Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
HỘI CHỨNG THỰC BÀO MÁU Ở NGƯỜI LỚN: NHÂN 30 TRƯỜNG HỢP<br />
ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TP HCM<br />
Lê Bửu Châu*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị hội chứng thực bào máu ở người<br />
lớn.<br />
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả 30 bệnh nhân người lớn bị hội chứng thực bào máu<br />
điều trị tại Khoa sốt kéo dài - Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 10 năm 2011.<br />
Kết quả: Tuổi trung vị là 31 (thay đổi từ 16-68 tuổi). Tỷ lệ nam:nữ là 2,3:1. Tất cả các bệnh nhân đều<br />
nhập viện với triệu chứng sốt kéo dài. Gan to, lách to, thiếu máu, xuất huyết, vàng da, tiêu chảy và sụt cân<br />
chiếm tỷ lệ lần lượt là 73,3; 56,7; 53,3; 16,7, 33,3, 30 và 23,3%. Giảm một hay nhiều dòng tế bào máu<br />
ngoại biên chiếm 96,7%. Nguyên nhân hội chứng thực bào máu bao gồm: ung thư hạch (n=2), theo dõi<br />
bệnh bạch cầu (n=1), nhiễm khuẩn (n=5), bệnh tự miễn (n=1) và không rõ nguyên nhân (n=21). Thời gian<br />
từ lúc nhập viện đến lúc chẩn đoán được hội chứng thực bào máu là 7 ngày (thay đổi từ 2-15 ngày).<br />
Nguyên nhân tử vong của các bệnh nhân trong mẫu khảo sát là suy đa cơ quan.<br />
Kết luận: Dựa vào biểu hiện lâm sàng và công thức máu có thể giúp gợi ý chẩn đoán sớm hội chứng<br />
thực bào máu. Đa số các trường hợp vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra hội chứng này.<br />
Từ khóa: Hội chứng thực bào máu<br />
<br />
ABSTRACT<br />
HEMOPHAGOCYTIC SYNDROME IN ADULTS: A CASE SERIES OF 30 PATIENTS AT THE<br />
HOSPITAL FOR TROPICAL DISEASES<br />
Le Buu Chau* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 146 - 150<br />
Objectives: Investigating clinical presentations, laboratory results, and outcomes of haemophagocytic<br />
syndrome in adults.<br />
Methods: A consecutive series of 30 adults with HLH diagnosed at The Hospital for Tropical Diseases<br />
from September 2009 to October 2011 has been studied prospectively and descriptively.<br />
Results: The median age at diagnosis was 31 years (range: 16-68 years), with a male: female ratio of<br />
2.3:1. All of the patients presented with prolonged fever. Evidence of hepatomegaly, splenomegaly, anemia,<br />
bleeding, jaundice, diarrhea, and weight loss were seen 73.3, 56.7, 53.3, 16.7, 33.3, 30 and 30.8% of<br />
patients, respectively. 96.4% of the patients had at least a mono or bi- or trilineage cytopenia. The causes of<br />
HLH were as follows; lymphoma (n=2), suspected leukemia (n=1), infection (n=5), rheumatologic illness<br />
(n=1), and idiopathic (n=21). The median time from admission to Hospital to diagnosis was 7 days (2-15<br />
days). Multi-system organ failure was the most common cause of death.<br />
Conclusion: The clinical characteristics and complete bood count result are the critical factors for early<br />
diagnosis HLH. The high percentage of associated causes with HLH is unknown.<br />
Keyword: Haemophagocytic syndrome, Hemophagocytic lymphohistiocytosis, HLH.<br />
* Bộ môn nhiễm, ĐHYD Tp HCM<br />
Tác giả liên lạc: Ths. Lê Bửu Châu. ĐT: 0918115600<br />
<br />
146<br />
<br />
Email: buuchaule@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hội chứng thực bào máu có các biểu hiện<br />
gồm sốt, lách to, giảm các dòng tế bào máu<br />
ngoại biên và có hiện tượng thực bào trong tủy<br />
xương, gan, lách và hạch. Có 2 hình thái khác<br />
nhau của hội chứng thực bào máu cùng có đặc<br />
điểm chung là đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ<br />
nhưng không hiệu quả, đe dọa tính mạng của<br />
người bệnh: Hội chứng thực bào máu nguyên<br />
phát và hội chứng thực bào thứ phát. Bệnh<br />
thường được kích hoạt bởi nhiễm khuẩn. Ngoài<br />
ra còn được kích hoạt bởi các nguyên nhân khác<br />
như bệnh tự miễn hoặc bệnh lý ác tính. Tuy<br />
hiếm gặp nhưng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhận bị<br />
HLH thay đổi từ 22% đến 72% tùy theo nghiên<br />
cứu(2,9). Tác giả Shabbir M(9) báo cáo 18 trường<br />
hợp HLH ở người lớn qua 5 năm theo dõi, tỷ lệ<br />
tử vong lên đến 72%. Hai nghiên cứu đa quốc<br />
gia về hội chứng này năm 1994 và 2004 đều<br />
được thực hiện ở trẻ em(4,5). Đối với người lớn,<br />
trong thời gian gần đây số lượng bệnh nhân<br />
HLH nhập viện có xu hướng gia tăng và tỷ lệ tử<br />
vong khá cao. Nghiên cứu này mô tả các đặc<br />
điểm lâm sàng và cận lâm sàng của HLH nhằm<br />
giúp nhận diện sớm hội chứng này để có hướng<br />
can thiệp kịp thời cho người bệnh, góp phần<br />
giảm tỷ lệ tử vong.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Tất cả các bệnh nhân lớn hơn 14 tuổi, nhập<br />
Khoa Nhiễm B- Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP<br />
HCM, có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng<br />
thực bào máu theo Hội huyết học Hoa Kỳ năm<br />
1991(5) đều được đưa vào nghiên cứu. Định<br />
nghĩa giảm các dòng máu ngoại khi:<br />
Hemoglobin < 9 g/dL (dòng HC), Neutrophil<br />
count < 1100/mm3 (dòng BC), Tiểu cầu <<br />
100.000/mm3(dòng TC).<br />
Tủy đồ được thực hiện tại Bệnh viện Truyền<br />
máu và huyết học TP HCM. Các xét nghiệm<br />
sinh hóa, vi sinh, chẩn đoán hình ảnh được thực<br />
hiện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP Hồ Chí<br />
Minh và Trung Tâm chẩn đoán Y khoa Medic.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Mô tả, thiết kế cắt ngang. Các kết quả được<br />
tính ra tỷ lệ %, trung bình ± độ lệch chuẩn, trung<br />
vị (khoảng). Các số liệu được xử lý với phần<br />
mềm SPSS 11.0 dùng cho Windows.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong khoảng thời gian 2 năm từ tháng<br />
09/2009 đến tháng 10/2011, có tất cả 30 người<br />
bệnh được chẩn đoán và điều trị hội chứng thực<br />
bào máu (HLH) tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới.<br />
<br />
Đặc điểm mẫu khảo sát<br />
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của 30 BN<br />
HLH nghiên cứu.<br />
Đặc điểm<br />
Số bệnh nhân nam/nữ<br />
Tuổi (trung bình ĐLC)<br />
<br />
Số ca<br />
Tỷ lệ<br />
(n=30)<br />
21/9<br />
31 (16-68)<br />
<br />
Trọng lượng (Kg) (trung bình ĐLC) 52,5 7,4 (37-78)<br />
Nơi cư ngụ<br />
TP HCM<br />
14/30<br />
46,7<br />
Các tỉnh<br />
16/30<br />
53,3<br />
#<br />
Đang mắc bệnh mạn tính<br />
2/30<br />
6,7<br />
Số ngày bệnh trước nhập viện Trung vị<br />
15 (2-180)<br />
(khoảng)<br />
@<br />
Thời gian chẩn đoán được HLH (ngày)<br />
7 (2-15)<br />
Sốt<br />
30/30<br />
100<br />
Lạnh run<br />
11/30<br />
34,6<br />
Xuất huyết dưới da<br />
3/30<br />
10<br />
Xuất huyết tiêu hóa<br />
2/30<br />
6,7<br />
Tiêu chảy**<br />
9/30<br />
30<br />
Thiếu máu<br />
16/30<br />
53,3<br />
Sụt cân<br />
7/30<br />
23,3<br />
Gan to<br />
22/30<br />
73,3<br />
Lách to<br />
17/30<br />
56,7<br />
Vàng da<br />
10/30<br />
33,3<br />
#::<br />
01 BN Tiểu đường, 01 BN bị hội chứng thận hư<br />
@<br />
Có 3 BN được chẩn đoán sau khi làm tủy đồ lần 2<br />
<br />
Bảng 2: Đặc điểm cận lâm sàng của 30 BN HLH<br />
nghiên cứu.<br />
Đặc điểm<br />
Số bệnh nhân (%)<br />
Số lượng tế bào máu ngoại biên<br />
Dung tích hồng cầu * (%)<br />
30,1 5,8 [18,1-40,2]<br />
3<br />
Bạch cầu**/mm<br />
3000 (877-21380)<br />
3<br />
Neutrophil**/mm<br />
1695 (290-17750)<br />
Tiểu cầu**/mm3<br />
76900 (24000-532000)<br />
Không giảm các dòng tế bào<br />
1 (3,3)<br />
máu<br />
<br />
147<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Giảm 1 dòng tế bào<br />
11/30 (36,7)<br />
Giảm 2 dòng tế bào<br />
16/30 (53,3)<br />
Giảm 3 dòng tế bào<br />
2/30(6,7)<br />
Suy thận<br />
2/30 (7,7)<br />
AST (IU/L)**<br />
167 (20-1945)<br />
ALT (IU/L)<br />
195 (9-1359)<br />
Albumin máu < 30g/L<br />
16/17 (94,1)<br />
14/17 (82,4)<br />
Triglyceride 2 mmol/L<br />
17/17 (100)<br />
Ferritin >500 ug/L<br />
Cấy máu dương tính<br />
1/26 (3,8)<br />
IgM anti EBV dương tính<br />
1/26 (3,8)<br />
Tổn thương phổi<br />
15/30 (50)<br />
Test HIV âm tính<br />
26/26 (100)<br />
HBsAg dương tính<br />
2/17 (11,8)<br />
Anti-HCV dương tính<br />
1/17 (5,9)<br />
*: Số trung bình độ lệch chuẩn [giới hạn]<br />
**: Trung vị [khoảng tứ phân vị]<br />
<br />
Nguyên nhân và kết quả điều trị HLH<br />
Bảng 3: Nguyên nhân của HLH.<br />
Nguyên nhân HLH<br />
<br />
Số ca<br />
(n=30)<br />
5<br />
3<br />
1<br />
1<br />
1<br />
2<br />
1<br />
21<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
Khỏe, xuất viện*<br />
Tử vong<br />
Còn sốt xin về<br />
Chuyển viện<br />
Chuyên khoa lao<br />
Chuyên khoa ung bướu<br />
Khoa bệnh tự miễn<br />
Chuyên khoa tim mạch<br />
<br />
Số ca<br />
(n=30)<br />
7<br />
2<br />
1<br />
20<br />
3<br />
2<br />
1<br />
1<br />
<br />
Chuyên khoa huyết học<br />
<br />
13<br />
<br />
43,3<br />
<br />
Nhiễm khuẩn<br />
Lao<br />
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn<br />
NTH do Klebsiella pneumoniae<br />
Viêm da cơ tự miễn<br />
Lymphoma hốc mũi<br />
Bệnh ác tính dòng lympho<br />
Không rõ nguyên nhân<br />
<br />
16,6<br />
10<br />
3,3<br />
3,3<br />
3,3<br />
6,7<br />
3,3<br />
70<br />
<br />
Bảng 4: Kết quả điều trị HLH.<br />
Kết quả điều trị<br />
<br />
23,3<br />
6,7<br />
3,3<br />
66,7<br />
10<br />
6,7<br />
3,3<br />
3,3<br />
<br />
*: 1 trường hợp nhiễm khuẩn huyết do<br />
Klebsiella pneumoniae trên cơ địa tiểu đường, điều<br />
trị khỏi với kháng sinh Ceftriaxone phối hợp<br />
Levofloxacine, 6 bệnh nhân còn lại không tìm<br />
được nguyên nhân, điều trị kháng sinh phổ<br />
rộng: hết sốt lúc ra viện nhưng chỉ có 3 bệnh<br />
nhân có CTM lúc ra viện về bình thường. Có 2<br />
<br />
148<br />
<br />
BN được kiểm tra lại tủy đồ lúc ra viện: kết quả<br />
tủy đồ trở về bình thường.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Qua thời gian khảo sát từ tháng 9 năm<br />
2009 đến tháng 10 năm 2011, có 30 trường hợp<br />
hội chứng thực bào máu được chẩn đoán.<br />
Tiêu chuẩn chẩn đoán HLH của Hội huyết<br />
học Hoa Kỳ năm 2004 bao gồm 5 trong 8 biểu<br />
hiện: Sốt kéo dài, lách to, giảm ít nhất 2 dòng<br />
máu ngoại biên, tăng triglyceride máu<br />
và/hoặc giảm fibringen máu, tăng ferritin,<br />
giảm hoặc mất hoạt động của tế bào diệt tự<br />
nhiên, tăng CD 25 hòa tan và có hiện tượng<br />
thực bào máu trong tủy xương hoặc trong<br />
lách, trong hạch. Tiêu chuẩn này nhằm chọn<br />
bệnh nhân đưa vào nghiên cứu HLH-2004 và<br />
áp dụng cho bệnh nhi. Trong điều kiện thực<br />
tế, chúng tôi chưa có điều kiện để đánh giá<br />
hoạt động của tế bào diệt tự nhiên cũng như<br />
đo CD25. Vì thế, xác định một bệnh nhân bị<br />
HLH, chúng tôi dựa vào biểu hiện lâm sàng,<br />
bất thường công thức máu, thay đổi các xét<br />
nghiệm sinh hóa và nhất là tất cả đều có hiện<br />
tượng thực bào máu trong tủy xương được<br />
xác nhận qua tủy đồ.<br />
Trong số 30 trường hợp HLH được khảo sát,<br />
tuổi trung bình 31, thay đổi từ 16 đến 68, tỷ lệ<br />
nam chiếm đa số (21/30 trường hợp). Biểu hiện<br />
lâm sàng thường gặp nhất là sốt kéo dài với thời<br />
gian sốt trung bình là 15 ngày, có trường hợp<br />
dài nhất là sốt kéo dài 6 tháng với 3 lần nhập<br />
viện và chẩn đoán chỉ xác định khi tìm thấy vi<br />
khuẩn lao trong dịch hút từ tuyến mang tai.<br />
Ngược lại có bệnh nhân chỉ nhập viện vì sốt<br />
ngày thứ 2, được chẩn đoán là sốt xuất huyết.<br />
Sau đó diễn tiến nặng dần, tủy đồ nghi ngờ<br />
bệnh lý ác tính dòng lympho. Biểu hiện kèm với<br />
sốt là các triệu chứng huyết học như gan lách to,<br />
thiếu máu, xuất huyết (bảng 1). Các biểu hiện<br />
này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây<br />
về HLH(1,6). Ngoài ra tiêu chảy và sụt cân cũng là<br />
những triệu chứng quan trọng chiếm 30 và<br />
23,3%. Chỉ có một bệnh nhân đang điều trị tiểu<br />
đường type 2, có cấy máu dương tính với<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
Klebsiella pneumoniae. Trong mẫu khảo sát không<br />
ghi nhận trường hợp nào có tổn thương thần<br />
kinh như liệt các dây thần kinh sọ não hay co<br />
giật. Trong nghiên cứu HLH-94 thực hiện ở trẻ<br />
em dưới 15 tuổi, số bệnh nhân có bất thường về<br />
thần kinh chiếm tỷ lệ khá cao: 37%(5). và bệnh<br />
nhân có biểu hiện này thường có kết quả tiên<br />
lượng xấu(7). Đây chính là cơ sở sử dụng<br />
corticoid loại Dexamethasone trong điều trị do<br />
tính xâm nhập vào hàng rào máu não cao.<br />
Trong mẫu 30 bệnh nhân đưa vào nghiên<br />
cứu, chỉ có 01 trường hợp không giảm dòng tế<br />
bào máu ngoại biên nào. Số còn lại đều có bất<br />
thường trong CTM với biểu hiện giảm 1 hoặc 2<br />
hoặc cả 3 dòng tế bào máu ngoại biên, trong đó<br />
thường gặp nhất, hơn 50%, là giảm 2 trong 3<br />
dòng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu (bảng 2).<br />
Đây là gợi ý ban đầu quan trọng giúp bác sĩ lâm<br />
sàng chú ý và thực hiện các xét nghiệm để chẩn<br />
đoán HLH và những nguyên nhân gây hội<br />
chứng này. Thời gian chẩn đoán được HLH<br />
trong số những bệnh nhân nghiên cứu trung<br />
bình là 7 ngày, sớm nhất là 2 ngày. Tuy nhiên có<br />
những trường hợp phải chờ đến làm tủy đồ lần<br />
thứ 2 mới xác định được chẩn đoán. Do vậy thời<br />
gian chẩn đoán được HLH có thể kéo dài đến 2<br />
tuần (bảng 1). Kết quả các xét nghiệm như tăng<br />
triglycerid, ferritin và giảm fibrinogen, giảm<br />
albumin cũng rất thường xảy ra (bảng 2). Trong<br />
đó ferritin tăng xảy ra ở tất cả các bệnh nhân<br />
được thực hiện xét nghiệm này. Điều này cũng<br />
phù hợp với các tác giả khác(3).<br />
Nguyên nhân của HLH được xác định chỉ<br />
chiếm 30%, bao gồm nhiễm khuẩn, bệnh lý ác<br />
tính cũng như bệnh tự miễn. Hai trong trường<br />
hợp nhiễm lao được chẩn đoán xác định bằng<br />
kết quả vi sinh, trường hợp còn lại chẩn đoán<br />
gợi ý dựa vào hình ành X-quang phổi, CT Scan<br />
ngực và ý kiến hội chẩn của bác sĩ chuyên khoa<br />
lao. Kết quả cấy máu chỉ dương tính 01 trường<br />
hợp (3,3%) ở bệnh nhân đang điều trị bệnh tiểu<br />
đường (bảng 3). Bệnh nhân thường đến bệnh<br />
viện trong bệnh cảnh sốt kéo dài, đã được điều<br />
trị kháng sinh tuyến trước do vậy kết quả cấy<br />
máu dương tính không cao. Theo y văn, các<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
trường hợp HLH thứ phát do nhiễm vi khuẩn<br />
chỉ chiếm 31,1%(2). Phần lớn các bệnh nhân còn<br />
lại trong nghiên cứu không xác định được<br />
nguyên nhân (70%). Đây là vấn đề khó khăn<br />
trong việc lựa chọn giải pháp điều trị và các<br />
trường hợp tử vong đa số rơi vào nhóm này.<br />
Một nguyên nhân khác được đề cập trong y văn<br />
kích hoạt HLH là nhiễm Epstein–Barr virus. Tuy<br />
nhiên theo khảo sát chỉ có một bệnh nhân có<br />
IgM-anti EBV dương tính, trường hợp này được<br />
xác định sau đó là lymphoma, diễn tiến điều trị<br />
thuận lợi ở BV Ung Bướu. Không có bệnh nhân<br />
nào nhiễm HIV và tỷ lệ nhiễm HBV cũng như<br />
HCV tương tự như trong cộng đồng.<br />
Về điều trị: Trong mẫu khảo sát có 2 trường<br />
hợp tử vong trong bệnh cảnh suy đa cơ quan,<br />
các trường hợp chuyển viện điều trị theo<br />
chuyên khoa cũng có thể có tử vong nhưng<br />
không theo dõi được. Các trường hợp sau khi<br />
điều trị kháng sinh phổ rộng, hết sốt, xuất viện<br />
nhưng mất liên lạc không theo dõi được tình<br />
trạng bệnh nhân sau đó. Trong số 30 bệnh nhân<br />
khảo sát, có 1 trường hợp bị hội chứng thận hư,<br />
điều trị kéo dài với corticoid, nhập viện lần thứ<br />
3 mới tìm được vi khuẩn lao trong mủ tuyến<br />
mang tai. Tỷ lệ bệnh nhân diễn tiến ổn định,<br />
xuất viện chiếm 23,3% (bảng 4). Điều này cho<br />
thấy nếu cộng thêm số trường hợp sống còn sau<br />
khi chuyển sang bệnh viện bạn điều trị theo<br />
chuyên khoa thì tỷ lệ tử vong chung tương tự<br />
các tác giả khác(2, 9). Tác giả Kaito và cs nghiên<br />
cứu hồi cứu 34 bệnh nhân bị HLH, yếu tố tiên<br />
lượng tử vong gồm: (a) tuổi trên 30; (b) bản chất<br />
của bệnh nền; (c) hemoglobin máu< 10 g/dl; (d)<br />
tiểu cầu 500<br />
μg/l; hoặc (f) tăng bilirubin hoặc alkaline<br />
phosphatase(8). Tử vong trong HLH thường xảy<br />
ra trong 4-8 tuần đầu do suy đa cơ quan, xuất<br />
huyết và nhiễm khuẩn huyết(2). Trong số 7 bệnh<br />
nhân diễn tiến hết sốt và xuất viện, chỉ có 01<br />
trường hợp xác định được nguyên nhân là<br />
nhiễm khuẩn huyết do Klebsiella pneumoniae, số<br />
còn lại được điều trị kháng sinh phổ rộng và hồi<br />
sức, không có trường hợp nào sử dụng corticoid<br />
cũng như immunoglobulin truyền tỉnh mạch.<br />
<br />
149<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Trước khi ra viện, có 2 bệnh nhân được làm tủy<br />
đồ, kết quả không còn thấy hiện tượng thực bào<br />
trong tủy xương.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Chẩn đoán HLH gợi ý nhất là bệnh cảnh sốt<br />
kéo dài, gan lách to, thiếu máu kèm theo giảm<br />
một hoặc nhiều dòng tế bào máu ngoại biên. Tỷ<br />
lệ xác định được nguyên nhân chỉ chiếm 30%.<br />
Nguyên nhân bao gồm nhiễm khuẩn, trong đó<br />
có lao phổi và lao các cơ quan khác; bệnh lý ác<br />
tính hệ tạo máu và bệnh tự miễn. Tử vong<br />
thường xảy ra trong bệnh cảnh suy đa cơ quan.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
KIẾN NGHỊ<br />
Nghiên cứu có hệ thống để xác định nguyên<br />
nhân, yếu tố quan trọng góp phần vào việc cứu<br />
sống bệnh nhân. Tìm hiểu sâu hơn về cơ chế<br />
bệnh sinh cũng như các giải pháp điều trị hiệu<br />
quả, nhất là những trường hợp không tìm được<br />
nguyên nhân kích hoạt HLH. Cần có kế hoạch<br />
theo dõi lâu dài những bệnh nhân bị hội chứng<br />
thực bào máu sau khi ra viện.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
150<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
from the International Registry. FHL Study Group of the<br />
Histiocyte Society. Leukemia 10(2):197-203.<br />
Créput C, Galicier L, Buyse S, Azoulay E, (2008). Understanding<br />
organ dysfunction in hemophagocytic lymphohistiocytosis.<br />
Intensive Care Med, 34(7):1177-87.<br />
Gupta S, et (2010). Primary and secondary hemophagocytic<br />
lymphohistiocytosis: clinical features, pathogenesis and therapy.<br />
Expert Rev Clin Immunol, 6(1):137-54.<br />
Henter JI, Horne A, Aricó M, Egeler RM, Filipovich AH, et al,<br />
(2007). HLH-2004: Diagnostic and therapeutic guidelines for<br />
hemophagocytic lymphohistiocytosis. Pediatr Blood Cancer<br />
48(2):124-31.<br />
Henter JI, Samuelsson-Horne A, Aricò M, et all, (2002).<br />
Treatment of hemophagocytic lymphohistiocytosis with HLH94 immunochemotherapy and bone marrow transplantation.<br />
Blood 100(7):2367-73.<br />
Hirst WJ, Layton DM, Singh S, et al, (1994). Haemophagocytic<br />
lymphohistiocytosis: experience at two U.K. centres. Br J<br />
Haematol 88(4):731-9.<br />
Horne A, Trottestam H, Aricò M, ET AL, (2008). Frequency and<br />
spectrum of central nervous system involvement in 193 children<br />
with haemophagocytic lymphohistiocytosis. Br J Haematol<br />
140(3):327-35.<br />
Kaito K, Kobayashi M, Katayama T, Otsubo H, Ogasawara Y,<br />
Sekita T, Saeki A, Sakamoto M, Nishiwaki K, Masuoka H,<br />
Shimada T, Yoshida M, Hosoya T (1997) Prognostic factors of<br />
hemophagocytic syndrome in adults: analysis of 34 cases. Eur J<br />
Haematol 59:247–253<br />
Shabbir M, Lucas J, Lazarchick J, Shirai K.2011. Secondary<br />
hemophagocytic syndrome in adults: a case series of 18 patients<br />
in a single institution and a review of literature. Hematol Oncol,<br />
29(2):100-6.<br />
<br />
Aricò M, Janka G, Fischer A, Henter JI, et al, (1996).<br />
Hemophagocytic lymphohistiocytosis. Report of 122 children<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />