Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa nếp cái hoa vàng, trên địa bàn xã Quảng Nguyên, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang
lượt xem 6
download
Đề tài nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa nếp cái hoa vàng trên địa bàn xã Quảng Nguyên, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang nhằm duy trì sản xuất, ổn định chất lượng và phát huy giá trị của sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người sản xuất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa nếp cái hoa vàng, trên địa bàn xã Quảng Nguyên, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ NGÂN Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA NẾP CÁI HOA VÀNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUẢNG NGUYÊN, HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ NGÂN Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA NẾP CÁI HOA VÀNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUẢNG NGUYÊN, HUYỆN XÍN MẦN, TỈNH HÀ GIANG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K47 - KTNN Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đoàn Thị Mai Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tập thể để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, toàn thể các thầy cô giáo Khoa KTNN&PTNT trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận: "Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa nếp cái hoa vàng, trên địa bàn xã Quảng Nguyên, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang" Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Đoàn Thị Mai đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp này. Qua đây, tôi cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ UBND xã Quảng Nguyên và nhân dân xã Quảng Nguyên, trong thời gian tôi về thực tế điều tra đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết cho khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên, giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu, do thời gian có hạn và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự tham gia góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Hoàng Thị Ngân
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình sản xuất lúa nếp của huyện Xín Mần từ năm 2015 - 2017 ..21 Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Quảng Nguyên 2015 - 2017 .......... 26 Bảng 4.2. Tình hình kinh tế của xã Quảng Nguyên giai đoạn 2015 - 2017 ... 28 Bảng 4.3. Tình hình lao động của xã Quảng Nguyên qua 3 năm (2015 - 2017) ....29 Bảng 4.4. Mật độ dân số tại các thôn thuộc khu vực nghiên cứu năm 2017 .. 31 Bảng 4.5. Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng chính của xã năm 2017 ... 32 Bảng 4.6. Tổng đàn gia súc, gia cầm của xã Quảng Nguyên giai đoạn 2015-2017 ...32 Bảng 4.7. Một số thông tin chung về các hộ điều tra...................................... 33 Bảng 4.8. Diện tích và cơ cấu giống lúa nếp cái hoa vàng canh tác của các hộ điều tra năm 2017............................................................................ 35 Bảng 4.9. Giá bán thóc trên địa bàn xã Quảng Nguyên giai đoạn 2015 - 2017 .....36 Bảng 4.10. Lịch gieo trồng giống lúa nếp cái hoa vàng vụ Mùa năm 2017 ... 38 Bảng 4.11. Năng suất và sản lượng cho 1 ha lúa nếp cái hoa vàng năm 2017 .....39 Bảng 4.12. Chi phí sản xuất cho 1ha sản xuất lúa nếp cái hoa vàng .............. 40 Bảng 4.13. KQ - HQSX 1 ha lúa nếp cái hoa vàng năm 2017 ....................... 42 Bảng 4.14. Chi phí sản xuất cho 1ha sản xuất ngô năm 2017 ........................ 43 Bảng 4.15. KQ - HĐSX 1ha ngô năm 2017.................................................... 44 Bảng 4.16. KQ - HĐSX của giống lúa nếp cái và ngô năm 2017 .................. 45
- iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện giá lúa của xã Quảng Nguyên qua 3 năm 2015 - 2017 ..... 36 Hình 4.2. Sơ đồ kênh tiêu thụ lúa nếp cái hoa vàng xã Quảng Nguyên năm 2017.....37
- iv DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật CPBQ : Chi phí bình quân ĐVT : Đơn vị tính HQKT : Hiệu quả kinh tế HQSX : Hiệu quả sản xuất KQ-HQ : Kết quả- hiệu quả NCHV : Nếp cái hoa vàng THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TSCĐ : Tài sản cố định XK : Xuất khẩu
- v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................................ iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3 1.3. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu .......................................................................... 3 1.3.1. Trong học tập .......................................................................................... 3 1.3.2. Trong thực tiễn ........................................................................................ 3 1.4. Những đóng góp mới của đề tài ................................................................. 3 1.5. Bố cục của khóa luận ................................................................................. 4 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................. 5 2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5 2.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế, hiệu quả sản xuất .................................. 5 2.1.2. Nguồn gốc xuất xứ và kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa nếp cái hoa vàng ...... 8 2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa nếp cái hoa vàng .... 11 2.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất lúa nếp cái hoa vàng .............. 14 2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 16 2.2.1. Tình hình sản xuất lúa nếp cái hoa vàng ở Việt Nam ........................... 16 2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa nếp trên địa bàn huyện Xín Mần .... 20
- vi PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..22 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 22 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 22 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 22 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22 3.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 23 3.4. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 23 3.4.1. Thông tin thứ cấp .................................................................................. 23 3.4.2. Thông tin sơ cấp .................................................................................... 23 3.5. Phương pháp xử lí số liệu ........................................................................ 24 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 25 4.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ............................................................ 25 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ......................................................... 25 4.1.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp .......................................................... 32 4.1.3. Thực trạng sản xuất lúa nếp cái hoa vàng của địa phương. .................. 33 4.2. Lịch thời vụ lúa nếp cái hoa vàng của xã Quảng Nguyên ....................... 38 4.3. Kết quả sản xuất lúa nếp cái hoa vàng tại xã Quảng Nguyên năm 2017 . 39 4.3.1. Kết quả điều tra giống lúa nếp cái qua điều kiện kinh tế của hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo tại xã Quảng Nguyên năm 2017 ............................... 39 4.3.2. Chi phí và kết quả - hiệu quả sản xuất 1ha ngô năm 2017 .................. 43 4.3.3. So sánh KQ, HĐSX lúa nếp cái hoa vàng và giống ngô năm 2017 .. 45 4.4. Thuận lợi, khó khăn trong phát triển giống lúa nếp cái hoa vàng trên địa bàn xã Quảng Nguyên, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang ................................. 46 4.5. Đánh giá chung về phát triển sản xuất lúa NCHV tại xã Quảng Nguyên 47 4.6. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến PTSX lúa nếp cái hoa vàng tại xã ...... 49 4.6.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 49 4.6.2. Chất lượng thương hiệu......................................................................... 49
- vii 4.6.3. Giá bán .................................................................................................. 50 4.6.4. Nguồn lực và chất lượng nguồn lực của người dân .............................. 51 4.7. Dự định trong tương lai và nguyện vọng của nông hộ ............................ 51 4.7.1. Dự định trong tương lai ......................................................................... 51 4.7.2. Nguyện vọng của hộ.............................................................................. 51 PHẦN 5. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỐNG LÚA NẾP CÁI HOA VÀNG TẠI XÃ QUẢNG NGUYÊN ........ 53 5.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu....................................................... 53 5.1.1. Quan điểm ............................................................................................. 53 5.1.2. Phương hướng ....................................................................................... 53 5.1.3. Mục tiêu................................................................................................. 53 5.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất trồng lúa nếp cái hoa vàng .............................................................................................. 54 5.2.1. Vốn ........................................................................................................ 54 5.2.2. Kĩ thuật .................................................................................................. 54 5.2.3. Nâng cao chất lượng ............................................................................. 54 5.2.4. Giá cả..................................................................................................... 55 5.2.5. Giải pháp về giống và phân bón............................................................ 55 5.2.6. Giải pháp về thông tin ........................................................................... 55 5.2.7. Kết luận ................................................................................................. 55 5.2.8. Kiến nghị ............................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 58 PHIẾU ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới. Sản phẩm chính thu được từ lúa là gạo, nguồn lương thực chủ yếu của hơn nửa dân số thế giới (chủ yếu ở Châu Á và Châu Mỹ La Tinh), lúa trở thành loại cây lương thực được con người tiêu thụ nhiều nhất. Việt Nam là một nước có truyền thống lâu đời và có nền văn minh lúa nước mà hiếm có quốc gia nào trên thế giới có được. Cùng với sự đa dạng về văn hóa, tài nguyên khí hậu và tập quán canh tác. Việt Nam có sự đa dạng về cơ cấu giống cây trồng địa phương, đặc biệt là giống lúa cổ truyền địa phương. Gạo nếp cái hoa vàng từ ngàn xưa đã được nhân dân Việt Nam sử dụng làm nguyên liệu để chế biến các món ăn đặc biệt trong những ngày lễ hội và tết cổ truyền (xôi, bánh trưng và các loại bánh khác, rượu, cơm lam…) mà ít có loại gạo nào thay thế được. Hiện nay trên địa bàn xã Quảng Nguyên đa số người dân làm nông nghiệp, trong đó diện tích trồng lúa nếp cái hoa vàng là 56,8 ha tổng diện tích trồng trọt (năm 2017), sản lượng đạt 256,74 tấn. Đa phần các hộ gia đình chuyển toàn bộ ruộng trồng lúa sang trồng lúa nếp cái hoa vàng vì giá bán gấp đôi so với giống lúa khác, giá bán gạo nếp cái hoa vàng hiện nay giao động từ 30.000 - 35.000 đồng, ngoài ra chất lượng gạo nếp cái hoa vàng đứng đầu so các loại lúa nếp khác. Gạo nấu lên hạt trong và ráo, mền nhưng không nát, ăn vừa thơm vừa đậm đà, hạt gạo đầy tròn nên nhiều người dân quen gọi “nếp hoa vàng” hay là “nếp cái hoa vàng”.
- 2 Trồng lúa nếp đã góp phần đáng kể và sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương như tăng thu nhập và cải thiện đời sống, đóng góp vào ngân sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã Quảng Nguyên. Qua đó cho thấy gạo nếp cái hoa vàng xã Quảng Nguyên đã được nhiều người biết đến cả trong tỉnh và ngoài tỉnh. Nhu cầu sử dụng nếp cái hoa vàng rất lớn, không chỉ ở địa phương mà còn ở nhiều địa phương khác cũng biết đến nhất là trong những dịp tết cổ truyền, các lễ hội truyền thống. Bên cạnh những kết quả đạt được trồng lúa nếp cái hoa vàng ở xã Quảng Nguyên vẫn còn gặp khó khăn như vốn ít, kĩ thuật canh tác lạc hậu, giống không đồng đều, giá cả và thị trường tiêu thụ không ổn định…Những hạn chế trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của lúa nếp cái hoa vàng của địa phương. Để phát huy vai trò và tiềm năng sản xuất lúa nếp cái hoa vàng ở xã Quảng Nguyên có hiệu quả cao hơn cần nắm rõ tình hình thực trạng, khắc phục một số khó khăn, áp dụng tiến bộ khoa học phù hợp vào sản xuất. Đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần ổn định an ninh lương thực cho tiêu dùng người dân hiện nay vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa nếp cái hoa vàng trên địa bàn xã Quảng Nguyên, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang” làm khóa luận tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa nếp cái hoa vàng trên địa bàn xã Quảng Nguyên, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang nhằm duy trì sản xuất, ổn định chất lượng và phát huy giá trị của sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người sản xuất.
- 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Quảng Nguyên, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. - Đánh giá được thực trạng sản xuất và đánh giá hiệu quả kinh tế về giống lúa nếp cái của các hộ gia đình tại xã Quảng Nguyên, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. - Phân tích được các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế giống lúa nếp cái hoa vàng để thấy được hiệu quả của việc sử dụng giống lúa nếp cái hoa vàng. - Đề xuất ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu làm tăng giá trị gạo nếp cái trên thị trường. 1.3. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu 1.3.1. Trong học tập - Nâng cao kiến thức về sản xuất nói chung cũng như kiến thức thực tiễn ở lĩnh vực nông nghiệp, có cách đánh giá nhìn nhận và bao quát về tình hình phát triển của địa phương. - Củng cố kiến thức đã được học, được nghiên cứu. Rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho bản thân. - Rút ra được nhiều kinh nghiệm thực tế cho công tác sau này. - Vận dụng và phát huy được kiến thức đã học vào trong thực tiễn. 1.3.2. Trong thực tiễn - Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc đánh giá sát thực tế hơn về sản xuất lúa nếp cái hoa hoa vàng trên địa bàn xã Quảng Nguyên, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. - Làm cơ sở cho công tác đánh giá, quy hoạch, lập kế hoạch, nhân rộng và phát triển loại giống lúa mới để có hiệu quả kinh tế cao cho địa phương. 1.4. Những đóng góp mới của đề tài - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cây lúa.
- 4 - Phân tích và đánh giá được tình hình phát triển giống lúa nếp cái hoa vàng, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong phát triển cây lúa nếp cái hoa vàng tại địa phương. - Đề xuất được các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển giống lúa nếp cái hoa vàng. - Cung cấp thêm thông tin khoa học cho sản xuất lúa nếp cái hoa vàng tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang và một số địa phương khác. 1.5. Bố cục của khóa luận Khóa luận còn có 5 phần Phần 1: Mở đầu Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn Phần 3: Đối tượng,nội dung và phương pháp nghiên cứu Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Phần 5: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho giống lúa nếp cái tại xã Quảng Nguyên, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
- 5 PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế, hiệu quả sản xuất * Hiệu quả kinh tế: Là phương diện của quá trình sản xuất cho biết kết hợp các đầu vào nhân tố cho phép tối thiểu hóa chi phí để sản xuất ra một mức sản lượng nhất định [12]. Hiệu quả kinh tế là trong quá trình sản xuất kinh doanh là phải tiết kiệm và sử dụng tối đa tiềm năng của các nguồn lực, tiết kiệm chi phí, đồng thời phải thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng số lượng và chất lượng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ cho xã hội. Tuy vậy kết quả sản xất kinh doanh cuối cùng cái cần tìm là lợi nhuận. Nhưng để đạt được mục đích tối đa hóa lợi nhuận và không ngừng phát triển tồn tại lâu dài thì cần quan tâm đến vẫn đề hiệu quả kinh tế, phải tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế. - Bản chất của hiệu quả kinh tế Khi nghiên cứu về bản chất kinh tế các nhà kinh tế học đã đưa ra những quan điểm khác nhau nhưng đều thống nhất chung bản chất của nó. Người sản xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí đó là: nhân lực, vật lực, vốn…. Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại. Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội là hai mặt của một vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, hai mặt này có mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền kinh tế xã hội, là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của
- 6 việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt được hiệu quả tối đa về chi phí nhất định hoặc ngược lại, đạt được kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội [12]. - Ý nghĩa của việc xác định hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp + Biết được mức hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế để có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. + Làm căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản xuất nông nghiệp. Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lượng nông nghiệp bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại đạt được hiệu quả kinh tế cao thì để tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ [12]. - Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế: + Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra (dạng thuận) hoặc ngược lại (dạng nghịch). Công thức: Dạng thuận: H = KQ/CP Công thức này nói lên khi bỏ ra một đơn vị chi phí sẽ tạo được bao nhiêu đơn vị kết quả , nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực chủ thể. Dạng nghịch: H’= CP/KQ Công thức này nói lên để đạt được một đơn vị kết quả thì cần bỏ ra bao nhiêu đơn vị chi phí. Trong đó: H, H’: Hiệu quả KQ: Kết quả CP: Chi phí Hai chỉ tiêu này có ý nghĩa khác nhau nhưng có mỗi quan hệ mật thiết với nhau, cũng được dùng để phản ánh hiệu quả kinh tế.
- 7 + Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách xác định tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. Công thức Dạng thuận: E = ∆KQ/∆CP Công thức này thể hiện cứ tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tăng thêm bao nhiêu đơn vị kết quả. Dạng nghịch: E’ = ∆KQ/ ∆CP Công thức này thể hiện để tăng thêm một đơn vị kết quả cần đầu tư thêm bao nhiêu đơn vị chi phí. Trong đó: E, E’: Hiệu quả ∆KQ: Phần trăm tăng (giảm) của kết quả ∆CP: Phần trăm tăng (giảm) của chi phí * Khái niệm về sản xuất: Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loài người. Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình đó gắn kết chặt chẽ với nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội. Sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Trong đó con người luôn đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác phục vụ cuộc sống. Sản xuất cho tiêu dùng tức là tạo ra sản phẩm mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể sản xuất. Sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường. Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo kiểu sản xuất hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung chuyên canh cao, tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao.
- 8 2.1.2. Nguồn gốc xuất xứ và kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa nếp cái hoa vàng 2.1.2.1. Nguồn gốc xuất xứ lúa nếp cái hoa vàng Nếp cái hoa vàng hay còn gọi là nếp địa phương là giống lúa nếp truyền thống lâu đời nổi tiếng ở các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ Việt Nam. Hạt gạo tròn, dẻo, thơm đặc biệt thường dùng đồ xôi, làm cốm, làm các loại bánh có sử dụng gạo nếp, làm tương hoặc ủ rượu. Nếp cái hoa vàng chỉ trồng được vào vụ mùa, khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch. Nếp được gọi là “nếp cái hoa vàng” do khi lúa trổ đòng phấn hoa có màu vàng chứ không trắng như các loại lúa khác. Nếp cái hoa vàng là giống cây phản ứng với ánh sáng ngắn chỉ cấy ở vụ mùa muộn ở miền Bắc Việt Nam và thời gian trổ tương đối ổn định trong khoảng từ ngày 7-10 tháng 10. Thời gian sinh trưởng của cây khoảng 145- 160 ngày. Nếp cái hoa vàng có chiều cao khoảng 120-125cm/cây. Gốc thân to khả năng chống đổ tương đối tốt. Khả năng để nhánh của cây chỉ đạt mức trung bình, tỷ lệ bông hữu hiệu 50-55%. Tuy nhiên, cây có khả năng chống chịu với một số điều kiện khắc nhiệt của thiên nhiên; khả năng chịu phèn, chua và trũng khá tốt, chịu hạn cuối vụ khá tốt; khả năng kháng bệnh bạc lá ở mức trung bình và có thể bị nhiễm sau đục thân nặng. Bông lúa dài 20-22cm, số hạt chắc trên một bông lúa trung bình khoảng 105-107 hạt. Hạt nếp cái hoa vàng tròn, dẹp, nhoe hơn hạt nếp thường một chút. Có màu vàng nâu sẫm, nhấm thử thấy ngọt mát lan tỏa đầu lưỡi như sữa, tỷ lệ chiều rộng và chiều dài khoảng 1,82 và khối lượng 1000 hạt khoảng 25- 26 gram. Năng suất trung bình của nếp cái khoảng 35-40 tạ/ha năng suất cao có thể đạt 40-45 tạ/ha. 2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế lúa nếp cái hoa vàng - Cấy lúa: Cấy thẳng hàng với mật độ từ 35 - 40 khóm/m2; số dảnh lúa trên một khóm: từ 3-4 dảnh.
- 9 - Phân ô phục vụ chăm sóc: Trong quá trình cấy, cứ cấy được 10 hàng lúa phải bỏ cách một đoạn rộng 30cm để tạo các ô rộng 2,5m phục vụ cho quá trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và khử lẫn. - Mực nước khi cấy: Phải đảm bảo mực nước từ 4-5 cm để mạ nhanh bén rễ. - Làm cỏ, sục bùn: Khi cây lúa bén rễ hồi xanh tiến hành làm cỏ kết hợp với sục bùn và bón thúc. Mục đích để diệt cỏ dại, vùi phân tránh mất đạm, bổ sung ôxy cho rễ, làm đứt rễ già và kích thích ra rễ mới. Trong trường hợp không làm cỏ, sục bùn thì phải tiến hành phun thuốc trừ cỏ. - Bón phân cho lúa (tính trên 1 sào Bắc bộ): + Bón lót: 300 - 350kg phân chuồng (hoặc 20 - 25kg phân vi sinh) + 18kg phân superlân + 1,8kg urê. + Thời kỳ đẻ nhánh (10 – 15 ngày sau khi cấy): Bón thúc lần 1 với định lượng 3kg urê; 2,7kg Kali clorua kết hợp với sục bùn kỹ. + Thời kỳ đón đòng (40 ngày sau khi cấy): Bón thúc lần cuối với định lượng 2,7kg kali clorua và 1kg urê. - Tưới tiêu: + Thời kỳ sau cấy đến thời kỳ đẻ nhãnh hữu hiệu: Đảm bảo mực nước trong ruộng từ 4 – 5 cm. + Thời kỳ cuối đẻ nhánh (giai đoạn cổ lá trùng nhau): Tháo nước để lộ mặt ruộng trong 3 – 5 ngày để hạn chế các nhánh vô hiệu. +Thời kỳ làm đòng đến chín sữa: Duy trì mực nước trong ruộng từ 5 – 10 cm. + Thời kỳ lúa đỏ đuôi: Tháo kiệt nước cho lúa cứng cây. - Bảo vệ thực vật Việc phòng trừ sâu bệnh phải được thực hiện thường xuyên và theo nguyên tắc sau:
- 10 - Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện sâu bệnh. - Thực hiện phòng trừ sâu bệnh theo nguyên tắc đúng thuốc, đúng thời điểm và đúng liều lượng. 2.1.2.3. Vai trò, giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế lúa nếp cái hoa vàng - Vai trò của phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng Sản xuất lúa nếp cái hoa vàng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm từ cây lúa nếp cái hoa vàng nói riêng, cây lúa nói chung đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người đồng thời góp phần phát triển kinh tế đất nước. Phát triển sản xuất lúa nếp cái hoa vàng sẽ góp phần nâng cao năng suất lúa bình quân, làm tăng tổng sản lượng lương thực. Đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn. Sản xuất nếp cái hoa vàng dùng để chế biến các loại bánh, xôi dùng trong ngày lễ tết, cúng, giỗ, nó còn mang tính tâm linh của con người và xã hội. Sản xuất lúa nếp cái hoa vàng giúp phát triển sản xuất ngành chăn nuôi. Tạo điều kiện để ngành chăn nuôi phát triển mạnh hơn, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu thực phần của người dân. - Giá trị dinh dưỡng Gạo nếp cái hoa vàng là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể bởi trong gạo có chứa nhiều tinh bột, giá trị nhiệt lượng của lúa là 3594 calo. Tinh bột có cấu tạo từ amylopectin, có cấu tạo mạch ngang nhiều nhất ở gạo nếp. Nếu hạt có hàm lượng amyloza từ 10-18% thì gạo mền dẻo và từ 25- 30% là gạo cứng. Protein: Các giống lúa Việt Nam có hàm lượng protein chủ yếu trong khoảng 7-8%, các giống lúa nếp có hàm lượng protein nhiều hơn gạo tẻ. Lipip: Chủ yếu ở vỏ gạo, nếu ở gạo xay là 2,02% thì ở gạo xát chỉ còn 0,52%.
- 11 Vitamin: Trong gạo có chứ một số vitamin nhất là vitamin nhóm B như B1,B2,B3,… - Giá trị kinh tế Sản phẩm chính của cây lúa là hàm lượng lương thực, từ gạo có thể nấu cơm, biến thành các món khác như: Bánh đa nem, bánh phở, bánh trưng, phở, rượu, bánh rán… Sản phẩm phụ của cây lúa: + Tấm: Dùng để sản xuất tinh bột, rượu cồn, voka, thuốc chữa bệnh. + Cám: Làm thức ăn cho gia súc, ép lấy dầu. + Trấu: Sản xuất nấu nem làm thức ăn cho gia súc, dùng để độn chuồng làm phân bón, vỏ trấu còn được sử dụng làm chất đốt. + Rơm rạ: Với thành phần chủ yếu là xenluloza có thể sản xuất thành giấy, đồ gia dụng như mũ, giầy, dép… ngoài ra rơm còn sử dụng để độn chuồng, làm chất đốt. Gạo là hàng hóa: Hàng năm có khoảng 20 triệu tấn gạo được dùng buôn bán trong và ngoài nước. 2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa nếp cái hoa vàng - Giống lúa nếp cái hoa vàng là giống lúa được chọn lọc từ giống lúa nếp địa phương. - Phân bón: * Phân chuồng Phân chuồng có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng do trong thành phần có chứa các yếu tố dinh dưỡng từ đa đến vi lượng. Nhìn chung hàm lượng chất dinh dưỡng chứa trong phân chuồng tương đối thấp, thường chỉ chiếm phần nghìn trọng lượng phân. Thành phần phân chuồng khác nhau và không ổn định vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Loại gia súc, chất độn chuồng, khối lượng và phương pháp bảo quản
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 492 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
80 p | 577 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - Hải Phòng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
65 p | 415 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam
89 p | 411 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chu trình doanh thu tại Công ty TNHH Bia Huế
87 p | 500 | 66
-
Đề cương đồ án, khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ
6 p | 404 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích - Phong Điền - Thừa Thiên Huế
7 p | 390 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Yên Bái và đề xuất giải pháp quản lý
71 p | 273 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại văn phòng công ty Pjico hà nội giai đoạn 2006-2008 và định hướng giai đoạn mới
108 p | 187 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
150 p | 172 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả quản lý, vận hành của công trình cấp nước Thành phố số 1 thuộc Công ty cổ phần cấp nước Sơn La trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
88 p | 155 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
108 p | 162 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Giang – Huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị
79 p | 148 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng
199 p | 113 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu công nghiệp Đồ Sơn
64 p | 10 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường của khu công nghiệp Tràng Duệ
55 p | 13 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường và ứng phó sự cố của khu công nghiệp Hải Phòng
72 p | 12 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của cơ sở sản xuất đế giày An Lão
58 p | 12 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn