Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo tại xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 11
download
Đề tài nghiên cứu thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay tín dụng ưu đãi của các hộ nghèo trên địa bàn xã Bàn Đạt ,để tư đó đưa ra các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận chính sách tín dụng cho các hộ nông dân nghèo trên địa bàn xã Bàn Đạt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo tại xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– ĐỖ THỊ QUỲNH Tên đề tài: NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CHO HỘ NGHÈO TẠI XÃ BÀN ĐẠT, HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên – 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– ĐỖ THỊ QUỲNH Tên đề tài: NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI CHO HỘ NGHÈO TẠI XÃ BÀN ĐẠT, HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS : HÀ QUANG TRUNG Thái Nguyên - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Đề tài thực tập tốt nghiệp “Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo tại xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình, tình Thái Nguyên”, chuyên ngành Kinh Tế Nông Nghiệp là công trình nghiên cứu của riêng tôi, đề tài đã được sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin có sẵn đã được trích rõ ràng nguồn gốc. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong đề tài là trung thực và chưa được sử dụng trong bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Đỗ Thị Quỳnh
- ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tập thể để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Hà Quang Trung đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài. Em xin gửi lời cảm ơn tới UBND xã Bàn Đạt và toàn thể bà con nhân dân đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành đề tài này Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động viên đã giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài Do trình độ, kinh nghiệm thực tế bản thân có hạn, thời gian thực tập không nhiều vì vậy khóa luận của em không tránh khỏi nhưng sai sót rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô, sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Đỗ Thị Quỳnh
- iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của Xã Bàn Đạt .................................... 25 Bảng 4.2 Hiện trạng dân số từng xóm của Bàn Đạt năm 2017....................... 29 Bảng 4.3: Hiện trạng lao động của Bàn Đạt năm 2017 .................................. 30 Bảng 4.4: kết quả rà hộ nghèo xã Bàn Đạt giai đoạn 2015 –2017.................. 37 Bảng 4.5: Kết quả giảm nghèo tại xã Bàn Đạt ................................................ 38 Bảng 4.6: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói .................................... 39 Bảng 4. 7: GTSX của xã qua 2 năm ................................................................ 41 Bảng 4.8: Chuyển dịch cơ cấu ........................................................................ 41 Bảng 4.9: Thông tin của các hộ điều tra ......................................................... 44 Bảng 4.10: Nhu cầu vay vốn của hộ ............................................................... 45 Bảng 4. 11: Nhu cầu vay vốn của các nhóm hộ điều tra với các mức cho vay khác nhau. ..................................................................................... 45 Bảng 4.12: Đánh giá mức độ hài lòng về tiếp cận ngân hàng hộ điều tra nghèo và cận nghèo ................................................................................. 47 Bảng 4.13. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về thủ tục ngân hàng .. 48 Bảng 4.14. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về cán bộ ngân hàng ... 49 Bảng 4.15. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về kết quả vay ............ 50 Bảng 4.16. Thông tin nguồn vốn ưu đãi ......................................................... 51
- iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Sơ đồ tóm tắt quy trình vay vốn ưu đãi đối hộ nghèo .................... 40 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tình hình trả nợ vốn vay của hộ nghèo ................ 46
- v DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 2 CSHT Cơ sở hạ tầng 3 CSXH Chính sách xã hội 4 NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội 5 HDND Hội đồng nhân dân 6 HTTDNT Hệ thống tín dụng nông thôn 7 HTX Hợp tác xã 8 KT-XH Kinh tế xã hội 9 NHNN Ngân hàng Nhà nước 10 TK&VV Tiết kiệm vay vốn 11 NN Nông nghiệp 12 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 13 NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 14 NTM Nông thôn mới 15 PTNT Phát triển nông thôn 16 TCTD Tổ chức tín dụng 17 TCTDCT Tổ chức tín dụng chính thống 18 TDND Tín dụng nhân dân 19 QTDND Quỹ tín dụng nhân dân 20 TTCN Tiểu thủ công nghiệp 21 UBND Ủy ban nhân dân 22 VHXH Văn hoá - Xã hội 23 XĐGN Xóa đói giảm nghèo
- vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................ v MỤC LỤC ........................................................................................................ vi Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 1.2 Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 4 Phần 2. TỔNG QUAN .................................................................................... 5 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 5 2.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 5 2.1.2. Bản chất, chức năng về khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho hộ nông dân nghèo ............................................................................................................... 10 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp nâng cao viêc tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo ............................................................................... 11 2.1.4. Ý nghĩa của việc nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng .................. 12 2.2. Tổng quan những nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến giải pháp nâng cao và sử dụng vốn ưu đãi cho hộ nông dân nghèo. ..................... 13 2.3.1.Nghiên cứu ngoài nước .......................................................................... 13 2.3.2.Nghiên cứu trong nước........................................................................... 14
- vii PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 17 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 17 3.1.1.Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 17 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 17 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiêm cứu ........................................... 17 3.2.1. Địa điểm ................................................................................................ 17 3.2.2. Thời gian tiến hành nghiêm cứu ........................................................... 17 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17 3.4. Phương pháp nghiêm cứu ........................................................................ 18 3.4.1. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên ...................................................... 18 3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 18 3.4.3. Phương pháp phân tích .......................................................................... 19 3.4.4 Phương pháp thang điểm Likert ............................................................. 20 3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 20 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 23 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương ................. 23 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 23 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 26 4.1.3. Đánh giá chung về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ...... 35 4.2. Thực trạng nghèo đói trên địa bàn xã ...................................................... 36 4.2.1 Kết quả rà soát hộ nghèo xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên . 36 4.2.2. Nguyên nhân nghèo............................................................................... 39 4.2.3. Cơ cấu phân bố nguồn vốn cho các tổ chức chính trị - xã hội.............. 39 4.2.4. Tình hình kinh tế xã Bàn Đạt ................................................................ 41 4.2.5. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo tại đại phương ................................ 42 4.3. Thực trạng tiếp cận nguồn vốn và hiệu quả của việc tiếp cân nguồn vốn vay ................................................................................................................... 43
- viii 4.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra .................................................... 43 4.3.2. Nhu cầu vay vốn của hộ ........................................................................ 45 4.3.3. Tình hình trả nợ vay vốn của hộ .................................................... 46 4.3.4. Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ hài lòng của hộ nghèo về Nguồn vốn tiếp cận. ........................................................................................................... 47 4.3.5. Đánh giá chung tình hình tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của hộ nghèo từ NHCSXH ......................................................................................... 51 4.4. Một số giải pháp giúp hộ nghèo có khả năng tốt hơn trong tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi................................................................................................. 54 4.4.1. Về phía các tổ chức tín dụng ................................................................. 54 4.4.2. Về chính sách tin dụng .......................................................................... 54 4.4.3. Về phía chính quyền địa phương .......................................................... 55 4.4.4. về phía người dân .................................................................................. 55 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 58 5.1Kết luận ...................................................................................................... 58 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60 PHỤ LỤC
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở các quốc gia có thu nhập thấp, những lựa chọn kinh tế của hộ gia đình nghèo thường bị hạn chế bởi thị trường tài chính địa phương hoạt động không hiệu quả (Banerjee và Duflo, 2007) [1]. Một vấn đề quan trọng là khả năng các hộ gia đình có thể tiếp cận với các sản phẩm tài chính, đặc biệt là ở các khu vực chính thống. Ví dụ, việc tiếp cận các khoản vay để đầu tư tăng năng suất có tiềm năng dẫn đến tăng trưởng kinh tế thông qua giúp đỡ nông dân và các nhà đầu tư phát triển sản xuất theo quy mô và tạo ra nguồn lợi nhuận cần thiết đưa họ thoát khỏi đói nghèo. Tại các quốc gia đang phát triển, giải pháp ứng phó điển hình cho sự thiếu vắng này là việc thành lập các tổ chức tài chính vi mô. Những tổ chức này đa phần hoạt động trên cơ sở phi lợi nhuận, cung cấp các khoản vay nhỏ cho người dân, những người không vay được vốn từ các tổ chức tài chính chính thống. Các tổ chức này chứng tỏ được hiệu quả trên nhiều khía cạnh nhưng lại bị chỉ trích vì không tiếp cận được đến những đối tượng rất nghèo và thiếu hiệu quả về mặt chi phí (Cull và cộng sự, 2009) [2]. Một cách tiếp cận khác nhằm khắc phục thất bại của những tổ chức tài chính trong việc tiếp cận tới những người nghèo nhất và dễ tổn thương nhất là việc Chính phủ đảm bảo tiếp cận tín dụng. Tại Việt Nam, tầm quan trọng của tín dụng cho nông dân được thừa nhận rõ ràng trong các chính sách của Chính phủ liên quan tới việc cung cấp tín dụng. Tín dụng ưu được cung cấp cho các hộ nghèo thông qua hai ngân hàng nhà nước chính: Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank). Trong khi Agribank hoạt động trên cơ sở thương mại thì NHCSXH hoạt động giống một tổ chức tài chính vi mô và được coi như một công cụ chính sách xã hội chính trong việc tiếp cận đến những người nghèo ở
- 2 nông thôn. NHCSXH cung cấp những chương trình cho vay ưu đãi với lãi suất thấp (đôi khi bằng 0) cho những hộ gia đình mục tiêu bao gồm người nghèo, hoàn cảnh khó khăn hay tàn tật. Mặc dù vậy, khả năng cung cấp tín dụng từ các tổ chức chính thống này chưa đủ mạnh để hạn chế sự tồn tại và hoạt động một cách mạnh mẽ của các tổ chức tín dụng phi chính thống và cá nhân chuyên cho vay nặng lãi (Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung, 2010) [7]. Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ nông nghiệp, nông thôn có nhiều đổi mới, đã thu hút các ngân hàng, tổ chức tín dụng tham gia, đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn nhiều hơn. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện nay hầu hết nông dân Việt Nam đã có điều kiện tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn từ các tổ chức tín dụng vi mô (Nghị định số 41/2010/NĐ-CP) [4]. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của khu vực này, tín dụng nông thôn Việt Nam vẫn chưa phát huy tối đa tiềm năng của các tổ chức tín dụng nông thôn, hiệu quả hoạt động còn thấp, đặc biệt chưa có hệ thống cảnh báo rủi ro sớm đối với khách hàng ở khu vực nông thôn. Sự kết hợp hoạt động giữa các tổ chức tín dụng nông thôn trong nước với hệ thống tín dụng nông thôn quốc tế còn nhiều hạn chế. Việc phân bổ nguồn vốn khu vực này chưa thực sự trọng tâm, trọng điểm, chưa cân đối với nhu cầu và khả năng tạo ra hàng hóa. Trong khi đó, sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng vi mô ở nông thôn đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Kinh tế của xã đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Chính vì thế, nhu cầu về vốn cho các hộ ngày càng cao đặc biệt là các hộ nghèo. Nhiều ngân hàng thương mại vẫn dễ dàng hơn khi cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp lớn, các cá nhân giàu trong khu vực nông thôn. Trong khi đó, những hộ nghèo và cận nghèo lại khó khăn trong vay vốn, khiến người đi vay nản trí và nghĩ cách xoay sở bằng các nguồn vốn khác, điều này làm mất cân
- 3 đối hệ thống tín dụng ưu đãi tại xã Bàn Đạt Để nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng đối với các hộ nghèo, đồng thời đảm bảo duy trì hoạt động bền vững của các tổ chức tín dụng cần phải hoàn thiện hơn nữa hoạt động cho vay đối với các hộ nông dân. Những vấn đề đặt ra như: Ai là người nhận được khoản vay? Lượng vốn vay nhận được có đúng như kỳ vọng của hộ nông dân hay không? Quy trình, thủ tục vay như thế nào? Làm thế nào để vốn tín dụng chính thống có thể đến được với các hộ nông dân ngày càng nhiều? Để góp phần trả lời những câu hỏi trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo tại xã Bàn Đạt, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ” 1.2 Mục đích nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay tín dụng ưu đãi của các hộ nghèo trên địa bàn xã Bàn Đạt ,để tư đó đưa ra các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận chính sách tín dụng cho các hộ nông dân nghèo trên địa bàn xã Bàn Đạt. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng hoạt động của các tổ chức tín dụng ưu đãi và đặc điểm hộ nghèo trên địa bàn xã Bàn Đạt - Đánh giá thực trạng, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi của hộ nghèo trên địa bàn xã Bàn Đạt. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của hộ nghèo trên địa bàn xã Bàn Đạt. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học -Đề tài là cơ sở đê có nhưng định hướng nhằn nâng cao năng lực tiếp cận nguồn vốn tính dụng ưu đãi cho hộ nghèo, đông thời đảm bảo duy trì hoạt
- 4 động bền vững của các tổ chức tín dụng và cá nhân nhằm góp phần nâng cao đời sống kinh tế, dân sinh yên tâm sản xuất - Thông qua quá trình thực hiện đề tài giúp cho sinh viên củng cố kiến thức môn học, áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, đồng thời bổ sung những kiến thức còn thiếu, học tập kinh nghiệm… - Đề tài được dùng làm tài liệu tham khảo cho trường, khoa trong ngành và sinh viên các khóa tiếp theo. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của để tài sẽ đóng góp một phần nào vào việc đánh giá sát thực hơn về thực trạng và nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo tại xã Bàn Đạt - Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các nhà quản lý, các cán bộ nông nghiệp có thêm những căn cứ để lựa chọn phương pháp, hoạt động hiệu quả. - Góp phần phát triển nông nghiệp tại xã thông qua nâng cao hiệu quả cho vay vốn tin dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH.
- 5 Phần 2 TỔNG QUAN 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở lý luận 2.1.1.1. Những định nghĩa, khái niệm có liên quan * Khái niệm về nghèo đói Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về nghèo đói do Hội nghị chống nghèo đói khu vực Châu Á- Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái tháng 9/1993: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận” - Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Nhu cầu tối thiểu là những đảm bảo ở mức tối thiểu những nhu cầu thiết yếu về ăn mặc, ở và sinh hoạt hằng ngày về văn hóa, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp. Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát triển, Robert McNamara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra khái niệm nghèo tuyệt đối. Ông định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như sau: "Nghèo ở mức độ tuyệt đối... là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta."
- 6 - Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng địa phương đang xem xét. Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó. Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là nghèo tương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác định khách quan. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn. Việc nghèo đi về văn hóa-xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính một phần được các nhà xã hội học xem như là một thách thức xã hội nghiêm trọng. * Chuẩn mực xác định nghèo Hộ Nghèo - Tiêu chí về thu nhập: + Khu vực nông thôn: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số do lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. + Khu vực thành thị: Có thu nhập đầu người /tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; Có thu nhập đầu người /tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số do lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
- 7 Hộ cận nghèo + Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. +Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. (theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg, ) [9]. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cân dịch vụ xã hội cơ bản: + Tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin. + Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt bao gồm: Trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Ngưỡng thiếu hụt đa chiều đối với một hộ gia đình là từ 1/3 tổng điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Dựa vào 2 tiêu chí trên để xác định mức chuẩn nghèo: + Hộ nghèo: lá đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí sau: Có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo chính sách trở xuống Có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách đến chuẩn mức sống tối thiểu và từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- 8 + Hộ cận nghèo: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách đến mức sống tối thiểu, và dưới 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. + Hộ có mức sống dưới trung bình: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ dưới chuẩn mức sống trung bình và cao hơn chuẩn mức sống tối thiểu. Xác định mức chuẩn nghèo trên để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, làm cơ sở hoạch định chính sách kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2016-2020. * Khái niệm vốn Vốn là một khối lượng tiền tệ nào đó được ném vào lưu thông nhằm mục đích kiếm lời, tiền đó được sử dụng muôn hình muôn vẻ. Nhưng suy cho cùng là để mua sắm tư liệu sản xuất và trả công cho người lao động, nhằm hoàn thành công việc sản xuất kinh doanh hay dịch vụ nào đó với mục đích là thu về với số tiền lớn hơn ban đầu. * Khái niệm vốn ưu đãi đối với hộ nông dân nghèo Vốn vay ưu đãi đối với hộ nghèo là những khoản tín dụng chỉ dành riêng cho những người nghèo, có sức lao động, nhưng thiếu vốn để sản xuất trong một thời gian nhất định phải hoàn trả số tiền gốc và lãi; tùy theo từng chương trình khác nhau mà có mức lãi suất ưu đãi khác nhau nhằm giúp người nghèo mau chóng vượt qua nghèo đói vươn lên hòa nhập cùng cộng đồng. *Khái niệm tín dụng Tín dụng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa phản ánh mối quan hệ vay mượn giữa các chủ thể trong nền kinh tế theo nguyên tắc thỏa thuận Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay (quan hệ vay mượn), là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một giá trị hay hiện vật theo những điều kiện mà hai bên thỏa thuận, hết thời hạn thì người đi vay phải trả cho người cho vay số tài sản kèm theo một số lợi tức.
- 9 Theo từ điển thuật ngữ tài chính thì: “Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại trong các phương thức sản xuất hàng hóa khác nhau và được biểu hiện như sự vay mượn trong thời hạn nào đó”. Khái niệm vay mượn bao gồm sự hoàn trả. Chính sự hoàn trả là đặc trung thuộc bản chất của tín dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù cấp phát tài chính khác [2]. Tín dụng là một phạm trù kinh tế, thể hiện quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng tư bản giữa người cho vay và người đi vay trên ba nguyên tắc: có hoàn trả, có thời hạn và có đền bù. Đối tượng của tín dụng là vốn vay, là tư bản “lưu động” ở dạng thể lý (hàng hóa, vật tư) hay dạng tài chính (tiền giao dịch, tiền tín dụng) được sử dụng với mục đích tạo lãi. Chủ thể tham gia tín dụng bao gồm các cá nhân và tổ chức hợp pháp đóng vai trò đi vay hoặc bên cho vay. Tóm lại tín dụng không chỉ là hình thức vận động của tiền tệ (vốn vay), bên cạnh đó còn là một loại quan hệ xã hôi, trước hết dựa vào lòng ti, khi một tổ chức tín dụng cấp một khoản tín dụng cho khách hàng, trước hết là họ tin tưởng khách hàng có khả năng trả món nợ đó. Tín dụng từ xa dựa vào long tin là chủ yếu, ngày nay nó được pháp luật bảo trợ. Tín dụng biểu hiện các mối liên hệ kinh tế gắn liền với các quá trình phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả. Cơ sở vật chất tín dụng là tiền tệ và hàng hóa *Khái niệm về tiếp cận tín dụng -Khả năng tiếp cận tín dụng: là người dân, hộ gia đình, hộ kinh doanh có đủ điều kiện để được vay vốn từ các tổ chức tín dụng nào đó. một hộ nghèo có khả năng tiếp cận tín dụng từ một nguồn cụ thể nào đó nếu cố thể vay vốn từ nguồn đó. Một hộ nông dân thoả mãn được các điêu kiện để có thể được vay vốn từ một tổ chức mà họ muốn vay, ví dụ như có tài san thể chấp, có khả năng hoàn trả nợ v.v...các điều kiện mà các tổ chức tín dụng đưa ra càng chặt chẽ thi khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ càng khó.
- 10 2.1.2. Bản chất, chức năng về khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho hộ nông dân nghèo 2.1.2.1 Tiếp cận tín dụng Là việc các hộ nông dân được vay vốn từ một TCTD cụ thể nào đó. Việc tiếp cận này có thể là tiếp cận trực tiếp (trực tiếp đến TCTD làm các thủ tục và nhận vốn vay), hay tiếp cận gián tiếp (vay vốn thông qua các tổ chức trung gian như hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh...). Khả năng tiếp cận tin dụng của hộ: Là hộ nông dân có đủ các điều kiện để được vay vốn từ một TCTD cụ thể nào đó. Một hộ nông dân có khả năng tiếp cận tín dụng từ một nguồn cụ thể nào đó nếu có thể vay vốn từ nguồn đó. Một hộ nông dân thoả mãn được các điều kiện để có thể được vay vốn từ một tổ chức tín dụng mà họ muốn vay, ví dụ như có tài sản thế chấp, có dự án sản xuất, có khả năng hoàn trả nợ v.v... Các điều kiện mà các TCTD đưa ra càng chặt chẽ thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ càng khó. Tham gia tín dụng: Là hộ nông dân đã được vay vốn từ nguồn tín dụng nào đó. Một hộ nông dân tham gia tín dụng nếu họ thực sự vay từ nguồn tín dụng đó. Một hộ nông dân có khả năng tiếp cận tín dụng nhưng có thể lựa chọn không tham gia tín dụng. Nhu cầu tiếp cận tín dụng: Một hộ nông dân có nhu cầu vay vốn từ một nguồn tín dụng nào đó. Thực tế hộ có nhu cầu có thể được vay hoặc không được vay vốn từ nguồn đó. 2.1.2.3 Vai trò tiếp cận vốn tín dụng cho hộ nông dân nghèo: + Là động lực giúp hộ nghèo vượt qua nghèo đói: khi được vay vốn hộ nghèo có điều kiện tiếp cận được khoa học kỹ thuật, công nghệ mới như các giống cây con mới, kỹ thuật canh tác mới đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, tang thu nhập, cải thiện đời sống.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu quyết định sử dụng dịch vụ taxi Mai Linh của khách hàng tại thành phố Huế
123 p | 61 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu quy trình chuyển gen vào giống lúa J02 và Bắc Thơm số 7
50 p | 45 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng nhân giống lan hài Vân Nam (Paphiopedilum callosum) từ phôi bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro
56 p | 61 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan hài Trần Liên (Paphiopedilum tranlienianum) bằng phương pháp in vitro
70 p | 42 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro của một số giống đậu tương
65 p | 46 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng nhân nhanh lan Hài Mốc Hồng (Paphiopedilum micranthum) bằng phương pháp in vitro
80 p | 47 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Nghiên cứu khả năng nhân nhanh loài Hài Hương Lan (Paphiopedilum emersonii) bằng phương pháp in vitro
64 p | 25 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu hoạt động Marketing Online tại Công ty TNHH Phương Nam Digital
107 p | 23 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây Ba kích tím (morinda officinalis how) tại mô hình khoa lâm nghiệp đại học Nông Lâm - Thái Nguyên
63 p | 29 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Dược học: Nghiên cứu hoạt chất ginsenosid Rd trong lá Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha & Grushv.)
53 p | 9 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện sinh thái đến giống Chuối Tiêu Lùn tại Nahsholim Haifa, Israel
44 p | 44 | 4
-
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử: Nghiên cứu khai thác chức năng thiết bị chụp phim và khoan lỗ tự động (trên máy ccd/2) trong dây chuyền sản xuất mạch in
8 p | 49 | 4
-
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp: Mô phỏng và thiết kế cơ khí điện tâm đồ gắng sức có giao tiếp không dây với thiết bị chấp hành
9 p | 28 | 3
-
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu xây dựng chương trình điều khiển mẫu cho PLC hãng Simems phục vụ đào tạo (hệ thống trộn chất lỏng tự động, bãi đỗ xe, đóng gói tự động)
10 p | 59 | 3
-
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu xây dựng phần mềm hiển thị đồng thời mười hai chuyển đạo trong hệ thống điện tâm đồ gắng sức
8 p | 19 | 3
-
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu quy trình ăn mòn kim loại và mạ xuyên lỗ mạch in nhiều lớp trên dây truyền sản xuất mạch in hãng Bungard
9 p | 30 | 2
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH tích hợp hệ thống CMC Sài Gòn
92 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn