KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
<br />
GVHD: ThS. TRƯƠNG THỊ HƯƠNG XUÂN<br />
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong một nền kinh tế năng động như hiện nay, mức độ cạnh tranh giữa các<br />
doanh nghiệp sản xuất, cung ứng cùng một loại hình hàng hóa, dịch vụ đang ngày càng<br />
gay gắt. Chỉ có doanh nghiệp nào thực sự hiểu được khách hàng của mình, nắm bắt<br />
được những nhu cầu, những biến động trong tâm lý khách hàng, đồng thời có những<br />
chính sách đáp ứng được những đòi hỏi đang ngày càng khắt khe của họ, mới có thể<br />
đảm bảo được thị phần, duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình.<br />
Riêng đối với các nhà phân phối, các nhà bán buôn, thì khách hàng của họ trước<br />
hết chính là các nhà bán lẻ, những người tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng cuối<br />
cùng các sản phẩm họ cung ứng. Do đó, để sản phẩm mình cung ứng đến được với<br />
người tiêu dùng một cách thuận lợi nhất thì nhất thiết các nhà phân phối phải có các<br />
chính sách làm thỏa mãn, hài lòng những nhà bán lẻ tham gia vào kênh phân phối. Nói<br />
cách khác, doanh nghiệp thương mại cần phải xây dựng được các chính sách khuyến<br />
khích các thành viên kênh hiệu quả. Làm được điều này tức là doanh nghiệp đã thực<br />
hiện được mục tiêu tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường.<br />
Vấn đề này diễn ra hoàn toàn tương tự trên thị trường các sản phẩm ngành hóa<br />
mỹ phẩm. Hiện nay, thị trường hóa mỹ phẩm Việt Nam đang bị chi phối bởi các sản<br />
phẩm của hai tập đoàn lớn là Unilever và Procter & Gamble (P&G). Đề tài được thực<br />
hiện trong bối cảnh mức độ cạnh tranh giữa hai tập đoàn tên tuổi này nói chung và<br />
giữa các dòng sản phẩm cùng chức năng của hai hãng nói riêng đang ngày càng trở<br />
nên gay gắt. Riêng về Unilever, các sản phẩm của hãng hiện đang được phân phối trên<br />
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với siêu thị Thuận Thành là một trong những nhà phân<br />
phối chủ đạo. Việc khuyến khích các thành viên trong kênh phân phối các sản phẩm<br />
Unilever của mình một cách hiệu quả không chỉ là điều kiện nâng cao năng lực cạnh<br />
tranh của Unilever nói chung, mà còn là điều kiện đảm bảo cho hoạt động kinh doanh<br />
của công ty được ổn định và phát triển bền vững trong tương lai. Như vậy, công việc<br />
cần làm đối với nhà phân phối siêu thị Thuận Thành là xác định được hiệu quả của các<br />
chính sách khuyến khích các thành viên trong kênh phân phối của mình thông qua việc<br />
nhận biết được đánh giá của họ đối với chính sách mình đưa ra. Từ kết quả thu được,<br />
SVTH: LÊ TRƯƠNG MỸ THẢO – K42 QTKD Thương Mại<br />
<br />
1<br />
<br />
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
<br />
GVHD: ThS. TRƯƠNG THỊ HƯƠNG XUÂN<br />
<br />
công ty sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến những đánh giá của<br />
các thành viên tham gia kênh, dựa vào đó có các chính sách phù hợp hướng đến mục<br />
đích hoàn thiện kênh phân phối, làm nền tảng cho lợi thế cạnh tranh.<br />
Từ những lý do đó, tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu:<br />
“ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC KHÁCH HÀNG VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH<br />
THÀNH VIÊN KÊNH PHÂN PHỐI ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM UNILEVER CỦA<br />
SIÊU THỊ THUẬN THÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ".<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
a. Mục tiêu chung:<br />
Đề tài được thực hiện với việc hướng đến mục tiêu chung là phân tích những<br />
đánh giá của các khách hàng đối với chính sách khuyến khích thành viên kênh phân<br />
phối các sản phẩm Unilever của Siêu thị Thuận Thành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên<br />
Huế, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối của công ty.<br />
b. Mục tiêu cụ thể:<br />
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về kênh phân phối, các thành viên tham gia<br />
vào kênh phân phối, các chính sách khuyến khích thành viên kênh.<br />
-Tìm hiểu thực trạng hoạt động quản lý, khuyến khích các thành viên tham gia<br />
kênh phân phối của siêu thị Thuận Thành.<br />
- Phân tích đánh giá của các nhà bán lẻ đối với chính sách khuyến khích thành<br />
viên kênh của công ty và xác định mối quan hệ giữa các đánh giá đó với sự hợp tác<br />
của thành viên trong kênh.<br />
- Trên cơ sở đó xác định các giải pháp có thể nâng cao được hiệu quả của chính sách<br />
khuyến khích các nhà bán lẻ tham gia vào kênh phân phối của siêu thị Thuận Thành.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
a. Đối tượng nghiên cứu<br />
Dựa vào giới hạn về nguồn lực và thời gian, nghiên cứu được thực hiện trên tổng<br />
thể mẫu và kết quả được rút ra cho tổng thể nghiên cứu.<br />
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng là hoạt động khuyến<br />
khích của công ty và những đánh giá của các nhà bán lẻ tham gia vào kênh phân phối<br />
<br />
SVTH: LÊ TRƯƠNG MỸ THẢO – K42 QTKD Thương Mại<br />
<br />
2<br />
<br />
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
<br />
GVHD: ThS. TRƯƠNG THỊ HƯƠNG XUÂN<br />
<br />
các sản phẩm Unilever của siêu thị Thuận Thành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, từ<br />
đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối của công ty.<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Sự hợp tác của các thành viên tham gia vào kênh phân phối<br />
sản phẩm Unilever của siêu thị Thuận Thành.<br />
- Đối tượng điều tra: Các thành viên tham gia vào kênh phân phối sản phẩm Unilever<br />
của siêu thị Thuận Thành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
b. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Phạm vi về không gian:<br />
Nghiên cứu được thực hiện đối với các nhà bán lẻ tham gia vào kênh phân phối<br />
các sản phẩm Unilever của siêu thị Thuận Thành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.<br />
- Phạm vi về thời gian:<br />
Các thông tin thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2009 - 2011.<br />
Các thông tin sơ cấp liên quan đến việc điều tra phỏng vấn trực tiếp khách hàng<br />
của Nhà phân phối là các cửa hiệu bán lẻ được thu thập trong khoảng thời gian từ<br />
tháng 2 đến tháng 4 năm 2012.<br />
Các giải pháp được xây dựng dự kiến áp dụng cho giai đoạn kinh doanh trong 5<br />
năm tới của công ty.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
4.1 Thu thập số liệu<br />
4.1.1 Số liệu thứ cấp<br />
Dữ liệu thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Bắt đầu là các giáo trình<br />
Marketing căn bản của Philip Koler của Nhà xuất bản Thống kê và Nghiên cứu<br />
Marketing để lấy cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu. Tôi đã tập trung đi sâu tìm hiểu<br />
về các mô hình liên quan như: “Mô hình SERVQUAL” của Parasuraman, “Mô hình<br />
SERVPERF” của Cronin và Taylor (1992), “Mô hình của Dabholka” đưa ra năm thành<br />
phần cơ bản của chất lượng dịch vụ bán lẻ ( 1996)... Ngoài ra đề tài còn tìm kiếm thêm<br />
một vài bảng báo cáo nghiên cứu khoa học và các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành,<br />
chẳng hạn như: “Chất lượng dịch vụ, sự thoả mãn và lòng trung thành của khách hàng<br />
siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thị Mai Trang (Tạp chí Phát triển Khoa học<br />
và công nghệ, Số 10_2006), đề tài nghiên cứu “Đánh giá lòng trung thành của khách<br />
SVTH: LÊ TRƯƠNG MỸ THẢO – K42 QTKD Thương Mại<br />
<br />
3<br />
<br />
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
<br />
GVHD: ThS. TRƯƠNG THỊ HƯƠNG XUÂN<br />
<br />
hàng với siêu thị Thuận Thành Huế” của tác giả Phan Thị Kim Tuyến. Mà đặc biệt là đề<br />
tài nghiên cứu “Phân tích đánh giá của khách hàng đối với chính sách khuyến khích<br />
các thành viên kênh phân phối các sản phẩm P&G của nhà phân phối Tuấn Việt trên<br />
địa bàn tình Thừa Thiên Huế” của tác giả Nguyễn Thị Minh Tâm. Tuy đó không phải<br />
là các nghiên cứu có mục tiêu nghiên cứu giống với các mục tiêu mà đề tài tôi đang tiến<br />
hành nhưng đề tài đã có được nhiều thông tin tham khảo có giá trị để xây dựng mô hình<br />
nghiên cứu và hướng nghiên cứu.<br />
Bên cạnh đó, đề tài thu thập số liệu thứ cấp bao gồm các thông tin liên quan đến<br />
các vấn đề lý luận về phân phối, quản lý các thành viên tham gia kênh phân phối;<br />
thông tin về hoạt động kinh doanh của siêu thị Thuận Thành tỉnh Thừa Thiên Huế tại<br />
nhiều nguồn khác nhau.<br />
4.1.2 Số liệu sơ cấp<br />
Quá trình thu thập số liệu sơ cấp được thu thập qua 2 giai đoạn:<br />
- Xác định sơ bộ: Mục đích cơ bản của giai đoạn này là tìm hiểu những chính<br />
sách khuyến khích cụ thể của công ty có thể tác động đến sự hợp tác của các nhà bán<br />
lẻ trong phân phối các sản phẩm Unilever. Nghiên cứu dùng kỹ thuật thảo luận nhóm,<br />
nhằm điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát đo lường các khái niệm nghiên cứu. Đầu<br />
tiên, tôi tiến hành thảo luận nhóm tiêu điểm (focus group) bao gồm việc thực hiện<br />
thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp 10 nhà bán lẻ tham gia vào kênh phân phối của<br />
siêu thị Thuận Thành và từ đó xác định thông tin cần thu thập, các nội dung cần<br />
nghiên cứu. Đồng thời tôi còn sử dụng kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia để đưa ra được<br />
những nội dung quan trọng và cần thiết. Sau khi xác định được mô hình nghiên cứu thì<br />
việc tiếp theo là soạn thảo bảng hỏi nhằm thu thập dữ liệu để phân tích. Sau đó tiến<br />
hành điều tra thử 10 khách hàng, để từ đó tiến hành hiệu chỉnh thang đo nhằm đảm bảo<br />
tính tin cậy của thang đo trong đề tài.<br />
- Thu thập, phân tích dữ liệu:<br />
Dựa trên kết quả của giai đoạn trên, bảng hỏi được thiết kế để tiến hành điều tra<br />
phỏng vấn nhằm tìm hiểu thực trạng và những đánh giá của các nhà bán lẻ tham gia<br />
vào kênh phân phối các sản phẩm Unilever của siêu thị Thuận Thành.<br />
<br />
SVTH: LÊ TRƯƠNG MỸ THẢO – K42 QTKD Thương Mại<br />
<br />
4<br />
<br />
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP<br />
<br />
GVHD: ThS. TRƯƠNG THỊ HƯƠNG XUÂN<br />
<br />
Do giới hạn về nhân lực, thời gian và nguồn kinh phí, tôi tiến hành khảo sát trên<br />
mẫu đại diện và suy rộng kết quả cho tổng thể. Tôi quyết định sử dụng phương pháp<br />
chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để phù hợp với đặc điểm của khách hàng.<br />
Dựa trên các nghiên cứu trước đây thì mẫu nghiên cứu tốt nhất là ít nhất 5 mẫu<br />
trên mỗi biến quan sát thì mới có thể phân tích nhân tố khám phá EFA tốt.<br />
Sau khi nghiên cứu định tính, nghiên cứu gồm 21 biến quan sát được đưa vào<br />
nghiên cứu định lượng chính thức. Như vậy, để tính kích cỡ mẫu, tôi đã sử dụng công<br />
thức sau:<br />
N = số biến quan sát * 5 = 21*5 = 105 bảng câu hỏi sử dụng để điều tra.<br />
Để đảm bảo độ chính xác cũng như loại trừ các bảng hỏi sau khi điều tra không đủ<br />
chất lượng, tôi tiến hành nghiên cứu thêm 20% tổng thể mẫu nghiên cứu; đồng thời có thể<br />
giảm thiểu được những rủi ro trong quá trình nghiên cứu.<br />
Cuối cùng tổng thể mẫu được dự kiến là 126 bảng.<br />
- Phương pháp chọn mẫu: Đề tải sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ<br />
thống. Từ danh sách các quan sát được sắp xếp theo trật tự có hệ thống. Chọn ngẫu<br />
nhiên đơn giản một quan sát trong danh sách, rồi cách đều k quan sát lại chọn một<br />
quan sát vào mẫu. (k là tỉ lệ giữa số quan sát của tổng thể với quy mô mẫu.)<br />
Với số lượng nhà phân phối của Siêu thị Thuận Thành là 2161 khách hàng.<br />
Để đáp ứng được cơ cấu mẫu điều tra cần thiết là 126, ta tính ra được bước<br />
nhảy k= 2161/126= 17.<br />
4.2.<br />
<br />
Phương pháp xử lý, phân tích số liệu<br />
Công cụ chủ yếu là phần mềm SPSS 16.0. Dựa trên cơ sở lý thuyết về chính sách<br />
<br />
khuyến khích thành viên kênh phân phối và thực tế sử dụng các chính sách này trong<br />
phân phối các sản phẩm ngành hàng Unilever tại NPP Siêu thị Thuận Thành, việc<br />
nghiên cứu đánh giá của khách hàng được thực hiện theo quy trình dưới đây:<br />
<br />
SVTH: LÊ TRƯƠNG MỸ THẢO – K42 QTKD Thương Mại<br />
<br />
5<br />
<br />