intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp: Đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành" nhằm lý luận về đào tạo nhân lực và kết quả khảo sát, đánh giá về thực trạng thực hiện đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành, khóa luận đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nhân lực tại công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành

  1. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ Ô TÔ HÀ THÀNH Khóa luận tốt nghiệp ngành : QUẢN TRỊ NHÂN LỰC Người hướng dẫn : THS. VŨ THỊ HOÀNG YẾN Sinh viên thực hiện : ĐOÀN HƯƠNG GIANG Mã số sinh viên : 2005QTND033 Khóa : 2020-2024 HÀ NỘI - 2024
  2. BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ Ô TÔ HÀ THÀNH Khóa luận tốt nghiệp ngành : QUẢN TRỊ NHÂN LỰC Người hướng dẫn : THS. VŨ THỊ HOÀNG YẾN Sinh viên thực hiện : ĐOÀN HƯƠNG GIANG Mã số sinh viên : 2005QTND033 Khóa : 2020-2024 HÀ NỘI - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của mình với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Vũ Thị Hoàng Yến. Tất cả các nguồn tài liệu đều được công bố đầy đủ, nội dung của khóa luận là khách quan, trung thực và không có sự sao chép y nguyên các tài liệu trước đó. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày 2 tháng 5 năm 2024 Sinh viên Đoàn Hương Giang
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu Học viện Hành chính Quốc gia, các thầy, cô giáo trong Khoa Quản trị nhân lực và Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận đề tài và trình bày khóa luận, dù em đã cố gắng nhưng cũng không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý từ các quý thầy, cô giáo để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................... 2 3. Mục đích và nghiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 5 5. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................... 5 6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 6 7. Đóng góp của đề tài ................................................................................................... 6 8. Kết cấu khóa luận ...................................................................................................... 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC ................................. 8 1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm đào tạo .......................................................................................... 8 1.1.2. Khái niệm nhân lực ........................................................................................ 8 1.1.3. Khái niệm đào tạo nhân lực ........................................................................... 9 1.1.4. Khái niệm doanh nghiệp .............................................................................. 10 1.2. Vai trò và mục đích của đào tạo nhân lực ...................................................... 10 1.2.1. Vai trò của đào tạo nhân lực ........................................................................ 10 1.2.2. Mục đích của đào tạo nhân lực .....................................................................11 1.3. Nội dung đào tạo nhân lực: .............................................................................. 11 1.3.1. Đào tạo hội nhập...........................................................................................11 1.3.2. Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ .................................................................... 12 1.3.3. Đào tạo kỹ năng mềm................................................................................... 12 1.3.4. Phát triển nhân sự kế cận và lộ trình công danh ......................................... 13 1.4. Quy trình đào tạo nhân lực .............................................................................. 13 1.4.1. Xác định nhu cầu đào tạo nhân lực ............................................................. 13 1.4.2. Lập kế hoạch đào tạo nhân lực .................................................................... 15
  6. 1.4.3. Triển khai thực hiện đào tạo nhân lực ......................................................... 17 1.4.4. Đánh giá kết quả đào tạo nhân lực .............................................................. 18 1.5. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả đào tạo nhân lực ........................................... 18 1.5.1. Mức độ phản ứng ......................................................................................... 18 1.5.2. Mức độ tiếp thu ............................................................................................ 18 1.5.3. Đánh giá hành vi .......................................................................................... 19 1.5.4. Đánh giá kết quả .......................................................................................... 19 1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đào tạo nhân lực .............................. 19 1.6.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp .................................................................. 19 1.6.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ................................................................. 21 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ Ô TÔ HÀ THÀNH........................................... 23 2.1. Khái quát về Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ....................... 23 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ............................................... 23 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của công ty .................................... 24 2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ....................................................... 25 2.1.4. Quy trình đào tạo nhân lực tại công ty ........................................................ 26 2.2. Thực trạng nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại ....................... 27 2.2.1. Số lượng lao động ........................................................................................ 27 2.2.2. Chất lượng lao động .................................................................................... 27 2.2.3. Cơ cấu lao động ........................................................................................... 28 2.3. Quy trình đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại............ 29 2.3.1. Thực trạng xác định nhu cầu đào tạo nhân lực của người lao động lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành .............................. 29 2.3.2. Lập kế hoạch đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành.................................................................................................... 31 2.3.3. Triển khai thực hiện đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành ....................................................................................... 41 2.3.4. Đánh giá kết quả đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành ............................................................................................ 44 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành ...................................................... 48
  7. 2.4.1. Nhân tố bên trong......................................................................................... 48 2.4.2. Nhân tố bên ngoài ........................................................................................ 50 2.5. Đánh giá hiệu quả đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành ........................................................................................ 51 2.5.1. Ưu điểm ........................................................................................................ 51 2.5.2. Hạn chế ........................................................................................................ 53 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 54 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ Ô TÔ HÀ THÀNH .................................................................................... 55 3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện đào tạo nhân lực của Công ty ........ 55 3.1.1. Mục tiêu đào tạo nhân lực của Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành ........................................................................................................ 55 3.1.2. Phương hướng hoàn thiện đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành ................................................................................ 55 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện Đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành ................................................................... 56 3.2.1. Xây dựng kế hoạch đào tạo khoa học và chi tiết ......................................... 56 3.2.2. Tăng cường ngân sách cho đào tạo ............................................................. 57 3.2.3.Nâng cao hiệu quả đánh giá sau đào tạo...................................................... 58 3.2.4. Tăng cường các chính sách và quy định khen thưởng trong đào tạo .......... 59 3.2.5. Nâng cao năng lực giảng viên đào tạo ........................................................ 60 3.3. Khuyến nghị nâng cao hiệu quả đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành ................................................................... 61 3.3.1. Đối với Ban Giám đốc ................................................................................. 61 3.3.2. Đối với Phòng Hành chính - Nhân sự .......................................................... 62 3.3.3. Đối với người lao động ................................................................................ 63 Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 63 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 65 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 67
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành giai đoạn 2020 - 2023 ....................................................................... 25 Bảng 2.2: Số lượng nhân lực Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành giai đoạn 2020 - 2023 ......................................................................................... 27 Bảng 2.3: Lao động theo trình độ chuyên môn tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành giai đoạn 2020 - 2023 ............................................................... 27 Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành giai đoạn 2020 - 2023……………………………………………….28 Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo giới tình tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành giai đoạn 2020 - 2023…………………...………………………….29 Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về nhu cầu đào tạo của người lao động tại Công ty THNN Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành……………….…………………………30 Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về kết quả phổ biến kế hoạch đào tạo nhân lực của Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành ................................................... 31 Bảng 2.8: Mục tiêu và thời gian thực hiện mục tiêu đào tạo ......................................... 32 Bảng 2.9: Kết quả khảo sát về ưu tiên mục tiêu đào tạo ............................................... 32 Bảng 2.10: Bảng chênh lệch tỉ lệ đào tạo tại công ty giai đoạn 2020 - 2023 ................ 34 Bảng 2.11: Kết quả khảo sát về mức độ tham gia các khóa đào tạo của người lao động tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành ................................ 34 Bảng 2.12: Nội dung chương trình đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành ....................................................................................... 36 Bảng 2.13: Bảng thống kê số lượng lao động đào tạo theo từng phương pháp……….. 38 Bảng 2.14: Kinh phí đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành giai đoạn 2020 - 2023………………………………………………….. 39 Bảng 2.15: Mức độ đánh giá kết quả đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành ....................................................................................... 44 Bảng 2.16: Bảng đánh giá kết quả chương trình đào tạo .............................................. 45
  9. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Logo Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành…………23 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Các tiêu chí đánh giá hiệu quả đào tạo nhân lực .......................................... 18 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Trụ sở công ty ................................................... 24 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Chi nhánh công ty ............................................. 25 Sơ đồ 2.3: Quy trình đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành ................................................................................................................ 26 Sơ đồ 2.4: Chương trình đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành ........................................................................................................... 35 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Mức độ hài lòng về chương trình đào tạo ................................................. 37 Biểu đồ 2.2: Kết quả khảo sát kinh phí đào tạo tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành ................................................................................................... 40 Biểu đồ 2.3: Kết quả khảo sát về cơ sở vật chất phục vụ quá trình đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành ..................................... 41 Biểu đồ 2.4: Biểu đồ khảo sát đánh giá giảng viên đào tạo tại công ty ......................... 42 Biểu đồ 2.5: Mức độ hài lòng về tổng quan của buổi đào tạo nhân lực ........................ 44 Biểu đồ 2.6: Kết quả đào tạo nhân lực của Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành giai đoạn 2020 - 2023 ....................................................................... 46 Biểu đồ 2.7: Khả năng làm việc của người lao động sau chương trình ........................ 46 Biểu đồ 2.8: Kết quả khảo sát đánh giá của người lao động về ứng dụng .................... 47 Biểu đồ 2.9: Kết quả khảo sát nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quá trình đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành .......................... 48
  10. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Kí hiệu viết tắt Chữ viết đầy đủ Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch 1 Hà Thành Garage vụ ô tô Hà Thành 2 NXB Nhà xuất bản 3 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 4 HC - NS Hành chính - Nhân sự 5 CBNV Cán bộ, nhân viên 6 KH&ĐT Kế hoạch và Đào tạo
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế phát triển và hội nhập của nền kinh tế hiện nay, chất lượng nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng. Công tác đào tạo nhân lực được chú trọng và thực hiện hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững. Theo thống kê sơ bộ, hiện nay toàn ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam đã có gần 10 nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô, hơn 400 đại lý xe, gần 2.000 garage và gần 300 trung tâm chăm sóc xe chuyên nghiệp (Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2023) [16]. Với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành ô tô nói chung và các hoạt động dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, gia công lắp ráp ô tô nói riêng ngày càng phát triển mạnh, đòi hỏi nhân lực được đào tạo bài bản, có trình độ và kỹ thuật nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trong khi đó, đào tạo ngành ô tô ở Việt Nam chưa nhiều, mới chủ yếu là đào tạo theo kiểu học nghề về sửa chữa, chưa có những hình thức đào tạo cao hơn. Nhân lực là yếu tố quan trọng và là nhân tố chính tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chỉ có con người mới trực tiếp tham gia vào quá trình sáng tạo, tạo ra dịch vụ, kiểm tra quá trình sản xuất kinh doanh, không có những người lao động làm việc hiệu quả thì doanh nghiệp không thể đạt được mục tiêu đề ra. Để nguồn lực phát huy được vai trò của mình không phải dựa vào ưu thế về số lượng mà phải dựa vào ưu thế về chất lượng. Chất lượng nhân lực không chỉ thông qua việc tuyển dụng bên ngoài doanh nghiệp mà còn phụ thuộc phần lớn vào chính sách đào tạo của doanh nghiệp đối với người lao động. Nắm bắt được nhu cầu đó, công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành ưu tiên tuyển dụng số lượng nhân lực có kinh nghiệm về lĩnh vực chăm sóc, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô kết hợp đẩy mạnh đào tạo nhân lực hiện có để phát triển, việc đáp ứng đủ về số lượng cũng như chất lượng nhân lực là một vấn đề cấp thiết đối với Hà Thành Garage. Từ những phân tích ở trên cho nên tác giả đã nghiên cứu đề tài “Đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành”. 1
  12. 2. Lịch sử nghiên cứu Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo nhân lực ở trong nước và nước ngoài, dưới đây là một số công trình nghiên cứu về đào tạo nhân lực. 2.1. Công trình nghiên cứu ở nước ngoài Một số công trình nghiên cứu lĩnh vực đào tạo nhân lực trên thế giới như: Theo Abu Muna Almaududi Ausat, Silvy Sondari Gadzali, Sutrisno, Yanto Budi Prasetya, Junaid Gazalin (2023) “Human Resource Management Strategy in Organisational Digital Transformation Authors” (Chiến lược quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức chuyển đổi số) được đăng trên web Jurnal Minfo Polgan có đề cập tới chuyển đổi kỹ thuật số đã thay đổi đáng kể bối cảnh kinh doanh, ảnh hưởng đến cách các tổ chức vận hành trong thị trường ngày càng cạnh tranh. Nghiên cứu kết luận rằng các chiến lược đào tạo nhân lực trong chuyển đổi kỹ thuật số của tổ chức là chìa khóa thành công của doanh nghiệp trong việc đối mặt với những thay đổi của kỹ thuật số. [18] Theo nhóm tác giả Metasebia Adula, Shashi Kant, Zerihun Ayenew đến từ Trường Đại học Ethiopia (2023), với bài nghiên cứu“Effects of Training on Organizational Performance in the Ethiopian Textile Industry” (Tác động của đào tạo đến hiệu quả hoạt động của tổ chức trong ngành dệt may ở Ethiopia). Bài viết đã tập trung phân tích vai trò của đào tạo nhân lực trước sự phát triển của công nghệ. Đào tạo là sự thay đổi thái độ của nhân viên đối với công việc của họ. Quan điểm tích cực trong việc phát triển kỹ năng của bản thân người lao động là điều kiện tiên quyết cho các phương pháp đào tạo tiên tiến, giúp họ trở nên khác biệt và tạo ưu thế cạnh tranh tại doanh nghiệp. [19] Theo nhóm tác giả Agnes Neisha Kirani, Ribka Gracia, Natanael Tio Fabian, Puja Kalima Dewi (2024), với bài nghiên cứu “The Effect of Training and Career Development on Company Performance” (Ảnh hưởng của đào tạo và phát triển nghề nghiệp đến hiệu quả hoạt động của công ty). Bài viết đã nghiên cứu tác động của đào tạo và phát triển nhân lực đến hiệu suất làm của nhân viên dựa trên việc xem xét tài liệu. Nhóm tác giả đã chỉ ra rằng đào tạo và phát triển có mối quan hệ mật thiết với hiệu suất 2
  13. làm việc. Thông qua đào tạo, nhân viên có thể phát triển kiến thức, kỹ năng mới, tăng hiệu suất làm việc, tác động tới sự phát triển của doanh nghiệp. Tương tự như vậy, với sự phát triển của đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp sẽ khơi dậy sự nhiệt tình của nhân viên, giúp họ làm việc chăm chỉ hơn, tạo động lực và giữ chân được người tài. [20] 2.2. Công trình nghiên cứu ở trong nước Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: Theo tác giả Hà Thị Bích Hạnh và Mai Anh Vũ (2023) với bài nghiên cứu “Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam” được đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo. Bài viết tập trung nghiên cứu các cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực cùng với những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển nguồn nhân lực của bối cảnh hiện nay. [4] Theo tác giả Hoàng Kim Khuyên - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2024) với bài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng, tạo đột phá trong đào tạo, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học - công nghệ”. Từ việc phân tích đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn, bài viết đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tạo đột phá trong đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển của khoa học - công nghệ ở Việt Nam. [6] Theo tác giả Nguyễn Văn Tạo (2019) với bài nghiên cứu “Một số hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0” được đăng trên Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 6/2019. Bài nghiên cứu tập trung làm rõ các cơ sở lý luận về đào tạo, các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trước bối cảnh thay đổi của cuộc cách mạng 4.0 hiện nay. [10] Theo tác giả Nguyễn Văn Tuân (2023) với bài nghiên cứu “Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phối hợp đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và vận dụng tại Việt Nam hiện nay” được đăng trên Tạp chí Giáo dục. Bài viết 3
  14. cho rằng hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người sử dụng lao động trong đào tạo là nhu cầu hiển nhiên xuất phát từ lợi ích của cả hai bên. Sự hợp tác này giúp đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động, giảm chi phí đào tạo, nâng cao hiệu quả kinh tế. Bài viết đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước có uy tín trên thế giới về mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức và quy trình hợp tác đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và người sử dụng lao động, từ đó đề xuất giải pháp áp dụng hiệu quả kinh nghiệm tiên tiến và phù hợp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay. [11] Theo tác giả Trần Thị Bảo Khanh (2023) với bài nghiên cứu “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của một số quốc gia trên thế giới” đã chỉ ra tác động của của cuộc cách mạng 4.0 đến sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cùng với sự học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới và khu vực như Singapore; Thái Lan. Từ đó đưa ra các giải pháp phát triển bền vững nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia và vị thế của Việt Nam về hệ thống nguồn nhân lực chất lượng cao tiên tiến trong khu vực. [5] Theo tác giả Trần Hải Long (2023) với bài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Thương mại - Dịch vụ Việt Nam” được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Kế toán. Bài viết nghiên cứu tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Thương mại - Dịch vụ, có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp thuộc loại hình này của Việt Nam. [9] Qua nghiên cứu khảo sát, tác giả nhận thấy rằng cho đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách cụ thể, có hệ thống về đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành, hoặc mới chỉ có nghiên cứu nhỏ lẻ về một số khía cạnh nhân lực ở công ty. Đặc biệt hơn nữa, cũng chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rõ thực trạng công tác đào tạo, ưu nhược điểm của quá trình đào tạo và đưa ra những giải pháp, khuyến nghị để hoàn thiện đào tạo nhân lực ở Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành. Do đó, tác giả chọn đề tài này để nghiên cứu, tránh sự trùng lặp với các kết quả nghiên cứu trước đó. 4
  15. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về đào tạo nhân lực và kết quả khảo sát, đánh giá về thực trạng thực hiện đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành, khóa luận đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nhân lực tại công ty. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp. Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực tại công ty Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành. Ba là, đề xuất giải pháp chủ yếu hoàn thiện đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành, địa chỉ số 217 Phạm Văn Đồng, Phường Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Phạm vi về thời gian: Giai đoạn 2020 - 2023. Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu đào tạo nhân lực Phạm vi khách thể: Khảo sát 176 nhân viên của công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành. 5. Giả thuyết nghiên cứu Nếu công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ ô tô Hà Thành tập trung phát triển, đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao, lợi thế cạnh tranh trên thị trường càng lớn. 5
  16. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích tài liệu từ các nguồn sau: Nguồn nội bộ công ty: Báo cáo tài chính, hoạt động kinh doanh, các tài liệu và số liệu về tuyển dụng, cơ cấu nhân lực giai đoạn 2020 - 2023. Nguồn bên ngoài công ty: Các tài liệu chính thống như giáo trình về Quản trị nhân lực, Đào tạo và phát triển nhân lực, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, các bài khóa luận tốt nghiệp trước đó, các số liệu thống kê chính thống,... 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp điều tra xã hội bằng bảng hỏi và điều tra khảo sát với các câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi đóng liên quan đến đào tạo nhân lực tại Hà Thành Garage. Bảng khảo sát thực tế được tạo và được gửi trực tiếp cho ngẫu nhiên 200 nhân viên trong công ty, trong đó thu về được 176 phiếu trả lời hợp lệ. Mục đích để thu thập thông tin, mức độ đánh giá và mức độ hài lòng của người lao động về công tác đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành. Phương pháp thống kê: Tổng hợp lại những thông tin, tài liệu đã thu thập được và tiến hành phân tích, chọn lọc những thông tin, tài liệu chính xác, cần thiết cho quá trình nghiên cứu. Thống kê những số liệu liên quan đến đề tài như: Số lượng nhân viên, cơ cấu tổ chức, tình hình tài chính và tình hình nhân, thống kê về các khóa đào tạo nhân lực, về hiệu quả sau đào tạo giai đoạn 2020- 2023. 7. Đóng góp của đề tài 7.1. Về mặt lý luận Phân tích, làm rõ các cơ sở lý luận về công tác đào tạo nhân lực, hệ thống hóa quy trình đào tạo, các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo, ưu nhược điểm của quá trình thực hiện đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành. Qua đó, nhằm đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nhân lực tại công ty. 6
  17. 7.2. Về mặt thực tiễn Tiến hành phân tích hoạt động đào tạo tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành. Qua đó, giúp nâng cao hoạt động đào tạo nhân lực, hoàn thiện hoạt động xác định nhu cầu đào tạo; bổ sung một số nội dung đào tạo; xây dựng mục tiêu đào tạo chi tiết từng chương trình đào tạo; tăng cường đánh giá hiệu quả công việc sau đào tạo; tạo động lực cho người lao động tham gia đào tạo. 8. Kết cấu khóa luận Khoá luận có kết cấu gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận cơ bản về đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành. Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nâng cao hiệu quả đào tạo nhân lực tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ ô tô Hà Thành. 7
  18. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm đào tạo Theo từ điển tiếng Việt: “Đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và nắm được những tri thức, kỹ năng, và kỹ xảo... một cách có hệ thống nhằm giúp họ thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự phân công lao động nhất định, góp phần phát triển kinh tế xã hội, duy trì và phát triển”. Theo tác giả Bùi Văn Chiêm và Nguyễn Tài Phúc, Giáo trình Quản trị Nhân lực (2014), “Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp người lao động thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là hoạt động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ lao động hiệu quả hơn”. [1] Theo tác giả Lê Thanh Hà, Giáo trình Quản trị Nhân lực (2020), “Đào tạo là hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động tiếp thu và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình”. [3] Trong khóa luận này khái niệm nhân lực được định nghĩa theo cách tiếp cận của tác giả Lê Thanh Hà, khái niệm đào tạo có thể được hiểu là hoạt động học tập nhằm mục đích nâng cao tay nghề, kỹ năng người lao động, giúp người lao động hoàn thành công việc thực tại tốt hơn, tăng hiệu quả làm việc của người lao động. 1.1.2. Khái niệm nhân lực Theo C. Mác và Lê Nin: “Người lao động là nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất, là yếu tố quyết định đến quá trình sản xuất. Nói như vậy để thấy, ngay từ khi xuất hiện hoạt động sản xuất vật chất, con người, người lao động đã được coi trọng, là yếu tố kiên quyết trong hoạt động sản xuất - hoạt động đặc trưng riêng của con người và xã hội loài người”. 8
  19. Theo tác giả Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2012), Giáo trình Quản trị nhân lực - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, “Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực”. [2] Theo tác giả Mai Thanh Lan và Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016), Giáo trình “Quản trị nhân lực căn bản” - Trường Đại học Thương Mại - NXB Thống kê, Hà Nội, “Nhân lực trong tổ chức/doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ những người làm việc trong tổ chức, doanh nghiệp được trả công khai thác và sử dụng có hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp”. [8] Như vậy theo các cách tiếp cận trên, có thể định nghĩa nhân lực trong doanh nghiệp chính là một bộ phận của nguồn nhân lực xã hội, là tổng hòa thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của mỗi quốc gia, mà ở đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai. 1.1.3. Khái niệm đào tạo nhân lực: Theo tác giả Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2012), Giáo trình “Quản trị nhân lực” - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân, “Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp người lao động có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc, là những hoạt động học tập nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động hiệu quả hơn”. [2] Theo tác giả Mai Thanh Lan, Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016), Giáo trình “Quản trị nhân lực căn bản” - Trường Đại học Thương Mại - NXB Thống kê, Hà Nội, “Đào tạo và phát triển nhân lực được hiểu là quá trình cung cấp kiến thức, hoàn thiện kỹ năng, rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp cho người lao động để họ có thể thực hiện tốt công việc hiện tại và tương lai. Trong đó, đào tạo chú trọng đến công việc hiện tại, phát triển nhân lực chú trọng đến công việc tương lai”. [8] 9
  20. Theo tác giả Mai Thanh Lan, Nguyễn Thị Liên (2022), giáo trình “Đào tạo và phát triển nhân lực” - Trường Đại học Thương Mại - NXB Thống kê, Hà Nội, “Đào tạo và phát triển nhân lực được hiểu là quá trình hoàn thiện, nâng cao năng lực của người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc ở cả hiện tại và tương lai, từ đó góp phần thực hiện mục tiêu đã xác định của tổ chức/doanh nghiệp”. [7] Có thể định nghĩa đào tạo nhân lực là quá trình cung cấp kiến thức, hoàn thiện kỹ năng, rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp cho người lao động để họ có thể thực hiện tốt công việc hiện tại và tương lai, từ đó góp phần thực hiện mục tiêu đã xác định của doanh nghiệp. 1.1.4. Khái niệm doanh nghiệp Theo Luật Doanh nghiệp 2020 thì “Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Các doanh nghiệp khi thành lập đều có chung mục đích là thúc đẩy sản xuất hoặc cung cấp các dịch vụ thế mạnh trên thị trường để mang lại lợi ích kinh tế, kiếm lợi nhuận cao. Như vậy, có thể hiểu đa phần các doanh nghiệp khi thành lập được xem là một tổ chức lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, cũng có một số các doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà hoạt động vì các yếu tố an sinh xã hội, vì cộng đồng và môi trường. [13] 1.2. Vai trò và mục đích của đào tạo nhân lực 1.2.1. Vai trò của đào tạo nhân lực a) Đối với doanh nghiệp Cung cấp cho doanh nghiệp nhân lực phù hợp, góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả thực hiện công việc, nâng cao tính ổn định và năng động của doanh nghiệp, đảm bảo an toàn lao động. Đào tạo nhân lực cung cấp cho doanh nghiệp nhân lực chất lượng, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả thực hiện công việc, nâng cao tính ổn định, năng động và hoạt 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2