intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu công tác phát triển và bảo quản tài liệu số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

Chia sẻ: Tri Nhân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

44
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đề tài “công tác phát triển và bảo quản tài liệu số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam”, tác giả mong muốn đưa ra những nhận xét đánh giá khách quan về thực trạng công tác phát triển và bảo quản tài liệu số, từ đó đề ra một số giải pháp và phương hướng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phát triển, bảo quản vốn tài liệu số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu công tác phát triển và bảo quản tài liệu số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN –––––– NGUYỄN THỊ DUYÊN NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN VÀ BẢO QUẢN TÀI LIỆU SỐ TẠI THƢ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: THÔNG TIN – THƢ VIỆN Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học : QH – 2008 - X Hà Nội, 2012
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN –––––– NGUYỄN THỊ DUYÊN NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN VÀ BẢO QUẢN TÀI LIỆU SỐ TẠI THƢ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: THÔNG TIN – THƢ VIỆN Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học : QH – 2008 - X NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS. TS. TRẦN THỊ QUÝ Hà Nội, 2012
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản khóa luận này, ngoài sự nổ lực của bản thân, đó còn là công sức của quý Thầy Cô. Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận, với tình cảm trân thành em xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Thị Quý, trưởng khoa Thông tin- thư viện, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn người đã tận tâm tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Cùng với đó, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong khoa Thông tin – thư viện nói riêng và các thầy cô giáo trong trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung đã nhiệt tình giúp đỡ chỉ bảo, truyền đạt cho em những kiến thức từ cơ bản đến kiến thức chuyên môn trong bốn năm học vừa qua và tạo điều kiện cho em về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như truyền lại cho em những kinh nghiệm quý báu để em có thể hoàn thành khóa luận này! Đồng thời em xin chân thành cảm ơn TS. Lê Văn Viết, Phó giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam, Th.S Lê Đức Thắng, Phó trưởng phòng tin học cùng các cô chú, anh chị cán bộ thông tin thư viện tại Thư viện Quốc gia Việt Nam đã chỉ bảo và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Sự tiến bộ trong học tập và nghiên cứu của em cũng có phần rất lớn từ sự giúp đỡ, động viên về mặt vật chất và tinh thần của các bạn cùng lớp và người thân. Em xin cảm ơn những tình cảm quý báu đó. Hà Nội ngày tháng năm Sinh viên Nguyễn Thị Duyên
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Các từ viết tắt Nội dung của các từ viết tắt CSDL Cơ sở dữ liệu NDT Người dùng tin TTTV Thông tin – Thư viện TLS Tài liệu số TVQGVN Thư viện Quốc gia Việt Nam
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN Bảng số liệu: Bảng 1: Bảng thống kê vốn tài liệu truyền thống của Thư viện Quốc gia .......................29 Bảng 2: Số lượng báo, tạp chí tại Thư viện Quốc gia Việt Nam ......................................30 Bảng 3: Nguồn tài liệu số hóa toàn văn tự xây dựng của Thư viện..................................32 Bảng 4: Đánh giá của cán bộ về ngân sách nhà nước cấp cho phát triển tài liệu số.................................................................................................................. 39 Bảng 5: Đánh giá của NDT về hệ thống cơ sở vật của Thư viện ............................ 44 Bảng 6: Đánh giá của cán bộ về hệ thống cơ sở vật chất của TVQGVN ........................45 Bảng 7: Đánh giá của cán bộ thư viện về hạ tầng công nghệ của Thư viện ........... 49 Bảng 8: Đánh giá của người dùng tin về nhu cầu sử dụng tài liệu số ..................... 57 Bảng 9: Đánh giá của người dùng tin về tác phong làm việc của cán bộ ............... 58 Bảng 10: Sự hiểu biết của người dùng tin về cách sử dụng tài liệu số ................... 60 Biểu đồ: Biểu đồ 1: Đánh giá của NDT về hệ thống cơ sở vật chất của Thư viện ................ 44 Biểu đồ 2: Đánh giá của cán bộ thư viện về hệ thống cơ sở vật chất của Thư viện Quốc gia Việt Nam ................................................................................. 45 Biểu đồ 3: Đánh giá của cán bộ thư viện về hạ tầng công nghệ thông tin .............. 49 Biểu đồ 4: đánh giá của người dùng tin về nhu cầu sử dụng tài liệu số.................. 57 Biểu đồ 5: Đánh giá của người dùng tin về tác phong làm việc của cán bộ ........... 59 Biểu đồ 6: Sự hiểu biết của người dùng tin về cách sử dụng tài liệu số ................. 60
  6. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết chọn đề tài ................................................................................... 1 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 2 3. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng của đề tài .................................................... 3 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 4 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .............................................................. 5 7. Nội dung của khóa luận ...................................................................................... 5 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN VÀ BẢO QUẢN TÀI LIỆU SỐ TẠI THƢ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM 6 1.1 Những khái niệm chung .................................................................................... 6 1.1.1 Khái niệm về phát triển ............................................................................... 6 1.1.2 Khái niệm về tài liệu số/ tài liệu điện tử ..................................................... 6 1.1.3 Khái niệm phát triển tài liệu số ................................................................... 9 1.1.4 Khái niệm bảo quản tài liệu số .................................................................. 10 1.2 Vai trò của tài liệu số với công tác phát triển và bảo quản tài liệu số ........ 11 1.2.1 Vai trò của tài liệu số nói chung ................................................................ 11 1.2.2 Tầm quan trọng của phát triển tài liệu số .................................................. 12 1.2.3 Vai trò của công tác bảo quản tài liệu số................................................... 14 1.3 Các yếu tố tác động đến công tác phát triển và bảo quản tài liệu số .......... 14 1.3.1 Chính sách phát triển ................................................................................. 14 1.3.2 Kinh phí dành cho phát triển và bảo quản tài liệu số ................................ 16 1.3.3 Nguồn nhân lực ......................................................................................... 16 1.3.4 Hợp tác chia sẻ .......................................................................................... 18 1.3.5 Hạ tầng cơ sở và trang thiết bị................................................................... 19 1.4 Khái quát chung về Thƣ viện Quốc gia Việt Nam ....................................... 21 1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển Thư viện ................................................ 21 1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của Thư viện ........................................................... 23 1.4.3 Cơ cấu tổ chức của Thư viện ..................................................................... 25
  7. 1.4.4 Đặc điểm người dùng tin ở Thư viện ........................................................ 26 1.4.5 Đặc điểm nhu cầu tin của Thư viện........................................................... 27 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN VÀ BẢO QUẢN NGUỒN TÀI LIỆU SỐ TẠI THƢ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM................. 29 2.1 Thực trạng nguồn tài liệu tại Thƣ viện Quốc gia Việt Nam........................ 29 2.1.1 Vốn tài liệu truyền thống ........................................................................... 29 2.1.2 Nguồn tài liệu số hóa toàn văn hiện nay của Thư viện ............................. 32 2.1.2.1 Nguồn tài liệu số hóa toàn văn tự xây dựng ...................................... 32 2.1.2.2 Nguồn tài liệu số hóa toàn văn ngoại sinh ........................................ 34 2.1.2.3 Một số bộ sưu tập số khác ................................................................. 37 2.2 Công tác phát triển nguồn tài liệu số tại Thƣ viện ....................................... 39 2.2.1 Chính sách bổ sung tài liệu số ................................................................... 39 2.2.2 Kinh phí bổ sung tài liệu số ....................................................................... 39 2.2.3 Nguồn bổ sung tài liệu số .......................................................................... 41 2.2.4 Hạ tầng cơ sở trang thiết bị sử dụng để phát triển tài liệu số .................... 43 2.2.5 Phần mềm công nghệ để số hóa tài liệu .................................................... 46 2.2.6 Nguồn nhân lực trong công tác bổ sung tài liệu số ................................... 51 2.3 Công tác bảo quản nguồn tài liệu số tại Thƣ viện ........................................ 52 2.3.1 Nguyên nhân hủy hoại tài liệu số .............................................................. 52 2.3.2 Phương pháp bảo quản tài liệu số trong kỉ nguyên số .............................. 53 2.3.3 Ứng dụng bảo quản tài liệu số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam .............. 55 2.4 Một số nhận xét về công tác phát triển và bảo quản tài liệu số tại Thƣ viện 56 2.4.1 Ưu điểm ..................................................................................................... 56 2.4.2 Hạn chế ...................................................................................................... 60 2.4.3 Nguyên nhân của thành công và những tồn tại ......................................... 62 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN VÀ BẢO QUẢN NGUỒN TÀI LIỆU SÔ TẠI THƢ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM ....................................................................................... 64 3.1 Nhóm giải pháp về nội dung ........................................................................... 64 3.1.1 Chú trọng bổ sung nguồn tài liệu số hóa toàn văn .................................... 64
  8. 3.1.2 Nâng cao chất lượng nguồn tài liệu số hóa toàn văn ................................ 65 3.1.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin tài liệu số ................ 66 3.1.4 Giải quyết vấn đề bản quyền ..................................................................... 67 3.1.5 Đảm bảo an toàn cho dữ liệu số ................................................................ 69 3.2 Nhóm giải pháp về công nghệ......................................................................... 70 3.2.1 Phát triển hạ tầng cơ sở vật chất trang thiết bị .......................................... 70 3.2.2 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin .............................................. 71 3.2.3 Hoàn thiện hệ thống phần mềm................................................................. 71 3.3 Nhóm giải pháp phát huy nhân tố con ngƣời ............................................... 72 3.3.1 Đổi mới nhận thức của người làm công tác lãnh đạo quản lý ................... 72 3.3.2 Nâng cao trình độ đội ngũ kỹ thuật viên làm công tác tin học ................. 73 3.3.3 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thư viện số hóa tài liệu ........................ 74 3.3.4 Bồi dưỡng kiến thức thông tin cho người dùng tin ................................... 76 3.4 Nhóm giải pháp khác ...................................................................................... 78 3.4.1 Tăng cường kinh phí đầu tư cho phát triển nguồn tài liệu số .................... 78 3.4.2 Tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo về công tác số hóa tài liệu ............... 78 3.4.3 Tăng cường mối quan hệ hợp tác chia sẻ nguồn lực thông tin ................. 79 3.4.4 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giới thiệu nguồn tài liệu số ................... 80 KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 83
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết chọn đề tài Như chúng ta đã biết, vốn tài liệu không chỉ là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng thư viện mà còn là một trong bốn yếu tô cấu thành nên thư viện và thu hút bạn đọc thường xuyên đến sử dụng thư viện. Trong thời đại ngày nay, khi nhìn vào lĩnh vực công nghệ thông tin ở bất kì quốc gia nào trên thế giới, chúng ta đều thấy một số điểm tương đồng rõ rệt: các mạng lưới liên kết và băng thông ngày càng mở rộng, công nghệ thông tin và mạng toàn cầu Internet ngày càng phát triển, lượng thông tin tăng lên theo cấp số nhân, tài liệu trở nên vô cùng phong phú đa dạng cả về nội dung và hình thức. Các công cụ tạo ra thông tin số chủ yếu như máy tính, máy ảnh kỹ thuật số, máy quay, máy quét… cũng không ngừng được nâng cao về mặt công nghệ, góp phần vào việc đa dạng hóa kho tàng thông tin số hóa. Tài liệu không chỉ ở dạng in ấn mà còn tồn tại ở dạng điện tử, đĩa CD- ROM, đĩa từ, vi phim, vi phiếu… điều này đã thúc đẩy công tác phát triển tài liệu và bảo quản chúng sao cho phù hợp với sự thay đổi và phát triển với tình hình hiện nay hơn. Xây dựng phát triển nguồn tài nguyên số chính là một xu thế tất yếu vì mục đích sao lưu, bảo quản tài liệu, mở rộng đối tượng phục vụ và chia sẻ tài nguyên, tận dụng tối đa và có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại. Số hoá nguồn tài liệu - đây là công đoạn đòi hỏi đầu tư nhiều công sức, kinh phí nhưng lại là khâu dễ dàng thực hiện nhất. Bởi vì hiện nay công nghệ số hóa tài liệu đã tiến bộ rất nhiều. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ cùng với xu thế hội nhập là những đòi hỏi và thách thức cho ngành thông tin – thư viện (TTTV) nói chung, Thư viện Quốc gia Việt Nam nói riêng cần phải có những đổi mới hoạt động, bắt kịp những tiến bộ của thời đại phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như những đổi mới chiến lược về phương pháp giáo dục, dạy và học tại Việt Nam.
  10. Với tính chất là một thư viện khoa học tổng hợp trong hệ thống các thư viện công cộng trong cả nước, Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQGVN) đã cố gắng thực hiện tốt các chức năng Văn hóa, Thông tin, Giáo dục, Giải trí nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của người dùng tin, góp phần quan trọng trong công việc học tập nâng cao trình độ của công dân cũng như công cuộc xây dựng phát triển đất nước. TVQGVN có số lượng tài liệu vô cùng phong phú và đa dạng về tất cả các lĩnh vực và loại hình tài liệu. Trong những năm qua, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã luôn chú trọng các hoạt động nghiệp vụ vủa mình đặc biệt là công tác số hóa phát triển và bảo quản vốn tài liệu số nhằm phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thư viện đã tiến hành số hóa, phát triển và bảo quản tài liệu số (TLS) nhằm đáp ứng cho nhu cầu sử dụng tài liệu lâu dài của người dùng tin. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được không phải không còn những bất cập, để công tác phát triển và bảo quản tài liệu số được hoàn thiện hơn nữa góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Thư viện Quốc gia Việt Nam, tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu công tác phát triển và bảo quản tài liệu số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng công tác phát triển và bảo quản tài liệu số tại TVQGVN và đưa ra những giải pháp nhằm pháp triển hơn nữa công tác số hóa tài liệu và bảo quản tài liệu số tại Thư viện. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “công tác phát triển và bảo quản tài liệu số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam”, tác giả mong muốn đưa ra những nhận xét đánh giá khách quan về thực trạng công tác phát triển và bảo quản tài liệu số, từ đó đề ra một số giải pháp và phương hướng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phát triển, bảo quản vốn tài liệu số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
  11.  Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài “Nghiên cứu công tác phát triển và bảo quản tài liệu số tại TVQGVN” có nhiệm vụ nghiên cứu như sau: - Nghiên cứu nội hàm các khái niệm “phát triển”, “tài liệu số”, “phát triển tài liệu số”, “bảo quản tài liệu số” và các vấn đề liên quan có ý nghĩa lý luận theo hướng đề tài. - Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của TVQGVN - Nghiên cứu đặc điểm người dùng tin của TVQGVN - Công tác phát triển tài liệu số tại TVQGVN - Công tác bảo quản tài liệu số tại TVQGVN - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển và bảo quản tài liệu số tại TVQGVN. 3. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng của đề tài Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về TVQGVN trên các lĩnh vực như: - “Nghiên cứu hoạt động tra cứu thông tin tại Thư viện Quốc gia Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước” của Nguyễn Thị Hoài Thu, khóa luận tốt nghiệp năm 2001. - “ Công tác bảo quản vốn tài liệu ở Thư viện Quốc gia Việt Nam” của Ngô Thị Hằng Nga, khóa luận tốt nghiệp năm 2004. - “ Công tác phát triển vốn tài liệu của Thư viện Quốc gia Việt Nam” của Nguyễn Thị Thu Hiền, khóa luận tốt nghiệp năm 2006. - “Số hóa tài liệu và tổ chức khai thác nguồn tài liệu số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” của Phạm Vũ Thủy Tiên, khóa luận tốt nghiệp năm 2006 - “Công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu quý hiếm tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” cuả Nguyễn Thị Bình, khóa luận tốt nghiệp năm 2008. - “Số hóa tài liệu và tổ chức khai thác nguồn tài liệu số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” của Lê Thị Thúy, khóa luận tốt nghiệp 2010
  12. - “Công tác số hóa tài liệu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” của Lại Cao Bằng, khóa luận tốt nghiệp năm 2011. - “Tìm hiểu về phát triển và chia sẻ tài nguyên số tại Trung tâm thông tin thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội và Thư viện Quốc gia Việt Nam” của Mai Thị Hương, khóa luận tốt nghiệp năm 2011. Ngoài ra còn nhiều đề tài khác viết về thư viện Quốc gia Việt Nam như: Nguồn nhân lực tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, tìm hiểu công tác xây dựng và phát triển vốn tài liệu … Tuy nhiên, đề tài về công tác số hóa tài liệu và tổ chức khai thác nguồn tài liệu số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam thì chưa được nghiên cứu sâu và hoàn chỉnh. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu công tác phát triển và bảo quản tài liệu số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Đây là đề tài hoàn toàn mới không trùng lặp với công trình nghiên cứu nào công bố trước đó. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: công tác phát triển và bảo quản TLS Phạm vi nghiên cứu: công tác phát triển và bảo quản tài liệu số tại TVQGVN trong giai đoạn hiện nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này tôi đã áp dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, các quan điểm, đường lối của Đảng và nhà nước về công tác TTTV ở nước ta. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trên cơ sở phương pháp luận đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
  13. - Phân tích – Tổng hợp tài liệu - Khảo sát, đánh giá thực trạng - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp, điều tra bằng phiếu hỏi - Thống kê, so sánh; Phương pháp diễn dịch, quy nạp… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài  Về lý luận Kết quả của khóa luận góp phần hoàn thiện và làm sáng tỏ thêm lý luận về tài liệu số, phát triển và bảo quản tài liệu số  Về Thực tiễn - Khóa luận phản ánh thực trạng công tác phát triển TLS và bảo quản tài liệu số tại TVQGVN trong giai đoạn hiện nay. - Nghiên cứu, phân tích đánh giá những thuận lợi khó khăn trong công tác phát triển và bảo quản TLS. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phát triển và bảo quản tài liệu số để nâng cao hiệu quả hoạt động của TVQGVN. 7. Nội dung của khóa luận Ngoài phần danh mục viết tắt, danh mục các bảng biểu đố, phần mục lục, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung khóa luận gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về công tác phát triển và bảo quản tài liệu số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam Chương 2: Thực trạng công tác phát triển và bảo quản nguồn tài liệu số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển và bảo quản nguồn tài liệu số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.
  14. CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN VÀ BẢO QUẢN TÀI LIỆU SỐ TẠI THƢ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM 1.1 Những khái niệm chung 1.1.1 Khái niệm về phát triển Trong lịch sử triết học, quan điểm siêu hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật; đồng thời nó cũng xem sự phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức tạp. Đối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật theo khuynh hướng đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật; là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật cũ trong hình thái mới của sự vật. Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học xuấ bản năm 2006 định nghĩa: “Phát triển là sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đươn giản đến phức tạp” [tr.769]. Với ý nghĩa như vậy còn có thể hiểu phát triển là từ chưa đến tốt, từ xấu đến đẹp… 1.1.2 Khái niệm về tài liệu số/ tài liệu điện tử  Khái niệm tài liệu Khái niệm tài liệu (trong tiếng anh là “document”) xuất phát từ một từ gốc latin là “Docure” có nghĩa là tất cả mọi cái viết ra để làm chứng cứ cho việc chỉ dẫn, giảng dạy. “Phát triển vốn tài liệu trong thư viện và cơ quan thông tin” của hai tác giả “Phạm Văn Rính – Nguyễn Viết Nghĩa”, [tr.11]. Hiện nay có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về tài liệu:
  15. - Ở nước Nga, theo tiêu chuẩn quốc gia đầu tiên về thuật ngữ GOST 16487- 70 “Văn thư và công tác lưu trữ. Các thuật ngữ và định nghĩa”, khái niệm “Tài liệu” đã được định nghĩa là “phương tiện để giữ lại các tin tức về những sự việc, sự kiện, hiện tượng của thực tiễn khách quan và hoạt động tư duy của con người”. Ngày nay, khái niệm “tài liệu” được định nghĩa như sau: “Tài liệu - là thông tin được gắn trên vật mang tin với những tiêu chí cho phép nhận dạng nó”. Đối với công tác quản lý, văn thư, lưu trữ, điều quan trọng là làm sao có thể nhận dạng được thông tin chứa đựng trong tài liệu, sao cho tài liệu được trình bày theo trật tự được thiết lập với những tiêu chí nhất định. - Còn theo tiêu chuẩn ISO 5127-1 của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Standards Organization) thì tài liệu là toàn bộ vật mang tin và dữ liệu ghi trên đó dưới mọi hình thức nói chung là không đổi và con người hay máy có thể đọc được”. Như vậy, từ những định nghĩa trên, có thể thấy rằng, theo nghĩa chung nhất, tài liệu là những vật mang thông tin đã được ghi trên đó theo nhiều dạng khác nhau phục vụ cho những mục đích khác nhau của con người. - Theo bài giảng: (Thông tin học đại cương) của PGS.TS. Trần Thị Quý thì “tài liệu có thể hiểu là các dạng vật chất khác nhau được lưu giữ thông tin và có khả năng truyền tải thông tin trong thời gian và không gian”  Khái niệm tài liệu số/ tài liệu điện tử Sự phát triển cực kỳ mau lẹ của công nghệ thông tin và viễn thông đã làm thay đổi căn bản phương thức xuất bản tài liệu, rút ngắn đáng kể thời gian cung cấp thông tin đến tay người đọc và tạo tiền đề hình thành một loại tài liệu mới là tài liệu điện tử. Các loại sách báo tài liệu điện tử này thường được gọi là e- book, e- journal, e- magazine cùng với các cơ sở dữ liệu đã tạo ra đã tạo ra một nguồn tin được gọi là nguồn tin điện tử rất phong phú, được lưu trữ trên đĩa CD- ROM, DVD- ROM, hay lưu hành trên các mạng cục bộ, mạng internet và đã trở thành nguồn thông tin chính của các thư viện điện tử hiện nay.(giáo trình phát triển vốn tài
  16. liệu trong thư viện và cơ quan thông tin) của hai tác giả “Phạm Văn Rính – Nguyễn Viết Nghĩa”, [tr.39]. Hiện nay khái niệm về tài liệu điện tử (electronic document) và tài liệu số hóa (digital document) ở Việt Nam vẫn còn mơ hồ, chưa có một khái niệm rõ ràng. Có những quan điểm cho rằng hai khái niệm này là hoàn toàn giống nhau, lại có những quan điểm cho rằng chúng là hai khái niệm khác biệt nhau. Tuy nhiên ở đây tôi không đi sâu phân biệt hai khái niệm này. Theo giáo trình (phát triển vốn tài liệu trong thư viện và cơ quan thông tin) của hai tác giả “ Phạm Văn Rính – Nguyễn Viết Nghĩa” thì “hai khái niệm tài liệu điện tử và tài liệu số hóa là đồng nhất về mặt ngữ nghĩa, việc số hóa tín hiệu cũng được hiểu là điện tử hóa tín hiệu” [tr.40].  Khái niệm tài liệu điện tử: Tài liệu điện tử bao gồm tất cả các dạng tài liệu như sách, báo, tạp chí, các bộ phim, bản nhạc, các file multimedia, các trang web, các cơ sở dữ liệu… được bao gói hay được lưu trữ trên vật mang tin điện tử, có nghĩa là tất cả những cái gì có thể đọc được, truy cập được thông qua máy tính hay mạng máy tính điện tử.  Khái niệm tài liệu số Thuật ngữ “tài liệu số” đã xuất hiện vào đầu những năm 1990, nhưng đối với công tác quản lý tài liệu ở Nga, chỉ vào cuối những năm 1990 nó mới bắt đầu được sử dụng tích cực. Tới thời điểm đó, trong các sách trong nước và nước ngoài có các thuật ngữ được chấp nhận chung là “tài liệu đọc được bằng máy”, “tài liệu trên vật mang là máy tính”, “tài liệu được máy tính dẫn hướng” và “đồ họa máy tính”. Cụ thể, định nghĩa thuật ngữ “tài liệu trên vật mang tin là máy tính” có trong tiêu chuẩn hiện hành GOST R 51141-98: “đó là tài liệu được tạo lập do sử dụng các vật mang và các phương pháp ghi bảo đảm xử lý thông tin của nó bằng máy tính điện tử”.
  17. Theo từ điển giải nghĩa của Mindwrrap, “tài liệu số” là những tài liệu được lưu giữ bằng máy tính. Tài liệu số có thể được tạo lập bởi máy tính như việc xử lý các file văn bản, các bảng biểu hoặc chúng có thể được chuyển đổi sang dạng số từ những tài liệu dạng khác. TLS cũng được đề cập đến như là tài liệu điện tử. Số hóa tài liệu là quá trình sử dụng các phương tiện kỹ thuật để chuyển tài liệu từ sách, báo, tạp chí in, vật ghi âm, ghi hình sang tài liệu điện tử/tài liệu số để lưu giữ, sử dụng bằng các phương tiện điện tử. (Luật Thư viện số: 2012/QH13 Dự thảo lần II Ngày 26/06/2011). 1.1.3 Khái niệm phát triển tài liệu số Với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn nói chung và trong lĩnh vực TTTV nói riêng. Các thư viện không chỉ dừng lại ở việc phát triển và bảo quản các tài liệu truyền thống nữa mà xu thế chung của các thư viện là tiến hành công tác số hóa tài liệu và phát triển TLS nhằm chia sẻ và bảo quản tài liệu được tốt hơn. Phát triển tài liệu/nguồn tin hay thu thập thông tin là một lĩnh vực chung giữa ngành thông tin -thư viện và ngành quản trị thông tin. Phát triển nguồn tin là giai đoạn đầu tiên của dây chuyền thông tin tư liệu Phát triển tài liệu số là quá trình lựa chọn bổ sung tài liệu số hóa, làm cho vốn tài liệu số hóa không ngừng gia tăng về số lượng mà còn cả chất lượng, cho phép xây dựng nuôi dưỡng vốn tài liệu của cơ quan thông tin. Phát triển TLS là quá trình làm cho nhu cầu thông tin của NDT được đáp ứng kịp thời, đầy đủ, chính xác, giúp cho công tác chia sẻ và bảo quản tài liệu số của cán bộ thư viện cũng được dễ dàng và hiệu quả. phát triển TLS cũng phải tuân theo một chính sách bổ sung. 1.1.4 Khái niệm bảo quản tài liệu số
  18. Bảo quản là những hoạt động gắn duy trì lưu giữ các tài liệu để sử dụng cả ở hình thức vật liệu ban đầu và một số dạng khác. Bảo quản số nhằm mục đích đảm bảo sự truy cập liên tục tới nguồn TLS giúp chống lại lỗi xảy ra do việc sao lưu tài liệu gây nên, công tác bảo quản cần được chú ý đến trong suốt chu kỳ sống của tài liệu số hoá nhằm đạt được hiệu quả. Cần áp dụng các bước tiến thích hợp để thu nhận và lập danh mục để đảm bảo việc gìn giữ và quản lý các thông tin lưu giữ và bảo đảm các tệp dữ liệu số hoá sẽ không bị thay đổi. Bảo quản TLS tức là phải đảm bảo một TLS còn có thể truy cập được liên tục, cho đến khi tài liệu đó không còn có giá trị nữa.
  19. “Digital preservation”, tạm dịch là bảo quản TLS, là một thuật ngữ thư viện khá mới trong kỷ nguyên thông tin. Bảo quản TLS không chỉ liên quan đến việc quản lí TLS mà còn đảm bảo khả năng truy cập thông tin liên tục phù hợp với các công nghệ tiên tiến. Bảo quản TLS là hình thức lưu trữ tài liệu số hay các tài liệu đã được số hóa nhằm đảm bảo tuổi thọ của tài liệu và duy trì khả năng truy cập liên tục của tài liệu số. Hay có thể hiểu theo cách khác: Bảo quản TLS là sự kết hợp giữa chính sách, chiến lược và hành động nhằm đảm bảo nội dung TLS được bảo quản dài lâu, bất kể những thay đổi về công nghệ và tuổi thọ của các phương tiện lưu trữ. Bảo quản TLS có thể áp dụng cho cả TLS (born digital) và tài liệu số hóa (reformatted digital content) nhằm có thể duy trì khả năng truy cập vào nội dung số trong tương lai. Cùng với sự phát triển của Internet và công nghệ hiện đại, bảo quản TLS là một nhiệm vụ của cán bộ TTTV mục đích đảm bảo sự truy cập liên tục tới đối tượng số, giúp chống lại những lỗi xảy ra do việc sao lưu tài liệu gây nên. Hiệp hội lưu trữ New Zealand tuyên bố: “Thông tin số cần được quản lí và quan tâm một cách chủ động ngay từ đầu. Tuy nhiên, sự bàng quan của người ngoài thường xuyên xuất hiện, điều này sẽ gây ra hậu quả khôn lường với thông tin số”. Hiệp hội bảo quản số Anh Quốc cho rằng:“Bảo quản số là một loạt những hoạt động quản lí cần thiết để đảm bảo việc truy cập liên tục tới TLS cho đến khi cần thiết” 1.2 Vai trò của tài liệu số với công tác phát triển và bảo quản tài liệu số 1.2.1 Vai trò của tài liệu số nói chung Thư viện là nơi cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người đọc phát triển toàn diện, đặc biệt là tư duy sáng tạo. Để thư viện thật sự là nơi tiếp cận đầy đủ nhất kho tàng tri thức của nhân loại, đòi hỏi phải tăng cường vốn tài liệu, đảm bảo về nội dung, bao gồm đầy đủ các loại hình tài liệu, ngoài các loại tài liệu sách, báo, tạp chí truyền thống, cần thu thập đầy đủ các sản phẩm thông tin ở bất kỳ nơi nào
  20. và dưới bất cứ dạng nào. Đặc biệt là chất lượng tài liệu phải đảm bảo phù hợp, đáp ứng được yêu cầu sử dụng của mọi đối tượng người dùng tin. TLS trong thư viện chính là di sản văn hóa cuả dân tộc. Bởi cũng giống như các loại tài liệu truyền thống khác TLS lưu giữ, truyền bá và bảo quản những giá trị văn hóa truyền thống của nhân loại từ đời này qua đời khác. Đồng thời nó còn là cơ sở quan trọng để phục vụ bạn đọc; phục vụ các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.. của đất nước TLS giúp thư viện tăng tính linh hoạt và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của NDT. Bởi lẽ, một bản TLS có thể cùng lúc phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau, không phụ thuộc vào số lượng người dùng, thời gian và vị trí địa lý của NDT. Từ đó họ chủ động trong việc sắp xếp thời gian lấy được tài liệu qua hệ thống mạng thông tin ở mọi lúc mọi nơi. Tiết kiệm kinh phí: Thư viện đỡ tốn kinh phí xây dựng kho tàng, kinh phí bổ sung tài liệu, bảo quản và kinh phí trả lương cho người phục vụ. Hơn thế nữa là giúp cho NDT được dễ dàng thuận tiện, tiết kiệm được thời gian tiền bạc trong việc tìm thông tin. Họ có thể ngồi ngay tại nhà hay tại phòng làm việc cũng có thể truy cập được từ khắp nơi trên thế giới. Đối với công tác bảo quản trong thư viện thì nó giúp bảo quản được phiên bản gốc của tài liệu, giữ gìn và tăng tuổi thọ của tài liệu quý hiếm bằng việc giảm hao mòn, rách nát do quá trình tiếp xúc trực tiếp với tài liệu của người sử dụng. TLS ngăn chặn những rủi ro hủy hoại do thời gian, thiên tai, khí hậu và tần xuất sử dụng. TLS giúp thư viện mở rộng đối tượng phục vụ: phạm vi phục vụ các tài liệu của thư viện không bị bó hẹp trong khuôn viên của thư viện mà nó vươn tới các vị trí địa lý khác nhau như tại nhà, tại trường, tại nơi làm việc… TLS tạo ra môi trường và cơ hội bình đẳng rộng mở cho tất cả mọi người đều có cơ hội sử dụng tài liệu học tập bởi nguồn TLS không bị giới hạn về không gian và thời gian.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0