intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế hoạch của học sinh lớp 12

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

177
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hơn tháng nữa các bạn sẽ là học sinh lớp 12, bước vào năm học cuối cấp với những kỳ thi và quan trọng nhất là “kỳ thi Đại Học”. Nhưng hãy đừng tạo áp lực, chỉ cần chuẩn bị và sắp xếp một kế hoạch học hợp lý, phù hợp nó sẽ giúp bạn đạt kết quả tốt. Tìm hiểu bản thân, hướng nghiệp, chọn môn học cho mình Bạn cần xác định sớm ngay từ thời điểm này để có kế hoạch học cho các môn yêu thích hoặc các môn còn yếu. Nếu mục tiêu của bạn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế hoạch của học sinh lớp 12

  1. Kế hoạch của học sinh lớp 12
  2. Hơn tháng nữa các bạn sẽ là học sinh lớp 12, bước vào năm học cuối cấp với những kỳ thi và quan trọng nhất là “kỳ thi Đại Học”. Nhưng hãy đừng tạo áp lực, chỉ cần chuẩn bị và sắp xếp một kế hoạch học hợp lý, phù hợp nó sẽ giúp bạn đạt kết quả tốt. Tìm hiểu bản thân, hướng nghiệp, chọn môn học cho mình Bạn cần xác định sớm ngay từ thời điểm này để có kế hoạch học cho các môn yêu thích hoặc các môn còn yếu. Nếu mục tiêu của bạn là đậu Đại học thì phải học cho chắc chắn và có chất lượng các môn mà bạn chọn lựa. Học đều các môn thì cũng tốt, các thầy cô cũng khuyên như vậy. Nhưng thực tế, kỳ thi tốt nghiệp Trung học không quá khó, nên bạn không cần phải ôm đồm tất cả các môn. Học nhiều và chia đều cho tất cả các môn thì chỉ làm đẹp học bạ lớp 12, được tiếng là học trò siêng năng, cần mẫn (nếu bạn đủ sức để học). Nhưng để cạnh tranh vào Đại Học thì khác, với những người cũng học như bạn mà họ lại biết lường sức cho các môn học cần thiết thì kết quả khi thi đại học sẽ khác với bạn. Điểm thi ĐH của họ sẽ cao hơn, dù điểm số trong lớp họ không có gì nổi trội hơn bạn.
  3. Nói như vậy, để bạn tự tin rằng: Có kế hoạch tốt, phát huy đúng sở trường của mình với những môn đã chọn lựa, cơ hội để bạn vượt qua kỳ thi Đại học với điểm số cao là rất có thể cho dù điểm của một số môn học khác chỉ ở mức trung bình (đủ để tốt nghiệp THPT). Lập kế hoạch vào Đại học. Bạn cần có một kế hoạch chi tiết cho toàn năm học của mình, môn chính và môn phụ. Hãy lập kế hoạch dài hạn trước, rồi thời gian biểu ngắn hạn sau. Kế hoạch dài hạn có nghĩa là hãy viết ra những mục tiêu cần đạt được khi hết học kỳ I, hết học kỳ II… cần phải nắm rõ đến chương thứ mấy của mỗi môn học (đặc biệt là những môn dự thi Đại học) Sau kế hoạch dài hạn là những bảng thời gian biểu chi tiết hơn. Với những mục tiêu lớn như trên kết hợp cùng những chi tiết về bản thân mà bạn
  4. đã lập từ trước, bạn sẽ dễ dàng xây dựng được thời gian biểu cụ thể cho mình. Lập thời gian biểu thật chi tiết, có cả những giờ tự học, giờ chơi, thời gian giải trí, gặp gỡ bạn bè. Chú ý là kế hoạch được lập ra và bạn phải tôn trọng nó. Trong kế hoạch đã quy định rõ thời lượng học và chơi như thế nào, nếu tuân thủ tốt, bạn sẽ hoàn thành việc học của mình mà vẫn có thể vui chơi, giải trí (ngoại trừ game online là phải tuyệt đối từ bỏ). Bạn cũng đừng quá quan tâm những gì người khác nghĩ về mình cũng như những lời hù dọa của họ. Chắc chắn rồi sẽ có một nghề dành cho bạn để bạn vững bước vào đời. Có nghề, có tương lai. Vì vậy, điều bạn nên quan tâm là: “Mình thật sự có thể học tốt môn học nào để sau này theo nghề gì?”. Thế thôi, ví như điểm Văn, điểm Sử dù cố gắng bạn cũng chỉ đạt mức trung bình kém thì cũng chẳng sao nếu kế hoạch của bạn là theo học một nghề thuộc các ngành khoa học kỹ thuật. Không vì những gì người khác đã thường nói và để những thành kiến đó tạo áp lực cho mình. Thực tế, có một số người “Văn hay, Sử giỏi” cũng có thể đã làm những chuyện bậy bạ vô cùng, mặc dù họ nói, họ viết và họ hô hào rất hay… Cho nên, bạn kém Văn mà thích học Toán, Lý, thì cứ chuyên tâm học Toán, Lý, kể cả ngoại ngữ cũng vậy. Không việc gì bạn phải e sợ bị đánh giá là người không yêu nước (vì kém Văn, yếu Sử). Tóm lại, bạn hãy đừng tạo áp lực, chỉ cần chuẩn bị và sắp xếp một kế hoạch học hợp lý, không ôm đồm, phù hợp với khả năng của mình, không chạy theo thành tích nhất thời, chắc chắn nó sẽ nhẹ nhàng giúp bạn đạt kết quả tốt.
  5. Bạn đừng quá lo lắng... Không có gì phải lo lắng, khi vào chương trình 12 các bạn sẽ thấy bình thường. Năm lớp 12, áp lực là có, nhưng nó chỉ nặng nề khi bạn chạy theo thành tích, đặt yêu cầu cho mình quá cao, cố gắng phải giỏi tất cả các môn, phải xuất sắc trong mọi kỳ thi thử, thi học kỳ... Trong khi, để thi đại học, kế hoạch là bạn chỉ cần học thật tốt vài môn đã chọn. Bạn sẽ thấy, lớp 12 không quá nặng nề, lớp 12 sẽ là năm học vui nhất, nhiều kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời của bạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2