intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Khảo sát và so sánh đặc điểm vi học, sơ bộ hoá thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn - kháng nấm giữa loài Sài đất ba thùy (Wedelia trilobata (L.) Hitchc.) và Sài đất (Wedelia chinensis (Osbeck.) Merr.)

Chia sẻ: Mucnang Mucnang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

64
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài Khảo sát và so sánh đặc điểm vi học, sơ bộ hoá thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn - kháng nấm giữa loài Sài đất ba thùy (Wedelia trilobata (L.) Hitchc.) và Sài đất (Wedelia chinensis (Osbeck.) Merr.) được tiến hành với mục đích tìm kiếm thêm một loài dược liệu mới có hoạt tính kháng sinh và góp phần bổ sung những tiêu chuẩn kiểm nghiệm loài Sài đất ba thùy vào Dược điển Việt Nam V nhằm nâng cao công tác kiểm nghiệm và chất lượng dược liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Khảo sát và so sánh đặc điểm vi học, sơ bộ hoá thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn - kháng nấm giữa loài Sài đất ba thùy (Wedelia trilobata (L.) Hitchc.) và Sài đất (Wedelia chinensis (Osbeck.) Merr.)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH HỒNG GIA ÂN KHẢO SÁT VÀ SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM VI HỌC, SƠ BỘ HÓA THÀNH PHẦN HÓA HỌC, HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN - KHÁNG NẤM GIỮA SÀI ĐẤT 3 THÙY (Wedelia trilobata (L.) Hitchc.) VÀ SÀI ĐẤT (Wedelia chinensis (Osbeck.) Merr.) Chuyên ngành : Sản xuất và phát triển thuốc KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ ĐẠI HỌC Hướng dẫn khoa học: DS. Nguyễn Thị Thu Hiền Tp HCM – 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Chữ ký SV SV. HỒNG GIA ÂN
  3. LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành cuốn luận văn này, trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đến Cô DS. Nguyễn Thị Thu Hiền đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Những nhận xét và đánh giá của Cô, đặc biệt là những gợi ý về hƣớng giải quyết vấn đề trong suốt quá trình nghiên cứu, thực sự là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi trong quá trình viết luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến thầy DS. Phan Cảnh Trình – giảng viên bộ môn vi sinh - ký sinh trùng, trƣờng Đại học Y dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh ngƣời đã chỉ dạy tận tình, truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành bổ ích, những kỹ năng thực hành thí nghiệm cho bản thân tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô Khoa dƣợc, bộ môn Dƣợc liệu, trƣờng Đại học Nguyễn Tất Thành đã giúp đỡ, góp ý và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án của mình. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Với khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi xin kính mong đƣợc sự chỉ dẫn và đóng góp của các chuyên gia, các Thầy Cô để đề tài này đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cám ơn
  4. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................1 Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu ..............................................................................2 1.1. Tổng quan về thực vật học ............................................................................2 1.1.1. Bộ Cúc (Asterales) ..................................................................................2 1.1.2. Họ Cúc (Asteraceae) ...............................................................................2 1.1.3. Chi Wedelia.............................................................................................4 1.1.4. Loài Sài đất ba thùy ( Wedelia trilobata (L.) Hitchc.) ...........................5 1.1.5. Loài Sài đất Wedelia chinensis (Osbeck.) Merr. ....................................8 1.2. Tổng quan thành phần hóa học ..................................................................12 1.3. Tác dụng dƣợc lý ..........................................................................................17 1.3.1. Tác dụng dược lý của loài Sài đất ba thùy ...........................................17 1.3.2. Tác dụng dược lý của loài Sài đất: .......................................................20 1.4. Chế phẩm ......................................................................................................24 1.4.1. Chế phẩm của Sài đất ba thùy ..............................................................24 1.4.2. Chế phẩm của Sài đất ...........................................................................24 1.5. Tổng quan các loài vi sinh vật đƣợc sử dụng trong nghiên cứu ..............25 1.5.1. Staphylococus aureus ...........................................................................25 1.5.2. Pseudomonas aeruginosa .....................................................................25 1.5.3. Escherichia coli ....................................................................................26 1.5.4. Klebsiella pneumoniae ..........................................................................27 1.5.5. Candida tropicalis ................................................................................28 Chƣơng 2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu .........................................29 i
  5. 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................29 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................31 2.2.1. Khảo sát vi học........................................................................................31 2.2.2. Sơ bộ hóa thực vật ..................................................................................32 2.2.3. Kiểm nghiệm vi sinh...............................................................................37 Chƣơng 3. Kết quả và bàn luận .........................................................................39 3.1. Mô tả dƣợc liệu .............................................................................................39 3.2. Kiểm nghiệm vi học ......................................................................................42 3.2.1. Vi phẫu lá Sài đất ba thùy ( Wedelia trilobata (L.) Hitchc.) ................42 3.2.2. Vi phẫu lá Sài đất ( Wedelia chinensis (Osbeck.) Merr.) .....................45 3.2.3. Vi phẫu thân Sài đất ba thùy ( Wedelia trilobata (L.) Hitchc.) ............48 3.2.4. Vi phẫu thân Sài đất ( Wedelia chinensis (Osbeck.) Merr.) .................51 3.3. Soi bột dƣợc liệu ...........................................................................................54 3.3.1. Mô tả bột lá Sài đất ba thùy( Wedelia trilobata (L.) Hitchc.) ..............54 3.3.2. Mô tả bột thân cây Sài đất ba thùy ( Wedelia trilobata (L.) Hitchc.)...55 3.3.3. Mô tả bột toàn cây Sài đất ( Wedelia chinensis (Osbeck.) Merr.) .......55 3.4. Kết quả sơ bộ hóa thành phần hóa thực vật:.............................................56 3.5. Khảo sát hoạt tính kháng vi sinh vật ..........................................................58 Chƣơng 4. Kết luận và đề nghị ..........................................................................62 4.1. Kết luận .........................................................................................................62 4.2. Đề nghị ...........................................................................................................62 Tài liệu tham khảo ..............................................................................................63 ii
  6. DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CHCl3 Chloroform DMSO Dimethyl sulfoxide EAC Ehrlich ascites carcinoma MHA Muller - hinton agar KQ Kết quả MeOH Methanol MRSA Methicillin-resistant S.aureus SDA Sabouraud Dextrose Agar SDB Sabouraud Dextrose Broth TBARS Thiobarbituric acid reactive substances TLTK Tài liệu tham khảo TSA Tryptic soy agar TSB Tryptic Soy Broth WC Wedelia chinensis (Osbeck.) Merr. WT Wedelia trilobata (L.) Hitchc. iii
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Thành phần chính tìm thấy trong tinh dầu hoa Sài đất ba thuỳ ...............12 Bảng 2.1. Bảng đánh giá mức độ kháng vi sinh vật .................................................38 Bảng 3.1.Mô tả đặc điểm lá hai loài Sài đất ............................................................. 39 Bảng 3.2. Mô tả đặc điểm thân cây hai loài Sài đất .................................................40 Bảng 3.3. Mô tả đặc điểm hoa hai loài Sài đất .........................................................41 Bảng 3.4. Bảng so sánh vi phẫu lá cây giữa 2 loài ...................................................47 Bảng 3.5. Bảng so sánh vi phẫu thân cây giữa 2 loài ...............................................53 Bảng 3.6. Kết quả sơ bộ hóa thành phần hóa học từ lá Wedelia trilobata (L.) Hitchc. ..................................................................................................................57 Bảng 3.7. Bảng so sánh sơ bộ thành phần hóa học giữa 2 loài ................................58 Bảng 3.8. Kết quả định tính hoạt tính kháng khuẩn - kháng nấm của 2 loại dịch chiết và so sánh với loài Sài đất (Wedelia chinensis (Osbeck.) Merr.) tham khảo từ các tài liệu nghiên cứu. ..............................................................................................59 iv
  8. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Hình thái loài Wedelia trilobata (L.) Hitchc. ............................................6 Hình 1.2. Một số bộ phận của loài Wedelia trilobata (L.) Hitchc. ...........................7 Hình 1.3. Hình thái loài Wedelia chinensis (Osbeck.) Merr. ....................................9 Hình 1.4. Một số bộ phận loài Wedelia chinensis (Osbeck.) Merr. ........................11 Hình 1.5. Một số chế phẩm từ Sài đất đã có mặt trên thị trƣờng Việt Nam ...........24 Hình 1.6. Hình dạng loài Staphylococus aureus .....................................................25 Hình 1.7. Hình dạng loài Pseudomonas aeruginosa ...............................................26 Hình 1.8. Hình dạng loài Escherichia coli ..............................................................27 Hình 1.9. Hình dạng loài Klebsiella pneumoniae ...................................................27 Hình 1.10. Hình dạng loài Candida tropicalis .........................................................28 Hình 2.1. Sơ đồ và quy trình sơ bộ hóa thành phần hóa học lá Sài đất ba thùy ..... 33 Hình 2.2. Sơ đồ phân tích các nhóm hợp chất trực tiếp từ dịch chiết ether ............34 Hình 2.3. Sơ đồ phân tích các nhóm hợp chất trực tiếp từ dịch chiết cồn ..............35 Hình 2.4. Sơ đồ phân tích các nhóm hợp chất trực tiếp từ dịch chiết nƣớc ............36 Hình 3.1. Đặc điểm lá giữa hai loài ........................................................................ 39 Hình 3.2. Đặc điểm thân giữa hai loài.....................................................................40 Hình 3.3. Đặc điểm hoa giữa hai loài ......................................................................41 Hình 3.4. Vi phẫu và sơ đồ cấu tạo chi tiết lá Sài đất ba thùy ................................42 Hình 3.5. Các thành phần trong vi phẫu lá Sài đất ba thùy .....................................44 Hình 3.6. Biểu bì lá tƣơi Sài đất ba thuỳ .................................................................44 Hình 3.7. Vi phẫu và sơ đồ cấu tạo chi tiết lá Sài đất .............................................45 Hình 3.8. Các thành phần trong vi phẫu lá Sài đất ..................................................46 Hình 3.9. Vi phẫu và sơ đồ cấu tạo chi tiết thân Sài đất ba thùy ............................48 Hình 3.10. Các thành phần trong vi phẫu thân Sài đất ba thùy ................................50 Hình 3.11. Vi phẫu và sơ đồ cấu tạo chi tiết thân cây Sài đất ..................................51 Hình 3.12. Các thành phần trong vi phẫu thân Sài đất .............................................52 Hình 3.13. Các thành phần trong bột lá Sài đất ba thùy ...........................................54 Hình 3.14. Các thành phần trong bột thân Sài đất ba thùy .......................................55 Hình 3.15. Các thành phần trong bột thân Sài đất ....................................................56 v
  9. Khóa luận tốt nghiệp dƣợc sĩ đại học - Năm học 2013 – 2018 KHẢO SÁT VÀ SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM VI HỌC, SƠ BỘ HÓA THÀNH PHẦN HÓA HỌC, HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN - KHÁNG NẤM GIỮA SÀI ĐẤT BA THÙY (Wedelia trilobata (L.) Hitchc.) VÀ SÀI ĐẤT (Wedelia chinensis (Osbeck.) Merr.) Hồng Gia Ân Hƣớng dẫn khoa học: DS. Nguyễn Thị Thu Hiền Mở đầu: Loài Sài đất (Wedelia chinensis (Osbeck.) Merr.) từ xƣa đƣợc sử dụng nhƣ một loại kháng sinh thực vật nhƣng ngày nay số lƣợng loài này không còn nhiều. Trong khi đó, Sài đất ba thùy (Wedelia trilobata (L.) Hitchc.) mới du nhập vào nƣớc ta, chủ yếu đƣợc sử dụng rộng rãi làm cây kiểng do mọc rất thích nghi nên hay bị sử dụng nhầm lẫn với loài Sài đất mà vẫn chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt tính kháng sinh. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu: 1. Đặc điểm vi học: Cắt nhuộm, mô tả và lập bảng so sánh vi phẫu thân và lá giữa hai loài. 2. Sơ bộ thành phần hóa thực vật: Định tính nhanh các nhóm hợp chất trong lá Sài đất ba thùy. Lập bảng so sánh các thành phần hoá học giữa hai loài. 3. Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn - kháng nấm: Mẫu lá Sài đất ba thuỳ chia 2 phần chiết để thu đƣợc cao methanol và chloroform. Thử kháng khuẩn – kháng nấm bằng phƣơng pháp khuếch tán qua giếng thạch với các loài vi sinh vật. Lập bảng so sánh với loài Sài đất. Kết quả: So sánh đƣợc sự khác biệt về hình thái và vi phẫu giữa hai loài, sơ bộ định tính đƣợc các hoạt chất có trong lá Sài đất ba thuỳ. Dịch chiết chloroform và dịch chiết methanol từ lá Sài đất ba thuỳ cho kết quả kháng Tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA). Kết luận: Đã mô tả đƣợc hình thái và đặc điểm vi phẫu thân, lá và bột của loài nghiên cứu góp phần tiêu chuẩn hóa loài này. Đã sơ bộ định tính và xác định đƣợc một số nhóm chất có trong lá Sài đất ba thùy là: flavonoid, tanin, carotenoid, chất béo, tinh dầu, đƣờng khử, triterpenoid tự do, acid hữu cơ và hợp chất polyuronic và so với loài Sài đất thì không có coumarin và saponin. Đã xác định đƣợc hoạt tính kháng khuẩn với Tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) ở nồng độ 2500µg với vòng tròn vô khuẩn là 8mm. Từ khoá: Sài đất, Sài đất ba thuỳ, vi phẫu, kháng khuẩn – kháng nấm, khuếch tán qua giếng thạch.
  10. Final assay for the degree of BS Pharm - Academic year: 2013-2018 SURVEY AND COMPARISON ANATOMICAL ANALYSIS, PRELIMINARY CHEMICAL COMPOSITION, ANTIBACTERIAL – ANTIFUNGAL ACTIVITY OF Wedelia trilobata (L.) Hitchc. AND Wedelia chinensis (Osbeck.) Merr. Hong Gia An Pharmacist. Nguyen Thi Thu Hien Introduction: Wedelia chinensis (Osbeck.) Merr. was originally used as a plant-based antibiotic, but today there are not many species. At the same time, Wedelia trilobata (L.) Hitchc. was introduced into our country, mainly used as ornamental plants because of its well-adapted and misused use of Wedelia chinensis (Osbeck.) Merr. but there are not many studies on antibiotic activity. Materials and methods: 1. Microscopic: Cut, describe and compare the micro-stem and leaf between two species. 2. Preliminary composition of plant composition: Rapid identification of compounds in the leaves of Wedelia trilobata. Make a comparative table between the two species. 3. Antibacterial-antifungal activity: dried powder leaves of Wedelia trilobata divided by 2 extracts to obtain high methanol and chloroform. Antimicrobial test by well diffusion agar method with microorganisms. Make comparative table between the two species. Results: Comparison of the morphological and microscopic differences between two species, preliminary composition in the leaves of Wedelia trilobata. Chloroform extraction and methanol extraction for antibacterial results with MRSA. Conclusion: Describing the morphology and characteristics of microscopic trunks, leaves and starches of the species contributes to the standardization of this species. Preliminary identification of several groups of substances in the leaves: flavonoid, tannin, carotenoids, fats, essential oils, reducing sugar, free triterpenoid, organic acids and polyuronic compounds and compare with Wedelia chinensis, there is no coumarin and saponin. Antimicrobial activity with MRSA at 2500μg with sterile circle of 8mm was determined. Keywords: Wedelia chinensis, Wedelia trilobata, microscopic, antimicrobial, well diffusion agar.
  11. ĐẶT VẤN ĐỀ Chi Wedelia thuộc họ Asteraceae bao gồm khoảng 104 loài, thƣờng phân bố nhiều ở những vùng nhiệt đới và nhiệt đới ẩm. Trong đó có khá nhiều loài phổ biến ở nƣớc ta trong đó có Sài đất (Wedelia chinensis (Osbeck.) Merr.) trong dân gian thƣờng đƣợc dùng nhƣ một loại kháng sinh thực vật để chữa các bệnh ngoài da: mụn nhọt, lở loét, rôm sảy, sƣng khớp, viêm nhiễm.... Sự thật ngày nay loài này ngày càng khan hiếm một phần do thuốc tân dƣợc ngày càng phát triển, một phần do tốc độ đô thị hóa nhanh. Gần đây có một loài Sài đất mới du nhập vào nƣớc ta có tên gọi Sài đất ba thùy (Wedelia trilobata (L.) Hitchc.). Loài này lần đầu đƣợc ghi nhận ở Bangladesh vào năm 2003 và đƣợc tìm thấy nhiều ở các quốc gia Châu Mỹ. Sau đó, nó dần phát triển mạnh mẽ ở các nƣớc nhiệt đới, thậm chí ở một số quốc gia nó còn đƣợc xem là một loài thực vật xâm lấn [9]. Ở Việt Nam, Sài đất ba thùy rất thích nghi nên đƣợc trồng nhiều ở các vệ cỏ, công viên và cả mọc hoang. Tuy nhiên, Sài đất ba thùy chỉ đƣợc biết đến chủ yếu nhƣ một loại cây cảnh cộng thêm việc mới du nhập vào nƣớc ta nên vẫn chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng – công dụng. Đề tài: “ Khảo sát và so sánh đặc điểm vi học, sơ bộ hoá thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn - kháng nấm giữa loài Sài đất ba thùy (Wedelia trilobata (L.) Hitchc.) và Sài đất (Wedelia chinensis (Osbeck.) Merr.) ” đƣợc tiến hành với mục đích tìm kiếm thêm một loài dƣợc liệu mới có hoạt tính kháng sinh và góp phần bổ sung những tiêu chuẩn kiểm nghiệm loài Sài đất ba thùy vào Dƣợc điển Việt Nam V nhằm nâng cao công tác kiểm nghiệm và chất lƣợng dƣợc liệu. Nghiên cứu bao gồm các giai đoạn: - Khảo sát đặc điểm hình thái, vi phẫu, bột dƣợc liệu từ lá và thân Sài đất ba thùy và Sài đất. - Sơ bộ hóa thành phần hóa thực vật từ lá Sài đất ba thùy. - Thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn – kháng nấm từ lá Sài đất ba thùy trên một số chủng vi khuẩn, nấm men. 1
  12. Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu 1.1. Tổng quan về thực vật học 1.1.1. Bộ Cúc (Asterales) Bộ này phân bổ rộng khắp thế giới và chủ yếu là các loài cây thân thảo, mặc dù có một lƣợng nhỏ là cây thân gỗ (chi Lobelia) và cây bụi 22. Bộ Asterales có thể đƣợc đặc trƣng ở mức độ phân tử và hình thái học. Các đặc điểm chung bao gồm nhóm các oligosacarid nguồn gốc tự nhiên (các phân tử đƣờng sacaroza liên kết với nhau) nhƣ là nơi lƣu trữ chất dinh dƣỡng và các nhị hoa thông thƣờng đƣợc tập hợp lại dày đặc xung quanh vòi nhụy hoặc thậm chí đƣợc hợp nhất lại thành ống xung quanh nó. Thuộc tính thứ hai có lẽ gắn liền với sự thụ phấn đầu cơ (hay thứ cấp) và điều này rất phổ biến trong các họ của bộ này 22. Bộ Asterales bao gồm khoảng 11 họ, trong đó các họ lớn nhất là họ Cúc (Asteraceae) với khoảng 25.000 loài và họ Hoa chuông (Campanulaceae) với khoảng 2.000 loài. Các họ còn lại có tổng cộng không quá 500 loài. Hai họ lớn nhất là phân bổ rộng khắp thế giới với trung tâm nằm ở Bắc bán cầu, còn những họ nhỏ hơn thông thƣờng phân bổ ở Australia và các vùng xung quanh, hoặc đôi khi ở Nam Mỹ 22. 1.1.2. Họ Cúc (Asteraceae) Thân: cỏ, sống 1 hay nhiều năm. Thân gỗ, cây bụi hay dây leo hiếm gặp 3. Rễ: có thể phù lên thành củ, nhƣng chất dự trữ ở cây không phải là tinh bột mà là inulin (Thƣợc dƣợc) 3. Lá: Hình dạng biến thiên, không có lá kèm, thƣờng mọc đối hay tụ thành hình hoa ở gốc, có những loại lá có gai. Thông thƣờng phiến lá nguyên, xẻ sâu; lá kép hình lông chim hay hình chân vịt hiếm gặp 3. Cụm hoa: đầu, có thể mang rất nhiều hoa hay ít hoa. Đầu có thể đứng riêng lẻ hay tụ thành chùm, gié, xim, nhƣng thông thƣờng nhất là tụ thành ngù. Có thể xem hoa 2
  13. tự đầu nhƣ một gié thu ngắn, trong đó các hoa đính theo một đƣờng xoắn ốc liên tục, hoa già ở bìa, hoa non ở giữa. Dạng thông thƣờng của hoa tự đầu là hình nón, nhƣng cũng có thể phẳng hoặc có khi lõm hình chén. Đầu mang hai loại lá bắc: Lá bắc ngoài bất thụ, tạo thành một tổng bao. Các lá bắc này có thể đính trên một hàng (Senecio, Tagetes) hoặc đính trên nhiều hàng kết hợp. Hình dạng và kích thƣớc của lá bắc ngoài rất biến thiên.Lá bắc ngoài có thể nguyên hay có răng, có gai; có những loại có màu nhƣ cánh. Lá bắc thật có mang hoa ở nách. Chúng là những phiến mỏng dẹt, đôi khi có lông. Lá bắc thật có thể phẳng hay cong xung quanh hoa; chúng có thể không có 3. Hoa: lƣỡng tính, mẫu 5, bầu dƣới, không có lá bắc con. Hoa thức theo kiểu: Các hoa trên một đầu có thể giống nhau, có thể cùng cách cấu tạo, cùng chức năng. Kiểu đầu này gọi là đồng giao với toàn những hoa hình ống hoặc toàn hoa hình lƣỡi nhỏ có 5 răng hoặc đôi khi toàn hoa hình môi. Hoa tự đầu có thể gồm 2 loại hoa: Hoa đều hình ống ở giữa có nhiệm vụ sinh sản và hoa không đều hình lƣỡi nhỏ có 3 răng ở bìa, đóng vai trò của tràng để thu hút côn trùng. Kiểu đầu này gọi là dị giao 3. Bao hoa: Lá đài thƣờng giảm vì nhiệm vụ bảo vệ đã đƣợc đảm nhiệm bởi các lá bắc của tổng bao. Đài có thể biến mất, đôi khi chỉ còn 1 gờ nhỏ, nguyên hay có thùy, gờ có thể mang những vẩy hoặc một vòng lông tơ. Sau khi thụ tinh, đài có thể phát triển thành một mào lông, có thể láng hay có gai, có nhiệm vụ trong sự phát tán của quả. Tràng do cánh hoa dính, có thể đều hình ống (trƣờng hợp hoa giữa hoa giữa của các đầu dị giao) hoặc không đều có dạng lƣỡi nhỏ có 3 răng hay 5 răng hoặc hình môi 2/3 hoặc hình ống dài hơi cong 3. Bộ nhị: 5 nhị bằng nhau, đính trên tràng ống và xen kẽ với cánh hoa. Chỉ nhị rời nhau trừ tông Cynareae. Bao phấn mở dọc, hƣớng trong, dính nhau thành một ống bao quanh vòi. Chung đới thƣờng kéo dài trên bao phấn thành phụ bộ. Ngoài ra, bao 3
  14. phấn còn mang ở gốc những phụ bộ choãi ra tạo thành những tai thỏ, che chở cho mật hoa ở gốc vòi khỏi bị nƣớc mƣa 3. Bộ nhụy: 2 lá noãn ở vị trí trƣớc sau, tạo thành bầu dƣới 1 ô, đựng 1 noãn, đính đáy. Đĩa mật ở trên bầu. Ở hoa lƣỡng tính và hoa cái, vòi xuyên qua đĩa mật và chia thành 2 nhánh đầu nhụy (vòi không chia nhánh ở hoa bất thụ). Các nhánh đầu nhụy mang ở mặt dƣới những lông để quét hạt phấn khi vòi mọc xuyên qua ống cấu tạo bởi các bao phấn. Sự thụ phấn nhờ côn trùng 3. Quả: bế, thƣờng mang một mào lông do đài biến đổi, có khi mào lông đƣợc mang bởi một cuống dài hay ngắn. Đôi khi, quả trần có móc hay có gai. Hạt không có nội nhũ; lá mầm to, nhiều khi chứa đầy dầu (hạt Hƣớng dƣơng) 3. Cơ cấu học: Lông che chở kiểu biến thiên. Lông tiết có chân ngắn, đầu đa bào, đặt trong chỗ lõm của biểu bì. Phân họ hoa hình ống và hoa tỏa tròn có ống tiết rất nhỏ. Phân họ hoa hình ống còn có tế bào tiết tinh dầu riêng lẻ. Phân họ hoa hình lƣỡi nhỏ có ống nhựa mủ có đốt và hình mạng 3. 1.1.3. Chi Wedelia Các cây họ Cúc (Asteraceae) gồm 104 loài cây thuộc chi Wedelia. Chi đƣợc đặt theo tên của nhà thực vật học và bác sĩ ngƣời Đức tên Georg Wolfgang Wedel (1645-1721) 37. Thân: cỏ sống lâu năm. Thân thẳng đứng hoặc bò lan trên mặt đất, phân cành nhánh 37. Lá: mọc đối, hiếm khi so le, viền nguyên hoặc răng cƣa 37. Cụm hoa: đầu, ở tận cùng hoặc nách lá, có đƣờng kính lớn hơn 1cm, đơn độc hay 2-4 cụm hợp lại, mỗi cụm hoa có cuống riêng. Cụm hoa đầu, dạng tỏa tròn, trong có 2 loại hoa; ở viền 1 hàng hoa cái; ở giữa là hoa lƣỡng tính, hiếm gặp hoa đực riêng 37. Lá bắc: ở tổng bao 2-3 hàng, xếp lợp thành hình bán cầu hoặc hình chuông 37. 4
  15. Đế hoa: lồi, có vảy 37. Tràng hoa: ở viền dạng lƣỡi nhỏ, ống tràng rất ngắn, phiến lƣỡi phía đầu có 2-3 răng, màu vàng tƣơi; hoa ở giữa có tràng hình ống, đầu loe dạng chuông có 5 thùy màu vàng sẫm 37. Bao phấn: thƣờng màu nâu, đỉnh nhọn, gốc tù 37. Quả: đóng hình trứng, ít nhiều bị ép, quả đóng của hoa ở viền có 3 góc; còn của hoa ở giữa có 4 góc; đỉnh quả có vảy hoặc 1-2 lông cứng, không mào lông 37. 1.1.4. Loài Sài đất ba thùy ( Wedelia trilobata (L.) Hitchc.) Tên Việt nam: Sài đất ba thùy. Tên thƣờng gọi: Sài đất kiểng, Sơn cúc ba thùy, Cúc xuyến chi. Tên khoa học: Wedelia trilobata (L.) Hitchc. 36], [38], [39. Tên đồng danh: Sphagneticola trilobata (L.) Pruski., Wedelia carnosa Wedelia paludosa DC. 41. 1.1.4.1. Vị trí của cây Sài đất ba thùy ( Wedelia trilobata (L.) Hitchc.) trong hệ thống phân loại thực vật Ngành Thực vật có hạt ( Spermatophyta) Phân ngành Hạt kín ( Angiospermae) Lớp Hai lá mầm ( Dicotyledonae) Bộ Cúc ( Asterales) Họ Cúc ( Asteraceae) Chi Wedelia Loài Wedelia trilobata (L.) Hitchc. 40], [41. (Xem hình 1.1) 5
  16. 1.1.4.2. Mô tả thực vật Hình 1.1. Hình thái loài Wedelia trilobata (L.) Hitchc. A. Phác thảo hình thái; B. Cụm hoa dạng đầu; C. Tổng bao lá bắc; D. a. Hoa cái, b. Hoa lƣỡng tính; E. a. Lá bắc nhỏ mọc ở vòng ngoài, b. Lá bắc nhỏ mọc ở vòng trong Thân: Cây thảo sống lâu năm, dài khoảng 10 – 30cm, có thể mọc thẳng đứng cao đến 45 - 60cm, bò lan đến 1,8m. Cây thƣờng mọc thành từng mảng, dày đặc che kín mặt đất. Thân bò, màu hơi đỏ hoặc xanh, tròn, rễ mọc tại các đốt, dài 10-30cm. Phần mọc hƣớng lên có lông thô, cứng, rậm rạp, đôi khi nhẵn, không lông 41. Lá: đơn, mọc đối, dày, dài khoảng 4-9cm, rộng 2-5cm, có răng cƣa ở 2 bên thùy lá, có lông cứng và thô ở cả hai mặt lá. Hình thuôn bầu dục, nhọn đầu. Hệ gân lá cong hình cung và lông chim 41. Cụm hoa: hình đầu, mọc từ nách lá, mang hoa không đều ở vòng ngoài 41. Hoa: đơn, mọc ở nách lá, màu vàng tƣơi, nhiều cánh thành tầng, cuống hoa dài 3- 10cm, tổng bao có dạng chuông hoặc bán cầu, đầu hoa thƣờng có khoảng 8 - 13 hoa tia, cánh dài 6 -15mm, đĩa tràng hoa dài 4 - 5mm. Ra hoa quanh năm 41. 6
  17. Quả: Quả bế có nốt sần 41. Bộ nhị: Chỉ nhị dài 1mm 41. Bộ nhụy: Bầu nhụy dài 2mm, Đầu nhụy dài 5mm, noãn đơn 41. Bao phấn: dính với nhau dài khoảng 2mm, hạt phấn màu vàng cam 41. (Xem hình 1.2) Hình 1.2. Một số bộ phận của loài Wedelia trilobata (L.) Hitchc. 1. Thân bò lan trên mặt đất; 2. Thân có nhiều lông che chở; 3. Rễ; 4. Cụm hoa; 5. a. Cụm hoa đầu, b. Cánh hoa, c. Lá bắc nhỏ, d. Hoa lƣỡng tính, e . Tổng bao lá bắc; 6. Quả. 7
  18. 1.1.4.3. Sinh thái phân bố Wedelia trilobata (L.) Hitchc. có nguồn gốc Nam Mỹ, Trung Mỹ, Mexico và Tây Ấn, đƣợc tìm thấy rộng rãi ở Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Campuchia, Miến Điện, phát triển mạnh mẽ trong các thung lũng, mƣơng, đƣờng bộ ẩm ƣớt, các vùng trồng trọt, rừng tự nhiên, rừng trồng, đồng cỏ, vùng ven biển và các khu vực thành thị 41. 1.1.4.4. Bộ phận dùng Thƣờng là hoa và lá. Ở Việt Nam chủ yếu đƣợc trồng và canh tác nhƣ một cây phủ đất và cây cảnh trong các thành phố, công viên và nhà ở 40. 1.1.5. Loài Sài đất Wedelia chinensis (Osbeck.) Merr. Tên Việt Nam: Sài đất. Tên thƣờng gọi: Húng trám, cúc nháp, ngổ đất. Tên khoa học: Wedelia chinensis (Osbeck.) Merr. Tên đồng danh: Solidago chinensis Osbeck, Verbesina calendulacea L. 1.1.5.1. Vị trí loài Sài đất (Wedelia chinensis (Osbeck.) Merr) trong hệ thống phân loại thực vật Ngành Thực vật bậc cao (Tracheophyta) Lớp Hai lá mầm ( Magnoliopsida) Bộ Cúc (Asterales) Họ Cúc (Asteraceae) Chi Wedelia Loài Sài đất ( Wedelia chinensis (Osbeck.) Merr.) 25. (Xem hình 1.3) 8
  19. 1.1.5.2. Mô tả thực vật Hình 1.3. Hình thái loài Wedelia chinensis (Osbeck.) Merr. A. Cành con; B. Hoa con tỏa tia; C. Hoa con mọc trên đĩa; D. Nhụy hoa; E. Bầu nhụy Thân: thảo sống lâu năm, thân bò, gần nhƣ thẳng đứng, có lông thƣa 2], [6. Lá: mọc đối, có cuống ngắn 1-3mm. Phiến hình mác rộng, dài 3-7cm, rộng 1-2cm. Đỉnh nhọn hoặc tù, mép nguyên hoặc có 1-3 đôi răng cƣa. Hai mặt đều có lông mịn 9
  20. ngắn. Mặt trên gân chính rõ. Mặt dƣới hơi lồi. Gân bên 1-2 đôi, đƣờng kính 15- 20mm, cao 10mm 2], [6. Cụm hoa: Đế cụm hoa hơi lồi 2], [6. Cụm cuống hoa: Dài 3-10cm, có lông thô ngắn, mọc đơn độc ở đỉnh thân hoặc ở nách lá 2], [6. Hoa: Đế cụm hoa hơi lồi mang hai loại hoa, màu vàng tƣơi, đƣợc bao bọc bởi vòng tổng bao lá bắc gồm 2 hàng xếp xen kẽ. Mỗi hoa có 1 lá bắc nhỏ đi kèm. Bầu dƣới 5 lá đài 2], [6. Hoa cái: tràng hoa hình lƣỡi nhỏ gồm 2 phần: Phần ống dài 1-1,5mm và phần lƣỡi nhỏ dài 8-9mm, rộng 4mm, đỉnh tù, có 2-3 răng, khía sâu 1mm. Có từ 12-18 hoa cái trên đầu 2], [6. Hoa lƣỡng tính: tràng hoa hình ống loa dần lên phía trên, dài 5mm, phần rộng nhất 1,2mm. Phần trên cùng chia 5 thùy có đỉnh tù hoặc gần tròn. Phần dƣới ống tràng nối với bầu thu nhỏ lại dài khoảng 1mm 2], [6. Quả: Quả bế, có răng dạng mào lông ở đỉnh 2], [6. Bộ nhị: 5 nhị, chỉ nhị đính vào ống tràng, rời nhau 2], [6. Bộ nhụy: 2 noãn, bầu dƣới 1 ô, đính noãn gốc, một vòi nhụy, núm nhụy chia thành 2 nhánh 2], [6. Bao phấn: Dính vào nhau thành 1 ống bao quanh thành 1 ống bao quanh bộ nhụy. Bao phấn đính gốc, dài 2mm, đỉnh tròn. Trung đới kéo dài trên bao phấn thành một phần phụ 2], [6. (Xem hình 1.4) 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0