intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp góp phần hạn chế tình trạng yêu sớm ở học sinh lớp chủ nhiệm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm tìm hiểu, khảo sát tình trạng yêu sớm ở học sinh cấp THPT, nắm bắt được thực trạng. Từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể góp phần hạn chế tình trạng yêu sớm ở học sinh lớp chủ nhiệm; Giúp học sinh nhận thức rõ biểu hiện, hậu quả của tình trạng yêu sớm để biết cách phòng, tránh và hạn chế tình trạng yêu sớm. Học sinh nắm được những điều cần học khi yêu sớm trong lứa tuổi học đường để biến thành tình yêu trong sáng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giải pháp góp phần hạn chế tình trạng yêu sớm ở học sinh lớp chủ nhiệm

  1. SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI NGHỆ AN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG YÊU SỚM CỦA HỌC SINH HIỆN NAY TẠI LỚP CHỦ NHIỆM Lĩnh vực: Chủ nhiệm Năm học: 2022 - 2023
  2. SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI NGHỆ AN TRƯỜNG PT HERMANN GMEINER VINH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG YÊU SỚM CỦA HỌC SINH HIỆN NAY TẠI LỚP CHỦ NHIỆM Lĩnh vực: Chủ nhiệm Tác giả : Lê Thị Vân Anh Đơn vị công tác: Trường PT Hermann Gmeiner Vinh Điện thoại : 0983.071.141 Năm học: 2022 - 2023
  3. MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài. .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 1 2.1. Mục tiêu............................................................................................................ 1 2.2. Nhiệm vụ .......................................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2 5. Điểm mới của đề tài........................................................................................... 2 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. ............................................................... 3 1. Cơ sở lý luận của vấn đề. .................................................................................. 3 1.1. Những khái niệm liên quan đến đề tài. ............................................................ 3 1.2. Một số văn bản chỉ đạo về vấn đề. ................................................................... 3 2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. .......................................................... 4 2.1. Tình trạng công tác chủ nhiệm lớp hiện nay. ................................................... 4 2.2. Thực trạng của vấn đề yêu sớm hiện nay. ........................................................ 4 2.2.1. Thực trạng chung. ......................................................................................... 4 2.2.2. Thực tế của tình trạng yêu sớm ở học sinh lớp chủ nhiệm. .......................... 5 2.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng. .......................................................................... 5 3. Mô tả các giải pháp của sáng kiến. .................................................................. 7 3.1. Biện pháp 1. Nắm bắt đối tượng, xây dựng kế hoạch giáo dục với từng học sinh có biểu hiện yêu sớm. Trang bị kỹ năng xử lý khi phát hiện tình trạng yêu sớm ở học sinh......................................................................................................... 7 3.1.1. Nắm bắt đối tượng học sinh có biểu hiện yêu sớm. ...................................... 7 3.1.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh có biểu hiện yêu sớm. ...................... 8 3.1.3. Kỹ năng xử lý khi phát hiện tình trạng yêu sớm ở học sinh. ........................ 9 3.2. Biện pháp 2. Để học sinh thấy được hậu quả của việc yêu sớm thông qua các buổi toạ đàm, chia sẻ, các tiết sinh hoạt lớp về vấn đề này. ............................. 10 3.2.1. Chia sẻ về hậu quả của yêu sớm. .................................................................. 10 3.2.2. Chia sẻ về hậu quả của việc yêu sớm thông qua những câu chuyện, qua video và các số liệu thông tin đại chúng. ................................................................ 10 3.2.3. Tổ chức các buổi toạ đàm, chia sẻ về vấn đề yêu sớm trong các tiết sinh hoạt lớp. ................................................................................................................... 13
  4. 3.2.4. Chia sẻ về hậu quả của việc yêu sớm thông qua các hoạt động giáo dục giới tính chung của nhà trường. .............................................................................. 13 3.2.5. Hãy chỉ ra những cạm bẫy, chiêu thức lừa đảo mà các em có thể mắc phải. 14 3.3. Biện pháp 3. Tích hợp giáo dục giới tính, giáo dục kỹ năng sống qua các môn học, tiết học có liên quan. Khơi nguồn đam mê học tập trong học sinh, xây dựng hàng rào bảo vệ an toàn với các mối quan hệ tích cực cho các em. .............. 14 3.3.1 Tích hợp giáo dục giới tính, giáo dục kỹ năng sống qua các môn học, tiết học có liên quan....................................................................................................... 14 3.3.2. Cách thức khơi nguồn đam mê học tập cho học sinh. .................................. 14 3.3.3. Xây dựng hàng rào bảo vệ an toàn với các mối quan hệ tích cực cho học sinh. ......................................................................................................................... 15 3.4. Biện pháp 4. Trang bị những cuốn sách về tâm sinh lý cho học sinh; xây dựng tổ tư vấn tâm lý cho học trò hoặc hướng dẫn học sinh tìm kiếm các chuyên gia tâm lý để chia sẻ. Hướng dẫn học sinh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học. .......................................................................................................................... 16 3.4.1. Trang bị những cuốn sách về tâm sinh lý cho học sinh; xây dựng tổ tư vấn tâm lý cho học trò hoặc hướng dẫn học sinh tìm kiếm các chuyên gia tâm lý để chia sẻ. ..................................................................................................................... 16 3.4.2. Hướng dẫn học sinh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học. ....................... 17 3.5. Biện pháp 5. Hãy xây dựng một tập thể lớp hạnh phúc, biết quan tâm, sẻ chia, lắng nghe, thấu hiểu. ....................................................................................... 17 4. Kết quả đạt được ............................................................................................... 18 4.1. Tính thực tiễn của vấn đề. ................................................................................ 18 4.2. Bài học kinh nghiệm. ....................................................................................... 18 4.3 Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến. ............................................................... 18 4.3.1. Hiệu quả đối với giáo viên. ........................................................................... 18 4.3.2. Đối với học sinh. ........................................................................................... 18 4.3.3. Đối với phụ huynh. ........................................................................................ 18 4.4. Kết quả thực hiện qua các con số, số liệu cụ thể. ............................................ 18 5. Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất .................. 20 5.1 Mục đích khảo sát ............................................................................................ 20 5.2 Nội dung và phương pháp khảo sát .................................................................. 20 5.2.1. Nội dung khảo sát ......................................................................................... 20 5.2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá ..................................................... 20 5.3. Đối tượng khảo sát .......................................................................................... 22
  5. 5.4.2. Tính khả thi của các giải pháp đề xuất ........................................................ 23 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 25 1. Quá trình thực hiện sáng kiến.......................................................................... 25 1.1. Quá trình xây dựng sáng kiến. ......................................................................... 25 1.2. Quá trình phổ biến áp dụng sáng kiến.............................................................. 25 2. Ý nghĩa của đề tài. ............................................................................................. 25 3. Kiến nghị, đề xuất.............................................................................................. 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Theo các nhà tâm lý học, xã hội học ngày nay, cuộc sống xã hội ngày càng phát triển, chế độ ăn uống, vui chơi, giải trí của con người ngày càng được nâng cao, nhất là sự tiếp cận với những thay đổi mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã phần nào ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ. Trẻ em hiện nay dậy thì sớm hơn, tâm lý thích khám phá, tìm tòi về giới tính, về bạn khác giới, về sự thay đổi trong tình cảm cũng tới gần và nhanh hơn. Và từ đó tình trạng yêu sớm ở tuổi học trò đang trở thành vấn đề mà cả xã hội quan tâm. Tình trạng yêu sớm ở tuổi học trò đã để lại không ít những hậu quả khôn lường: Sự tổn thương về mặt tâm lý, chểnh mảng trong học tập, sống buông thả với bản thân, thậm chí nhiều học sinh còn mang thai ngoài ý muốn và phải bỏ dở việc học, dừng lại cả tương lai phía trước. Yêu sớm còn dẫn tới hệ luỵ về việc vi phạm pháp luật, gây ra những mâu thuẫn (đặc biệt là bạo lực học đường) trong trường học, lớp học. Yêu sớm khiến bố mẹ, thầy cô buồn phiền. Xu hướng yêu sớm ở học trò ngày càng gia tăng và trẻ hoá. Là một giáo viên chủ nhiệm, khá gần gũi và tâm lý với học trò, tôi nhận thấy tình trạng yêu sớm ở học sinh xuất hiện càng nhiều, cách thể hiện càng rõ nét, công khai và kéo theo hậu quả tương đối rõ. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các giải pháp đối với học sinh, tôi đã phần nào ngăn chặn, hạn chế được tình trạng yêu sớm ở học sinh lớp chủ nhiệm. Và tôi xin chia sẻ với các đồng nghiệp: “Giải pháp góp phần hạn chế tình trạng yêu sớm ở học sinh lớp chủ nhiệm”. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu: - Thứ nhất: Tìm hiểu, khảo sát tình trạng yêu sớm ở học sinh cấp THPT, nắm bắt được thực trạng. Từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể góp phần hạn chế tình trạng yêu sớm ở học sinh lớp chủ nhiệm. - Thứ 2: Giúp học sinh nhận thức rõ biểu hiện, hậu quả của tình trạng yêu sớm để biết cách phòng, tránh và hạn chế tình trạng yêu sớm. Học sinh nắm được những điều cần học khi yêu sớm trong lứa tuổi học đường để biến thành tình yêu trong sáng. - Thứ 3: Trang bị cho học sinh thêm kỹ năng xử lý, giải quyết các tình huống liên quan tới vấn đề yêu sớm. Các em nhận thức rõ vai trò của việc học, nhiệm vụ của bản thân trong việc quyết định tương lai của mình. - Thứ 4. Tạo niềm tin với phụ huynh, xây dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường và xã hội trong việc giáo dục nhân cách trẻ. Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm, chất lượng giáo dục. 1
  7. 2.2. Nhiệm vụ - Khái quát cơ sở lý luận về những khái niệm liên quan đến đề tài - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng yêu sớm của học sinh lớp chủ nhiệm. - Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng yêu sớm của học sinh lớp chủ nhiệm. 3. Đối tượng nghiên cứu Với biện pháp này, tôi lựa chọn đối tượng là học sinh lớp 12A4 trường Hermann Gmeiner Vinh chủ yếu xoay quanh việc hạn chế tình trạng yêu sớm trong lớp chủ nhiệm. Thời gian bắt đầu nghiên cứu năm học 2021-2022 và áp dụng cho các năm học 2022-2023 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp quan sát, gặp gỡ, trao đổi, hỏi ý kiến các đồng nghiêp. - Phương pháp thống kê 5. Điểm mới của đề tài. - Chia sẻ về hậu quả của việc yêu sớm thông qua những câu chuyện, qua video và các số liệu thông tin đại chúng. Tổ chức các buổi toạ đàm, chia sẻ về vấn đề yêu sớm trong các tiết sinh hoạt lớp. - Hãy chỉ ra những cạm bẫy, chiêu thức lừa đảo mà các em có thể mắc phải. Kỹ năng xử lý khi phát hiện tình trạng yêu sớm ở học sinh. - Tích hợp giáo dục giới tính, giáo dục kỹ năng sống qua các môn học, tiết học có liên quan. Kết hợp chặt chẽ với các giáo viên chủ nhiệm khác để xây dựng kế hoạch giáo dục toàn diện. - Khơi nguồn đam mê học tập trong học sinh, xây dựng hàng rào bảo vệ an toàn với các mối quan hệ tích cực cho các em. - Trang bị những cuốn sách về tâm sinh lý cho học sinh; xây dựng tổ tư vấn tâm lý cho học trò hoặc hướng dẫn học sinh tìm kiếm các chuyên gia tâm lý để chia sẻ. - Hãy xây dựng một tập thể lớp hạnh phúc, biết quan tâm, sẻ chia, lắng nghe, thấu hiểu. Hướng dẫn học sinh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học. 2
  8. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 1. Cơ sở lý luận của vấn đề. 1.1. Những khái niệm liên quan đến đề tài. - Yêu sớm đó chính là tình yêu của tuổi học trò. Đó là những đôi trai gái dành tình cảm cho nhau. Đó là những rung động đầu đời, trong trẻo. Là những phút nắm tay, nhìn trộm, không vụ lợi, không ích kỷ mà cũng đủ thấy hạnh phúc, không có quá nhiều vấn đề để lo nghĩ (Trích Internet). - Tuổi vị thành niên: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển trong đó tăng trưởng của trẻ phụ thuộc vào sự độc lập của người trưởng thành. - Tuổi dậy thì: Là giai đoạn phát triển mà cơ thể bé trai và bé gái có những thay đổi cả về thể chất và tinh thần. Hay nói cách khác dậy thì chính là sự phát triển cơ thể từ trẻ nhỏ sang cơ thể trưởng thành có khả năng sinh sản. Ở độ tuổi dậy thì cơ quan sinh dục nam và nữ bắt đầu có sự hoàn thiện về mọi mặt. Cơ thể lúc này cũng có sự tăng vọt về chiều cao và cân nặng. 1.2. Một số văn bản chỉ đạo về vấn đề. Trong Thông tư hướng dẫn về việc thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông số 31/2017 TTBGD-ĐT Hà Nội ngày 18 tháng 12 năm 2017 có nêu: - Mục đích của công tác tư vấn tâm lý cho học sinh là: “Phòng ngừa hỗ trợ và can thiệp khi cần thiết đối với học sinh đang gặp phải vấn đề khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống, để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể xảy ra, góp phần xây dựng môi trường học tập an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường. Hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống, tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách. - Trong văn bản đã xác định rõ nội dung của công tác tư vấn tâm lý cho học sinh đó là: “Tư vấn tâm lý lứa tuổi giới tính hôn nhân gia đình sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp với lứa tuổi. Tư vấn giáo dục kỹ năng biện pháp ứng xử văn hóa phòng chống bạo lực xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn lành mạnh thân thiện.” Để bảo đảm và nâng cao công tác hỗ trợ tư vấn tâm lý cho học sinh, mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có Văn bản số 4252/BGDĐT-GDCTHSSV gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường triển khai hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông. Trong đó nêu rõ: Thời gian qua, ở địa phương, công tác hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông tại các nhà trường cơ bản đã được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo tổ chức thực hiện. 3
  9. 2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. 2.1. Tình trạng công tác chủ nhiệm lớp hiện nay. - Công tác chủ nhiệm lớp là công tác kiêm nhiệm, giáo viên tham gia công tác này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trong thực tế cuộc sống và giảng dạy để xây dựng các giải pháp. Giáo viên chưa được đào tạo chuyên sâu trong công tác này. - Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh ở nhiều lớp học còn căng thẳng, chưa có sự gần gũi, kết nối chặt chẽ. Học sinh chưa dám chia sẻ cùng giáo viên những biến đổi trong tâm lý lứa tuổi, những khó khăn cần sự hỗ trợ, giải quyết. 2.2. Thực trạng của vấn đề yêu sớm hiện nay. 2.2.1. Thực trạng chung. Tiến sĩ Trần Thành Nam đã công bố kết quả khảo sát tình trạng yêu sớm tới hết lớp 9 vào năm 2018 thì: Khoảng 10% học sinh được khảo sát đã quan hệ tình dục, hết lớp 12 là 39%, 10% học sinh THPT báo cáo là đã quan hệ với 3 người trở lên. 29,5 % các em nam cho biết không sử dụng bao cao su trong lần quan hệ gần nhất, khoảng 8% học sinh nữ có sử dụng ít nhất một hình thức phòng tránh thai. Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Tài đã công bố kết quả cuộc khảo sát do ông cùng cộng sự thực hiện trên trẻ vị thành niên có thai ngoài ý muốn tại 3 cơ sở y tế ở thành phố Hồ Chí Minh là: Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương, bệnh viện Từ Dũ và Trung tâm Sức khỏe sinh sản, một thực tế khá bất ngờ về sự “trẻ hóa” tuổi quan hệ tình dục, đó là: Tuổi quan hệ tình dục lần đầu của các em là 14 tuổi, sớm hơn rất nhiều so với điều tra quốc gia năm 2010 (công bố là 18,1 tuổi). Tuy nhiên, bất ngờ hơn bởi 14 tuổi chỉ là tuổi trung bình chứ chưa phải là sớm nhất. “Cá biệt có trường hợp quan hệ tình dục lần đầu khi mới… 10 tuổi. Đây là trường hợp rất đáng lưu ý. Còn 2 trường hợp nữa cũng quan hệ tình dục lần đầu khi mới 12 tuổi, bạn tình cũng chỉ 15, 16 tuổi. Những số liệu trên quả thật là con số báo động, đáng quan tâm. Học sinh công khai bày tỏ tình cảm trong trường học, lớp học, nơi công cộng 4
  10. 2.2.2. Thực tế của tình trạng yêu sớm ở học sinh lớp chủ nhiệm. Với học sinh tôi đang tham gia chủ nhiệm, tôi nhận thấy tình trạng sau: - Thứ nhất: Học sinh thể hiện tình cảm với nhau công khai trong lớp học, ở các nơi công cộng, trên các trang mạng xã hội, diễn đàn giới tính, nhóm kín. - Thứ 2: Các em sẵn sàng ôm hôn nhau, thậm chí viết thư, tặng quà, nắm tay nhau ở lớp học, trường học. Giờ ra chơi còn công khai ôm nhau tại cầu thang, sử dụng điện thoại nhắn tin yêu thương, quan tâm với nhau. Thậm chí còn đánh ghen, dằn mặt “trà xanh” trên các trang mạng xã hội, đòi quyền sở hữu người yêu, bạo lực học đường khi xảy ra mâu thuẫn trong tình yêu với các mối quan hệ khác. 2.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng. Để thực hiện nghiên cứu, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của tình trạng yêu sớm ở học sinh lớp chủ nhiệm và thu được kết quả sau thông qua số liệu và biểu đồ: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN NHỮNG MỐI QUAN HỆ CỦA HỌC SINH (Nguồn: kết quả xử lý phiếu điều tra năm 2021-2022) Qua đó, ta thấy rõ hơn nửa số học sinh của lớp là đã có người yêu và người thích. Như vậy, càng thể hiện. Một lần nữa khảng định tình trạng yêu sớm của học sinh hiện này là đáng báo động. 5
  11. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN NHỮNG MỐI QUAN HỆ CỦA HỌC SINH (Nguồn: kết quả xử lý phiếu điều tra năm 2021-2022) Phần lớn học sinh lựa chọn sẽ công khai tình cảm trước mọi người, chỉ một số biết cách thể hiện tình cảm kín đáo khi yêu. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ QHTD KHI YÊU CỦA HỌC SINH (Nguồn: kết quả xử lý phiếu điều tra năm 2021-2022) Thế hệ trẻ thời nay, với quan điểm rất thoáng: đã yêu thì quan hệ tình dục là chuyện bình thường. 6
  12. BIỂU ĐỒ TÌM HIỂU CÁC CÁCH BẢO VỆ BẢN THÂN KHI QHTD TRƯỚC HÔN NHÂN CỦA HỌC SINH (Nguồn: kết quả xử lý phiếu điều tra năm 2021-2022) Một kết quả đáng báo động khi ở lứa tuổi này mà các em chưa tìm hiểu về cách bảo vệ bản thân khi quan hệ tình dục. 3. Mô tả các giải pháp của sáng kiến. 3.1. Biện pháp 1. Nắm bắt đối tượng, xây dựng kế hoạch giáo dục với từng học sinh có biểu hiện yêu sớm. Trang bị kỹ năng xử lý khi phát hiện tình trạng yêu sớm ở học sinh. 3.1.1. Nắm bắt đối tượng học sinh có biểu hiện yêu sớm. - Thứ nhất: Nắm bắt học sinh yêu sớm thông qua các biểu hiện yêu sớm. Học sinh ở lứa tuổi dậy thì, biểu hiện của các em khó có thể che giấu được. Nhất là các em học sinh yêu sớm thường hay thể hiện qua thái độ, hành động, việc làm. Quan sát nhiều học sinh, nắm bắt tâm lý các em, tôi nhận thấy những học sinh yêu sớm thường có những biểu hiện sau đây: 7
  13. - Thứ 2: Nắm bắt học sinh yêu sớm qua học sinh khác. Bất cứ một học sinh nào cũng có mối quan hệ thân thiết với một thành viên trong lớp, trong trường. Muốn nắm chắc các mối quan hệ của học sinh, tôi có thể kết nối với những người bạn của các em để nắm bắt tình trạng yêu sớm của các em. Tuy nhiên, khi nắm bắt thông tin qua những người bạn, hãy đảm bảo tính bảo mật, tránh làm sứt mẻ tình bạn của các em. Khi đó, học sinh sẽ mất niềm tin vào giáo viên. Việc giáo dục cho các em càng trở nên khó khăn hơn. - Thứ 3: Nắm bắt học sinh yêu sớm qua phiếu điều tra thông tin. Các phiếu điều tra thông tin kín, không cần ghi tên, giáo viên cũng có thể nắm bắt được tình trạng yêu sớm của học sinh. Mặc dù trong phiếu không ghi tên, nhưng giáo viên có thể nắm bắt bằng cách: đánh dấu số phiếu hoặc nhìn nét chữ. Hãy coi như mình đang làm một cuộc khảo sát cho một dự án nào đó hoặc nhờ tới Bí thư đoàn trường phát động một cuộc khảo sát tổng thể. Từ nguồn thông tin này, giáo viên có thể nắm bắt các đối tượng một cách dễ dàng. - Thứ 4: Nắm bắt học sinh yêu sớm qua các trang mạng xã hội. Khi yêu sớm, học sinh thường rất khó giấu giếm tâm trạng, cảm xúc giận, hờn, vui, buồn của mình mà lựa chọn cách đăng tải lên các trạng mạng xã hội để “người ấy” của mình nhìn thấy. Vì vậy, tôi đã lựa chọn cách kết bạn với các em hoặc tham gia vào các hội, nhóm trường, lớp, nhóm kín hoặc nhờ sự hỗ trợ của những người bạn để nắm bắt các thông tin. - Thứ 5: Nắm bắt học sinh yêu sớm qua phụ huynh học sinh. Tôi thường nhắn tin, trao đổi, chia sẻ với từng phụ huynh, nhất là các học sinh có nguy cơ xảy ra tình trạng yêu sớm để lắng nghe phản hồi từ các bậc phụ huynh, xem xét xem các em có những biểu hiện bất thường trong sinh hoạt hay trong cuộc sống hàng ngày hay không? Từ việc nắm bắt này kết hợp với tình hình các em ở trên lớp, giáo viên có thể xác định được học sinh đó có đang trong tình trạng yêu sớm hay không? 3.1.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh có biểu hiện yêu sớm. * Thứ nhất: Xác định đối tượng yêu sớm, nguyên nhân dẫn đến tình trạng yêu sớm của các em. + Tình trạng yêu sớm ở học sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, với mỗi học sinh sẽ có một nguyên nhân căn bản nhất. Muốn xây dựng kế hoạch, giải pháp cho tình trạng yêu sớm, đầu tiên giáo viên cần nắm bắt được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. + Ví như, lớp tôi em Hoàng Thị A, em đã từng vướng vào tình trạng yêu sớm với em học sinh lớp lớn hơn là em Nguyễn Hoàng B. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do: Bố mẹ em Hoàng Thị A đi làm ăn xa, em ở với bà ngoại, bà đã già và khó khăn trong việc quản lý, gần gũi và giáo dục giới tính 8
  14. cho em A. Những buồn, vui, bất ổn trong tâm lý tuổi mới lớn, A không biết chia sẻ cùng ai nên việc em A yêu anh B với lý do: Anh ấy lớn tuổi hơn, hiểu biết hơn, biết lắng nghe, che chở, chia sẻ cùng em trong cuộc sống. Tuy nhiên, do nhận thức của 2 em còn non nớt nên việc giữ gìn cho nhau hoặc làm ảnh hưởng tới học tập là điều khó tránh khỏi. + Nguyên nhân dẫn đến yêu sớm của học sinh xuất phát từ nhiều vấn đề: - Thứ 2: Xây dựng giải pháp góp phần hạn chế tình trạng yêu sớm chung với cả lớp và giải pháp riêng đối với từng học sinh. - Thứ 3: Áp dụng các giải pháp và kiểm tra kết quả áp dụng. Có thể điều chỉnh giải pháp trong quá trình áp dụng. 3.1.3. Kỹ năng xử lý khi phát hiện tình trạng yêu sớm ở học sinh. - Tâm lý thường thấy của phụ huynh, giáo viên và nhà trường: + Lo lắng, sợ hãi, thậm chí hoảng loạn, về chất vấn con, cấm đoán với nhiều hình thức khác nhau. + Tâm lý này khiến cho phụ huynh, nhà trường mất đi khả năng thấu hiểu tâm tư, tình cảm của con em chính mình. + Thường đem những định kiến xã hội, tư duy cũ để áp đặt cũng như xử lý vội vàng sẽ càng làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Phụ huynh thì ra sức giảng giải về đạo lý khiến các em học sinh không những than vãn về việc bố mẹ không thấu hiểu các em. - Kỹ năng xử lý khi phát hiện tình trạng yêu sớm ở học sinh. + Bình tĩnh đón nhận thông tin. Thay đổi cách suy nghĩ, cách nhìn nhận về vấn đề. + Hãy xác định: Việc phát triển sớm về thể chất với sự thay đổi trong hoóc môn sinh dục, sự thu hút của người bạn khác giới là điều tất yếu xảy ra với các em học sinh. Đây là biến đổi sinh học và tâm lý bình thường. 9
  15. + Hãy trò chuyện với các em và thể hiện sự cảm thông, thấu hiểu tâm lý của học sinh, hãy thực sự lắng nghe mà không phán xét và không cố gắng lái tư tưởng của học sinh theo tư tưởng, suy nghĩ của mình. Ví dụ: Bố mẹ hiểu được những gì mà con đang trải qua, bố mẹ cảm nhận được tâm lý của con lúc này. + Gợi ý tìm ra điểm chung giữa học sinh với phụ huynh và giáo viên để tránh xung đột giữa 2 bên. Hãy phân tích để học sinh thấy được việc nên làm và không nên làm. + Hãy chờ đợi sự thay đổi của học sinh. Cho các em thêm thời gian để cân bằng cảm xúc và mối quan hệ với người bạn ấy. Tiêu + Hãy cho các em nhìn thấy và tiếp xúc với các mối quan hệ khác để các em thấy được: Người bạn của mình không phải là cả thế giới mà mình có. Bên cạnh mình còn có rất nhiều các mối quan hệ giá trị khác. + Hướng dẫn các em cách yêu an toàn khi còn là học sinh. 3.2. Biện pháp 2. Để học sinh thấy được hậu quả của việc yêu sớm thông qua các buổi toạ đàm, chia sẻ, các tiết sinh hoạt lớp về vấn đề này. 3.2.1. Chia sẻ về hậu quả của yêu sớm. Muốn hạn chế tình trạng yêu sớm của học sinh cần nắm bắt và hiểu được hậu quả của việc yêu sớm. Tôi đã chia sẻ cho học sinh để các em nắm rõ được về vấn đề này. - Thứ nhất: Đối với bản thân học sinh: + Yêu sớm dẫn đến xao nhãng việc học tập do phải dành thời gian cho người ấy, do tâm lý lúc nào cũng nhớ đến người yêu, mất thời gian nhắn tin, trò truyện. Khoảng thời gian học tập bị thu hẹp lại. + Yêu sớm dẫn đến mất tự do, mất đi nhiều mối quan hệ xung quanh. + Yêu sớm sẽ ảnh hưởng tới tâm lý (Mệt mỏi, căng thẳng khi đối phương giận dỗi, bất đồng quan điểm, tổn thương…) + Yêu sớm có thể dẫn đến mang thai ngoài ý muốn dẫn đến phá thai, ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản… + Yêu sớm ảnh hưởng tới tương lai (Học tập, danh dự …) - Thứ 2: Với cha mẹ, thầy cô: Buồn phiền, lo lắng… - Thứ 3: Đối với xã hội: Cái nhìn kỳ thị về giá trị của bản thân học sinh. 3.2.2. Chia sẻ về hậu quả của việc yêu sớm thông qua những câu chuyện, qua video và các số liệu thông tin đại chúng. Những câu chuyện, video và các số liệu thông tin đại chúng chính là minh chứng rõ nét để học sinh thấy được hậu quả của việc yêu sớm. 10
  16. - Thứ nhất: Chia sẻ những câu chuyện mà bản thân giáo viên đã từng trải qua. Những câu chuyện về bản thân giáo viên luôn thu hút được sự quan tâm của học trò. Các em luôn hứng khởi, chăm chú lắng nghe và luôn muốn biết cách giải quyết, suy ngẫm của cô trước những tình huống rất gần gũi với các em. Vì vậy, tôi lựa chọn kể cho học sinh nghe những câu chuyện về tình yêu tuổi học trò mà bản thân mình và những người bạn của mình đã từng trải qua. Khi chia sẻ những câu chuyện tôi luôn đưa ra những lời nhận định, đánh giá về vấn đề. Ví dụ: Khi có bạn khác giới quan tâm, tặng hoa hoặc viết thư, gửi tin nhắn, cô chọn cách xử lý như thế nào? Làm thế nào để giữ được tình bạn trong sáng giữa hai người, không ai làm ai tổn thương mà việc học tập vẫn tốt. - Thứ 2: Chia sẻ những câu chuyện có thực trong cuộc sống để học sinh thấy được hậu quả của việc yêu sớm. + Trên các phương tiện thông tin đại chúng có rất nhiều các video, hình ảnh, câu chuyện về hậu quả của việc yêu sớm. Tôi đã sử dụng có hiệu quả các video này giống như một lời cảnh tỉnh đối với các em học sinh. Một số video về hậu quả của việc yêu sớm, cách xử lý khi yêu sớm + Ngoài ra tôi còn chia sẻ cùng học sinh một số câu chuyện về hậu quả của việc yêu sớm. 11
  17. - Thứ 3. Chia sẻ một số dữ liệu thông tin đại chúng để học sinh thấy được sự cấp bách của vấn đề. Các con số, số liệu điều tra cũng chính là lời cảnh báo có sự tác động mạnh mẽ tới tâm lý của học sinh. Tôi thường sưu tầm các số liệu điều tra về vấn đề . Ví dụ: Tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương, trong vài năm trở lại đây, trung bình mỗi năm có khoảng 80-100 ca nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên. Và độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu của các em là 14, sớm hơn rất nhiều so với điều tra quốc gia năm 2010 (công bố là 18,1 tuổi). Tuy nhiên, bất ngờ hơn bởi 14 tuổi chỉ là tuổi trung bình chứ chưa phải là sớm nhất. Cá biệt có trường hợp các em làm chuyện người lớn lần đầu khi mới… 10 tuổi. Tiêu 12
  18. 3.2.3. Tổ chức các buổi toạ đàm, chia sẻ về vấn đề yêu sớm trong các tiết sinh hoạt lớp. Giáo dục học sinh thông qua các tiết sinh hoạt lớp là một cách thức giáo dục hiệu quả. Ở tiết sinh hoạt lớp, các em có thể trực tiếp tham gia các hoạt động trải nghiệm sinh hoạt theo chủ đề. Khi xây dựng tiết sinh hoạt lớp, tôi đã chủ động xây dựng chủ đề giáo dục giới tính cho học trò bằng cách tổ chức cho học sinh tham gia nhiều hoạt động bổ ích, lý thú. Ví dụ: Chủ đề: “YÊU SỚM – NÊN HAY KHÔNG NÊN”. - Trong hoạt động mở đầu chủ đề, tôi tổ chức cho học sinh tham gia một trải nghiệm với vở kịch: Nỗi lòng cha mẹ, thầy cô khi học trò yêu sớm. Tôi phân chia nhiệm vụ cho 1 nhóm về xây dựng kịch bản với nội dung này và thể hiện kịch bản trong 3 phút. Các nhóm còn lại sẽ cùng đưa ra phần giải quyết cho tình huống trên. - Trong hoạt động hình thành kiến thức, tôi tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động như: + Thảo luận để tìm ra điểm khác biệt giữa tình bạn và tình yêu. Biểu hiện cụ thể của yêu sớm. + Thảo luận để thấy được hậu quả của yêu sớm. + Cách thức xây dựng một mối quan hệ trong tình bạn trong sáng, cùng hỗ trợ nhau trong học tập và cuộc sống. + Một số biện pháp phòng tránh mang thai ngoài ý muốn và phòng tránh các căn bệnh tình dục do quan hệ tình dục sớm. - Tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động kết nối: Giải đáp các thắc mắc liên quan tới vấn đề yêu sớm. 3.2.4. Chia sẻ về hậu quả của việc yêu sớm thông qua các hoạt động giáo dục giới tính chung của nhà trường. Để thực hiện được điều này, bản thân tôi đã: - Thứ nhất: Kết hợp chặt chẽ với bí thư đoàn trường, tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường để tổ chức các buổi toạ đàm, nói chuyện, chia sẻ giáo dục về giới tính cho học sinh. - Thứ 2: Xây dựng các hoạt động phong trào, các hoạt động tập thể để học sinh có cơ hội đồng hành cùng nhau, nắm bắt các thông tin từ học sinh. - Thứ 3. Trong các tiết chào cờ đầu tuần, bí thư đoàn trường có thể lồng ghép nội dung giáo dục giới tính trong các hoạt động giáo dục của mình như: Chia sẻ về hậu quả của việc yêu sớm, chia sẻ các câu chuyện về hậu quả của việc yêu sớm… 13
  19. 3.2.5. Hãy chỉ ra những cạm bẫy, chiêu thức lừa đảo mà các em có thể mắc phải. - Hãy chỉ ra cho học sinh các chiêu thức, thủ đoạn lừa đảo mới hiện nay đối với các em học sinh; đặc biệt là lừa qua mạng facebook, Zalo, các ứng dụng Ticktock… - Hướng dẫn học sinh cách thức ứng phó khi bị trêu ghẹo, khủng bố, quấy rối trên các trang mạng xã hội (báo với phụ huynh, thầy cô, công an…) - Không kết bạn, nói chuyện với những người lạ, không gặp mặt người lạ khi không có ai hoặc ở những nơi vắng vẻ. - Hãy chia sẻ với các bạn nữ về hậu quả của việc quan hệ tình dục sớm. Với các học sinh nam, cần giáo dục để các em hiểu rằng việc quan hệ với trẻ em nữ ở tuổi vị thành niên dù được sự đồng ý thì vẫn vi phạm pháp luật. 3.3. Biện pháp 3. Tích hợp giáo dục giới tính, giáo dục kỹ năng sống qua các môn học, tiết học có liên quan. Khơi nguồn đam mê học tập trong học sinh, xây dựng hàng rào bảo vệ an toàn với các mối quan hệ tích cực cho các em. 3.3.1 Tích hợp giáo dục giới tính, giáo dục kỹ năng sống qua các môn học, tiết học có liên quan. Dạy học theo hướng tích hợp đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình giáo dục. Để thực hiện tốt công tác giáo dục, việc lồng ghép giáo dục giới tính vào trong các môn học là thực sự cần thiết. Để làm được điều này, bản thân tôi đã chia sẻ chuyên đề giáo dục giới tính (cụ thể là giải pháp góp phần hạn chế tình trạng yêu sớm) với các giáo viên trong nhà trường để cùng xây dựng biện pháp cụ thể với từng đối tượng học sinh. - Đưa giáo dục giới tính vào trong các môn học như: Sinh học, giáo dục công dân, môn văn, kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm. - Trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm khác và các giáo viên bộ môn để cùng nắm bắt các thông tin về đối tượng học sinh và xây dựng phương án giáo dục cụ thể với từng em học sinh. 3.3.2. Cách thức khơi nguồn đam mê học tập cho học sinh. - Thứ nhất: Hướng dẫn học sinh xây dựng thời khoá biểu khoa học, xây dựng mục tiêu, ước mơ và kế hoạch thực hiện những mục tiêu, ước mơ đó. - Thứ 2: Trao nhiệm vụ phù hợp với năng lực, luôn thể hiện sự tin tưởng với các em học sinh. Hướng dẫn các em phương pháp học tập hiệu quả. - Thứ 3: Giảm áp lực thi cử, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động làm chủ và chiếm lĩnh tri thức. 14
  20. - Thứ 4: Thưởng phạt phân minh, đối xử công bằng với tất cả học sinh trong lớp học. 3.3.3. Xây dựng hàng rào bảo vệ an toàn với các mối quan hệ tích cực cho học sinh. - Thứ nhất: Hàng rảo bảo vệ an toàn đó là mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa giáo viên với học sinh. Để học trò luôn tin cô, yêu cô, sẵn sàng chia sẻ cùng cô những khó khăn, vướng mắc trong tâm lý lứa tuổi, người giáo viên cần: + Kiên nhẫn lắng nghe, chia sẻ cùng học trò. + Bày tỏ niềm tin với các em. Hãy là tấm gương sáng. Hãy thực hiện những điều mình đã hứa. + Luôn công bằng, luôn yêu thương, luôn quan sát, quan tâm, đồng hành cùng học sinh. - Thứ 2: Hàng rào bảo vệ an toàn là mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa cha mẹ học sinh với học sinh. Để xây dựng được mối quan hệ này, cha mẹ học sinh cần: + Dành thời gian quan tâm tới việc học tập và các mối quan hệ của con. Quan tâm không có nghĩa là kiểm soát gắt gao. Quan tâm là để có phương án điều chỉnh sao cho phù hợp. + Hãy hỏi con các sự việc xảy ra mỗi ngày ở trường. Hãy lắng nghe những chia sẻ của con, lắng nghe thông tin phản hồi từ những người bạn. + Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp. + Kiểm soát thời gian (Không cấm đoán, nhưng cần biết con đang làm gì, ở đâu?). Kiểm soát tiền bạc của con (Con cần có tiền riêng nhưng cần công khai kế hoạch chi tiêu số tiền này). + Không để con ăn mặc nổi trội quá so với các bạn. Chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi, kín đáo cho con khi tới trường, đi chơi hay ở nhà. + Dạy con cách giúp đỡ bố mẹ việc nhà, dạy con cách yêu thương, đồng hành, sẻ chia cùng mọi người. - Thứ 3: Hàng rào bảo vệ an toàn là những người bạn. + Hãy đảm bảo học sinh có mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè cùng lớp. Định hướng cho các em cách thức học tập bạn bè chọn lọc, không đua đòi theo các bạn chưa có ý thức quản lý bản thân. + Cùng những người bạn xây dựng kế hoạch học tập và giải pháp thực hiện các kế hoạch ấy. Ví dụ: Lớp tôi có bạn Khánh Linh – lực học tốt, kín đáo, nghe lời bố mẹ. Tuy nhiên, Khánh Linh trong thời gian ngắn trở lại đây thường xuyên viết thơ tình, bài hát trong lớp, làm hoa, gấp hạc giấy, gấp trái tim. Thỉnh thoảng, tôi còn 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1