Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá nguồn lực và thu nhập của nông hộ tại xã Bum Nưa, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu, phân tích các hoạt động về nguồn lực của người dân tại xã Bum Nưa. Qua đó xem xét và rút ra những phương thức, tập quán trong lao động sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân nhằm tìm ra giải pháp khả thi cho chiến lược phát triển bền vững phù hợp với điều kiện của người dân địa phương trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá nguồn lực và thu nhập của nông hộ tại xã Bum Nưa, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÝ THỊ PHƯƠNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC VÀ THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ BUM NƯA, HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÝ THỊ PHƯƠNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC VÀ THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ BUM NƯA, HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K47 – KTNN – N02 Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Dương Văn Sơn Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan răng mọi số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực khách quan và chưa từng được sử dụng để bảo vệ học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan, thời gian thực tập được thực hiện đúng với quy định của nhà trường và khoa chuyên. Thái Nguyên, tháng 03 năm 2019. Sinh viên Lý Thị Phương
- ii LỜI CẢM ƠN Với lòng chân thành, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới thầy, cô giáo Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các thầy, cô giáo khoa Kinh tế và PTNT đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt cho tôi cả về kiến thức chuyên môn và đạo đức con người suốt 4 năm qua. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Dương Văn Sơn giảng viên khoa kinh tế và phát triển nông thôn đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tận tình trong quá trình thực tập để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Nhân dịp này tôi cũng xin cảm ơn tới các cán bộ, lãnh đạo của UBND xã Bum Nưa, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu và các hộ gia đình trong xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và thu thập số liệu tại xã. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè những người luôn ở bên, động viên tôi trong suốt quá trình thực tập cũng như nghiên cứu và hoàn thành báo cáo này. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình hoàn thành khóa luận nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, nên tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế và PTNT để đề tài này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, tháng 03 năm 2019. Sinh viên Lý Thị Phương
- iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Hộ điều tra phân theo nghề nghiệp và bản ................................... 24 Bảng 4.1: Bảng tổng hợp số hộ điều tra ........................................................ 32 Bảng 4.2: Học vấn, nhân khẩu và số lao động phân theo kinh tế hộ. ........... 32 Bảng 4.3. Lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp phân theo kinh tế hộ 34 Bảng 4.4. Diện tích đất đai phân theo kinh tế hộ .......................................... 36 Bảng 4.5. Máy móc thiết bị nông nghiệp phân theo kinh tế hộ .................... 37 Bảng 4.6. Nguồn tài chính phân theo kinh tế hộ ........................................... 38 Bảng 4.7. Tỷ trọng (% ) thu nhập về nông nghiệp của hộ ............................ 39 Bảng 4.8. Tỷ trọng (% ) thu nhập về phi nông nghiệp của hộ ...................... 40 Bảng 4.9. Thu nhập từ nông nghiệp của hộ gia đình .................................... 40 Bảng 4.10. Thu nhập từ phi nông nghiệp của hộ gia đình ............................ 41 Bảng 4.11. Ngành nghề hoạt động phi nông nghiệp ..................................... 42 Bảng 4.12. Cây trồng phân theo kinh tế hộ................................................... 42 Bảng 4.13. Vật nuôi phân theo kinh tế hộ..................................................... 44
- iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CÁC TỪ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA BQ Bình quân CBGV-CNV Cán bộ giáo viên, công nhân viên KH Kế hoạch KT-XH Kinh tế xã hội TDTT Thể dục thể thao UBND Uỷ ban nhân dân
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU .............................................................................. 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................... 2 1.2. 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ............................ 2 1.3.2. Ý nghĩa lý luận ............................................................................ 3 1.3.3. Ý nghĩa thực tiễn: ........................................................................ 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................... 4 2.1. Cơ sở lý luận khi tiếp cận vấn đề nghiên cứu ................................. 4 2.1.1. Các khái niệm liên quan .............................................................. 4 2.1.2. Cơ sở lí luận về nguồn lực .......................................................... 5 2.1.3. Hộ và kinh tế hộ ........................................................................ 14 2.1.4 . Thu nhập .................................................................................. 16 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................................. 18 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................ 21 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................ 21 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................... 21 3.2. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu ................................................. 21 3.2.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................... 21
- vi 3.2.2.Giả thuyết nghiên cứu ................................................................ 22 3.3. Nội dung nghiêncứu và phương pháp nghiên cứu ......................... 22 3.3.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................. 22 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................... 22 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................. 26 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Bum Nưa ..................... 26 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................... 26 4.1.2. Điều kiện về kinh tế .................................................................. 27 4.1.3. Văn hóa - xã hội ........................................................................ 29 4.2. Phân tích việc sử dụng các nguồn lực và thu nhập của người nông dân tại xã Bum Nưa ............................................................................ 31 4.2.1. Thông tin và phân loại hộ điều tra ............................................. 31 4.2.2.3. Nguồn lực tự nhiên ................................................................. 36 4.2.3. phân tích thu nhập của người dân xã Bum Nưa, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. ............................................................................... 39 4.3. Quan điểm và giải pháp cải thiện nguồn lực, nâng cao thu nhập cho người dân xã Bum Nưa ....................................................................... 47 4.3.1. Quan điểm phát triển bền vững ................................................. 47 4.3.2. Một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện nguồn lực, nâng cao thu nhập cho người dân xã Bum Nưa ............................................ 48 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................ 52 5.1. Kết luận ....................................................................................... 52 5.2. Kiến nghị ..................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 57 PHỤ LỤC
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số ở các vùng nông thôn là nguồn lao động dồi dào nhưng chưa được sử dụng hợp lý, việc phát triển kinh tế hộ nông dân là giải pháp quan trọng để có thế xóa đói giảm nghèo, đảm bảo cho việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững ở nước ta. Đặc biệt là vấn đề sử dụng nguồn lực và thu nhập của người dân đang là mối quan tâm hàng đầu, nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển nâng cao đời sống của con người nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng môi trường tự nhiên. Việc lựa chọn hợp lý nguồn lực đối với các hộ nông dân khu vực đồng bằng đã khó, với người dân ở khu vực miền núi còn khó khăn hơn. Do đó việc nghiên cứu nguồn lực và thu nhập của người dân là yêu cầu cấp thiết và cần có sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành. Chỉ có trên cơ sở đó mới khắc phục được tính tự cấp, tự túc, thúc đẩy trao đổi hàng hóa và phân công lao động xã hội, hình thành, mở rộng và hoàn thiện các loại thị trường, nâng cao mức sống, mức thu nhập cũng như chất lượng của dân cư miền núi. Xã Bum Nưa là xã biên giới, đa dân tộc, phong tục tập quán trong trồng trọt,chăn nuôi còn nghèo nàn, lạc hậu, cần thâm canh nông nghiệp, mở rộng diện tích đất canh tác trong các hoạt động sản xuất và các cơ sở chăn nuôi còn nhỏ lẻ. Ý thức trách nhiệm của người dân trong vệ sinh môi trường nông thôn chưa cao. Có nhiều chương trình hỗ trợ cây, con giống nhưng chưa được người dân chú trọng trồng. Có nguồn lao động dồi dào nhưng lại thiếu việc làm, diện tích đất đai rộng lớn chưa được sử dụng hợp lý,cần có giải pháp tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân.
- 2 Trước yêu cầu đó, việc nghiên cứu, lý giải đầy đủ có cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề lựa chọn nguồn lực của người dân cũng như tìm hiểu các nhân tố hỗ trợ và cản trở nông dân tiếp cận nguồn lực để đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn của địa phương, tạo điều kiện thúc đẩy các nguồn lực phát triển, nâng cao đời sống của con người nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng môi trường tự nhiên. Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá nguồn lực và thu nhập của nông hộ tại xã Bum Nưa, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu, phân tích các hoạt động về nguồn lực của người dân tại xã Bum Nưa. Qua đó xem xét và rút ra những phương thức, tập quán trong lao động sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân nhằm tìm ra giải pháp khả thi cho chiến lược phát tiển bền vững phù hợp với điều kiện của người dân địa phương trong thời gian tới. 1.2. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội xã Bum Nưa. - Phân tích nguồn lực và thu nhập của hộ nông dân tại xã Bum Nưa. - Đề xuất các giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân địa phương 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học + Giúp sinh viên củng cố lại kiến thức lý thuyết đã được học trên lớp. + Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình nghiên cứu. + Giúp sinh viên va chạm thực tế,nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng và trang bị kiến thức thực tiễn phục vụ cho công tác sau khi ra trường.
- 3 + Tài liệu cho nhà trường, khoa và là tài liệu tham khảo cho các sinh viên học khóa sau. 1.3.2. Ý nghĩa lý luận + Đây là một đề tài nghiên cứu mới về vấn đề sử dụng nguồn lực cho người dân, vì vậy đây sẽ là cơ sở để xây dựng nền móng cho các cuộc nghiên cứu sau này khi nghiên cứu đến các vấn đề về nguồn lực. + Đề tài góp phần làm rõ một số vấn đề về việc sử dụng nguồn lực cho người dân và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực đó mang lại. 1.3.3. Ý nghĩa thực tiễn: + Xác định các nguồn lực của người dân tại xã Bum Nưa, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, đóng góp về cơ cấu thu nhập từ các nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, thiết bị máy móc, đóng góp về các hoạt động nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi,…để từ đó có các giải pháp phù hợp cho từng nguồn lực cụ thể. + Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở để có những giải pháp, định hướng cho việc lựa chọn nguồn lực phù hợp nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng thu nhập ổn định cho người dân tại địa phương.
- 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận khi tiếp cận vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Các khái niệm liên quan * Khái niệm nguồn lực Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường…ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định. * Các nguồn lực chính trong phát triển kinh tế: - Vị trí địa lí tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau. – Nguồn lực tự nhiên: là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển. – Nguồn lực con người (hay nguồn nhân lực): là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, con người với tư cách là yếu tố cấu thành sản xuất giữ vị trí hàng đầu,là nguồn lực cơ bản và nguồn lực vô tận của sự phát triển không chỉ được xem xét đơn thuần ở góc độ số lượng hay chất lượng mà là sự tổng hợp cả số lượng và chất lượng. Không chỉ là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động mà là các thế hệ con người với những tiềm năng, sức mạnh trong cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội. – Nguồn lực vật chất được phân chia làm 2 loại: Tài sản của cộng đồng và tài sản của hộ. Tài sản của cộng đồng là các cơ sở vật chất cơ bản phục vụ
- 5 nhu cầu sản xuất và sinh hoạt như: điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, công trình thủy lợi, thông tin liên lạc. Tài sản của hộ bao gồm cả các tài sản phục vụ sản xuất và các tài sản phục sinh hoạt của hộ như: đất đai, máy móc thiết bị, giống cây trồng vật nuôi… – Nguồn lực tài chính: Những khó khăn về tài chính làm cho khả năng trỗi dậy của kinh tế nông hộ bị giảm sút, muốn cải thiện được kinh tế nông hộ thì việc tăng đầu tư nhằm mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm là một nhu cầu tất yếu. Trong điều kiện như hiện nay, khi mà khả năng tích luỹ của hộ nông dân rất thấp, sự hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ ngày càng giảm, thì việc vay vốn để đầu tư được coi là hành vi quan trọng nhất để thoả mãn về mặt tài chính. - Nguồn lực xã hội: Là các khía cạnh về quan hệ trong gia đình, tập quán và văn hóa địa phương, các luật tục và thiết chế cộng đồng, vai trò của các tổ chức và chính trị xã hội cũng như sự tham của người dân vào các họat động tập thể, khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin của người dân đối với sản xuất và đời sống. Hiểu biết và đánh giá đúng cũng như biết huy động tối đa các nguồn lực sẽ thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Các nước đang phát triển muốn nhanh chóng thoát khỏi tụt hậu. cần phát hiện và sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có trong nước đồng thời kết hợp với sự hỗ trợ của các nước phát triển. 2.1.2. Cơ sở lí luận về nguồn lực -Dân cư và nguồn lao động Việt Nam là một nước đông dân có nhiều thành phần dân tộc Theo số liệu Tổng điều tra dân số ngày 1 - 4 - 1999 dân số nước ta là 76.327.900 người. Về dân số nước ta đứng hàng thứ hai ở khu vực Đông Nam Á và hàng thứ 13 trong tổng số hơn 200 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới.
- 6 Dân số là một nguồn lực quan trọng để phát triển nền kinh tế. Với số dân đông nước ta có nguồn lao động dồi dào thị trường tiêu thụ rộng lớn. Song trong điều kiện nước ta hiện nay dân số đông là một trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân. Nước ta có 54 thành phần dân tộc đoàn kết trong quá trình dựng nước và giữ nước. Hiện nay trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các thành phần dân tộc ở nước ta vẫn còn có sự chênh lệch. Vì vậy phải chú trọng hơn nữa đển việc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc ít người. - Dân số nước ta tăng nhanh Dân số tăng quá nhanh dẫn đến sự bùng nổ dân số. Điều đó xảy ra ở nước ta từ cuối những năm 50 của thế kú XX. Tuy nhiên ở từng vùng lãnh thổ từng thành phần dân tộc mức bùng nổ dân số có sự khác nhau. Trên phạm vi toàn quốc dân số nước ta đã tăng gấp đôi từ 30 lên 60 triệu người trong vòng 25 năm (1960 - 1985). Nhịp độ gia tăng dân số cũng biến đổi qua các thời kì. Trong thời kì 1931 - 1960 tốc độ gia tăng trung bình năm là 185%. Dân số tăng nhanh vào những năm 1965 - 1975 với mức tăng trung bình năm trên 3%. Giữa hai đợt tổng điều tra dân số lần thứ nhất và lần thứ hai (1979 và 1989) mức tăng trung bình năm giảm xuống còn 21% và giữa hai cuộc tổng điều tra dân số gần đây nhất (1989 và 1999) là 17%. Hiện nay do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nhịp độ tăng dân số ở nước ta đang có xu hướng giảm xuống tuy còn chậm. Mặc dù tỉ lệ sinh có giảm song số dân nước ta trong thời kì 1979 - 1989 vẫn tăng thêm 117 triệu người tương đương với số dân của một nước trung bình trên thế giới.
- 7 Trong thời kì 1989 - 1999 số dân tăng thêm 119 triệu người tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm tuy có giảm (17%) nhưng vẫn cao hơn một chút so với mức gia tăng tự nhiên của toàn thế giới. Sự gia tăng dân số quá nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội. Dân số nước ta thuộc loại trẻ Cơ cấu các nhóm tuổi trong tổng số dân (1 - 4 - 1999) của nước ta là: + Dưới độ tuổi lao động: 33,1% + Trong độ tuổi lao động: 59,3% + Ngoài độ tuổi lao động: 7, 6% Do dân số trẻ nên lực lượng lao động của nước ta chiếm khoảng 50% tổng số dân. Hàng năm xã hội có thêm khoảng 1,1 triệu lao động mới. Điều đó gây nên những khó khăn về sắp xếp việc làm cho số lao động gia tăng. Tuy nhiên lực lượng lao động của Việt Nam có khả năng tiếp thu nhanh các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lí họ sẽ trở thành nguồn lực quyết định để xây dựng đất nước. Dân cư và nguồn lao động nước ta phân bố không đều Điều đó phụ thuộc vào lịch sử định cư trình độ phát triển kinh tế -xã hội mức độ màu mỡ của đất đai sự phong phú của nguồn nước v.v... Tính chất không đồng đều này thể hiện rõ rệt giữa các vùng và ngay trong nội bộ từng vùng lãnh thổ. Khoảng 80% số dân tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao (đồng bằng sông Hồng 1180 người/km2 - 1999). Ở trung du và miền núi dân cư thưa thớt hơn nhiều (Tây Nguyên là 67 người/km2 Tây Bắc là 62 người/km2).
- 8 Sự phân bố dân cư không đều còn thể hiện giữa thành thị và nông thôn. 76,5% số dân sinh sống ở nông thôn còn ở thành thị chiếm 23,5% (số liệu năm 1999) Tình hình phân bố dân cư như vậy gây ra những khó khăn cho việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và việc khai thác nguồn tài nguyên hiện có ở mỗi vùng. Để giảm bớt gánh nặng dân số cần phải có chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta Trước mắt cần có những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm nhanh tỉ lệ sinh đồng thời từng bước phân bố lại dân cư lao động giữa các vùng và giữa các ngành kinh tế trong phạm vi cả nước. * Quan điểm chiến lược phát triển bền vững Đây là một quan điểm thuộc xã hội hiện đại khi quan niệm về phát triển không đơn thuần chỉ là sự tăng trưởng về mặt kinh tế, lý thuyết này ra đời sau một thời gian dài, sự phát triển được hiểu là sự tăng trưởng về mặt kinh tế đã gây nên những hậu quả nặng nề: Sự phân hóa giàu nghèo một cách sâu sắc, biến đổi khí hậu, môi trường bị tàn phá nặng nề, sự nóng dần lên của trái đất,… những hậu quả ấy do những hoạt động phát triển của con người. Khái niệm phát triển bền vững xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường những năm 70 của thế kỉ XX và được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Phát triển bền vững được hiểu như là “sự đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của bản thân họ” (Báo cáo Bruland, 1987). Hoặc là “sự cải thiện chất lượng cuộc sống của conngười trong khuôn khổ phạm vi sức chứa của hệ sinh thái trợ giúp” (chăm lo trái đất)… Phát triển bền vững cũng có thể được hiểu là một sự phát triển lâu dài, phát triển đi đôi với việc làm phong phú các nguồn vốn sinh hoạt để từ đó dẫn đến các tác động tích cực tới đời sống của
- 9 con người. Sự phát triển đó làm tăng khả năng chống chọi với những cú sốc, tổn thương do con người và tự nhiên gây ra. Chiến lược phát triển bền vững được xem như là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp và quản lý các nguồn lực sản xuất của con người nhằm để kiếm sống. Kết quả sản xuất con người hướng tới được thể hiện qua các yếu tố: Sự hưng thịnh hơn: Thu nhập cao và ổn định hơn, cơ hội làm việc tốt hơn, kết quả của những công việc mà người dân đang thực hiện tăng lên và thu nhập của hộ gia đình gia tăng. Đời sống được nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua bằng tiền, mức sống còn được đánh giá qua những giá trị của những hàng hóa phi vật chất khác, mức độ đánh giá còn được thể hiện trên phương diện giáo dục, y tế cho các thành viên trong gia đình được đảm bảo, các điều kiện sống tốt, sự an toàn. Khả năng tổn thương được giảm: Người nghèo luôn phải sống trong trạng thái dễ bị tổn thương. Bởi vậy, sự ưu tiên của họ là tập chung cho việc bảo vệ gia đình mình thoát khỏi những mối hiểm họa tiềm ẩn, thay vì phát triển những cơ hội của mình. An ninh lương thực được củng cố: An ninh lương thực là một trong những vấn đề cốt lõi trong phát triển con người, tránh sự tổn thương và nghèo đói. Việc tăng cường an ninh lương thực có thể được thực hiện nhiều cách như tăng khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên, tăng nguồn thu nhập của người dân. Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên: Việc phát triển cần đi đôi với tái tạo và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên tránh sự ônhiễm môi trường. Những chỉ tiêu trên đây là những mong muốn về một kết quả con người cần đạt được, đồng thời cũng là biểu hiện của phát triển bền vững. Một hoạt động sản xuất được xem như là bền vững khi nó đối phó và phục hồi được những áp lực, cú sốc và có thể duy trì, nâng cao khả năng về tài chính cũng
- 10 như cơ sở hạ tầng ở cả hiện tại và trong tương lai mà không làm tổn hại đến nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nói tóm lại quan niệm về phát triển bền vững hướng đến một thế đứng kiềng 3 chân: “ kinh tế - môi trường - xã hội”. Đây cũng được xem là mục tiêu mà con người hướng tới trong tương lai khi tác động ngược của các quan điểm phát triển sai lệch trước đây đã và đang ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến con người. Lý thuyết này được áp dụng trong đề tài để phân tích hoạt động sản xuất của người dân và xây dựng một mô hình phát triển tiến bộ hơn so với mô hình sản xuất hiện tại – mô hình hoạt động sản xuất bấp bênh và thiếu tính bền vững. * Quan điểm lý thuyết cấu trúc chức năng Cơ cấu chức năng được các nhà xã hội học như A.Comte và H. Spencer, E.Durkheim khởi xướng, sau được các nhà xã hội học hiện đại phát triển thành một trong những chủ thuyết của xã hội học hiện đại. Chủ thuyết chức năng hay còn gọi là cấu trúc chức năng được nhắc đến với tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu thành nên một chỉnh thể. Trong hệ thống đó mỗi bộ phận đều có chức năng nhất định góp phần làm nên sự tồn tại với 2 mặt tĩnh và động, tồn tại trong sự vận động biến đổi nhưng lại là một thực thể thống nhất trong đa dạng. H.Spencer đưa thuyết sinh vật học vào để giải thích sự tồn tại của xã hội và cho rằng xã hội tồn tại như một cơ thể sống, nó có đầy đủ các bộ phận và thực hiện các chức năng khác nhau trong một cơ thể thống nhất, tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp. Lý thuyết này sẽ được vận dụng để giải thích các mối quan hệ kinh tế - xã hội trong đời sống của người dân xã Bum Nưa. Từ đó đưa ra giải thích hợp lý cho việc lựa chọn phù hợp các nguồn lực để hoạt động. Việc vận dụng lý thuyết sẽ được đưa vào trong từng phần của bài nghiên cứu. Xã Bum Nưa được xem như là một chỉnh thể xã hội thống nhất trong hệ thống quản lý chức năng đoàn thể. Xã Bum Nưa nằm trong sự kiểm soát và quản lý của một hệ
- 11 thống xã hội lớn hơn là huyện Mường Tè. Xét về phạm vi tổ chức, cư dân trong xã được quản lý trực tiếp bởi ban điều hành như chủ tịch xã, phó chủ tịch xã, ban công an, ban mặt trận, ban dân sự,… Là một chỉnh thể thống nhất, các hộ gia đình trong xã đều tồn tại với vai trò và chức năng riêng,song đều nằm trong mỗi liên kết chặt chẽ với những mối quan hệ làng xóm láng giềng thân thích và môi trường sống xung quanh. * Quan điểm lý thuyết lựa chọn hợp lý Lý thuyết lựa chọn hợp lý có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học, nhân học thế kỷ XVIII – XIX đại diện là các nhà xã hội học như: G.Simmel, Hormans, J.Elster. Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào việc cho rằng con người luôn hành động có chủ đích với những hành động xã hội. Khi làm việc gì, người ta cũng suy nghĩ để lựa chọn phương án nhằm sử dụng các nguồn lực có được để đạt kết quả tối đa với chi phí thấp nhất. Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh sự cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng phương tiện tối ưu nào mà đạt được kết quả cao trong một điều kiện nguồn lực khan hiếm. Bắt nguồn từ việc vận dụng quy luật này để giải thích các hiện tượng kinh tế, các nhà xã hội học áp dụng vào nhằm giải thích các hành động xã hội. Vận dụng lý thuyết này vào trong đề tài nghiên cứu để giải thích cho việc tại sao người dân ở địa bàn nghiên cứu lại lựa chọn các nguồn lực tự nhiên mà không phải là lựa chọn các nguồn lực khác,với lựa chọn nguồn lực đó liệu họ có đạt được hiệu quả tối đa trong cuộc sống hay không. Ngoài ra, quan điểmvề lựa chọn hợp lý sẽ được lồng ghép phân tích và vận dụng trong việc đưa ra các giải pháp sử dụng các nguồn lực bền vững. Đường lối phát triển kinh tế - xã hội 1. Việc đổi mới kinh tế - xã hội một cách toàn diện là vấn đề cơ bản xuyên suốt hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước.
- 12 Đây cũng chính là nguồn lực quan trọng góp phần vào việc định hướng phát triển nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội chủ yếu đang đặt ra ở nước ta. Cho đến nay nền kinh tế nước ta đã trải qua từ việc phi tập trung hoá về mặt hành chính đến việc bước đầu đổi mới toàn diện. Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 quá trình đổi mới đã được định hình và phát triển đúng hướng. Sự đổi mới thể hiện ở việc xoá bỏ cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp xây dựng cơ cấu kinh tế năng động sử dụng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 đã được vạch ra nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách của đất nước Mục tiêu tổng quát của chiến lược là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển nâng cao rõ rệt đời sống vật chất văn hoá tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người năng lực khoa học và công nghệ kết cấu hạ tầng tiềm lực kinh tế quốc phòng an ninh được tăng cường thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản ; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. 3. Để thực hiện chiến lược đổi mới nhiều chính sách cụ thể đã được ban hành.Một trong những nguồn lực quan trọng để đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu của chiến lược kinh tế - xã hội là vấn đề tạo vốn. Ngoài chính sách huy động vốn trong nước chính sách mở cửa và luật đầu tư đã ra đời và đang phát huy tác động trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. - Vốn nhân lực (Human capital): Đây là một yếu tố được xem như là quan trọng nhất, vốn nhân lực là điều kiện cần có thể sử dụng và phát huy hiệu quả bốn loại vốn khác. Nguồn nhân lực là khả năng, kỹ năng, kiến thức làm việc và sức khỏe để giúp con người theo đuổi các hoạt động khác nhau nhằm đạt được kết quả tốt hay mục tiêu mà họ hướng tới. Với mỗi gia đình
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chuỗi giá trị rau cải bắp trên trên địa bàn xã Văn Đức, huyện Gia Lâm
140 p | 216 | 41
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế
109 p | 95 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ ATM của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – chi nhánh Thừa Thiên Huế
121 p | 109 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồ tiêu trên địa bàn xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
91 p | 124 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồ tiêu trên địa bàn xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
76 p | 94 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ ATM của ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Á Châu – Chi nhánh Huế
65 p | 73 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá quy trình thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Huế
79 p | 133 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phần nước sạch Lai Châu
53 p | 45 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
76 p | 36 | 10
-
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Đánh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của các bạn sinh viên nước ngoài tại ký túc xá K3 - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
53 p | 39 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại lợn Khu Khởi nghiệp Khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
56 p | 40 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Viên thông FPT Chi nhánh Huế
131 p | 118 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2017
85 p | 34 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Bác sĩ Đa khoa: Đánh giá trị số canxi ion hóa đo bằng phương pháp điện cực chọn lọc ion (ISE) trực tiếp và phương pháp tính gián tiếp
54 p | 48 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình hình tiêu thụ hàng hóa nông sản tại siêu thị Big C Huế
81 p | 64 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp: Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Cự thắng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
73 p | 20 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng tại Công ty TNHH TL Đức Ngân
83 p | 13 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Một số giải pháp hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm Toán Tư Vấn Rồng Việt (VDAC)
157 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn