intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hội chứng thực bào máu ở bệnh nhân sốt rét

Chia sẻ: Hạnh Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

43
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu mô tả lần lượt 4 trường hợp sốt rét, chẩn đoán xác định bằng soi lam máu dưới kính hiển vi có plasmodium vivax và/hoặc plasmodium falciparum. Các bệnh nhân này đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng thực bào máu, điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới từ tháng 03/2012 đến tháng 09/2013.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hội chứng thực bào máu ở bệnh nhân sốt rét

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> HỘI CHỨNG THỰC BÀO MÁU Ở BỆNH NHÂN SỐT RÉT<br /> Lê Bửu Châu*, Nguyễn Trần Chính**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mở đầu: Hội chứng thực bào máu thứ phát sau nhiễm trùng liên quan chủ yếu đến virus, đặc biệt là<br /> Epstein-Barr virus. Các trường hợp hội chứng thực bào máu thứ phát sau sốt rét là bệnh cảnh ít gặp, dễ chẩn<br /> đoán nhầm với các bệnh lý khác.<br /> Đối tượng và phương pháp: Mô tả lần lượt 4 trường hợp sốt rét, chẩn đoán xác định bằng soi lam máu<br /> dưới kính hiển vi có Plasmodium vivax và/hoặc Plasmodium falciparum. Các bệnh nhân này đủ tiêu chuẩn chẩn<br /> đoán hội chứng thực bào máu, điều trị tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới từ tháng 03/2012 đến tháng 09/2013.<br /> Kết quả: Tất cả 4 trường hợp đều nhập viện vì sốt vào tuần thứ 2 và 3 của bệnh, giảm ít nhất 2 trong 3 dòng<br /> tế bào máu ngoại biên, gan lách to, tăng ferritin máu, tủy đồ có hiện tượng thực bào. Triglyceride tăng cao ở 3<br /> trường hợp. Không trường hợp nào có giảm fibrinogen trong máu. Kết quả ký sinh trùng sốt rét: 01 trường hợp<br /> do Plasmodium vivax, 01 trường hợp do Plasmodium falciparum, 02 trường hợp đồng nhiễm cả Plasmodium<br /> vivax và Plasmodium falciparum. Bệnh hồi phục hoàn toàn với điều trị thuốc kháng sốt rét và điều trị hỗ trợ mà<br /> không cần dùng đến các thuốc điều trị hội chứng thực bào máu như corticoids, etoposide và cyclosporin A.<br /> Kết luận: Hội chứng thực bào máu thứ phát sau bệnh sốt rét do P.vivax và P.falciparum có thể hồi phục<br /> hoàn toàn với điều trị thuốc kháng sốt rét kết hợp với điều trị nâng đỡ.<br /> Từ khóa: Hội chứng thực bào máu, sốt rét, Plasmodium vivax, Plasmodium falciparum.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> MALARIA- ASSOCIATED HEMOPHAGOCYTIC SYNDROME<br /> Le Buu Chau, Nguyen Tran Chinh<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 513 - 517<br /> Introduction: Secondary hemophagocytic syndrome is mainly associated with viral infection, especially with<br /> Epstein-Barr virus (EBV). Malaria-associated hemophagocytic syndrome is rare and can be misdiagnosed with<br /> other aetiologies.<br /> Methods: We describe four cases of malaria satisfying the criteria of hemophagocytic syndrome treated at the<br /> Hospital for Tropical Diseases (HTD) from March 2012 to September 2013.<br /> Results: All four of the cases were admitted to HTD for fever on the 2nd and the 3rd week of illness with<br /> bicytopenia or pancytopenia, hepatosplenomegaly, hyperferritinemia, pathologic findings of hemophagocytosis in<br /> the bone marrow. Three of the four cases noted hypertriglyceridemia. None of the cases had hypofibrinogenemia.<br /> The blood smear showed one case of Plasmodium vivax, one case of Plasmodium falciparum and two cases of<br /> Plasmodium vivax and Plasmodium falciparum co-infection. Four patients were treated successfully with<br /> antimalarial agents and symptomatic treatments without immunochemotherapy for hemophagocytic syndrome<br /> such as corticosteroids, etoposide and cyclosporin A.<br /> Conclusion: Hemophagocytic syndrome secondary to P.vivax and P.falciparum infection can be cured with<br /> antimalarial agents and symptomatic treatments.<br /> Key words: Hemophagocytic syndrome, malaria, Plasmodium vivax, Plasmodium falciparum.<br /> * Bộ môn Nhiễm, Đại học Y Dược TP HCM<br /> Tác giả liên lạc: BS. Lê Bửu Châu ĐT: 0918115600<br /> <br /> Nhiễm<br /> <br /> ** Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới<br /> Email: buuchaule@yahoo.com<br /> <br /> 513<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Hội chứng thực bào máu là một tình trạng<br /> bệnh lý nặng, tỷ lệ tử vong cao. Các hướng dẫn<br /> chẩn đoán và điều trị chủ yếu dựa vào kết quả<br /> những nghiên cứu ở bệnh nhân nhi mắc hội<br /> chứng thực bào máu nguyên phát(3,9). Hội chứng<br /> thực bào máu cũng là biến chứng hiếm gặp của<br /> nhiều loại nhiễm trùng khác nhau và tiên lượng<br /> của những trường hợp này cũng khác nhau tùy<br /> thuộc tác nhân gây bệnh. Sốt rét là bệnh truyền<br /> nhiễm khá phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, sốt rét<br /> với biểu hiện hội chứng thực bào máu thường<br /> chỉ được đề cập trong y văn thoáng qua trong<br /> các bài tổng quan về hội chứng thực bào máu(5)<br /> hay báo cáo một hoặc nhiều trường hợp(1,6). Đã có<br /> những trường hợp chẩn đoán sốt rét có biểu hiện<br /> hội chứng thực bào máu bị chậm trễ.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> Chúng tôi mô tả 4 trường hợp sốt rét, chẩn<br /> đoán xác định bằng soi lam máu dưới kính hiển<br /> vi phát hiện Plasmodium vivax và/hoặc<br /> Plasmodium falciparum, được điều trị tại bệnh<br /> viện Bệnh Nhiệt đới (BV BNĐ) từ tháng 03/2012<br /> đến tháng 09/2013. Các bệnh nhân này thỏa ít<br /> nhất 5 trên 8 tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng<br /> thực bào máu theo Hội thực bào thế giới 2004(3)<br /> (theo tiêu chuẩn này bệnh nhân phải thỏa mãn ít<br /> nhất là 5 trên 8 tiêu chuẩn nhưng trong điều kiện<br /> hiện tại, có 2 xét nghiệm chúng tôi chưa làm<br /> được là đo hoạt lực của tế bào diệt tự nhiên và<br /> CD25 hòa tan, nên chúng tôi chọn những bệnh<br /> nhân có ít nhất 5 trên 6 tiêu chuẩn còn lại). Các<br /> xét nghiệm được làm tại Khoa xét nghiệm BV<br /> BNĐ. Riêng tủy đồ được thực hiện và đọc kết<br /> quả tại bệnh viện Truyền máu và Huyết học bởi<br /> các bác sĩ chuyên khoa huyết học. Diễn tiến lâm<br /> sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị được theo<br /> dõi cho đến khi bệnh nhân ra viện.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Bệnh nhân 1<br /> Bệnh nhân nữ, 20 tuổi, ở Nhà Bè, Tp Hồ Chí<br /> Minh, nhập viện ngày 19.03.2012 vì sốt ngày thứ<br /> <br /> 514<br /> <br /> 10. Sốt mỗi ngày một cơn kèm lạnh run, nhức<br /> đầu, ho khan, tiêu phân lỏng không đàm máu,<br /> ngày 2 lần. Sau 4 ngày điều trị tại nhà, diễn tiến<br /> không cải thiện, nhập Bệnh viện Quận 7, điều trị<br /> 6 ngày không rõ thuốc, lâm sàng còn sốt, thiếu<br /> máu, chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Yếu<br /> tố dịch tễ: đang cư ngụ ở Nhà Bè, Quận 7. Lúc<br /> nhập viện: sốt 38,50C, thiếu máu. Kết quả xét<br /> nghiệm: Công thức máu (CTM): bạch cầu (BC)<br /> 3880/mm3, BC đa nhân trung tính: 2570/mm3,<br /> Hb: 7,3 g/dl, TC: 110.000/mm3, hồng cầu lưới:<br /> 0,5%. Các xét nghiệm khác: creatinine: 47<br /> µmol/L, AST/ALT/GGT: 32/23/50 U/L, bilirubine<br /> toàn phần: 6,7 µmol/L, ferritin: 520 ug/L, sắt<br /> huyết thanh: 27,06 µmol/L, fibrinogen: 4,11 g/L,<br /> LDH: 387 U/L. Cholesterol: 3,29 mmol/L,<br /> triglyceride: 4,78 mmol/L, CRP: 65 mg/L,<br /> Coombs test: âm tính, siêu âm bụng: gan, lách to.<br /> Phết máu ngoại biên tìm ký sinh trùng sốt rét<br /> (KSTSR) lúc nhập viện: âm tính, lặp lại xét<br /> nghiệm nhiều lần, sau 2 ngày kết quả Vt (+), test<br /> nhanh chẩn đoán sốt rét dương tính với<br /> Plasmodium vivax, Widal test, cấy máu, AFP đàm<br /> 3 lần và huyết thanh chẩn đoán sốt xuất huyết<br /> Dengue: âm tính. Kết quả tủy đồ: hội chứng thực<br /> bào máu nghi do nhiễm trùng. Điều trị:<br /> Chloroquine phối hợp với Primaquine uống.<br /> Ngoài ra, chỉ điều trị nâng đỡ, không dùng "các<br /> thuốc điều trị hội chứng thực bào máu". Bệnh<br /> nhân hết sốt sau 6 giờ điều trị thuốc kháng sốt<br /> rét, lâm sàng ổn định, xuất viện sau 8 ngày nằm<br /> viện. Lúc xuất viện BC: 3100/mm3, BC đa nhân:<br /> 1410/mm3, Hb: 7,2 g/dL, tiểu cầu 228.000/mm3.<br /> <br /> Bệnh nhân 2<br /> Bệnh nhân nam, 16 tuổi, ở Đức Hòa, Long<br /> An, nhập viện ngày 02.01.2013 vì sốt ngày thứ 14<br /> của bệnh. Yếu tố dịch tễ: có đi Bình Phước về 2<br /> tuần sau xuất hiện sốt. Lúc nhập viện: tỉnh, sốt<br /> cao 400C, da xanh niêm nhợt, gan lách to. Kết<br /> quả xét nghiệm: CTM: BC 2170/mm3, BC đa nhân<br /> trung tính: 740/mm3, Hb: 6,9 g/dL, tiểu cầu:<br /> 148000/mm3. Các xét nghiệm sinh hóa máu:<br /> creatinine: 67 µmol/L, AST/ALT/GGT: 39/53/36<br /> U/L, bilirubin toàn phần: 13,6 µmol/L, ferritin:<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> 535,9 ug/L, fibrinogen: 3 g/L, LDH: 717 U/L,<br /> triglyceride: 1,86 mmol/L, siêu âm bụng: gan to<br /> 17,6 cm, lách to 20,8 cm, CRP: 19 mg/L. KSTSR<br /> lần 1: âm tính, lần 2 (sau 24 giờ): Vtg 450/400 BC,<br /> Fg: 2/400 BC, test nhanh chẩn đoán P.falciparum<br /> và P.vivax đều dương tính. Kết quả tủy đồ: hội<br /> chứng thực bào máu nghi do nhiễm trùng. Điều<br /> trị: Dihydro-artemisinine và Piperaquine phối<br /> hợp Primaquine uống và truyền máu. Bệnh<br /> nhân hết sốt sau 15 giờ điều trị thuốc kháng sốt<br /> rét, KSTSR âm tính sau 48 giờ và xuất viện sau 6<br /> ngày nằm viện. Lúc ra viện: BC 3090/mm3, Hb:<br /> 7,8 g/dL, TC: 210.000/mm3.<br /> <br /> Bệnh nhân 3<br /> Bệnh nhân nam, 27 tuổi, ở Gò Vấp, TP HCM,<br /> nhập viện ngày 18.03.2013 vì sốt ngày thứ 20. Sốt<br /> 2-3 cơn/ngày kèm rét run, mỗi cơn kéo dài<br /> khoảng 30 phút. Yếu tố dịch tễ: Có đến Bình<br /> Phước khoảng 2 tháng trước khi khởi bệnh. Lúc<br /> nhập viện: tỉnh, sốt cao 39,50C, thiếu máu, gan<br /> lách to. Kết quả xét nghiệm: CTM: BC 2700/mm3,<br /> BC đa nhân trung tính: 1140/mm3, Hb: 8,3 g/dL,<br /> tiểu cầu: 60000/mm3, HC lưới 0,44%. Các xét<br /> nghiệm khác: ferritin: 1707 ug/L, creatinine: 99<br /> µmol/L, AST/ALT/GGT: 31/29/40 U/L, bilirubin<br /> toàn phần: 29,9 µmol/L, fibrinogen: 5,06 g/L,<br /> albumin máu: 36,5g/L, triglyceride: 5,3 mmol/L,<br /> siêu âm bụng: gan to 14,8 cm, lách to 15,7 cm,<br /> CRP: 149 mg/L, X-quang phổi: bình thường.<br /> KSTSR: Ftg(+), Vtg(++). Kết quả tủy đồ: có hiện<br /> tượng thực bào máu. Điều trị: Dihydro-<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> artemisinine và Piperaquine phối hợp<br /> Primaquine uống. Bệnh nhân hết sốt sau 12 giờ<br /> điều trị đặc hiệu, KSTSR âm tính sau 48 giờ và<br /> xuất viện sau 4 ngày nằm viện. Lúc ra viện: BC<br /> 2790/mm3, Hb: 7,6 g/dL, TC: 93.000/mm3.<br /> <br /> Bệnh nhân 4<br /> Bệnh nhân nam, 28 tuổi, ở Đồng Nai, nhập<br /> viện ngày 24.09.2013 vì sốt ngày thứ 9. Sốt 3<br /> cơn/ngày kèm rét run. Yếu tố dịch tễ: Có đến<br /> vùng rừng núi ở Phú Yên 10 ngày trước khi khởi<br /> bệnh. Lúc nhập viện: tỉnh, sốt 38,50C, thiếu máu<br /> nhẹ, gan lách to, vàng mắt nhẹ. Kết quả xét<br /> nghiệm: CTM: BC 2400/mm3, BC đa nhân trung<br /> tính: 805/mm3, Hb: 8,75 g/dL, tiểu cầu:<br /> 91.600/mm3. Các xét nghiệm sinh hóa máu:<br /> creatinine: 69 µmol/L, AST/ALT/GGT: 70/64/116<br /> U/L, bilirubin toàn phần: 40,8 µmol/L, ferritin:<br /> 1620 ug/L, fibrinogen: 3,01 g/L, albumin máu:<br /> 28,6g/L, triglyceride: 4,53 mmol/L, siêu âm bụng:<br /> gan to 16,7 cm, lách to 13,9 cm, tràn dịch màng<br /> phổi phải lượng vừa, CRP: 224 mg/L, cấy máu:<br /> âm tính. KSTSR: Ft,g (+), test nhanh chẩn đoán<br /> sốt rét dương tính với P. falciparum. Kết quả tủy<br /> đồ: có hiện tượng thực bào máu. Điều trị:<br /> Dihydro-artemisinine phối hợp Piperaquine<br /> uống,. Bệnh nhân hết sốt sau 12 giờ điều trị đặc<br /> hiệu, KSTSR âm tính sau 12 giờ và xuất viện sau<br /> 7 ngày nằm viện. Lúc ra viện: BC 6030/mm3, Hb:<br /> 8,4 g/dL, TC: 205.000/mm3, bilirubin máu về bình<br /> thường.<br /> <br /> Bảng 1: Tóm tắt các đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của 4 trường hợp trên<br /> Lâm sàng và xét nghiệm<br /> Giới/tuổi<br /> Ngày bệnh nhập BV BNĐ<br /> Sốt cao > 7 ngày<br /> 3<br /> <br /> BC đa nhân trung tính/mm<br /> Hb (g/dL)<br /> 3<br /> <br /> Tiểu cầu//mm<br /> <br /> AST/ALT/GGT(U/L)<br /> Bilirubin TP (µmol/L)<br /> Fibrinogen (g/L)<br /> Triglyceride (mmol/L)<br /> Ferritin (ug/L)<br /> <br /> Nhiễm<br /> <br /> Bệnh nhân 1<br /> nữ/20<br /> N10<br /> (+)<br /> 2570<br /> 7,3<br /> 110.000<br /> 32/23/50<br /> 6,7<br /> 4,11<br /> 4,78<br /> 520<br /> <br /> Bệnh nhân 2<br /> nam/16<br /> N14<br /> (+)<br /> 740<br /> 6,9<br /> 148.000<br /> 39/53/36<br /> 13,6<br /> 3<br /> 1,86<br /> 535,9<br /> <br /> Bệnh nhân 3<br /> nam/27<br /> N20<br /> (+)<br /> 1140<br /> 8,3<br /> 60.000<br /> 31/29/40<br /> 29,9<br /> 5,06<br /> 5,3<br /> 1707<br /> <br /> Bệnh nhân 4<br /> nam/28<br /> N9<br /> (+)<br /> 805<br /> 8,75<br /> 91.600<br /> 70/64/116<br /> 40,8<br /> 3,01<br /> 4,53<br /> 1620<br /> <br /> 515<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> Lâm sàng và xét nghiệm<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> Bệnh nhân 1<br /> Gan lách to<br /> <br /> Bệnh nhân 2<br /> <br /> Bệnh nhân 3<br /> <br /> Bệnh nhân 4<br /> <br /> Siêu âm bụng<br /> <br /> Gan lách to<br /> <br /> Gan lách to<br /> <br /> Gan lách to, tràn dịch<br /> màng phổi<br /> <br /> KSTSR<br /> <br /> Vt (+)<br /> <br /> Vtg (++), Fg(+)<br /> <br /> Vtg (++), Ftg(+)<br /> <br /> Ftg (+)<br /> <br /> Tủy đồ<br /> Điều trị sốt rét<br /> <br /> Điều trị HCTBM<br /> Kết quả<br /> <br /> HCTBM<br /> <br /> Chloroquine +<br /> Primaquine<br /> Không<br /> Hồi phục hoàn toàn<br /> <br /> HCTBM<br /> HCTBM<br /> HCTBM<br /> Dihydro-artemisinine + Dihydro-artemisinine + Dihydro-artemisinine +<br /> Piperaquine +<br /> Piperaquine +<br /> Piperaquine<br /> Primaquine<br /> Primaquine<br /> Không<br /> Không<br /> Không<br /> Hồi phục hoàn toàn<br /> <br /> HCTBM: Hội chứng thực bào máu, Vt: Plasmodium<br /> vivax thể dưỡng bào (trophozoites), Ft: Plasmodium<br /> falciparum thể dưỡng bào, g: giao bào (gametocyte).<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Sốt rét là bệnh khá thường gặp ở các quốc gia<br /> vùng nhiệt đới. Mặc dù có thuốc điều trị đặc<br /> hiệu nhưng vẫn có trường hợp tử vong do bệnh<br /> diễn tiến nặng, nhập viện trễ và điều trị muộn.<br /> Cả 4 trường hợp đề cập trên đây đều nhập viện<br /> trong bệnh cảnh sốt kéo dài hơn 1 tuần, tính chất<br /> sốt không điển hình của bệnh lý sốt rét, có giảm<br /> ít nhất 2 trong 3 dòng tế bào máu ngoại biên, gan<br /> lách to, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý của hệ tạo<br /> máu. So sánh với tiêu chuẩn chẩn đoán hội<br /> chứng thực bào máu 2004: sốt cao, lách to, tăng<br /> ferritin và thấy hiện tượng thực bào trên lam tủy<br /> đều hiện diện ở cả 4 bệnh nhân trên. Tuy nhiên,<br /> mức độ tăng ferritin ở những bệnh nhân này<br /> dường như thấp hơn những trường hợp hội<br /> chứng thực bào máu liên quan đến virus như sốt<br /> xuất huyết Dengue(4) hay Epstein-Barr virus(2).<br /> Kết quả công thức máu cho thấy hồng cầu luôn ở<br /> mức thấp vì bên cạnh hemoglobin máu giảm do<br /> hiện tượng thực bào, còn có tán huyết trong<br /> bệnh sốt rét. Vì lý do này mà chỉ số bạch cầu và<br /> tiểu cầu giảm có giá trị nhiều hơn trong chẩn<br /> đoán hội chứng thực bào máu. Đối với tiêu<br /> chuẩn tăng triglycerid và/hoặc giảm fibrinogen,<br /> chúng tôi nhận thấy tăng triglyceride thường<br /> gặp hơn giảm fibrinogen máu. Bảng 1 cho thấy<br /> kết quả fibrinogen ở cả 4 bệnh nhân trên đều<br /> trong giới hạn bình thường. Từ các kết quả trên<br /> chúng tôi thấy rằng trong các tiêu chuẩn chẩn<br /> đoán hội chứng thực bào máu, tiêu chuẩn tăng<br /> triglyceride máu và/hoặc giảm fibrinogen máu ít<br /> <br /> 516<br /> <br /> Hồi phục hoàn toàn<br /> <br /> Hồi phục hoàn toàn<br /> <br /> gặp hơn cả ở những bệnh nhân hội chứng thực<br /> bào máu thứ phát sau sốt rét.<br /> Tác nhân nhiễm trùng liên quan đến hội<br /> chứng thực bào máu thường gặp nhất là nhóm<br /> virus với tỷ lệ Epstein-Barr virus chiếm đa số, kế<br /> đến là nguyên nhân vi trùng. Nhóm tác nhân ký<br /> sinh trùng, nhất là ký sinh trùng sốt rét tương<br /> đối ít gặp(5). Trong y văn, chỉ có 2 loại ký sinh<br /> trùng sốt rét P. falciparum và P. vivax được mô tả<br /> có liên quan đến hội chứng thực bào máu. Khác<br /> với P. falciparum, P. vivax ít liên quan đến hội<br /> chứng thực bào máu hơn. Tác giả Pil Soo Sung(8)<br /> đã hồi cứu y văn cho thấy đến năm 2011, chỉ có 7<br /> trường hợp sốt rét do P. vivax được đề cập trong<br /> y văn tiếng Anh có liên quan đến hội chứng thực<br /> bào máu. Tất cả các trường hợp này đều hồi<br /> phục hoàn toàn khi nhận thuốc kháng sốt rét và<br /> điều trị nâng đỡ. Đại đa số các thể sốt rét nặng là<br /> do P. falciparum. Tuy nhiên, cũng như P. vivax,<br /> các báo cáo về bệnh sốt rét do P. falciparum liên<br /> quan đến hội chứng thực bào máu cũng ít gặp,<br /> thường được đề cập ở dạng báo cáo một hay<br /> nhiều trường hợp(6,7). Hầu hết các trường hợp<br /> này cũng hồi phục tốt mà không cần dùng đến<br /> các thuốc sử dụng cho bệnh nhân hội chứng<br /> thực bào máu như hướng dẫn của hội thực bào<br /> thế giới 2004(3). Trong 4 bệnh nhân của chúng tôi,<br /> có 2 trường hợp là đồng nhiễm cả 2 tác nhân P.<br /> falciparum và P. vivax, cả 2 trường hợp này cũng<br /> đều hồi phục tốt với thuốc kháng sốt rét và điều<br /> trị hỗ trợ. Kết quả này và qua hồi cứu y văn cho<br /> thấy hội chứng thực bào máu liên quan đến sốt<br /> rét thường có tiên lượng tốt nếu dùng thuốc<br /> kháng sốt rét kịp thời, bất kể là sốt rét do P.<br /> falciparum hay P. vivax(6,8,10).<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br /> Số trường hợp mắc sốt rét hiện nay giảm nên<br /> chẩn đoán bệnh này đôi khi bị bỏ sót tại một số<br /> cơ sở y tế. Đã có những bệnh nhân sốt rét tử<br /> vong do ban đầu chẩn đoán và điều trị nhầm với<br /> các bệnh lý khác. Chính vì vậy, trước các trường<br /> hợp sốt không rõ nguyên nhân có biểu hiện hội<br /> chứng thực bào máu, cần lưu ý đến nguyên<br /> nhân sốt rét để có hướng chẩn đoán và điều trị<br /> kịp thời. Bệnh thường hồi phục nhanh chóng sau<br /> khi điều trị thuốc kháng sốt rét. Tuy nhiên, thời<br /> gian trở về bình thường của các kết quả xét<br /> nghiệm thường chậm hơn đáp ứng lâm sàng,<br /> đặc biệt là dòng hồng cầu và bạch cầu trong máu<br /> ngoại biên.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Trước các bệnh nhân nhập viện trong bệnh<br /> cảnh sốt kéo dài, gan lách to, giảm các dòng tế<br /> bào máu ngoại biên cần lưu ý đến hội chứng<br /> thực bào máu liên quan đến bệnh sốt rét, đặc<br /> biệt là các bệnh nhân sống hoặc đi lại ở vùng<br /> có bệnh sốt rét lưu hành. Ký sinh trùng sốt rét<br /> liên quan đến hội chứng thực bào máu có thể<br /> là P.falciparum hoặc P.vivax hay đồng nhiễm cả<br /> 2 tác nhân trên. Điều trị chủ yếu là thuốc<br /> kháng sốt rét và điều trị hỗ trợ. Bệnh thường<br /> hồi phục tốt mà không cần dùng thuốc kháng<br /> viêm hay thuốc ức chế miễn dịch như hội<br /> chứng thực bào máu liên quan đến các tác<br /> nhân nhiễm trùng khác.<br /> <br /> Nhiễm<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> 7.<br /> <br /> 8.<br /> <br /> 9.<br /> <br /> 10.<br /> <br /> Albaker W (2009). "Acute Plasmodium vivax malaria<br /> presenting with pancytopenia secondary to hemophagocytic<br /> syndrome: case report and literature review". Journal of family<br /> & community medicine, 16, (2), 71-3.<br /> Allen CE, Yu X, Kozinetz CA, McClain KL (2008)."Highly<br /> elevated ferritin levels and the diagnosis of hemophagocytic<br /> lymphohistiocytosis". Pediatric blood & cancer, 50, (6), 1227-35.<br /> Henter JI, Horne A, Arico M, et al (2007)."HLH-2004:<br /> Diagnostic and therapeutic guidelines for hemophagocytic<br /> lymphohistiocytosis". Pediatr Blood Cancer, 48, (2), 124-131.<br /> Lê Bửu Châu, Nguyễn Trần chính, Nguyễn Văn Vĩnh Châu<br /> (2014)."Hội chứng thực bào máu liên quan với sốt xuất huyết<br /> Dengue người lớn". Y Học TP.Hồ Chí Minh, tập 18, phụ bản số<br /> 1, tr 335-340.<br /> Nadine GR, Naasha JT, Camille V, Kelly C, Roger M, Carolyn<br /> G (2007)."Infections associated with haemophagocytic<br /> syndrome". Lancet Infect Dis, 7, 814-822.<br /> Ohnishi K, Mitsui K, Komiya N, Iwasaki N, Akashi A,<br /> Hamabe Y (2007)."CLINICAL case report: falciparum malaria<br /> with hemophagocytic syndrome". The American journal of<br /> tropical medicine and hygiene, 76, (6), 1016-8.<br /> Ohno T, Shirasaka A, Sugiyama T, Furukawa H<br /> (1996)."Hemophagocytic syndrome induced by Plasmodium<br /> falciparum malaria infection". International journal of<br /> hematology, 64, (3-4), 263-6.<br /> Pil Soo Sung In Ho Kim, Jae Ho Lee, Jong Won Park<br /> (2011)."Hemophagocytic<br /> Lymphohistiocytosis<br /> (HLH)<br /> Associated with Plasmodium vivax Infection: Case Report and<br /> Review of the Literature". Chonnam Med J, 47, 173-176.<br /> Sở Y tế TP.HCM (2012)."Phác đồ hướng dẫn chẩn đoán và<br /> điều trị hội chứng thực bào máu". Số 1380/SYT-NVY, ngày<br /> 23/02/2012.<br /> Vinoth PN, Thomas KA, Selvan SM, Suman DF, Scott JX<br /> (2011)."Hemophagocytic<br /> syndrome<br /> associated<br /> with<br /> Plasmodium falciparum infection". Indian journal of pathology<br /> & microbiology, 54, (3), 594-6.<br /> <br /> Ngày nhận bài báo:<br /> <br /> 27/10/2014<br /> <br /> Ngày phản biện nhận bài nhận xét:<br /> <br /> 30/10/2014<br /> <br /> Ngày bài báo được đăng:<br /> <br /> 10/01/2015<br /> <br /> 517<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2