![](images/graphics/blank.gif)
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thói quen hút thuốc lá ở nam học sinh trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, tỉnh Yên Bái năm 2022
lượt xem 1
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Đề tài "Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thói quen hút thuốc lá ở nam học sinh trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, tỉnh Yên Bái năm 2022" nghiên cứu nhằm mục tiêu: Mô tả thực trạng hút thuốc lá của nam học sinh trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, tỉnh Yên Bái năm 2022; xác định một số yếu tố liên quan đến thói quen hút thuốc lá ở nam học sinh trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, tỉnh Yên Bái năm 2022. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thói quen hút thuốc lá ở nam học sinh trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, tỉnh Yên Bái năm 2022
- [ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN MINH HÙNG THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THÓI QUEN HÚT THUỐC LÁ Ở NAM HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÝ THƯỜNG KIỆT TỈNH YÊN BÁI NĂM 2022 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA HÀ NỘI – 2023
- [ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Người thực hiện: NGUYỄN MINH HÙNG THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THÓI QUEN HÚT THUỐC LÁ Ở NAM HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LÝ THƯỜNG KIỆT TỈNH YÊN BÁI NĂM 2022 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Khóa: QH 2017.Y Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN NGỌC NGHĨA HÀ NỘI – 2023
- LỜI CẢM ƠN Từ khi được nhà trường giao đề tài khóa luận, em đã được sự hỗ trợ rất nhiều của các thầy cô, giảng viên, các nhà khoa học trong nhà trường, cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, nay em đã hoàn thành đề tài khóa luận. Với tất cả lòng kính trọng, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến người thầy kính mến TS. BS Nguyễn Ngọc Nghĩa - Giảng viên bộ môn Y Dược cộng đồng và Y dự phòng, trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong thời gian vừa qua, thầy giáo TS. Nguyễn Ngọc Nghĩa đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo và trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, cán bộ của Trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt thành phố Yên Bái đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em thực hiện nghiên cứu, thu thập số liệu, phỏng vấn học sinh tại nhà trường và đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cảm ơn, lời yêu thương đến gia đình, người thân và bạn bè, những người đã luôn sát cánh bên em, cổ vũ, động viên và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài này. Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2023 Sinh viên Nguyễn Minh Hùng
- LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Minh Hùng, sinh viên khoá QH.2017.Y, ngành Y đa khoa, Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Ngọc Nghĩa. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2023 Sinh viên Nguyễn Minh Hùng
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT GATS Ðiều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành GYT Ðiều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở thanh thiếu niên SAVY Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam THPT Trung học phổ thông WHO Tổ chức Y tế thế giới PCTHTL Phòng, chống tác hại của thuốc lá TL Thuốc lá THPT Trung học phổ thông
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Phân bố học sinh theo khối trường...................................................... 20 Bảng 3.2. Thực trạng tỷ lệ chung hút thuốc lá ở nam học sinh ................................ 20 Bảng 3.3: Phân bố tỷ lệ học sinh hút thuốc theo khối trường ................................... 20 Bảng 3.4: Phân bố tỷ lệ học sinh hút thuốc theo loại thuốc ...................................... 21 Bảng 3.5: Thời gian học sinh bắt đầu hút thuốc lá ...................................................... 21 Bảng 3.6: Số điếu thuốc hút trung bình một ngày của học sinh ............................... 21 Bảng 3.7: Lý do học sinh bắt đầu hút thuốc lá ............................................................. 22 Bảng 3.8: Địa điểm hút thuốc lá của học sinh .............................................................. 22 Bảng 3.9: Thời điểm thường hút thuốc lá của học sinh .............................................. 22 Bảng 3.10: Cách có được thuốc lá để hút của học sinh .............................................. 22 Bảng 3.11: Tỷ lệ học sinh đang hút muốn bỏ hành vi hút thuốc lá ...................... 23 Bảng 3.12: Mối liên quan giữa gia đình có người thân hút thuốc với thực trạng hút thuốc lá của học sinh ......................................................................................................... 23 Bảng 3.13: Mối liên quan giữa thực trạng hút thuốc lá của bạn thân với thực trạng hút thuốc của học sinh ...................................................................................................... 23 Bảng 3.14: Mối liên quan giữa địa điểm bán thuốc lá gần trường học hoặc gần nhà với thực trạng hút thuốc của học sinh ............................................................................ 24 Bảng 3.15: Mối liên quan giữa tiếp cận thông tin về PCTH thuốc lá với thực trạng hút thuốc của học sinh ...................................................................................................... 24 Bảng 3.16: Mối liên quan giữa kiến thức về PCTH thuốc lá với tỷ lệ hút thuốc của học sinh ................................................................................................................................ 25 Bảng 3.17: Mối liên quan giữa Thái độ về PCTH thuốc lá với tỷ lệ hút thuốc của học sinh ................................................................................................................................ 25 Bảng 3.18: Mối liên quan giữa Thực hành về PCTH thuốc lá với thực trạng hút thuốc lá của học sinh .......................................................................................... 25
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................3 1.1. Thành phần của khói thuốc lá ...........................................................................................3 1.2. Tác hại của thuốc lá ...........................................................................................................4 1.2.1. Tác hại của hút thuốc lá chủ động..................................................................................4 1.2.1.1. Thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong ....................................................... 5 1.2.1.2. Thuốc lá và bệnh ung thư ......................................................................... 5 1.2.1.3. Hút thuốc lá và bệnh hô hấp ..................................................................... 6 1.2.1.4. Hút thuốc lá và bệnh tim mạch ................................................................. 6 1.2.1.5. Hút thuốc lá và các vấn đề sức khỏe khác ................................................ 7 1.2.2. Tác hại của hút thuốc lá thụ động ..................................................................................7 1.2.3. Tác hại của thuốc lá với sự phát triển kinh tế - xã hội ...................................................8 1.3. Tình hình sử dụng thuốc lá................................................................................................9 1.3.1. Tình hình sử dụng thuốc lá trên thế giới ........................................................................9 1.3.2. Tình hình sử dụng thuốc lá ở Việt Nam ........................................................................9 1.3.3. Tình hình sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên ........................................................... 10 1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hút thuốc lá..................................................................... 12 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 15 2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................... 15 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................................................. 15
- 2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích................................... 15 2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ............................................................................................. 15 2.5. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................................... 16 2.6. Các chỉ số và một số khái niệm dùng trong nghiên cứu ............................................... 16 2.6.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ................................................................................ 16 2.6.2. Một số khái niệm dùng trong nghiên cứu ................................................................... 17 2.7. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................................................... 18 2.8. Hạn chế, sai số và cách khắc phục ................................................................................. 18 2.8.1. Hạn chế, sai số của đề tài............................................................................................. 18 2.8.2. Phương pháp khắc phục .............................................................................................. 19 2.9. Đạo đức nghiên cứu........................................................................................................ 19 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 20 3.1. Thông tin chung về học sinh .......................................................................................... 20 3.2. Thực trạng hút thuốc lá của nam học sinh trường THPT Lý Thường Kiệt.................. 20 3.3. Một số yếu tố liên quan đến hành vi hút thuốc lá ở học sinh nam................................ 23 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................................. 26 4.1. Thực trạng chung hút thuốc lá........................................................................................ 26 4.2. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ hút thuốc lá ở học sinh. ............................................ 30 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 34 KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................................. 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2
- ĐẶT VẤN ĐỀ Sức khoẻ là tài sản quý giá nhất của mỗi con người và toàn xã hội. Bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ tốt là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục toàn diện học sinh trong trường học các cấp. Trường học được coi như là ngôi nhà chung của học sinh. Quá trình học tập và rèn luyện trong nhà trường có tính ảnh hưởng quyết định đến việc hình thành nhân cách cũng như hành vi của học sinh. Vì vậy, chăm sóc, bảo vệ và giáo dục cho thế hệ trẻ, đặc biệt là giáo dục sức khoẻ lứa tuổi thanh thiếu niên ở các trường trung học phổ thông đang là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội [1]. Độ tuổi thanh thiếu niên là độ tuổi có những thay đổi tâm sinh lý rất nhanh, nhạy cảm, hay tò mò và muốn chứng tỏ bản thân mình do đó rất dễ bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, dễ bị ảnh hưởng những hành vi, ứng xử không đúng chuẩn mực đạo đức, không phù hợp lứa tuổi. Một trong số đó là hành vi hút thuốc lá. Hút thuốc lá vẫn đang là một vấn đề sức khỏe mang tính thời sự của xã hội và toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trên toàn thế giới có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc và số này sẽ tăng lên 1,7 tỷ người vào năm 2025. Số người hút thuốc lá gia tăng đáng kể ở các nước thu nhập thấp và trung bình (chiếm 82% số người hút tên trên thế giới). Thực tế đã cho thấy, hút thuốc lá không còn đơn thuần là một thói quen trong đời sống văn minh của loài người mà thực sự đã trở thành kẻ giết người thầm lặng, mỗi năm thuốc lá gây ra gần 6 triệu ca tử vong [1,2,21]. Việt Nam thuộc nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới, trung bình cứ 2 nam giới trưởng thành có một người hút thuốc. Tình trạng hút thuốc lá ngày càng gia tăng trong giới trẻ. Những người bắt đầu hút thuốc lá thường xuyên ngay từ khi là học sinh thường có xu hướng duy trì hành vi trong suốt giai đoạn trưởng thành [4]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi ngày trên thế giới có từ 80.000 - 100.000 thanh thiếu niên trong độ tuổi 15 - 25 bắt đầu hút thuốc lá. Thanh thiếu niên có thể dễ dàng nghiện thuốc lá chỉ sau khi hút vài điếu. Một cuộc điều tra thực trạng sử dụng thuốc lá trong học sinh từ 13-15 tuổi năm 2019, tỷ lệ hút thuốc lá học sinh nam là 4,9%, vẫn còn 47,7% học sinh thường xuyên hút thuốc lá thụ động tại nhà và 66,5% học sinh phơi nhiễm với khói thuốc tại các địa điểm công cộng trong nhà. Khi bắt đầu hút thuốc lá, các em chưa nhận thức đầy đủ tính chất gây nghiện và các nguy cơ mắc bệnh do nghiện thuốc lá. Bên cạnh đó, hút thuốc lá trong học sinh còn là bước đệm tăng khả năng nhiễm các tệ nạn xã hội khác như nghiện ma túy, nghiện rượu… Việt Nam là nước có dân số trẻ, việc phòng chống tác hại thuốc lá 1
- trong trường học sẽ giúp ngăn ngừa các em không trở thành người hút thuốc lá, nâng cao kiến thức, thái độ, hành vi đối với việc hút thuốc lá và góp phần bảo vệ sức khỏe cho thế hệ tương lai của đất nước [3]. Yên Bái là tỉnh nằm ở cửa ngõ miền núi Tây Bắc. Sự phát triển về kinh tế, văn hóa và xã hội đã kéo theo những thay đổi nhanh chóng về lối sống của người dân, đặc biệt các em học sinh với những hành vi không đúng như uống rượu, hút thuốc lá, chơi game, bỏ học, vi phạm giao thông…Toàn thành phố có 6 trường trung học phổ thông, trong đó trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt nằm ở trung tâm của thành phố Yên Bái, thu hút đông số học sinh đến từ cả huyện Văn Chấn đến các thị trấn, thành phố của tỉnh Yên Bái. Năm 2021, trường có tổng số 25 lớp học ở cả 3 khối 10,11 và 12 với hơn 800 học sinh trong đó học sinh nam chiếm khoảng 50% tổng số học sinh toàn trường. Các em học sinh được phân lớp theo điểm thi tuyển và nguyện vọng học các ban A, B, C, D do đó đa dạng về học tập, dân tộc, hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống, khu vực sống [20]. Có thể nói, quần thể học sinh nam tại trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt có tính đại diện tương đối cao cho quần thể học sinh nam trung học phổ thông nói chung của thành phố Yên Bái. Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào về các hành vi đạo đức học sinh nói chung và hành vi hút thuốc lá ở học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái nói riêng. Trong khi, các biện pháp can thiệp giáo dục sức khỏe cho các em học sinh ngay tại trường học có tác động rất tích cực, giúp cho các em có kiến thức và thái độ và hành vi xã hội đúng đắn. Để cung cấp cơ sở cho việc lập kế hoạch xác định ưu tiên cho chương trình phòng chống tác hại thuốc lá tại địa phương và tìm hiểu thực trạng hút thuốc lá ở học sinh trung học phổ thông chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thói quen hút thuốc lá ở nam học sinh trường trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, tỉnh Yên Bái năm 2022”. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả thực trạng hút thuốc lá của nam học sinh trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, tỉnh Yên Bái năm 2022. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thói quen hút thuốc lá ở nam học sinh trường Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt, tỉnh Yên Bái năm 2022. 2
- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Thuốc lá là lá của cây Nicotinana tabacum hay các loại cây tương tự được tìm ra ở Châu Mỹ vào thế kỷ XV. Kể từ đó thuốc lá được nhập vào các châu lục khác và đến thế kỷ XIX thuốc lá được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới, số người sử dụng thuốc lá ngày càng tăng. Ngành công nghiệp thuốc lá ngày càng phát triển và lợi nhuận thu được từ sản xuất buôn bán thuốc lá ngày càng lớn. Đầu thế kỷ XX ảnh hưởng của thuốc lá đến sức khoẻ con người đã được phát hiện ngày càng nhiều, rất nhiều nghiên cứu khoa học đã phân tích thành phần, tính chất và tác hại của khói thuốc lá, đồng thời chứng minh thuốc lá là nguyên nhân gây nhiều bệnh tật đối với con người và cũng là yếu tố ảnh hưởng xấu tới các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và tài nguyên thiên nhiên [2,3]. 1.1. Thành phần của khói thuốc lá Khi đốt cháy một điếu thuốc lá thì tạo ra ba dòng khói thuốc: dòng khói chính, dòng khói phụ và dòng khói thuốc môi trường. Dòng khói chính là khói thuốc do người hút thuốc hít vào, thở ra. Đây là luồng khí đi qua gốc của điếu thuốc. Dòng khói phụ là khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy tỏa ra không khí, không bao gồm phần khói do người hút thuốc thở ra. Dòng khói thuốc môi trường là hỗn hợp của luồng phói phụ và khói thở ra của dòng khói chính cũng như các chất tạp nhiễm khuếch tán qua giấy quấn thuốc lá 3
- và đầu điếu thuốc giữa các lần hút. Dòng khói phụ có thành phần chất độc cao hơn dòng khói chính rất nhiều, nồng độ CO cao gấp 15 lần, nicotin cao gấp 21 lần, formaldehyt 50 lần và dimethylnitrosamin 130 lần. Khói thuốc phụ còn nguy hiểm hơn khói thuốc chính vì cháy ở nhiệt độ cao và không qua lọc. Chính vì vậy mà những người không hút thuốc nhưng phải sống và hít thở thường xuyên trong môi trường có khói thuốc lá (hút thuốc thụ động) cũng bị những ảnh hưởng giống như những người hút thuốc lá. Tuy nhiên do khói phụ được pha loãng với không khí nên mức độ bị ảnh hưởng của khói thuốc phụ còn phụ thuộc vào diện tích phòng, thể tích không khí nơi hút thuốc lớn hay nhỏ [6]. Theo công bố năm 2018 của Tổng hội Y sĩ Hoa kỳ, khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất hóa học, hàng trăm loại có hại cho sức khỏe trong đó có 69 chất gây ung thư, bao gồm chất gây nghiện và các chất gây độc, được chia ra làm 4 nhóm chính: Nicotine, Monoxit carbon (khí CO), các chất kích thích dạng khí hoặc hạt nhỏ và các chất gây ung thư. Cơ quan kiểm soát dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp Nicotin vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như các chất ma túy heroin và cocain. Một số nhà nghiên cứu cho rằng thuốc lá được coi là “đường dẫn” khiến người hút thuốc lá dễ nghiện rượu và thuốc phiện hơn những người không hút thuốc. Chỉ một thời gian ngắn sau khi bắt đầu hút thuốc, cơ thể người hút sẽ trở nên phụ thuộc Nicotin, khi đó bỏ thuốc là một việc vô cùng khó khăn. Hợp chất thơm có vòng đóng như Polyciclic aromatic hydrocacbon (PAH), Benzopyrene hay các Nitrosamine trong khói thuốc là những chất thường có mặt trong thành phần khói dầu khí, thuốc trừ sâu, có khả năng sinh ung thư rất mạnh đặc biệt ung thư phổi. Ammonia, formaldehyde là những chất thường sử dụng trong thuốc kích thích tăng trưởng và các sản phẩm tẩy rửa nhưng cũng có mặt trong thành phần khói thuốc lá gây kích thích mũi, họng, mắt của người hút thuốc. Khi hút thuốc, tất cả các chất này đi vào cơ thể, tấn công vào các mô tế bào, gây nhiều bệnh nguy hiểm. Những hóa chất độc hại này nhiều người không dám động tay vào, không dám hít vào khi chúng tồn tại trong các sản phẩm khác nhưng trên thực tế họ vẫn bất chấp hút thuốc lá và khói thuốc lá thật sự nguy hiểm hơn chúng ta nghĩ rất nhiều [11,21]. 1.2. Tác hại của thuốc lá 1.2.1. Tác hại của hút thuốc lá chủ động 4
- 1.2.1.1. Thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong Hút thuốc lá được biết đến như là nguyên nhân tử vong có thể phòng tránh được hàng đầu trên thế giới hiện nay. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 6 giây lại có một người chết do các căn bệnh liên quan đến hút thuốc lá. Sử dụng thuốc lá đã gây ra 6 triệu ca tử vong trong năm 2019 và dự đoán số ca tử vong sẽ tăng thành 8 triệu ca tử vong vào năm 2030. Khoảng 70% ca tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển, chỉ tính riêng Trung Quốc tới thời điểm 2020 - 2030 sẽ có từ 1 đến 2 triệu người chết do hút thuốc lá mỗi năm. Nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả không được thực hiện thì trong thế kỷ này sử dụng thuốc lá đã giết chết 1 tỷ người [21,22]. Tại Việt Nam với xu hướng mắc các bệnh lây nhiễm giảm, thì các bệnh không lây nhiễm đang gia tăng một cách nhanh chóng trong những năm gần đây. Các bệnh có nguyên nhân chính từ sử dụng thuốc lá như đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi… là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nam giới. Gần 28% tổng số ca tử vong ở nam giới từ 35 tuổi trở lên là do các bệnh liên quan sử dụng thuốc lá. Mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan thuốc lá [2]. Nếu Việt Nam không thực hiện ngay các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả, con số này sẽ tăng lên thành 70.000ca/ năm vào năm 2030. Những người hút thuốc lá giảm thọ từ 8-23 năm và có nguy cơ chết trước tuổi 70 gấp 3 lần so với người không hút. Nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế năm 2011 cũng cho thấy bệnh tật và tử vong sớm do sử dụng thuốc lá chiếm 12% tổng gánh nặng bệnh tật ở nam giới tại Việt Nam [19]. 1.2.1.2. Thuốc lá và bệnh ung thư Tổ chức Y tế thế giới đã xếp sử dụng thuốc lá là yếu tố nguy cơ thứ 2 trong 10 yếu tố nguy cơ hàng đầu gây hại cho sức khỏe người dân ở các nước đang phát triển. Sử dụng thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh khác nhau cho người hút thuốc. Tính chung trên thế giới thuốc lá gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ [21]. Thực tế ung thư phổi là căn bệnh không phổ biến trước khi sử dụng thuốc lá trở nên thịnh hành. Trong vòng 60 năm qua, số người mắc ung thư phổi tăng lên đáng kể cùng với tỷ lệ người hút thuốc gia tăng. Nhiều nghiên cứu đã xác định ba xu hướng quan trọng: Nguy cơ ung thư tăng với số điếu thuốc hút/số thuốc hút trong ngày; Nguy cơ ung thư tăng với thời gian hút thuốc, đo lường theo năm và 5
- nguy cơ ung thư tăng với người bắt đầu hút thuốc sớm. Mỗi chất gây ung thư có trong thuốc lá và khói thuốc lá có những cơ quan đích khác nhau. Nó có thể hoạt động riêng rẽ hoặc phối hợp với các chất khác. Vì vậy, ngoài mắc bệnh ung thư phổi, người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư khoang miệng cao gấp 3,6-11,8 lần, ung thư thực quản cao gấp 3,7 lần và ung thư thanh quản cao gấp 20 lần so với người không hút thuốc [11,12]. Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính gây ra tới 30%-40% các trường hợp ung thư bàng quang. Người cai thuốc lá thành công trước tuổi 50 sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh khoảng 50% sau 15 năm so với hút thuốc. Mối quan hệ nhân quả giữa hút thuốc lá và ung thư cổ tử cung đã được chứng minh. Nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở người hút thuốc cao gấp 1,5 - 5 lần người không hút thuốc. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học cũng đã báo cáo tỷ lệ chết và mắc ung thư dạ dày cao hơn ở nhóm người không hút thuốc [12]. 1.2.1.3. Hút thuốc lá và bệnh hô hấp Tác hại của hút thuốc lá đối với sức khoẻ con người được thấy rõ ràng nhất ở hệ hô hấp. Hút thuốc lá liên quan tới 90% của tổng số các ca mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính về phổi. Mối liên quan giữa sử dụng thuốc lá nhiều, kéo dài và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính rất mật thiết tương tự như mối liên quan giữa hút thuốc và ung thư phổi. Ước tính bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở người hút thuốc cao hơn gấp 10 lần so với người không hút thuốc. Bởi vì người hút thuốc thường bị tổn thương và suy giảm chức năng niêm mạc phế quản nhiều hơn người không hút thuốc, họ bị ảnh hưởng nhiều hơn từ ô nhiễm môi trường, mầm bệnh và các khói độc. Bên cạnh đó, hút thuốc cũng làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể vì vậy hút thuốc lá làm tăng số lần mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính như viêm phổi, cúm và làm tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn [12]. 1.2.1.4. Hút thuốc lá và bệnh tim mạch Khói thuốc khi vào cơ thể sẽ gây ra một số tác động ngay lập tức lên tim và mạch máu. So với người không hút thuốc, người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch cao hơn gấp 2,8 lần (ở nam) và 3,1 lần (ở nữ). Trong vòng vài phút sau khi hút thuốc, nhịp tim bắt đầu nhanh. Nhịp tim có thể tăng cao tới 30% và trở lại bình thường trong 10 phút sau khi hút thuốc. Để phản ứng lại sự kích thích này mạch máu co bóp lại buộc tim phải hoạt động mạnh hơn để vận chuyển ôxy. Việc hút thuốc lặp lại không chỉ làm tăng huyết áp mà còn biến đổi huyết áp và là nguy 6
- cơ tiềm tàng phát triển bệnh xơ vữa động mạch, dẫn tới các bệnh tim [11,12]. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa hút thuốc lá và nhồi máu cơ tim (bệnh tim thiếu máu cục bộ) cho dù nghiên cứu được thực hiện trên chủng tộc hay dân tộc nào. So với người không hút thuốc nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ tăng lên 1,6 lần ở người đã từng hút thuốc, lên 3 lần ở những người hút từ 1-14 điếu/ngày và lên 5,5 lần ở người hút trên 14 điếu thuốc/ngày. Ngoài ra với những người hút thuốc lá, nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nhiều lần, cụ thể là nguy cơ chảy máu dưới màng não tăng lên từ 1,4-1,7 và 3,4 lần ở 3 nhóm tương ứng hút từ 1-14 điếu/ngày, hút từ 15-24 điếu/ngày và hút trên 24 điếu/ngày [12]. 1.2.1.5. Hút thuốc lá và các vấn đề sức khỏe khác Hút thuốc lá làm giảm khả năng sinh sản ở cả nam giới và nữ giới. Đối với nam giới, hút thuốc lá làm giảm lượng tinh trùng và làm biến đổi hình dạng tinh trùng. So với người không hút thuốc, mật độ tinh trùng của người hút thuốc giảm 13%. Sự biến dạng hình dạng tinh trùng có thể dẫn tới sảy thai, thai nhi dị tật bẩm sinh. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hút thuốc lá với khả năng sinh sản nữ giới. Hút thuốc lá làm giảm khả năng sinh sản của nữ, làm giảm chu kỳ kinh nguyệt và ảnh hưởng khả năng thụ thai. Phụ nữ hút thuốc làm tăng nguy cơ bị thai ngoài tử cung từ 1,3 đến 2,5 lần, gây đẻ non hoặc thai chết lưu từ 1,4- 2,4 lần so với người không hút thuốc lá [11,12]. Người hút thuốc lá dễ bị loét đường tiêu hoá hơn so với những người không hút thuốc lá. Hút thuốc lá gây suy giảm lành vết loét và làm loét dễ tái phát. Hút thuốc lá làm cơ thể chậm phát triển thể chất, giảm thể lực, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và các chức năng tự bảo vệ khác của cơ thể 1.2.2. Tác hại của hút thuốc lá thụ động Những ảnh hưởng của hút thuốc không chỉ giới hạn ở những người hút thuốc chủ động. Những người hút thuốc thụ động là người không hút thuốc lá nhưng hít phải khỏi thuốc của người khác cũng có nguy cơ mắc các bệnh giống như người hút thuốc. Khói thuốc thụ động là mối nguy cơ sức khỏe cho tất cả những người tiếp xúc, dù chỉ trong một thời gian ngắn. Chỉ 30 phút tiếp xúc với khói thuốc thụ động sẽ làm thay đổi lượng máu cung cấp và góp phần hình thành cục máu đông bám vào thành mạch, gây chứng xơ vữa động mạch. Nguy cơ tử vong do hút thuốc thụ động của người dân Mỹ còn nhiều hơn cả nguy cơ tử vong do tai nạn giao thông, bị giết và AIDS. Khói thuốc thụ động đã gây ra 3.400 ca tử vong do ung thư phổi và 7
- 23.000 - 70.000 ca tử vong vì bệnh tim mỗi năm. Trẻ em đặc biệt nhạy cảm với khói thuốc lá. Trẻ em có một lá phổi dễ bị tổn thương hơn người lớn nên dễ bị ảnh hưởng bởi các hóa chất có trong khói thuốc lá. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên hít phải khói thuốc lá sẽ làm tăng tỷ lệ mắc viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản và viêm tai giữa, tăng các bệnh lý dị ứng và bệnh lý hô hấp mãn tính như hen, giảm sự phát triển chức năng phổi, tăng nguy cơ chết đột tử ở trẻ sơ sinh. Tại Việt Nam, trẻ em dưới 6 tuổi sống trong các gia đình có người hút thuốc lá mắc các bệnh về đường hô hấp nhiều hơn 40% so với trẻ sống trong các gia đình không có người hút thuốc. Tỷ lệ đột tử ở trẻ sơ sinh phơi nhiễm với khói thuốc lá trong quá trình bào thai cao hơn trẻ em khác từ 1,4 - 8,5 lần. Trẻ em bị bệnh hen thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động bị cơn hen nhiều hơn 70% [12]. Theo tổ chức Lao động quốc tế, hàng năm trên thế giới có khoảng 200.000 ca tử vong do phải tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá tại nơi làm việc. Trong một nghiên cứu tại Nhật Bản, vợ của những người nghiện thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao gấp đôi so với vợ của những người không hút thuốc. Người mẹ hít phải khói thuốc lá nhiều trong thời gian mang thai có nguy cơ bị sảy thai, tăng nguy cơ thai chết lưu, làm chậm quá trình phát triển của trẻ, con sinh ra thường thiếu cân, kém thông minh [2,3]. 1.2.3. Tác hại của thuốc lá với sự phát triển kinh tế - xã hội Mặc dù ngành công nghiệp thuốc lá có những đóng góp nhất định cho nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho một bộ phận người lao động nhưng tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người và kinh tế - xã hội là những tổn thất khó bù đắp được. Thuốc lá gây thiệt hại 500 tỷ đô la mỗi năm cho nền kinh tế của toàn thế giới. Ước tính, chi phí y tế điều trị các bệnh gây ra bởi thuốc lá, giảm năng suất lao động và các chi phí xã hội khác liên quan đến hút thuốc lá chiếm 3,6% GDP. Theo số liệu của các nước phát triển, chi phí điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá chiếm khoảng 6 - 15% tổng chi phí y tế. Ở Hồng Kông, mỗi năm chi phí y tế trực tiếp, điều trị và thất thoát năng suất lao động do phơi nhiễm khói thuốc thụ động ước tính vào khoảng 156 triệu Đô la Mỹ. Theo WHO, năm 2012 người dân Việt Nam đã chi cho mua thuốc lá số tiền là 22 nghìn tỷ đồng. Chi phí trung bình hàng tháng dành cho mua thuốc lá ở người hút >15 tuổi là 135.000 đồng. Trong khi tổng chi phi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động và tử vong sớm cho 5 nhóm bệnh do hút thuốc lá gây ra (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa - đường hô 8
- hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ) là 23 nghìn tỷ đồng một năm. Chi tiêu cho thuốc lá đã làm giảm các chi tiêu thiết yếu khác của hộ gia đình, đặc biệt là hộ có thu nhập thấp. Các hộ nghèo ở Việt Nam phải tiêu tốn khoảng 5% thu nhập của gia đình vào thuốc lá. Một người hút thuốc lá trong một năm tiêu hết số tiền bằng 1/3 số tiền chi cho lương thực, gấp 1,98 lần so với chi cho giáo dục, gấp 1,19 lần chi phí chăm sóc sức khỏe theo bình quân đầu người. Như vậy, hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nghèo đói [21,26]. 1.3. Tình hình sử dụng thuốc lá 1.3.1. Tình hình sử dụng thuốc lá trên thế giới Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính của nhiều căn bệnh nguy hiểm tới sức khỏe con người nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Sử dụng thuốc lá đang gia tăng toàn cầu. Theo WHO, trên toàn thế giới có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc và số này sẽ tăng lên 1,7 tỷ người vào năm 2025. Số người hút thuốc lá gia tăng đáng kể ở các nước thu nhập thấp và trung bình (chiếm 82% số người hút tên trên thế giới). Sản phẩm có tính gây nghiện này được tất cả các thành phần xã hội sử dụng trong đó có cả các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, thanh thiếu niên và trẻ em. Châu Á Thái Bình Dương là khu vực có số người hút thuốc lá cao nhất trên toàn thế giới (chiếm 56%). Riêng khu vực Đông Nam Á, có tới 121 triệu người trưởng thành hút thuốc lá (chiếm 10% số người hút thuốc toàn thế giới). Cứ trong 3 nam giới trưởng thành ở Đông Nam Á có 1 người hút thuốc lá. Người hút thuốc lá thường bắt đầu hành vi hút thuốc lá từ rất sớm. Tuổi bắt đầu hút thuốc lá đều trước 20 tuổi (Lào, Malaysia 17,2 tuổi, Thái Lan 17,4, Indonesia 17,6 tuổi). Tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất ở Indonesia (67,4%) và thấp nhất ở Singapo (23,1%). Tỷ lệ nữ giới hút thuốc lá đặc biệt cao (>5%) ở Myanma, Philippin và Lào [30]. 1.3.2. Tình hình sử dụng thuốc lá ở Việt Nam Ở Việt Nam hút thuốc lá đã trở thành thói quen từ khá lâu, từ quan niệm hút thuốc lá là một công cụ hỗ trợ cho giao tiếp, đã làm cho việc hút thuốc lá phổ biến không chỉ trong các dịp hội họp, đám ma, đám cưới mà còn cả trong sinh hoạt hàng ngày. Với lợi nhuận thu được từ ngành công nghiệp sản xuất và chế biến thuốc lá và thói quen này mà những năm trước đây một lượng lớn thuốc lá được tiêu thụ ở Việt Nam. Theo điều tra toàn cầu về hút thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam 9
- (GATS) năm 2010, Việt Nam là một trong 15 quốc gia có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất thế giới, trung bình cứ 2 nam giới trưởng thành có một người hút thuốc. Tỷ lệ đang hút thuốc lá, thuốc lào hiện nay (tổng dân số từ 15 tuổi trở lên) là 23,8% tương đương 15,3 triệu người, trong đó, tỷ lệ hút thuốc lá điếu là 19,9% (khoảng 12,8 triệu người), tỷ lệ hút thuốc lào là 6,4% (khoảng 4,1 triệu người), còn lại là tỷ lệ sử dụng các dạng thuốc lá khác. Trong số người trưởng thành, tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới là 47,4% và ở nữ giới là 1,4%. Nhóm tuổi có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất là trong độ tuổi lao động (từ 25 đến 50 tuổi). Tỷ lệ hút thuốc lá ở nông thôn cao hơn so với thành thị, người nghèo có tỷ lệ hút thuốc lá cao hơn người giàu. Thanh thiếu niên bắt đầu sử dụng thuốc lá sớm và dễ dàng tiếp cận thuốc lá [2,3,27]. Ở Việt Nam, 73,1% những người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên (khoảng 47 triệu người) phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nhà ít nhất là một tháng một lần. Nếu chỉ xét riêng những người không hút thuốc, tỷ lệ hút thuốc tại nhà là 67,7% (tương đương 33 triệu người không hút thuốc). Tỷ lệ hút thuốc thụ động tại nhà cao nhất được tìm thấy ở nhóm 15-24 tuổi (74,2%) và thấp nhất ở nhóm 65 tuổi trở lên (57,2%). Tính theo khu vực cư trú, những người sống ở nông thôn có tỷ lệ hút thuốc lá thụ động tại nhà cao hơn những người sống ở thành thị (72,0% so với 57,7%). Theo trình độ học vấn, những người có trình độ tiểu học hoặc thấp hơn (71,5%) có tỷ lệ hút thuốc thụ động tại nhà cao nhất. Ở những nơi công cộng tỷ lệ hút thuốc thụ động cao nhất được tìm thấy ở các quán rượu/cà phê/trà (92,6%), tiếp đó là ở các nhà hàng (84,9%). Tỷ lệ hút thuốc thụ động thấp nhất ở các cơ sở y tế (23,6%) và trường học (22,3%). Như vậy, số người phải thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động ở nước ta rất cao [11]. 1.3.3. Tình hình sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên Độ tuổi thanh thiếu niên là độ tuổi có những thay đổi tâm sinh lý rất nhanh, nhạy cảm, hay tò mò và muốn chứng tỏ bản thân mình do đó rất dễ bị bạn bè rủ rê, lôi kéo, dễ bị ảnh hưởng những hành vi, ứng xử không đúng chuẩn mực đạo đức, không phù hợp lứa tuổi. Một trong số đó là hành vi hút thuốc lá. Theo WHO, mỗi ngày trên thế giới có từ 80.000 – 100.000 thanh thiếu niên bắt đầu hút thuốc. Thanh thiếu niên có thể dễ dàng nghiện thuốc chỉ sau khi hút vài điếu. Nghiên cứu của tác giả Lazaros T. Sichletidis thực hiện tại Hy Lạp năm 2009 nhằm tìm hiểu tỷ lệ hút thuốc và yếu tố nguy cơ liên quan đến hút thuốc lá trong nhóm đối tượng học sinh trong độ tuổi từ 15 - 18. Kết quả cho thấy, tỷ lệ học sinh hút thuốc lá 29,6%, tỷ lệ này ở học sinh nam và học sinh nữ lần lượt là 32,6% và 26,7% [24]. 10
- Tại Trung Quốc, nghiên cứu của tác giả Yue Qing năm 2011 cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá chung ở học sinh trong nhóm từ 12 - 17 tuổi là 19,7%, trong đó 25,3% ở nhóm học sinh nam và 13,4% ở học sinh nữ.[22]. Một nghiên cứu khác có quy mô lớn và toàn diện nhất của thanh, thiếu niên ở Việt Nam từ trước đến nay là “Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY)” thực hiện từ năm 2003. Kết quả điều tra vòng 2 được thực hiện vào năm 2009 cho thấy có 20,4% thanh niên được hỏi đã từng hút thuốc lá hoặc thuốc lào, trong đó tỷ lệ này ở nam là 39,5% và nữ là 0,6%. Kết quả phân tích theo nhóm tuổi cho thấy tỷ lệ hút thuốc cao nhất ở những người thuộc nhóm tuổi 22 – 25 (34%) và thấp nhất ở nhóm tuổi 14-17 (10%) [1,2]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Thái Thị Thu Hà năm 2004 tại trường THPT Tây Hồ và trung tâm giáo dục thường xuyên quận Tây Hồ, Hà Nội cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá của nam học sinh khá cao 22,2%. Trong những học sinh hút thuốc lá, tỷ lệ những em học sinh hút thuốc hàng ngày cao (39,4%). Tỷ lệ học sinh hút thuốc thụ động tại nhà rất cao 74% và tỷ lệ học sinh tự mua thuốc để hút mà không bị từ chối cao 87,4% [7]. Trong báo cáo "Vận dụng và bước đầu đánh giá hiệu quả của phương pháp giáo dục chủ động trong lĩnh vực phòng chống hút thuốc lá ở học sinh trung học phổ thông" tác giả Lê Thành Tài năm 2005 đã cho biết tỷ lệ hút thuốc lá tăng dần theo số tuổi và số lớp (25,1% học sinh lớp 10 hút thuốc lá, tỷ lệ này ở học sinh lớp 11 và lớp 12 lần lượt là 27,5% và 34,3%). Một nghiên cứu của Md Mizanur Rahman (2011), khi nghiên cứu về thói quen hút thuốc lá ở học sinh cấp 2 tại Bang La Đét cũng cho thấy tỷ lệ đã từng hút thuốc lá ở nam học sinh cấp 2 là 28,6%, tỷ lệ này tương ứng với nam học sinh lớp 7 lớp 8 và lớp 9 là 29,1%, 22,6% và 28,6% [29]. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết những người hút thuốc lá bắt đầu hút thuốc lá từ độ tuổi rất sớm. Năm 2018, điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh thiếu niên Việt Nam của Bộ Y tế cho thấy 43,6% nam thanh thiếu niên cho biết đã từng hút thuốc, với tỷ lệ hút thuốc tăng theo tuổi. Độ tuổi trung bình của thanh thiếu niên khi hút điếu thuốc lá đầu tiên là 16,9 tuổi. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Quân năm 2015 của nam học sinh trường THPT Lương Tài – Bắc Ninh cho thấy 24% học sinh tham gia nghiên cứu thì có 15,7% học sinh nam cho biết mình vẫn đang hút thuốc trong vòng 30 ngày trước cuộc điều tra. Tuổi bắt đầu 11
- hút thuốc trong nhóm nam học sinh đã từng hút thuốc dao động trong khoảng từ 8- 18 tuổi, trung bình tuổi lần đầu tiên hút thuốc lá là 14 tuổi. Khi bắt đầu hút thuốc các em chưa nhận thức đầu đủ tính chất gây nghiện và các nguy cơ mắc bệnh do việc hút thuốc [14]. Bắt đầu hút thuốc càng sớm, bệnh xuất hiện càng sớm và hậu quả cũng trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, hút thuốc lá ở vị thành niên còn được coi như là bước đệm cho việc sử dụng các loại chất gây nghiện khác, bao gồm rượu và các loại chất gây nghiện bị cấm như heroin, cocain…. Phần lớn những người nghiện các chất này đều bắt đầu từ thuốc lá. Vì vậy, các hoạt động can thiệp phòng chống tác hại thuốc lá trong trường học cần tập trung vào thanh thiếu niên ngay ở độ tuổi sớm hơn để ngăn ngừa các em không trở thành người hút thuốc, góp phần bảo vệ sức khỏe của các thế hệ tương lai của đất nước, giảm tỷ lệ hút thuốc trong cộng đồng, giảm các gánh nặng bệnh tật, kinh tế cho mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội [14]. 1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hút thuốc lá Tuổi càng cao thì nguy cơ hút thuốc lá càng lớn. Một nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến hút thuốc lá ở học sinh trung học tại Bangladesh đã chỉ ra rằng tỷ lệ hút thuốc lá tăng theo tuổi. Học sinh nhóm tuổi 16 có nguy cơ hút thuốc lá cao gấp 2,4 lần so với học sinh ở độ tuổi 13. Tương tự như vậy, kết quả nghiên cứu của tác giả Lỗ Việt Phương năm 2009 cũng cho thấy có mối liên quan giữa độ tuổi và tỷ lệ từng hút thuốc lá ở nam vị thành niên và thành niên với tỷ lệ đã từng hút thuốc lá cao nhất trong nhóm từ 21-24 tuổi (60,2%) và giảm dần xuống tỷ lệ 40,5% và 19,1% ở nhóm 18-20 tuổi và nhóm 15-17 tuổi [29]. Yếu tố gia đình có ảnh hưởng rất lớn tới nguy cơ hút thuốc của học sinh. Bố mẹ hút thuốc lá làm tăng nguy cơ hút thuốc lá ở con cái của họ. Kết quả nghiên cứu hành vi hút thuốc lá ở nam học sinh trung học phổ thông tại hai huyện, thành phố tỉnh Thái Bình năm 2015 của tác giả Đỗ Văn Lương đã cho thấy những gia đình có bố hoặc anh em trai hút thuốc lá có tỷ lệ học sinh hút thuốc cao gấp 2,71 lần và 3,66 lần so với những gia đình có bố hoặc anh em trai không hút thuốc. Thái độ của bố mẹ cương quyết cấm hút thuốc thì tỷ lệ học sinh không hút thuốc cao gấp 2,29 lần [10]. Tương tự, kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Quân năm 2015 cũng cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá trong nhóm học sinh nam có bố hút thuốc lá cao gấp 2 lần tỷ lệ hút thuốc lá trong nhóm học sinh có bố không hút thuốc lá. Tỷ lệ hút thuốc lá trong nhóm học sinh nam có anh/chị hoặc có thành viên khác trong gia đình hút thuốc lá cao gấp lần lượt là 6,3 lần và 1,8 lần so với các nhóm còn lại. Vì vậy, môi 12
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Thực trạng kiến thức, thực hành phòng biến chứng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2022
117 p |
37 |
22
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y Đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật u xơ tử cung tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương
65 p |
86 |
21
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Trường Đại học Võ Trường Toản năm 2021
103 p |
30 |
16
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Đánh giá thực trạng công tác y tế trường học ở các trường Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang năm học 2017 – 2018
93 p |
50 |
15
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Thực trạng kiến thức, thực hành của các em học sinh về sức khỏe học đường ở một số trường tiểu học tại thành phố Tuyên Quang – tỉnh Tuyên Quang năm 2017
46 p |
70 |
14
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Đánh giá kết quả điều trị vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh bằng liệu pháp ánh sáng tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh năm 2017
59 p |
71 |
13
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân Viêm phổi bệnh viện có bệnh COPD
59 p |
94 |
13
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Xác định mối liên quan giữa đa hình đơn rs3738423 của gen NPHS2 với chỉ số protein/creatinin niệu ở bệnh nhân mắc hội chứng thận hư tiên phát tại Bệnh viện Nhi Trung Ương
65 p |
54 |
12
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Nghiên cứu nồng độ cystatin C ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có tổn thương thận
71 p |
59 |
11
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Nghiên cứu so sánh đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân lao phổi mới và lao phổi tái trị ở thời điểm trước điều trị
58 p |
55 |
11
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Nhận xét tình trạng đột biến gen EGFR trên bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn IV tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2017
67 p |
52 |
10
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Nghiên cứu sàng lọc trước sinh phát hiện sớm thai bị trisomy 13, trisomy 18, trisomy 21 tại bệnh viện phụ sản Hà Nội
39 p |
52 |
10
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Triết học: Đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về mô hình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam
79 p |
76 |
8
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Nghiên cứu đánh giá liều điều trị và sự thay đổi các chỉ số chức năng gan thận sau 8 tuần điều trị thuốc chống lao hàng 1 ở bệnh nhân lao phổi
62 p |
59 |
8
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và xạ hình xương ở bệnh nhân ung thư phổi di căn xương tại Bệnh viện Bạch Mai
74 p |
38 |
8
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y đa khoa: Thực trạng và yêu cầu về đào tạo liên tục cho nhân viên y tế tại Bệnh viện Y Dược Cổ truyền Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2017
68 p |
71 |
8
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát thành phần hóa học phân đoạn ethyl acetat rễ khí sinh cây Gừa (Ficus microcarpa L.f.), họ dâu tằm (Moraceae) - Lê Nguyễn Ý Nhi
57 p |
20 |
7
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát thành phần hóa học phân đoạn Ethyl acetat rễ khí sinh cây Gừa (Ficus microcarpa L.f.), họ Dâu tằm (Moraceae) - Nguyễn Thị Tố Uyên
50 p |
13 |
7
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)