intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải rắn nông nghiệp tại xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình bằng phương pháp Compost

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

28
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải rắn nông nghiệp tại xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình bằng phương pháp Compost” với mong muốn sẽ áp dụng được tại quê hương mình, giúp đỡ bà con phát triển kinh tế, tiết kiệm chi phí sản xuất và đồng thời bảo vệ môi trường ở quê hương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải rắn nông nghiệp tại xã Phú Cường, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình bằng phương pháp Compost

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, với sự hình thành, phát triển của các ngành nghề sản xuất, sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lƣợng,... là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên, đi kèm với đó là nỗi lo về môi trƣờng, đặc biệt là vấn đề chất thải rắn nhƣ chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải y tế, chất thải xây dựng, chất thải nguy hại… Việt Nam đƣợc coi là một nƣớc nông nghiệp, có sản lƣợng từ hoạt động nông nghiệp hàng năm khá cao, là nƣớc xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới. Chính vì thế nên các hoạt động kinh tế nông nghiệp đã góp phần tạo ra một lƣợng chất thải lớn vào môi trƣờng, đặc biệt là các loại chất thải rắn. Trƣớc đây các sản phẩm phụ của nông nghiệp thƣờng đƣợc tái chế một cách triệt để, ví dụ nhƣ làm thức ăn cho trâu, bò, lợn...(rơm, rạ, cây ngô, cây lạc, vỏ lạc), sử dụng phân chuồng trộn với trấu và tro bếp để làm phân bón cho cây trồng. Đến thời điểm hiện tại các hoạt động tận dụng đó vẫn tiếp tục nhƣng với tần suất ít hơn, tùy vào từng vùng. Các mặt hàng về thức ăn chăn nuôi và phân bón hóa học có giá thành không quá cao, mà dễ sử dụng nên đƣợc bà con sử dụng rộng rãi hơn, thậm chí là lạm dụng chúng, đối với nhiều loại phụ phẩm nông nghiệp trƣớc đây đƣợc sử dụng vào nhiều việc thì nay lại bị lãng phí một phần đáng kể. Ví dụ nhƣ phân trâu, bò trƣớc đây đƣợc thu gom (không chỉ tại vị trí chuồng trại mà ngay cả các điểm khác gần khu vực sống) để trộn làm phân bón, ngày nay nhiều nơi họ ít sử dụng nên để phân tràn lan ngoài môi trƣờng làm mất mỹ quan, gây mùi, lãng phí,… Một ví dụ khác trƣớc đây bà con gặt lúa thủ công nên khi thu hoạch bà con phải vận chuyển cả thóc và lúa về nhà, khi đó rơm sẽ đƣợc sử dụng cho nhiều mục đích: làm thức ăn cho chăn nuôi, lót ổ gà, làm mái nhà,…còn ngày nay đến vụ thu hoạch lúa bà con sử dụng máy gặt có chức năng tuất lúa luôn nên chỉ cần vận chuyển thóc về nhà, rơm và rạ để lại ngay trên đồng ruộng về sau sẽ 1
  2. đƣợc đốt thành tro, quá trình này gây ra nhiều tác động đến môi trƣờng và ảnh hƣởng đến các vấn đề nhân sinh xã hội khác. Nhiều khi hiện tƣợng đốt rơm diễn ra đồng loạt tại khu vực sẽ tạo ra khói lan tỏa khắp nơi vừa ảnh hƣởng đến môi trƣờng, vừa ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời thậm chí là hoạt động giao thông của khu vực đó. Xã Phú Cƣờng, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình là một xã miền núi. Các hoạt động kinh tế của xã trên 90% là hoạt động nông nghiệp. Những năm gần đây nhận đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc nên xã đang dần phát triển hơn. Bên cạnh đó là sự áp dụng các kỹ thuật mới nhằm đẩy nhanh tiến độ sản xuất, chất lƣợng nông sản và tăng diện tích đất trồng bằng việc áp dụng giống mới, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật , sử dụng phân bón hóa học (do trƣớc đây bà con sử dụng biện pháp canh tác thủ công nên họ mất nhiều thời gian và công sức cho việc chuẩn bị đất trồng, nay có thuốc diệt cỏ họ có thể phun lên các khu vực đất canh tác với thời gian ngắn, ít tốn công mà diện tích đất đã chuẩn bị cho gieo trồng lại rộng hơn). Với sự gia tăng nhƣ vậy tàn dƣ nông nghiệp sẽ tạo ra nhiều hơn. Từ chính thực tiễn đó tôi đã tiến hành đề tài “Đánh giá hiệu quả xử lý chất thải rắn nông nghiệp tại xã Phú Cƣờng, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình bằng phƣơng pháp Compost” với mong muốn sẽ áp dụng đƣợc tại quê hƣơng mình, giúp đỡ bà con phát triển kinh tế, tiết kiệm chi phí sản xuất và đồng thời bảo vệ môi trƣờng ở quê hƣơng. 2
  3. Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Chất thải rắn nông nghiệp 1.1.1. Khái niệm và phân loại Chất thải rắn(CTR): đƣợc hiểu là chất thải ở thể rắn, đƣợc thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Đƣợc thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa [3,5] . Chất thải rắn nông nghiệp (CTRNN): Là toàn bộ loại chất thải ở thể rắn tạo ra từ hoạt động nông nghiệp. Bao gồm 2 loại: - Chất thải rắn nông nghiệp thông thường: là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhƣ: trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ), thu hoạch nông sản (rơm, rạ, trấu, cám, lõi ngô, thân ngô, vỏ lạc), các chất thải ra từ chăn nuôi, giết mổ động vật, chế biến sữa, chế biến thuỷ sản. - Chất thải rắn nông nghiệp nguy hại: chủ yếu phát sinh từ các hoạt động trồng trọt (bao bì, chai lọ đựng hoá chất BVTV: thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt cỏ), hoạt động chăm sóc thú y trong chăn nuôi (chai lọ đựng thuốc thú y, dụng cụ tiêm, mổ) [3]. 1.1.2. Đặc điểm - CTRNN có đặc điểm không đồng nhất, chúng bao gồm cả những chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, chất hữu cơ khó phân hủy sinh học và chất vô cơ. Đây là đặc điểm đƣợc coi là gây ra các khó khăn trong việc lựa chọn và tìm ra các giải pháp hữu hiệu để xử lý chúng. - Điểm khác biệt tùy thuộc vào từng loại CTRNN: + CTRNN thông thƣờng: bao gồm các chất dễ phân hủy sinh học. Chủ yếu các loại chất thải có nguồn gốc từ thực vật trong trồng trọt và chất thải do vật nuôi tạo ra trong chăn nuôi. Dễ xử lý hơn CTRNN nguy hại. + CTRNN nguy hại: Gồm các chất khó phân hủy sinh học. Chủ yếu là các hợp chất có trong bao bì, chai lọ đựng thuốc BVTV. + Tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại CTRNN mà ngƣời ta lựa chọn các phƣơng pháp xử lý hiệu quả khác nhau. 3
  4. 1.1.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn nông nghiệp đến môi trường và con người Ảnh hưởng đến môi trường đất: CTRNN nếu không đƣợc thu gom, xử lý sẽ gây tác động đến môi trƣờng đất: - Chiếm dụng diện tích đất; - Gây ô nhiễm đất: thay đổi pH dất, thay đôi hàm lƣợng các nguyên tố dinh dƣỡng trong đất, tích lũy chất độc hại cho đất, gây ra các tình trạng thoái hóa đất,… (đặc biệt đối với các nguồn CTRNN nhƣ bao bì, chai lọ đựng thuốc BVTV). Ảnh hưởng đến môi trường nước: - Có thể gây ra hiện tƣợng phú dƣỡng do hàm lƣợng chất hữu cơ quá cao tạo ra độ màu, khó xử lý từ chất thải chăn nuôi khi không đƣợc xử lý đúng cách; - Ô nhiễm nƣớc do các chất độc hại sử dụng trong các hoạt động nông nghiệp. Ảnh hưởng đến môi trường không khí : - Tạo ra khí có mùi H2S, NH3 và các khí khác nhƣ khí nhà kính CO2, CH4… do quá trình phân hủy ngoài tự nhiên của CTRNN. Tùy thuộc vào loại CTRNN được thải ra và biện pháp xử lý chúng được ứng dụng mà mức độ tác động cũng khác nhau [5]: - CTRNN thông thƣờng: Chất thải tạo ra trong trồng trọt (rơm, rạ, cây ngô, cây lạc…): hầu hết đều đƣợc bà con tiến hành xử lý bằng biện phát đốt lấy tro làm phân bón. Biện pháp này có đặc điểm: Ƣu điểm: Xử lý nhanh, nhiều; tạo ra tro để làm phân bón. Nhƣợc điểm: Tạo ra lƣợng lớn khí thải gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng; lãng phí nguồn dinh dƣỡng trong vật liệu (do tro tạo ra có chất lƣợng dinh dƣỡng ít hơn trong vật liệu). => Biện pháp đốt CTRNN là tác nhân góp phần gây ra các hậu quả môi trƣờng: hiệu ứng nhà kính; mƣa axit,… Chất thải tạo ra trong chăn nuôi: Có 2 biện pháp bà con lựa chọn trực tiếp làm phân bón và xây dựng mô hình ủ phân compost : 4
  5. - Trực tiếp làm phân bón (sử dụng phân tƣơi) là biện pháp có đặc điểm: Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện. Nhược điểm: Nếu không sử dụng đúng kỹ thuật sẽ tạo ra nhiều vấn đề: Mất cân đối dinh dƣỡng trong đất; cạnh tranh dinh dƣỡng với cây trồng; ức chế sự hấp thu một số chất của cây trồng; dƣ thừa một số chất trong đất; làm chua đất; nguồn lây bệnh và cỏ dại; ô nhiễm môi trƣờng. - Xây dựng mô hình ủ phân compost: Ưu điểm: Tận dụng đƣợc năng lƣợng từ chất thải chăn nuôi; tiết kiệm đƣợc chi phí sinh hoạt; tạo ra phân bón cho cây trồng; tiêu diệt đƣợc mầm bệnh. Nhược điểm: Yêu cầu phải có kỹ thuật; kinh phí xây dựng cao; tạo ra chất thải thứ cấp (nƣớc thải với lƣợng khá lớn cần xử lý)…[23, 26]. => Nhìn chung các biện pháp xử lý đều có mặt tác động và chƣa triệt để. Do đó trong quá trình xử lý có gây ra nhiều tác động trực, gián tiếp đến môi trƣờng và cuộc sống con ngƣời. 1.2. Tổng quan về compost 1.2.1. Định nghĩa Composting đƣợc hiểu là quá trình phân hủy sinh học hiếu khí các chất thải hữu cơ đến trạng thái ổn định duới sự tác động và kiểm soát của con ngƣời, sản phẩm cuối cùng giống nhƣ mùn gọi là compost. Quá trình diễn ra giống nhƣ phân hủy tự nhiên nhƣng đƣợc tăng cƣờng và tăng tốc bởi tối ƣu hóa các điều kiện môi trƣờng cho hoạt động của VSV [3]. Các giai đoạn khác nhau trong quá trình composting có thể phân biệt theo biến thiên nhiệt độ: - Giai đoạn 1: Pha thích nghi (latent phase) là giai đoạn cần thiết để VSV thích nghi với môi trƣờng mới. - Giai đoạn 2: Pha tăng trƣởng (growth phase) đặc trƣng bởi sự gia tăng nhiệt độ do quá trình phân hủy đến ngƣỡng nhiệt độ mesophilic khu hệ VSV chịu nhiệt). - Giai đoạn 3: Pha ƣu nhiệt (thermophilic phase) là giai đoạn nhiệt độ tăng cao nhất. Đây là giai đoạn ổn định hóa chất thải và tiêu diệt VSV gây bệnh hiệu quả nhất. 5
  6. - Giai đoạn 4: Pha trƣởng thành (maturation phase) là giai đoạn nhiệt độ đến mức mesophilic và cuối cùng bằng nhiệt độ môi trƣờng. Quá trình lên men lần thứ hai xảy ra chậm và thích hợp cho sự hình thành chất keo mùn, chất khoáng và cuối cùng tạo thành mùn. 1.2.2. Các phản ứng xảy ra trong quá trình ủ compost Các phản ứng sinh hóa xảy ra trong quá trình ủ compost bao gồm các phản ứng phức tạp, theo nhiều giai đoạn và sản phẩm trung gian [5]. Bao gồm:  Ổn định hóa chất thải: - Đối với điều kiện hiếu khí: CHC + O2 + VSV hiếu khí => CO2 + H2O + NH3 + SO42- + nhiệt + sản phẩm khác - Đối với điều kiện kỵ khí: CHC + H2O + VSV kỵ khí => CO2 + CH4 + NH3 + H2S- + nhiệt + sản phẩm khác  Phản ứng nitorat hóa : Xảy ra do amoni (sản phẩm phụ của quá trình ổn định hóa chất thải) bị oxy hóa sinh học tạo thành nitrit (NO2-) và cuối cùng tạo thành nitrate (NO3-): NH4+ + 3/2O2 => NO2- + 2H+ + H2O (1) NO2- + 1/2O2 => NO3- (2) Kết hợp hai phƣơng trình (1) và (2) ta có: NH4+ + 2O2 => NO3- + 2H+ + H2O Vì NH4+ cũng đƣợc tổng hợp trong mô tế bào, phản ứng đặc trƣng cho quá trình tổng hợp trong mô tế bào là: NH4+ + 4CO2 + HCO3- + H2O => C5H7NO2 + 5O2 =>Phƣơng trình phản ứng nitorate hóa tổng cộng nhƣ sau: 22NH4+ + 37O2 + 4CO2 + HCO3- => 21NO3- + C5H7NO2 + 20H2O + 42H+ 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ phân sinh học Hầu hết các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình compost trong điều kiện kỵ khí hay yếm khí đều khá giống nhau, sự khác biệt trong trƣờng hợp các điều kiện này nếu xảy ra sẽ đƣợc nêu rõ cụ thể : 6
  7. 1.2.3.1. Yếu tố vật lý Nhiệt độ: - Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình ủ compost vì nó quyết định đến thành phần quần thể VSV, là sản phẩm phụ của các phản ứng phân giải chất hữu cơ của VSV. Nhiệt độ của đống ủ phụ thuộc vào các điều kiện nhƣ độ ẩm, không khí, tỷ lệ C/N của vật liệu, mức độ xáo trộn và nhiệt độ môi trƣờng. - Trong quá trình ủ, nhiệt độ của đống ủ luôn thay đổi do mức độ hoạt động của VSV ở mỗi giai đoạn là khác nhau. Dựa vào đặc điểm này ngƣời ta có thể phân chia quá trình ủ compost thành các giai đoạn khác nhau: Hình 1.1. Các diễn biến nhiệt độ trong quá trình ủ Compost + Pha thích nghi: nhiệt độ ở giai đoạn này của đống ủ có thể bằng hoặc gần bằng với nhiệt độ môi trƣờng. + Pha tăng trƣởng: Nhiệt độ đống ủ bắt đầu tăng lên đến khoảng 40 hoặc 450C. + Pha ƣu nhiệt: Tại pha này VSV đã thích nghi và hoạt động rất mạnh nên nhiệt độ đống ủ sẽ tăng lên đến khoảng 600C hoặc có thể hơn (đối với VSV ƣa nhiệt). Chính vì quá trình gia tăng nhiệt độ cao nhƣ vậy nên ở giai đoạn này hầu hết các mầm bệnh đều bị tiêu diệt. + Pha trƣởng thành: Nhiệt độ tăng lên quá cao ở pha ƣu nhiệt có thể làm ức chế hoạt động một số nhóm VSV. Do đó nhiệt độ đống ủ sẽ dần dần hạ xuống, ở giai đoạn này hầu hết chất hữu cơ đã bị phân giải, lúc này nhiệt độ đống ủ sẽ cân bằng với nhiệt độ môi trƣờng. - Mỗi nhóm VSV có nhiệt độ hoạt động tối ƣu khác nhau: 7
  8. Bảng 1.1: Nhiệt độ tối ưu để hoạt động của các nhóm vi sinh vật Nhiệt độ (0C) Nhóm VSV Khoảng dao động Tối ƣu Ƣa nhiệt (Thermophilic ) 40 – 70 55 Ƣa ấm (Mesophilic) 30 – 40 35 Ƣa lạnh (Psychrophilic) 10 – 20 15 - Nhiệt độ trong đống ủ có thể điều chỉnh dƣới sự tác động của con ngƣời: Thay đổi tốc độ thổi khí, xáo trộn vật liệu ủ (chỉ áp dụng với điều kiện ủ hiếu khí); thay đổi độ ẩm; cô lập đống ủ với môi trƣờng bằng cách che phủ hợp lý (nếu muốn gia tăng nhiệt độ) và giảm bớt lớp phủ đối với trƣờng hợp muốn làm thất thoát nhiệt ra môi trƣờng. Độ ẩm: Độ ẩm (nƣớc) là một yếu tố cần thiết cho hoạt động của VSV trong quá trình chế biến phân hữu cơ. Vì nƣớc là một nhân tố quan trọng của bất kỳ sự sống nào, là tác nhân hòa tan các chất dinh dƣỡng. - Độ ẩm làm thay đổi đến hiệu suất ủ do nó có ảnh hƣởng đến sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình ủ. - Độ ẩm tối ƣu cho quá trình ủ compost nằm trong khoảng 50 – 60%: + Nếu độ ẩm quá nhỏ (< 30%) sẽ hạn chế hoạt động của VSV. + Nếu độ ẩm quá lớn (> 65%) thì quá trình phân hủy hiếu khí diễn ra chậm hơn và chuyển sang chế độ phân hủy kỵ khí. Vì khi độ ẩm lớn sẽ làm giảm tốc độ và lƣợng khí lƣu thông, gây mùi hôi, rò rỉ chất dinh dƣỡng, lan truyền VSV gây bệnh. - Độ ẩm của vật liệu có thể thay đổi bằng cách bổ sung thêm nƣớc vào (nếu vật liệu quá khô) hoặc bổ sung thêm những vật liệu có độ ẩm thấp hơn vật liệu ủ (nếu độ ẩm vật liệu ủ quá cao): mạt cƣa, rơm, trấu,... Kích thước vật liệu: Kích thƣớc vật liệu có ảnh hƣởng đến các quá trình phân hủy, tác động lên tốc độ của quá trình. Kích thƣớc vật liệu phù hợp cho quá trình ủ là 30- 50 mm. Nếu kích thƣớc quá nhỏ sẽ làm hạn chế sự lƣu thông khí trong 8
  9. đống ủ, nếu kích thƣớc quá lớn sẽ làm tăng độ xốp và tạo các rãnh khí dấn đến tình trạng phân bố khí không đều không có lợi cho quá trình. - Các vật liệu ủ có thể tạo kích thƣớc tối ƣu trƣớc khi ủ bằng cách: cắt, nghiền, sàng vật liệu… - Phân bắc, bùn và phân các loài động vật khác thƣờng có kích thƣớc nhỏ, mịn thích hợp cho quá trình ủ. Độ xốp: Đối với điều kiện ủ là hiếu khí độ xốp có tầm tác động quan trọng, vì nó làm thay đổi lƣợng khí cung cấp cho quá trình ủ. - Ảnh hƣởng đến quá trình lƣu thông khí trong đống ủ. Thông thƣờng độ xốp của đống ủ đạt 35 – 60% và tối ƣu nhất trong khoảng 32 – 36%. - Độ xốp tác động trực tiếp đến quá trình trao đổi khí, do đó làm ảnh hƣởng đến hoạt động của các VSV hiếu khí và hiệu suất của quá trình ủ. Nếu độ xốp quá cao sẽ tạo nhiều rãnh khí làm thoát nhiệt, do vậy nhiệt độ của đống ủ sẽ thấp và không thể tiêu diệt các mầm bệnh. Ngƣợc lại độ xốp quá thấp có thể giữ nhiệt cho đống ủ nhƣng lại làm hạn chế sự lƣu thông khí.Cần điều chỉnh độ xốp phù hợp trƣớc khi tiến hành ủ bằng biện pháp trộn các vật liệu ủ với nhau. Không khí: Đối với ủ compost hiếu khí thì yếu tố không khí là thiết yếu. Vì vậy cần có các biện pháp bổ sung khí oxy cho đống ủ: lắp đặt thiết bị thổi khí, cắm ống tre, đảo trộn… - Lƣợng khí lƣu thông trong đống ủ chỉ phù hợp ở một lƣợng nhất định, nếu lƣợng quá lớn sẽ làm cho đống ủ mất nhiệt và làm cho chất lƣợng phân không đảm bảo vì có thể chứa mầm bệnh, nếu lƣợng khí quá ít sẽ xuất hiện nhiều vị trí không đƣợc cung cấp khí xảy ra hiện tƣợng kỵ khí và gây mùi . - Đối với ủ compost kỵ khí yếu tố không khí là không thiết yếu, quá trình phân hủy vẫn diễn ra dƣới sự phản ứng của các VSV kỵ khí, tuy nhiên quá trình này sẽ diễn ra chậm hơn so với ủ compost hiếu khí. 1.2.3.2. Các yếu tố hóa sinh Tỷ lệ C/N: Thành phần các nguyên tố dinh dƣỡng cần thiết cho VSV bao gồm: C, N, P, S, Ca,... trong đó C và N đƣợc coi là thông số dinh dƣỡng quan trọng 9
  10. nhất. Cacbon cung cấp năng lƣợng và sinh khối để tạo ra 50% khối lƣợng tế bào VSV. Khoảng 20 – 40% lƣợng cacbon có trong vật liệu ủ cần thiết cho quá trình đồng hóa thành tế bào mới và phần còn lại đƣợc chuyển hóa thành CO2. Nito là thành phần chủ yếu cấu thành nên các protein, acid amin, enzyme, co – enzyme cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của tế bào. Vì vậy tỷ lệ C/N cần đƣợc đảm bảo trong khoảng thích hợp trƣớc khi ủ compost, tỷ lệ thích hợp nằm trong khoảng 25: 1 đến 30:1. Nếu tỷ lệ C/N nhỏ hơn khoảng thích hợp sẽ làm dƣ thừa N và tạo NH3, gây mùi khai. Nếu tỷ lệ cao hơn khoảng thích hợp sẽ làm quá trình phân hủy diễn ra chậm hơn. - Mỗi loại CTR có tỷ lệ C/N khác nhau ví dụ: Trấu lúa nƣớc có tỷ lệ C/N dao động trong khoảng từ 200 – 500; Phân bò có tỷ lệ C/ khoảng 18. - Tỷ lệ C/N của một số chất thải nông nghiệp khác đƣợc thể hiện ở phụ lục I tại bảng 1.1. pH: Là yếu tố môi trƣờng cần thiết cho hoạt động của VSV. Thông thƣờng VSV họat động tốt ở khoảng pH 5,5 – 8,5.Trong quá trình ủ compost pH có thể thay đổi do lƣợng axit đƣợc sinh ra từ các phản ứng phân hủy của VSV làm giảm pH của đống ủ. Oxy: Là nhân tố quan trọng đối với hoạt động của VSV. Chúng tham gia vào các phản ứng phân hủy để tạo ra nƣớc, CO2,… - Khi lƣợng oxy thấp sẽ trở thành quá trình yếm khí và làm cho đống ủ có mùi hôi thối nhƣ mùi của H2S. - Các VSV hiếu khí sống đƣợc ở mức nồng độ oxy bằng 5%, nồng độ oxy ≥ 10% đƣợc coi là tối ƣu cho quá trình ủ hiếu khí. Chất dinh dưỡng: Để tồn tại và sinh trƣởng, vi sinh vật cẩn thực hiện trao đổi chất. Chúng thu nhận các chất từ môi trƣờng, đồng hóa các chất ấy để tổng hợp các hợp phần của tế bào. Nói cách khác, các hợp phần hóa học tham gia vào các hợp phần của tế bào phải đƣợc cung cấp VSV.Các chất dinh dƣỡng cần thiết cho VSV thƣờng hiện diện phong phú ở ngoài môi trƣờng, ngay cả trong các vật liệu ủ compost. 10
  11. Bảng 1.2: Thành phần nguyên tố của các tế bào vi sinh vật, tính theo trọng lượng khô (khoảng 10% trọng lượng tươi) % trọng Nguyên tố Vai trò sinh lý chung trong tế bào lƣợng khô Cacbon 50 Cấu tạo chất hữu cơ Oxy 20 Cấu tạo chất hữu cơ và nƣớc. Hợp phần cấu tạo các protein, axit Nito 14 nucleic, coeyme,.. Hydro 8 Hợp phần các chất hữu cơ và nƣớc. Hợp phần các axit nucleic, Photpho 3 photpholipit, coenzyme,.. Lƣu huỳnh 1 Hợp phần các protein, coenzyme,.. Kali 1 Cation chủ yếu cho nhiều quá trình. Natri 1 Cation chủ yếu cho nhiều quá trình. Cation chủ yếu cho nhiều quá trình và Canxi 0,5 là cofacto của enzyme. Cation chủ yếu cho nhiều quá trình và Ma nhê 0,5 là cofacto trong các phản ứng ATP. Clo 0,5 Anion chủ yếu cho nhiều quá trình. Hợp phần của các Xytocrom, protein Sắt 0,2 và các enzyme khác.. Các nguyên tố Các hợp phần vô cơ của một số 0,3 hiếm khác enzyme đặc biệt. (Nguồn: Stanier và cộng sự, 1986). + Mỗi loại vật liệu ủ khác nhau có thành phần về hàm lƣợng chất dinh dƣỡng là khác nhau: VD 1: Trong phân lợn có hàm lƣợng % N dao động trong khoảng 0 – 0,6; % P dao động trong khoảng 0,5 – 5,5 và % K dao động trong khoảng 0,5 – 1,5. VD 2: Đối với rơm rạ có hàm lƣợng %N khoảng 0,7, % P khoảng 0,1, % K 11
  12. khoảng 1. VD3: Trong thân cây ngô có hàm lƣợng %N khoảng 0,8; %P khoảng 0,2; %K khoảng 1,4. Các phụ phẩm nông nghiệp khác có hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng đƣợc thể hiện đầy đủ ở Phụ lục I tại “Bảng 1.2: Thành phần các chất có trong một số nguyên liệu phụ phẩm nông nghiệp”. Vi sinh vật: Composting là quá trình phức tạp bao gồm nhiều nhóm VSV khác nhau bao gồm: Nấm, Actinomycetes, vi khuẩn, đôi khi còn có protozoa và tảo. Những loài VSV này thƣờng có sẵn trong các vật liệu hữu cơ hoặc có thể bổ sung từ bên ngoài (bổ sung thêm chê phẩm sinh học). - Vi khuẩn: có mặt hầu hết trong suốt quá trinh sản xuất compost, hầu hết hoạt động của VSV trong suốt quá trình ủ compost có đến 80 – 90% là do vi khuẩn. Bao gồm: Streptococus sp, Bacillus sp, Vibrio sp,.. - Actinomycetes thƣờng xuất hiện vào khoảng ngày thứ 5 -7 khi ủ. Bao gồm: Micromonospora, Streptomyces, Actinomycetes,… - Nấm có giới hạn nhiệt độ là 600C gồm các loại VSV: Aspergillus , Penicillin, Fusarium, Trichoderma và Chaetomonium. Chất hữu cơ: Hiệu suất phân hủy phụ thuộc vào loại chất hữu cơ đƣợc lựa chọn làm vật liệu. Chất hữu cơ hòa tan dễ phân hủy hơn chất hữu cơ không hòa tan, Lignin và ligno – cellulosics là chất phân hủy rất chậm [21]. Bảng 1.3: Các thông số quan trọng trong quá trình sản xuất compost STT Thông số Giá trị Quá trình đạt hiệu quả tối ƣu khi kích 1 Kích thƣớc vật liệu thƣớc vật liệu hoảng 25 – 75 mm. -Tối ƣu dao động trong khoảng 25 – 30. + Ở tỷ lệ thấp hơn dƣ NH3, hoạt tính sinh 2 Tỷ lệ C/N học giảm. + Ở tỷ lệ cao hơn chất dinh dƣỡng bị hạn chế. Thời gian ủ ngắn hơn. 3 Pha trộn vật liệu + Độ xốp tối ƣu trong khoảng 32 – 36% 12
  13. Nên kiểm soát trong phạm vi 50 – 60% 4 Độ ẩm trong suốt quá trình ủ, tối ƣu nhất là 55%. Làm thông khí trong đống ủ. Tần suất đảo 5 Đảo trộn trộn phụ thuộc vào quá trình thực hiện và điều kiện thực hiện. Trong 7 ngày đầu nhiệt độ cần đƣợc duy trì trong khoảng 50 – 550C, trong những 6 Nhiệt độ ngày sau đó 55 – 600C. nếu nhiệt độ > 650C hoạt tính sinh học của VSV giảm. Nhiệt độ 60 – 650C các mầm bệnh đều bị 7 Kiểm soát tiêu diệt. Lƣợng oxy cần thiết đƣợc xác định dựa trên cân bằng tỷ lƣợng, không khí chứa 8 Nhu cầu về không khí oxy cần thiết phải đƣợc tiếp xúc với tất cả các phần của vật liệu. (Áp dụng trong điều kiện yếm khí) Tối ƣu trong khoảng: 6,5 – 7,5. Để hạn chế 9 pH sự bay hơi nito dƣới dạng NH3 thì pH không đƣợc quá 8,5. 10 Mức độ phân hủy Đánh giá thông qua sự sụt giảm thể tích. Nguồn: Tchobanoglous và cộng sự, 1993. 1.3. Đặc điểm của phân sinh học 1.3.1. Lợi ích và hạn chế Lợi ích - Về mặt môi trƣờng: Xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trƣờng: phân hủy chất hữu cơ dễ bay hơi, hấp thu mùi, hạn chế sự tác động gây ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng đất, nƣớc, không khí: + Ổn định chất thải: Các phản ứng xảy ra trong quá trình ủ sẽ chuyển hóa chất hữu cơ thối rữa sang dạng ổn định, chủ yếu tạo ra các chất vô cơ ít gây hại với môi trƣờng. + Tiêu diệt đƣợc mầm bệnh: Nhiệt độ của quá trình ủ lên đến 600C đủ để làm mất hoạt tính sinh học của VSV gây bệnh, virus và trứng giun sán nếu nhƣ nhiệt độ này duy trì trong một ngày. + Sử dụng phân bón vi sinh về lâu dài sẽ dần dần trả lại độ phì nhiêu cho đất: 13
  14. làm tăng lƣợng các chất khoáng (P và K) dễ tiêu trong đất, tăng độ tơi xốp, cải tạo và cung cấp các VSV hữu hiệu tham gia vào chuyển hóa vật chất trong đất. + Giảm lƣợng khí thải CH4 và làm giảm lƣợng khí thải carbon của các vị trí tập kết CTRNN. Khi CTRNN đƣợc xử lý theo phƣơng pháp truyền thống là đốt, thải bừa ra môi trƣờng (đối với CTR chăn nuôi) sẽ tạo ra hàm lƣợng lớn các khí nhà kính. + Hạn chế sự cung cấp các nguyên tố dinh dƣỡng vào môi trƣờng nƣớc một cách ồ ạt (tránh đƣợc hiện tƣợng phú dƣỡng và các vấn đề khác trong nƣớc). Khi CTRNN không đƣợc xử lý thải bỏ bừa bãi ngoài môi trƣờng, thì chúng sẽ tham gia vào quá trình rửa trôi khi có mƣa lớn xuống. Các chất dinh dƣỡng sẽ theo nƣớc ngấm vào đất đi vào nƣớc ngầm hoặc đồng thời tạo dòng chảy mặt đi đến các vị trí nƣớc mặt tập trung: ao, hồ, sông,.. Tại đây có thể xuất hiện phú dƣỡng. + Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh sẽ làm giảm bớt việc lạm dụng phân hóa học và thuốc hóa học trên đồng ruộng, mà vẫn đảm bảo năng suất cây trồng. + Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh góp phần xây dựng một nền nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững. - Về kinh tế: + Tận dụng đƣợc nguồn nguyên liệu sẵn có để tạo ra phân bón trực tiếp cho cây trồng. Tiết kiệm đƣợc chi phí mua phân hóa học cho cây trồng. + Có thể gia tăng nguồn thu nhập cho bà con từ việc sản xuất compost thành phân thị trƣờng. Hạn chế - Nếu làm sai quy trình kỹ thuật thì chất lƣợng phân đầu ra thƣờng không đảm bảo với nhu cầu dinh dƣỡng của cây trồng. Hoặc có thể dẫn đến các ảnh hƣởng đến môi trƣờng: tạo ra mùi hôi thối (NH3, H2S,..) mất mỹ quan môi trƣờng. - Quá trình ủ bị tác động bởi các yếu tố thời tiết. Nếu không kịp thời can thiệp thì sản phẩm đầu ra sẽ kém chất lƣợng [4, 10]. 1.3.2. Chất lượng phân compost Chất lƣợng phân compost đƣợc đánh giá dựa vào các yếu tố có lợi cho cây: 14
  15. - Mức độ lẫn tạp chất (sỏi, đá, chất thải hóa học, thuốc trừ sâu, thủy tinh); Nồng độ các chất dinh dƣỡng (Dinh dƣỡng đa lƣợng: N, P, K. Dinh dƣỡng trung lƣợng: Ca, Mg, S. Dinh dƣỡng vi lƣợng: Fe, Zn, Cu, Mn, Mo, Co); Mật độ VSV gây bệnh (ở mức thấp và không gây ảnh hƣởng đến cây trồng). - Độ ổn định (độ chín, hoai) và hàm lƣợng chất hữu cơ. Hiện nay vẫn chƣa có tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng phân compost từ phụ phẩm nông nghiệp. Để đánh giá chất lƣợng phân compost sản xuất từ phụ phẩm nông nghiệp có thể sử dụng tham khảo tiêu chuẩn sau: - Tiêu chuẩn 10TCN 525 – 2002 – Phân hữu cơ vi sinh vật từ bã bùn mía: Tiêu chuẩn này áp dụng cho phân bón hữu cơ vi sinh sản xuất từ bã bùn mía có bổ sung một số nguyên liệu hữu cơ khác, chứa các VSV hữu hiệu (Cố định N, phân giải các P khó tan). Thể hiện các thông số chi tiết tại bảng 1.3 ở phụ lục I [12]. - Tiêu chuẩn 10TCN 525 – 2002 –Phân hữu cơ vi sinh vật từ rác thải sinh hoạt: Phân hữu cơ vi sinh vật từ rác thải sinh hoạt là sản phẩm từ rác thải sinh hoạt (trừ các chất khó phân hủy nhƣ nilon, thủy tinh, xỉ than,…), chứa một hoặc nhiều chủng VSV sống đƣợc tuyển chọn đạt tiêu chuẩn đã ban hành, nhằm cung cấp chất dinh dƣỡng cho cây trồng, cải tạo đất, góp phần nâng cao năng suất và chất lƣợng nông sản. Loại phân này không làm ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời, động vật, thực vật và chất lƣợng nông sản. Thể hiện các thông số chi tiết tại bảng 1.4 ở phụ lục I [12]. 15
  16. 1.4. Chế phẩm EMUNIV EMUNIV (gọi tắt là EM) là chế phẩm sinh học tập hợp hơn 80 chủng vi sinh vật khác nhau. EM(Effective Microorganisms) có nghĩa là các vi sinh vật hữu hiệu. Chế phẩm này do Giáo sƣ Tiến sĩ Teruo Higa - trƣờng Đại học Tổng hợp Ryukyus, Okinawoa, Nhật Bản sáng tạo và áp dụng thực tiễn vào đầu năm 1980. Trong chế phẩm này có khoảng 80 loài vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí thuộc các nhóm: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc, xạ khuẩn. 80 loài vi sinh vật này đƣợc lựa chọn từ hơn 2000 loài đƣợc sử dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm và công nghệ lên men. Tiến sỹ Lê Khắc Quảng, Giám đốc Trung tâm Phát triển công nghệ Việt-Nhật, đã chuyển giao công nghệ này vào Việt Nam [8]. Hình 1.2. Chế phẩm EMUNIV (dạng bột) Tác dụng của EM EM đƣợc thử nghiệm tại nhiều quốc gia: Mỹ, Nam Phi, Thái Lan, Philippin, Trung Quốc, Braxin, Nhật Bản, Singapore, Indonexia, Srilanca, Nepal,Việt Nam, Triều Tiên, Belarus...và cho thấy những kết quả khả quan. - Trong trồng trọt : EM có tác dụng đối với nhiều loại cây trồng (cây lƣơng thực, cây rau màu, cây ăn quả…) ở mọi giai đoạn sinh trƣởng, phát triển khác nhau. Những thử nghiệm ở tất cả các châu lục cho thấy rằng EM có tác dụng 16
  17. kích thích sinh trƣởng, làm tăng năng suất và chất lƣợng cây trồng, cải tạo chất lƣợng đất. Cụ thể là: Làm tăng sức sống cho cây trồng, tăng khả năng chịu hạn, chịu úng và nhiệt; kích thích nảy mầm, ra hoa, kết quả và chín (đẩy mạnh quá trình đƣờng hoá);tăng cƣờng khả năng quang hợp của cây trồng; tăng cƣờng khả năng hấp thụ và hiệu suất sử dụng các chất dinh dƣỡng; kéo dài thời gian bảo quản, làm hoa trái tƣơi lâu, tăng chất lƣợng bảo quản các loại nông sản tƣơi sống; cải thiện môi trƣờng đất, làm cho đất trở nên tơi xốp, phì nhiêu; hạn chế sự phát triển của cỏ dại và sâu bệnh… - Trong chăn nuôi: làm tăng sức khoẻ vật nuôi, tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu đối với các điều kiện ngoại cảnh; tăng cƣờng khả năng tiêu hoá và hập thụ các loại thức ăn; kích thích khả năng sinh sản; tăng sản lƣợng và chất lƣợng trong chăn nuôi; tiêu diệt các vi sinh vật có hại, hạn chế sự ô nhiễm trong chuồng trại chăn nuôi. Điều kỳ diệu ở đây là: EM có tác dụng đối với mọi loại vật nuôi, bao gồm các loại gia súc, gia cầm và các loài thuỷ, hải sản. - Trong xử lý CTRNN: EMUNIV có tác dụng trong xử lý CTRNN: Phân giải nhanh các chất hữu cơ có trong rác thải, phế thải nông nghiệp, than bùn nhƣ: xenluloza, lignin, tinh bột, protein, lipit, …; tạo ra kháng sinh để tiêu diệt một số VSV có hại cho cây trồng; ức chế sinh trƣởng các VSV gây thối, làm mất mùi hôi; hình thành các chất kích thích giúp cây trồng phát triển. Thành phần VSV chính: Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Lactoba cillus plantarum, Saccharomyces cerevisiae, Streptomyces sp, Azotobacter sp,… - Trong bảo vệ môi trường : Do có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây thối (sinh ra các loại khí H2S, SO2, NH3…) nên khi phun EM vào rác thải, cống rãnh, toalet, chuồng trại chăn nuôi sẽ khử mùi hôi một cách nhanh chóng. Đồng thời số lƣợng ruồi, muỗi, ve, các loại côn trùng bay khác giảm hẳn số lƣợng. Rác hữu cơ đƣợc xử lý EM chỉ sau một ngày có thể hết mùi và tốc độ mùn hoá diễn ra rất nhanh. Trong các kho bảo quản nông sản, sử dụng EM có tác dụng ngăn chặn đƣợc quá trình gây thối, mốc. 17
  18. Các nghiên cứu cho biết chế phẩm EM có thể giúp cho hệ vi sinh vật tiết ra các enzym phân huỷ nhƣ lignin peroxidase. Các enzym này có khả năng phân huỷ các hoá chất nông nghiệp tồn dƣ, thậm chí cả dioxin. Tác giả của công nghệ EM, Giáo sƣ Teruo Higa cũng không nghĩ rằng EM có tác dụng rộng lớn đến nhƣ thế, Ông mong muốn các nhà khoa học trên thế giới cùng cộng tác để tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và hoàn thiện chế phẩm EM [8]. Các dạng E M n i chung: - EM1 (E.M gốc): là chất lỏng có màu nâu vàng với mùi dễ chịu, nếm có vị chua ngọt, độ pH nhỏ hơn 3,5. Nếu dung dịch EM1 có mùi thối hoặc độ pH lớn hơn 4 thì đƣợc coi là hỏng không dùng đƣợc. Dung dịch EM1 gốc sử dụng để chế tạo ra các chế phẩm dẫn xuất khác nhƣ EM thứ cấp, EM5, Bokashi… - EM thứ cấp: là chế phẩm đƣợc sản xuất ra bằng quá trình lên men kỵ khí từ EM1 gốc và nƣớc với rỉ mật. - E.M5: là hỗn hợp lên men của giấm, rƣợu, rỉ đƣờng và E.M1 gốc là chất xua đuổi côn trùng, không gây độc hại và nó có tác dụng đẻ chống sâu bệnh hại cây trồng. - Bokashi: là một dạng của E.M ở trạng thái bột, đƣợc tạo ra bằng cách lên men cám gạo, rỉ đƣờng nƣớc và E.M1 gốc. Bokashi là chẩt bổ sung quan trọng để tăng vi sinh vật hữu hiệu để ủ phân, xử lý môi trƣờng ... - EM Bokashi B: là một dạng của E.M lên men thức ăn gia súc, đƣợc tạo ra bằng cách lên men kỵ khí thức ăn gia súc hỗn hợp, rỉ đƣờng, nƣớc và EM1 gốc. Làm thức ăn cho gia súc. - EM Bokashi C: là một dạng của E.M lên men cám gạo và mùn cƣa, đƣợc tạo ra bằng cách lên men kỵ khí cám gạo và mùn cƣa, rỉ đƣờng, nƣớc và E.M1 gốc. Để xử lý môi trƣờng. - Ngoài ra còn có thể dùng E.M1 gốc để chiết xuất cây trồng bằng phƣơng pháp lên men…[8, 9]. 18
  19. 1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 1.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, các loại phân bón hữu cơ ngày càng đƣợc quan tâm nghiên cứu, sản xuất và sử dụng để chăm sóc cây trồng nhằm hƣớng tới nền nông nghiệp sạch và bền vững. Trong vài năm gần đây việc sử dụng phân bón hữu cơ sinh học ngày càng gia tăng. Theo Cục Trồng trọt, đến tháng 10/2010, Việt Nam đã có trên 350 loại phân hữu cơ khoáng và hữu cơ sinh học, lƣợng sản xuất có đăng ký hàng năm đã tới 1 triệu tấn. Phân hữu cơ sinh học cung cấp đƣợc nhiều chất dinh dƣỡng cho cây trồng. Ảnh hƣởng của nó đối với cây trồng thƣờng chậm nhƣng lại có tính ƣu việt là duy trì đƣợc lâu dài. Đặc biệt phân hữu cơ sinh học có tác dụng trong việc cải tạo đất. Hiện nay, phân hữu cơ sinh học đƣợc nghiên cứu sản xuất từ các nguồn rác thải, phế thải và phụ phẩm của các ngành sản suất nông nghiệp. Ở một số tỉnh đã xây dựng đƣợc các công ty với quy mô khác nhau để sản xuất các loại sản phẩm này. Tuy nhiên các sản phẩm đó mang tính thị trƣờng và ít tới tay đƣợc các hộ nông dân nghèo đặc biệt các nông hộ ở miền núi. Một số cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ sinh học đƣợc tạo ra trên nguyên tắc phối trộn giữa than bùn với các phế thải của nông nghiệp và phân chuồng, thêm một tỷ lệ thấp phân hóa học đạm, lân và kali. Quy trình ủ và phối trộn dựa chủ yếu vào hệ VSV hoang dại có sẵn trong phân, rác và một phần do tác dụng các axit mùn (axit humic, fulvic,…) có sẵn trong than bùn. Vì vậy, thời gian ủ trộn kéo dài, chất lƣợng không ổn định vì không có sự chọn lọc các chủng VSV. Việc nghiên cứu sử dụng VSV là tác nhân sinh học trong xử lý phế thải giàu hữu cơ tạo nguồn phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp đã đƣợc các nhà khoa học thực hiện trong những năm gần đây. Các cơ quan nghiên cứu, các công ty thuộc mọi thành phần kinh tế đã và đang sản xuất ra nhiều sản phẩm phân bón dạng phân bón hữu cơ sinh học, hữu cơ vi sinh… Xí nghiệp phân hữu cơ Tân Kỳ thuộc Công ty hoá chất Vinh 19
  20. chuyên sản xuất phân hữu cơ sinh học phục vụ sản xuất từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên là than bùn. Loại than bùn giàu mùn hữu cơ và chất axit humic. Chất hữu cơ đã đƣợc mùn hoá nên có tính keo dính gắn các hạt, tạo độ xốp cho đất, giúp đất có kết cấu tốt, không bị chai cứng và đất lại thông thoáng. Trƣờng Đại học Cần Thơ đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về sử dụng các chế phẩm sinh học, phân sinh học, phân hữu cơ,... để giảm bớt lƣợng phân hóa học mà năng suất và chất lƣợng nông sản vẫn ổn định. Trong đó, nghiên cứu sử dụng phân hữu cơ trong nông nghiệp là những đề tài tiêu biểu, đạt hiệu quả cao, cách ủ phân hữu cơ với thời gian 8 tuần theo phƣơng pháp mới, giúp giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân. PGS.TS. Đào Châu Thu, TS. Nguyễn Ích Tân cùng cộng sự thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp bền vững thuộc trƣờng Đại học Nông nghiêp I đã hợp tác với Đại học Udine – Italia tiến hành đề tài “Sản xuất phân hữu cơ từ rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông nghiệp để dùng làm phân bón cho rau sạch vùng ngoại ô bị ô nhiễm thành phố”. Tuy nhiên, các sản phẩm phân bón hữu cơ cũng nhƣ kết quả nghiên cứu trên mới chỉ áp dụng phần lớn ở vùng đồng bằng, việc phát triển và ứng dụng tại các nông hộ, đặc biệt là tại các khu vực đồng bào dân tộc miền núi còn rất nhiều hạn chế. Chế phẩm vi sinh Compostmaker là loại men tổng hợp sản xuất từ các chủng VSV phân giải chất xơ, chất hữu cơ, thuộc sản phẩm của đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất phân bón vi sinh vật chức năng phục vụ chăm sóc cây trồng cho một số vùng sinh thái” mã số KC04.04 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chủ trì (2001-2004) [12]. Công trình đã đƣợc Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật và cho phép áp dụng trong sản xuất. Hiện nay chế phẩm đang đƣợc sử dụng trong xử lý nguyên liệu giàu hợp chất cacbon có bổ sung phân gia súc, gia cầm làm cơ chất trồng cây, sản phẩm tạo ra bảo đảm độ an toàn sinh học. Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội, đã nghiên cứu và tiếp thu công nghệ vi sinh 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2