan các cấp với doanh nghiệp và các bên liên quan về các giải pháp trên cơ sở đồng thuận của các bên. Tham vấn có thể diễn ra ở tất cả các cấp từ trung ương tới địa phương. Tham vấn trong lĩnh vực hải quan nhằm tìm kiếm các giải pháp chung trên cơ sở hiểu biết, đồng thuận, đồng hành giữa các bên tham gia tham vấn, nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan. Để tăng cường hiệu quả các hoạt động tham vấn, nhằm lôi cuốn cộng đồng doanh nghiệp hợp tác tham gia xây dựng chương trình đối tác hải quan - doanh nghiệp, phù hợp với tiến trình cải cách, hiện đại hóa hải quan, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp liên quan như: - Minh bạch hóa các văn bản pháp quy về tham vấn giữa Hải quan và doanh nghiệp. Tính minh bạch của văn bản pháp quy đươc thể hiện ở hai phương diện là khả năng áp dụng trực tiếp điều khoản quy định vào thực tế và tính liên thông giữa các văn bản pháp luật có liên quan. Do vậy, đối với hệ thống văn bản pháp luật và văn bản dưới luật cần được giảm thiểu số lượng văn bản hướng dẫn, tiến đến khả năng trực tiếp áp dụng điều luật vào tham vấn. - Xây dựng quy trình tham vấn theo hướng hiện đại. Trong đó, cần đề cao vai trò quan trọng, quy định trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ trong quá trình tham vấn để kiểm tra tính tuân thủ pháp luật giữa hải quan và doanh nghiệp. 197
- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” - Cần nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý tham vấn. Thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ công chức đặc biệt là xây dựng năng lực cho đội ngũ công chức kiểm tra sau thông quan về nghiệp vụ kiểm định, kỹ năng tham vấn bao gồm: Kiểm tra hồ sơ, tài liệu khai báo và kiểm tra trị giá khai báo, chuẩn bị tham vấn, cách thức tham vấn, nội dung tham vấn, hình thức tham vấn, biên bản tham vấn, kết luận sau tham vấn. - Xây dựng hệ thống quản lý thông tin chung để đảm bảo những người làm nhiệm vụ có thể truy cập và sử dụng, khai thác thông tin về hàng hóa, người khai hải quan, chủ hàng, ở mọi khía cạnh cần thiết. Bộ phận kiểm tra sau thông quan các cấp phải được trang bị quyền và khả năng truy cập vào tất cả các nguồn thông tin hợp pháp liên quan đến hoạt động doanh nghiệp; được cung cấp thông tin đầy đủ qua kênh thông tin của cơ sở dữ liệu giá, thông tin quản lý rủi ro, thông tin tình báo hải quan. Các thông tin này phải được xử lý bằng những công cụ hiện đại, cho phép truy cập nhanh và chính xác. Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp được tham vấn cần hợp tác với cơ quan hải quan trong việc trao đổi thông tin phục vụ cho công tác tham vấn. Sau các cuộc tham vấn cần tích cực góp ý, phản ánh về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức hải quan, giúp cơ quan hải quan xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh. KẾT LUẬN Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2030 đã đặt ra nhiệm vụ thúc đẩy phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan. Đây là một xu hướng phát triển tất yếu của một cơ quan hiện đại, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế, đồng thời phản ánh nhu cầu hợp tác giữa cơ quan hải quan và các bên liên quan trong việc huy động các nguồn lực vào quá trình phát triển hải quan và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Cùng với các hoạt động đã được Hải quan Việt Nam triển khai tốt trong thời gian qua, một số nội hàm của quan hệ đối tác đã được củng cố và triển khai một cách có bài bản theo chuẩn mực quốc tế. Các hoạt động hợp tác giữa Hải quan - Doanh nghiệp cũng bắt đầu được thúc đẩy và được ghi nhận dưới hình thức các văn bản thỏa thuận hợp tác giữa các bên. Với những nỗ lực cải cách, hiện đại hóa và phát triển thời gian qua, cơ quan hải quan đã được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp, nghiên cứu này đã đề xuất với cơ quan Hải quan một số giải pháp góp phần đổi mới phương thức quản lý của cơ quan hải quan, hỗ trợ thực thi, giám sát, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại, góp phần thành công trong tiến trình cải cách, hiện đại hóa, chuyển đổi số của ngành Hải quan. 198
- Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Thái Bùi Hải An & Phạm Thị Bích Ngọc (2010), Doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt - Kinh nghiệm các nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Học viện. [2] Thái Bùi Hải An (2015), Quản lý đại lý làm thủ tục hải quan ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ. [3] Thái Bùi Hải An & Phạm Thị Bích Ngọc (2016), Xây dựng đối tác Hải quan - Doanh nghiệp trong phát triển đại lý hải quan ở Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Học viện. [4] Tổng cục Hải quan (2020, 2021, 2022), Báo cáo Tổng kết công tác năm. [5] Tổng cục Hải quan (2020, 2021, 2022), Báo cáo về công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan năm 2020, 2021, 2022. [6] WCO (2015), Customs - Business partnership guidance. 199
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nghiệp vụ hải quan: Chương 1 - Phan Thu Hiền
11 p | 549 | 109
-
Bài giảng Nghiệp vụ hải quan - Chương 1: Sự ra đời và phát triển của nghiệp vụ hải quan
10 p | 165 | 24
-
Bất động sản Việt Nam - Tổng quan phát triển trong hai thập kỷ
7 p | 76 | 13
-
Hoàn thiện hệ sinh thái phát triển FinTech tại Việt Nam (Kỷ yếu hội thảo quốc tế)
1014 p | 15 | 7
-
Bàn thêm về tín dụng xanh ở Việt Nam
3 p | 17 | 6
-
Vai trò của ngân hàng trong phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị
9 p | 98 | 5
-
Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo hiểm
8 p | 11 | 5
-
Hướng đến mô hình hải quan thông minh, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp
4 p | 6 | 4
-
Vai trò đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam trong quan hệ Việt Nam - Lào
14 p | 87 | 3
-
Tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới việt nam đã ký kết và tình hình triển khai các cam kết liên quan đến hải quan
8 p | 7 | 3
-
Thực trạng triển khai doanh nghiệp ưu tiên tại Việt Nam
14 p | 6 | 2
-
Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp giai đoạn đến năm 2023 và tầm nhìn 2030 của hải quan Việt Nam
18 p | 3 | 2
-
Hoàn thiện cơ chế chính sách hải quan nhằm thực hiện thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên của hải quan các nước Asean
13 p | 5 | 2
-
Xây dựng mô hình hải quan thông minh trong bối cảnh chuyển đổi số
5 p | 7 | 2
-
Kế toán quản trị chi phí môi trường (ECMA) trong doanh nghiệp sản xuất gạch Việt Nam
18 p | 22 | 2
-
Kinh nghiệm Fintech từ Singapore và Indonesia: Bài học tiếp cận Fintech cho Việt Nam
10 p | 2 | 1
-
Nội san Nghiên cứu khoa học sinh viên - Tập 8/2024
80 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn