Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Khảo sát thực trạng, cải tiến và đánh giá thời gian chờ đợi có thuốc theo đơn của người bệnh tại bộ phận cấp thuốc ngoại trú bảo hiểm y tế Bệnh viện Quận 11 trong năm 2017
lượt xem 11
download
Mục đích của luận văn nhằm khảo sát thực trạng về thời gian chờ đợi có thuốc theo đơn của NB tại bộ phận cấp thuốc ngoại trú BHYT BVQ11. Đánh giá, phân tích những tồn tại khách quan mang tính tổng thể liên quan đến nội dung thời gian chờ đợi của NB. Đề xuất và xây dựng cải tiến, đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm tăng cường quản lý các hoạt động liên quan đến công tác này tại BVQ11.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Khảo sát thực trạng, cải tiến và đánh giá thời gian chờ đợi có thuốc theo đơn của người bệnh tại bộ phận cấp thuốc ngoại trú bảo hiểm y tế Bệnh viện Quận 11 trong năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH __________________________ LÊ THỊ NHƯ QUỲNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN CỦA NGƯỜI BỆNH TẠI BỘ PHẬN CẤP THUỐC NGOẠI TRÚ BHYT BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH ______________________________ LÊ THỊ NHƯ QUỲNH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG, CẢI TIẾN VÀ ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN CỦA NGƯỜI BỆNH TẠI BỘ PHẬN CẤP THUỐC NGOẠI TRÚ BHYT BỆNH VIỆN QUẬN 11 TRONG NĂM 2017 Chuyên ngành: Quản lý và cung ứng thuốc Mã số: 52720401 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC Chủ nhiệm đề tài: DS.CKII. ĐÀO DUY KIM NGÀ Hướng dẫn khoa học: ThS. HUỲNH TÂN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan khóa luận “Khảo sát thực trạng, cải tiến và đánh giá thời gian chờ đợi có thuốc theo đơn của người bệnh tại bộ phận cấp thuốc ngoại trú bảo hiểm y tế Bệnh viện Quận 11 trong năm 2017” là công trình nghiên cứu của riêng em và chưa từng được công bố trước đây. Kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực không sao chép của bất cứ công trình nghiên cứu nào. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018 Người thực hiện khóa luận Lê Thị Như Quỳnh
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Dược – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã tận tình truyền đạt kiến thức cũng như giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - DS.CKII. Đào Duy Kim Ngà – Phó trưởng bộ môn Dược Lâm Sàng Trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch. - ThS. Huỳnh Tân – Giảng viên Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cùng các Cộng Sự Khoa Dược đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho chúng em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Em xin trân trọng cảm ơn: - Quý Thầy - Cô của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã tạo điều kiện cho Khối Dược Đại Học có cơ hội học tập nâng cao kiến thức chuyên môn. - Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Lê Thị Như Quỳnh
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC ................................................................................................................... i DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................. iv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ .......................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3 1.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ.................................................................................................3 1.2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN ...........................4 1.2.1. Các nguyên tắc khi xây dựng hệ thống quản trị chất lượng tại bệnh viện ........5 1.2.2. Hệ thống tổ chức quản lý chất lượng bệnh viện ...............................................6 1.3. NỘI DUNG VÀ MỤC TIÊU CỤ THỂ VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN ...........................................................................................................................9 1.3.1. Nội dung ............................................................................................................9 1.3.2. Mục tiêu hướng đến ..........................................................................................9 1.4. MỘT SỐ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN ĐẠT HIỆU QUẢ TẠI VIỆT NAM ..............................................................................................10 1.4.1. Mô hình quản lý chất lượng bệnh viện tại bệnh viện Thủ Đức ......................10 1.4.2. Mô hình quản lý chất lượng bệnh viện tại bệnh viện huyện Sơn Nga – Thanh Hóa ............................................................................................................................10 1.5. QUY TRÌNH KHÁM CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 11 ..................................................................................................................11 i
- 1.6. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN QUẬN 11 VÀ KHOA DƯỢC .............................14 1.6.1. Vài nét về bệnh viện quận 11 ..........................................................................14 1.6.2. Vài nét về Khoa Dược bệnh viện quận 11 ......................................................15 1.7. Thực trạng bệnh viện quận 11 hiện nay .............................................................20 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................22 2.1. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu .....................................................22 2.1.1. Đối tượng ........................................................................................................22 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................22 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................22 2.2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ...................................................22 2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................23 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................23 2.3.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................23 2.3.3. Thu thập dữ liệu ..............................................................................................24 2.3.4. Xử lý dữ liệu ...................................................................................................26 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN...............................................................30 3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT LIÊN QUAN ĐẾN THỜI GIAN CHỜ ĐỢI CÓ THUỐC THEO ĐƠN CỦA NB TẠI KHU KHÁM BẢO HIỂM Y TẾ NGOẠI TRÚ BỆNH VIỆN QUẬN 11 ............................................................................................30 3.1.1. Thực hiện phương pháp mô tả hồi cứu ...........................................................30 3.1.2. Thực hiện phương pháp mô tả cắt ngang ........................................................32 3.2. BÀN LUẬN .......................................................................................................38 3.2.1. Các loại sai sót thường gặp gây ảnh hưởng đến thời gian chờ đợi .................38 3.2.2. Nguyên nhân dẫn đến sai sót trong dùng thuốc ..............................................45 ii
- 3.2.3. Các biện pháp khắc phục giúp ngăn chặn sai sót trong dùng thuốc ...............45 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................48 4.1. Kết luận ..............................................................................................................48 4.2. Kiến nghị ............................................................................................................49 4.2.1. Các phương án đề xuất cải tiến .......................................................................49 4.2.2. Chiến lược đào tạo hỗ trợ ................................................................................50 4.2.3. Đề xuất thiết kế công cụ phân tích thời gian khảo sát ....................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iii
- DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng việt NB Người bệnh BVQ11 Bệnh viện quận 11 QLCLBV Quản lý chất lượng bệnh viện BHYT Bảo hiểm y tế NVYT Nhân viên y tế QLCL Quản lý chất lượng CSKH Chăm sóc khách hàng BV Bệnh viện iv
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Tóm tắt quy trình khám chữa bệnh BHYT tại BVQ11. ...........................12 Hình 1.2. Quy trình tại bộ phận thanh toán – cấp phát thuốc – trả thẻ BHYT.........14 Hình 1.3. Bệnh viện quận 11 hiện nay. ....................................................................15 Hình 1.4. Tập thể nhân viên khoa Dược bệnh viện Quận 11. ..................................16 Hình 1.5. Hình ảnh hoạt động của Khoa Dược BVQ11. ..........................................17 Hình 1.6. Hình ảnh cấp phát thuốc của Khoa Dược BVQ11. ..................................18 Hình 2.1. Bảng khảo sát ghi nhận thời gian từ lúc NB nộp sổ đến lúc nhận thuốc. 25 Hình 2.2. Tóm tắt quy trình thu thập dữ liệu. ...........................................................26 Hình 3.1. Thời gian chờ đợi trung bình của NB tại khu BHYT cấp phát thường. ...30 Hình 3.2. Thời gian chờ đợi trung bình của NB tại khu BHYT cấp phát dịch vụ. ..31 Hình 3.3. Số lượng NB trung bình trong ngày. ........................................................33 Hình 3.4. Phân bố lỗi hệ thống và lỗi cá nhân..........................................................38 Hình 3.5. Biểu đồ xương cá phân tích sai sót số lượng thuốc. .................................40 Hình 3.6. Biểu đồ xương cá phân tích sai sót hai khoa quá 8 loại thuốc. ................41 Hình 3.7. Biểu đồ xương cá phân tích sai sót hai kháng sinh cùng lúc. ...................42 Hình 3.8. Biểu đồ xương cá phân tích sai sót nhầm tên NB. ...................................43 Hình 3.9. Biểu đồ xương cá phân tích sai sót trùng thuốc. ......................................44 v
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng tóm tắt nội dung nghiên cứu ...........................................................23 Bảng 2.2. Bảng khái niệm về các yếu tố liên quan ...................................................27 Bảng 3.1. Bảng thống kê số lượng NB trong ngày từ tháng 05/2018 đến tháng 08/2018 tại BVQ11 ...................................................................................................32 Bảng 3.2. Kết quả phân tích tương quan ..................................................................34 Bảng 3.3. Kết quả phân tích hồi quy (1) ...................................................................35 Bảng 3.4. Kết quả phân tích hồi quy (2) ...................................................................35 Bảng 3.5. Kết quả phân tích hồi quy (3) ...................................................................36 Bảng 4.1. Bảng dữ liệu đổ vào công cụ phân tích ....................................................51 Bảng 4.2. Bảng truy xuất kết quả thống kê thời gian chờ đợi của NB .....................52 Bảng 4.3. Bảng truy xuất kết quả thời gian chờ đợi trung bình của NB ..................53 vi
- Khóa luận tốt nghiệp Đặt vấn đề ĐẶT VẤN ĐỀ Đảm bảo thực hiện công tác quản lý chất lượng (QLCL) là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của bệnh viện (BV), được tiến hành thường xuyên, liên tục và ổn định nhằm nâng cao chất lượng BV cũng như mang đến sự hài lòng cho người bệnh (NB). Hiện nay, công tác QLCL đã thực sự trở thành một quá trình toàn cầu với sự quan tâm của tất cả các cơ quan BV nhà nước và tư nhân. Nguyên tắc “Lấy NB làm trung tâm” là mục tiêu hướng đến của tất cả các BV trên toàn quốc, nhưng làm thế nào để đáp ứng được sự hài lòng của NB vẫn luôn là một câu hỏi đầy thách thức. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành các chính sách, hướng dẫn về QLCL nhằm hỗ trợ các BV có cơ sở pháp lý triển khai công tác quản lý và cải tiến chất lượng. “Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện” thuộc quyết định 6858/2016/QĐ-BYT ban hành vào ngày 18 tháng 11 năm 2016, trong đó có tiêu chí A1.3 cải tiến quy trình khám bệnh, đáp ứng sự hài lòng (NB) cùng với nghị định 16/2015/NĐ-CP về mô hình tự chủ tài chính dẫn đến định hướng quản lý chất lượng bệnh viện (QLCLBV) mà điển hình là sự hài lòng của NB về thời gian chờ đợi là những công cụ hữu ích giúp các cơ quan BV có thể thực hiện công tác QLCL một cách hiệu quả hơn. 83 tiêu chí QLCL được xây dựng trong quyết định 6858/2016/QĐ-BYT đóng vai trò như kim chỉ nam, giúp đánh giá chính xác thực trạng chất lượng BV đang ở mức nào, từ đó có thể xác định vấn đề tồn tại cũng như thứ tự ưu tiên cần được giải quyết, đồng thời định hướng nhiệm vụ để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Bệnh viện quận 11 (BVQ11) đã và đang nỗ lực cải tiến chất lượng từng ngày, đặc biệt trong khâu khám chữa bệnh, đảm bảo cung ứng dịch vụ y tế chất lượng, hiệu quả với mong muốn thỏa mãn sự mong đợi của NB. Công tác triển khai đã nhận được ngày càng nhiều sự tin tưởng và ủng hộ của NB đến khám và điều trị tại BV. Tuy nhiên, số lượng NB đến khám chữa bệnh tại BVQ11 ngày càng đông, trung bình có khoảng từ 1,200 đến 1,500 NB mỗi ngày. Trong đó, số lượng NB đến khám tại khu khám chữa bệnh BHYT luôn chiếm số lượng lớn đã tạo sức ép quá tải cho BV, đồng thời cũng gây mất thời gian chờ đợi của NB. Chính vì thế, vấn đề ưu tiên 1
- Khóa luận tốt nghiệp Đặt vấn đề hàng đầu của BVQ11 hiện nay đó là cải tiến khâu thực hiện thủ tục, tránh gây phiền hà cũng như tiết kiệm thời gian chờ đợi của NB, đặc biệt trong khâu cấp phát thuốc cho NB ngoại trú có thẻ BHYT. Để có thể giải quyết được vấn đề trên, đề tài “Khảo sát thực trạng, cải tiến và đánh giá thời gian chờ đợi có thuốc theo đơn của người bệnh tại bộ phận cấp thuốc ngoại trú bảo hiểm y tế Bệnh viện quận 11 trong năm 2017” đã được tiến hành với mong muốn nhanh chóng tìm ra hướng cải tiến, giúp nâng cao chất lượng phục vụ NB tại BVQ11. Mục tiêu tổng quát: Khảo sát thực trạng, cải tiến và đánh giá thời gian chờ đợi có thuốc theo đơn của NB tại bộ phận cấp phát thuốc ngoại trú BHYT BVQ11 trong năm 2017. Mục tiêu chi tiết: 1. Khảo sát thực trạng về thời gian chờ đợi có thuốc theo đơn của NB tại bộ phận cấp thuốc ngoại trú BHYT BVQ11. 2. Đánh giá, phân tích những tồn tại khách quan mang tính tổng thể liên quan đến nội dung thời gian chờ đợi của NB. 3. Đề xuất và xây dựng cải tiến, đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm tăng cường quản lý các hoạt động liên quan đến công tác này tại BVQ11. 2
- Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan tài liệu CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ Căn cứ Quyết định số 6858/2016/QĐ-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện Việt Nam”. Bộ tiêu chí đánh giá bao gồm 83 tiêu chí chất lượng được áp dụng giúp đánh giá, chứng nhận và cải tiến chất lượng cho toàn bộ các BV nhà nước và tư nhân. Quan điểm chủ đạo của bộ tiêu chí là lấy NB làm trung tâm hoạt động điều trị và chăm sóc, NVYT là then chốt của toàn bộ hoạt động khám, chữa bệnh. Bộ tiêu chí được ban hành với mục tiêu cụ thể là cung cấp công cụ đánh giá thực trạng chất lượng BV Việt Nam; Hỗ trợ cho các BV xác định được mức chất lượng tại thời điểm đánh giá để tiến hành các hoạt động can thiệp nâng cao chất lượng BV; Định hướng cho BV xác định vấn đề ưu tiên để cải tiến chất lượng; cung cấp tư liệu, căn cứ khoa học cho quy hoạch, đầu tư, phát triển BV; Cung cấp tư liệu, căn cứ khoa học cho việc xếp loại chất lượng BV, thi đua và khen thưởng. Bộ tiêu chí chất lượng BV Việt Nam năm 2016 được chỉnh sửa, bổ sung và nâng cấp một số tiêu chí, tiểu mục từ “Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện” ban hành thí điểm theo Quyết định số 4858/2013/QĐ-BYT ngày 3 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Căn cứ Quyết định số 7051/2016/QĐ-BYT ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Hướng dẫn xây dựng thí điểm một số chỉ số cơ bản đo lường chất lượng BV. Chỉ số đo lường chất lượng BV là 1 công cụ để đo lường các khía cạnh chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (năng lực chuyên môn, an toàn, hiệu suất, hiệu quả, hướng đến nhân viên, hướng đến NB) thể hiện bằng con số, tỷ lệ, tỷ số, tỷ suất... làm cơ sở để thực hiện cải tiến chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và so sánh chất lượng dịch vụ giữa các BV. Căn cứ thông tư 19/2013/TT-BYT ngày 12 tháng 7 năm 2013, hướng dẫn thực hiện QLCL dịch vụ khám bệnh chữa bệnh tại BV, bao gồm nội dung triển khai QLCLBV; hệ thống tổ chức QLCLBV; trách nhiệm thực hiện QLCLBV. 3
- Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan tài liệu Căn cứ Quyết định số 1313/2013/QĐ-BYT ngày 22 tháng 04 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về việc ban hành hướng dẫn quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của BV. Hướng dẫn này nhằm mục đích thực hiện các giải pháp cải tiến quy trình và thủ tục trong khám bệnh, rút ngắn thời gian chờ, tránh gây phiền hà và tăng sự hài lòng của NB, đặc biệt đối với NB có thẻ BHYT khi đến khám tại BV. Căn cứ Quyết định số 4276/2015/QĐ-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2015 về việc “Phê duyệt chương trình hành động quốc gia về nâng cao năng lực QLCL khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn từ nay đến năm 2025”. Mục đích hướng đến trong tương lai là nâng cao nhận thức về tăng cường QLCL khám bệnh, chữa bệnh, từng bước xây dựng văn hóa chất lượng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với nội dung cụ thể như sau: 90% nhân viên chuyên trách về QLCLBV, chuyên viên phụ trách QLCL của Sở Y tế được đào tạo cơ bản về QLCL và an toàn NB vào năm 2020; Đạt tối thiểu 100 cán bộ chuyên trách về QLCL được đào tạo và cấp chứng nhận có thể tham gia làm đánh giá viên về chất lượng BV vào năm 2020 và tối thiểu 200 cán bộ vào năm 2025; Trên 80% cán bộ quản lý trong BV được tập huấn và nâng cao nhận thức về việc QLCL khám bệnh, chữa bệnh vào năm 2025; Trên 50% người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được tập huấn về sự cần thiết tăng cường QLCL khám bệnh, chữa bệnh và nắm được ít nhất 1 phương pháp cải tiến chất lượng vào năm 2025; Trên 80% NB biết được quyền và nghĩa vụ khi khám bệnh, chữa bệnh vào năm 2025; Trên 80% NB hài lòng về chất lượng khám bệnh, chữa bệnh vào năm 2025. 1.2 . TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN Quản lý chất lượng là một tập hợp các kỹ thuật và các công cụ để cải thiện hiệu suất tổng thể của hệ thống. Hệ thống QLCL toàn diện bao gồm các kỹ thuật đảm bảo chất lượng; hệ thống quản lý toàn diện với các giá trị, sự tham gia của toàn thể tổ chức, làm việc theo nhóm, trao quyền và các chu trình cải tiến hướng tới sự đổi mới và phát triển bền vững. Công tác QLCL nằm trong công tác quản lý BV đã được 4
- Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan tài liệu thực hiện ngay từ khi thành lập BV. Tuy nhiên, nó cần được hệ thống hóa, thực hiện theo các phương pháp khoa học phù hợp, đánh giá đo lường được. Trong những năm gần đây, Bộ Y tế Việt Nam đã tăng cường sự chỉ đạo QLCL và an toàn NB thông qua các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn. Các hoạt động về “Quản lý Chất lượng Bệnh viện - An toàn người bệnh” đã thực sự trở thành một trong những tiêu chí phấn đấu và thực hiện ở các BV ở Việt Nam. QLCLBV là toàn bộ các khía cạnh liên quan đến NB, người nhà NB, NVYT, năng lực thực hiện chuyên môn kỹ thuật; các yếu tố đầu vào, yếu tố hoạt động và kết quả đầu ra của hoạt động khám, chữa bệnh. Một số khía cạnh chất lượng BV là khả năng tiếp cận dịch vụ, an toàn, NB là trung tâm, hướng về NVYT, trình độ chuyên môn, kịp thời, tiện nghi, công bằng, hiệu quả… Quản lý chất lượng nhằm hướng tới thay đổi sáu thành tố của chất lượng bao gồm: - An toàn - Hiệu quả - NB là trung tâm - Kịp thời - Hiệu suất - Công bằng [6]. Trách nhiệm thực hiện QLCL không những thuộc về ban giám đốc BV, trưởng các phòng chức năng của BV mà còn có cả các trưởng khoa và các NVYT trong BV. Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị tiên phong trong triển khai QLCLBV, đặc biệt là sự chỉ đạo của Sở Y tế đẩy mạnh triển khai đánh giá chất lượng BV trong các BV nhà nước và BV tư nhân, theo Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện. Tiến sĩ Tăng Chí Thượng, phó giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh là một trong những người tiên phong làm công tác QLCL ở Việt Nam. 1.2.1. Các nguyên tắc khi xây dựng hệ thống quản trị chất lượng tại BV Để xây dựng được hệ thống quản trị chất lượng trong bệnh viện thành công, các BV thường phải bảo đảm các nguyên tắc sau: 1. Phải có sự đồng thuận, quyết tâm và cam kết từ phía lãnh đạo BV. 2. Phải có tất cả đại diện từ từng phòng ban / bộ phận (đơn vị) trong BV tham gia kiêm nhiệm vào hệ thống. 3. Phải quán triệt đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của BV, sẽ tiến hành thường xuyên, liên tục và ổn định vì có liên quan đến sự an toàn và hài lòng của cả nhân viên và NB. 5
- Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan tài liệu 4. Phải lôi kéo được sự tham gia và đồng thuận từ toàn thể tập thể nhân viên trong BV. 5. Khi tổ chức thực hiện các hoạt động về quản trị chất lượng và an toàn người bệnh, sẽ lấy NB làm trung tâm và các quyết định liên quan đến hoạt động quản trị chất lượng và an toàn NB trong BV đều dựa trên cơ sở pháp luật, cơ sở khoa học với các bằng chứng cụ thể và đáp ứng nhu cầu thực tiễn nâng cao chất lượng của BV. 1.2.2. Hệ thống tổ chức QLCLBV Hệ thống tổ chức QLCLBV gồm hội đồng QLCLBV, phòng/tổ QLCL, nhân viên chuyên trách về QLCL. Mạng lưới QLCLBV được thiết lập từ cấp BV đến các khoa, phòng, đơn vị trong BV, do phòng/tổ QLCL làm đầu mối điều phối các hoạt động. Mỗi khoa, phòng, đơn vị (gọi tắt là đơn vị) của BV cử ít nhất một nhân viên kiêm nhiệm tham gia mạng lưới QLCL. 1.2.2.1. Tổ chức và nhiệm vụ của hội đồng QLCL Hội đồng QLCL trong BV do giám đốc BV ban hành quyết định thành lập, giám đốc BV làm chủ tịch và phó giám đốc phụ trách chuyên môn làm phó chủ tịch; thư ký thường trực là trưởng phòng/tổ trưởng QLCLBV. Số lượng thành viên hội đồng tùy thuộc vào quy mô của BV, gồm đại diện các khoa, phòng có liên quan đến hoạt động cải tiến chất lượng bệnh viện và an toàn NB. Hội đồng QLCLBV tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất nhằm hỗ trợ, giám sát và đưa ra các khuyến nghị liên quan đến QLCL. Chủ tịch hội đồng phân công nhiệm vụ cho các thành viên và xây dựng quy chế hoạt động của hội đồng QLCLBV, thiết lập hệ thống QLCL, xây dựng và ban hành các văn bản về QLCL trong BV. Nhiệm vụ của hội đồng QLCL là: phát hiện các vấn đề chất lượng, các nguy cơ tiềm ẩn đối với an toàn NB, xác định các hoạt động ưu tiên và đề xuất các đề án bảo đảm, cải tiến chất lượng và an toàn NB với giám đốc BV đồng thời giúp cho giám đốc triển khai bộ tiêu chí, tiêu chuẩn QLCL do Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận, phù hợp với điều kiện của BV. Hơn thế nữa, hội đồng QLCL còn tham gia tổ chức thực hiện việc áp dụng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, đánh giá nội bộ chất 6
- Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan tài liệu lượng BV và thông qua báo cáo chất lượng BV. Bên cạnh đó hội đồng cũng hỗ trợ kỹ thuật cho các khoa, phòng để triển khai các hoạt động của các đề án bảo đảm, cải tiến chất lượng do giám đốc BV phê duyệt. Trách nhiệm đối với NB Mục tiêu sau cùng của làm quản trị chất lượng là để NB được an toàn và hài lòng, chất lượng khám chữa bệnh phải ngày càng tốt hơn và chất lượng của sự phục vụ cũng phải ngày càng cải thiện. Vì thế, trách nhiệm cơ bản của hội đồng QLCL đối với NB bao gồm nhiều mặt và được đánh giá thông qua trả lời các câu hỏi dưới đây: -NB có được chăm sóc an toàn? -Các qui trình kỹ thuật, các phác đồ chuyên môn có được tuân thủ không? -Các phương pháp chăm sóc và điều trị có dựa vào bằng chứng? -Các sự cố và rủi ro xảy ra và suýt xảy ra trong BV có được kịp thời báo cáo, điều tra, ngăn chặn hay có biện pháp khắc phục, cải tiến từ các sự cố đó hay không? -NB khi vào BV có được thăm khám và điều trị kịp thời? -Các quyền của NB có được tôn trọng hay không? -NB có hài lòng với chất lượng chăm sóc, phục vụ của BV? -Các hoạt động cải tiến chất lượng có được triển khai tại BV và kết quả được ghi nhận? Trách nhiệm đối với nhân viên Hướng dẫn và đào tạo về các kiến thức liên quan đến cải tiến chất lượng và an toàn NB cho toàn nhân viên. Tạo điều kiện cho mỗi nhân viên được tham gia vào các hoạt động cải tiến chất lượng, an toàn NB để nâng cao kiến thức, kỹ năng. Phân tích đánh giá tình hình thực tế của BV, xác định các điểm yếu, các qui trình cần xây dựng, các hoạt động cần điều chỉnh, cải tiến và phân công công việc phù hợp với khả năng của từng phòng hội đồng và cá nhân phụ trách, sau đó, hướng dẫn họ thực hiện và theo dõi giám sát. Đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ và cách thực hiện công việc của từng phòng ban và cá nhân để có các hình thức khen thưởng, động viên hợp lý. 7
- Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan tài liệu Thông báo kết quả của các hoạt động cải tiến chất lượng và an toàn NB được triển khai trong BV đến toàn thể nhân viên. Trách nhiệm đối với BV Dẫn dắt tiến trình chất lượng tại BV. Phát hiện các vấn đề chất lượng, các nguy cơ tiềm ẩn đối với an toàn NB, xác định các hoạt động ưu tiên và đề xuất các đề án bảo đảm, cải tiến chất lượng và an toàn NB. Cố vấn cho hội đồng giám đốc trong việc vạch các chiến lược, định hướng cho việc điều hành và phát triển BV. Giúp cho ban giám đốc triển khai áp dụng các bộ tiêu chí, các tiêu chuẩn quản trị chất lượng do Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận, phù hợp với điều kiện của BV đồng thời tổ chức các hoạt động đánh giá nội bộ chất lượng BV. Hoàn tất các báo cáo chất lượng BV cho ban giám đốc và các sở, bộ, ban ngành theo yêu cầu. 1.2.2.2. Tổ chức và nhiệm vụ của phòng/tổ QLCL Phòng QLCLBV có trưởng phòng, phó trưởng phòng và các nhân viên, tùy thuộc quy mô BV và do giám đốc quyết định. Tổ QLCLBV do giám đốc trực tiếp phụ trách hoặc là bộ phận của một phòng chức năng do lãnh đạo phòng phụ trách. Phòng là đơn vị đầu mối triển khai và tham mưu cho giám đốc, hội đồng QLCLBV về các công tác quản lý liên quan như: - Xây dựng kế hoạch và nội dung hoạt động QLCL trong BV để trình giám đốc phê duyệt; - Tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát, đánh giá, báo cáo, phối hợp, hỗ trợ việc triển khai các hoạt động về QLCL và các đề án bảo đảm, cải tiến chất lượng tại các khoa phòng; - Làm đầu mối thiết lập hệ thống quản lý sai sót, sự cố bao gồm phát hiện, tổng hợp, phân tích, báo cáo và nghiên cứu, đề xuất giải pháp khắc phục; - Làm đầu mối phối hợp với các khoa, phòng giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo và các vấn đề liên quan đến hài lòng NB; 8
- Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan tài liệu - Thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu, quản lý và bảo mật thông tin liên quan đến chất lượng BV. Phối hợp với bộ phận thống kê, tin học của BV tiến hành đo lường chỉ số chất lượng bệnh viện; - Triển khai hoặc phối hợp tổ chức đào tạo, huấn luyện, tập huấn, bồi dưỡng về QLCL. - Tổ chức đánh giá chất lượng nội bộ của BV dựa trên các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn QLCL do Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận; - Thực hiện đánh giá việc tuân thủ các quy định và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế; - Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình an toàn NB. 1.3. NỘI DUNG VÀ MỤC TIÊU CỤ THỂ VỀ QLCLBV 1.3.1. Nội dung Xây dựng kế hoạch, chương trình bảo đảm và cải tiến chất lượng trong BV; Xây dựng chỉ số chất lượng, cơ sở dữ liệu và đo lường chất lượng BV; Tổ chức triển khai các quy định, hướng dẫn chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh; Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn NB và NVYT; Áp dụng bộ tiêu chuẩn QLCLBV; Đánh giá chất lượng BV dựa trên bộ tiêu chí, tiêu chuẩn QLCL do Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận. 1.3.2. Mục tiêu hướng đến Xây dựng và hoàn thiện cơ bản khung pháp lý, chính sách, hệ thống tổ chức nhằm tăng cường QLCL khám bệnh, chữa bệnh. Xây dựng và ban hành các chuẩn chất lượng, các công cụ đánh giá, đo lường chất lượng dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Nâng cao nhận thức về tăng cường QLCL khám bệnh, chữa bệnh, từng bước xây dựng văn hóa chất lượng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Cung cấp công cụ đánh giá thực trạng chất lượng BV Việt Nam. 9
- Khóa luận tốt nghiệp Tổng quan tài liệu Hỗ trợ cho các BV xác định được mức chất lượng tại thời điểm đánh giá để tiến hành các hoạt động can thiệp nâng cao chất lượng BV. Định hướng cho BV xác định vấn đề ưu tiên để cải tiến chất lượng. Cung cấp tư liệu, căn cứ khoa học cho quy hoạch, đầu tư, phát triển BV. Cung cấp tư liệu, căn cứ khoa học cho việc xếp loại chất lượng BV, thi đua và khen thưởng. 1.4. MỘT SỐ MÔ HÌNH QLCLBV ĐẠT HIỆU QUẢ TẠI VIỆT NAM 1.4.1. Mô hình QLCL tại BV Thủ Đức Với mục tiêu rút ngắn thời gian chờ đợi tại 4 khoa: Khoa Cấp cứu, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Sinh hóa - Miễn dịch, Khoa Dược, Dự án Lean Hospital đã được triển khai, bao gồm 4 dự án: Dự án 1: Cải tiến quy trình cấp phát thuốc BHYT ngoại trú tại BV Quận Thủ Đức. Dự án 2: Rút ngắn thời gian từ lúc NB nhập cấp cứu tới nhập khoa lâm sàng. Dự án 3: Rút ngắn thời gian chờ đợi kết quả sinh hóa - miễn dịch. Dự án 4: Rút ngắn thời gian chờ đợi kết quả X-quang. Dựa trên việc xác định giá trị hữu ích đem lại cho NB, đặt NB làm trung tâm, dự án đã đạt được 100% mục tiêu đề ra, góp phần đem lại sự hài lòng NB, giảm lãng phí, nâng cao tinh thần học hỏi, kiến thức, kỹ năng của các nhóm dự án, đóng góp nhiều ý tưởng cải tiến mới, nâng cao tinh thần làm việc nhóm, tạo nên văn hóa cải tiến tại BV. 1.4.2. Mô hình QLCL tại BV huyện Sơn Nga – Thanh Hóa BV đã thực hiện điều tra đánh giá tình hình thực tế; thảo luận tìm nguyên nhân gốc rễ, cải tiến chất lượng ”Giảm thời gian chờ tại phòng khám”. Sau hơn 5 tháng, BV tổ chức đánh giá kết quả của các nhóm giải pháp can thiệp. Như vậy sau 167 ngày triển khai, BV đã giảm thời gian khám trung bình của NB xuống 20%. Đặc biệt nhóm NB phải chờ khám trên 130 phút đã giảm đáng kể. Sau đó, BV tái đánh giá kết quả lần 2, kết quả cho thấy thời gian chờ khám đã giảm đáng kể. Qua quá trình cải tiến, BV Nga Sơn đã tạo được môi trường khám bệnh công bằng, sạch sẽ, văn 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Phân tích chi phí, hiệu quả các thuốc điều trị đái tháo đường TYP 2 thuộc danh mục bảo hiểm y tế chi trả tại bệnh viện tim Hà Nội năm 2014
73 p | 1133 | 170
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Nghiên cứu bào chế Liposome Doxorubicin 2mg/ml bằng phương pháp pha loãng Ethanol
50 p | 642 | 124
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Khảo sát tình hình báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2011-2012
74 p | 482 | 98
-
Khoá luận tốt nghiệp dược sĩ: Nghiên cứu thành phần hóa học của vỏ hạt đậu xanh
68 p | 683 | 92
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Phân tích phản ứng trên da nghiêm trọng ghi nhận từ cơ sở dữ liệu báo cáo ADR tại Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015
0 p | 276 | 79
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Androgen và vai trò của Androgen đối với bệnh lý suy sinh dục ở Nam giới
63 p | 260 | 77
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học: Nghiên cứu bào chế viên nén chứa cao Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum thunb.,polygonaceae)
65 p | 331 | 65
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Khảo sát thực trạng báo cáo ADR của đơn vị kinh doanh thuốc giai đoạn 2014-2015
73 p | 225 | 60
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Đánh giá khả năng phòng tránh được của các phản ứng có hại của thuốc từ hệ thống báo cáo tự nguyện tại Việt Nam
0 p | 248 | 47
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Phân tích sơ bộ thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây đinh lăng trồng tại An Giang
87 p | 63 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc huyết áp và kết quả điều trị ở bệnh nhân đến khám, điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản
93 p | 24 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tiêu chảy cấp ở trẻ em từ 1 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Bà Rịa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
67 p | 30 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị tại khoa Nội Tim mạch - Khớp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2021
83 p | 29 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm ruột thừa cấp ở trẻ em bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bình Thuận
92 p | 23 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Đánh giá kết quả điều trị sớm ung thư trực tràng bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
91 p | 18 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ y khoa: Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ NT-proBNP huyết tương và mức độ nặng của bệnh nhân đợt mất bù cấp suy tim mạn tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2021
81 p | 26 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và các tổn thương kèm theo ở bệnh nhân gãy kín mâm chày tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2019-2020
65 p | 20 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa: Kết quả điều trị của phương pháp Bơm tinh trùng vào buồng tử cung ở nhóm phụ nữ dưới 35 tuổi có Hội chứng buồng trứng đa nang tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu
72 p | 21 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn