intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh siêu âm u xơ tử cung

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:59

48
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân u xơ tử cung; mô tả đặc điểm hình ảnh siêu âm của u xơ tử cung. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh siêu âm u xơ tử cung

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC LÊ THỊ THẢO NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH SIÊU ÂM U XƠ TỬ CUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH HỌC Y ĐA KHOA HÀ NỘI - 2021
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Người thực hiện: LÊ THỊ THẢO NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH SIÊU ÂM U XƠ TỬ CUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH Y ĐA KHOA Khóa: QH.2015.Y Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. TRẦN CÔNG HOAN 2. TS. BS. DOÃN VĂN NGỌC HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, cũng như trong quá trình học tập và nghiên cứu tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô ở khoa Chẩn đoán hình ảnh, cán bộ nhân viên khoa Phụ sản, các anh chị ở phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện E, đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian lấy số liệu và hoàn thành khóa luận. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Trần Công Hoan – Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện E; TS. BS Doãn Văn Ngọc – Phó chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật Y học, Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, những người thầy đã luôn quan tâm, theo sát, tận tình chỉ bảo hướng dẫn tôi trong quá trình tiến hành nghiên cứu. Các thầy là người chỉ đường dẫn lối, giúp đỡ tôi khi những hiểu biết của tôi về nghiên cứu còn nhiều thiếu sót. Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội được tiếp cận và được nhận đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn và sự yêu thương đến gia đình, người thân và bạn bè, những người đã luôn hỗ trợ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và khi thực hiện đề tài khóa luận này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2021 Sinh viên Lê Thị Thảo
  4. LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Lê Thị Thảo, sinh viên khóa QH.2015.Y, ngành Y đa khoa, Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan: 1. Đây là khóa luận do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Trần Công Hoan và TS. Doãn Văn Ngọc. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nghiệm trước pháp luật về những cam kết này Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2021 Sinh viên Lê Thị Thảo
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BN Bệnh nhân BTC Buồng tử cung TC Tử cung UXTC U xơ tử cung
  6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ................................................................................ 3 1.1. Cấu tạo giải phẫu và sinh lý của tử cung ................................................... 3 1.1.1. Cấu tạo giải phẫu ................................................................................. 3 1.1.2. Sinh lý tử cung .................................................................................... 4 1.2. Tổng quan về u xơ tử cung ........................................................................ 5 1.2.1. Khái niệm ............................................................................................ 5 1.2.2. Giải phẫu bệnh .................................................................................... 5 1.2.3. Vị trí của u xơ tử cung......................................................................... 6 1.2.4. Triệu chứng lâm sàng .......................................................................... 6 1.2.5. Hình ảnh siêu âm và một số cận lân sàng khác................................... 7 1.2.6. Chẩn đoán phân biệt .......................................................................... 11 1.2.7. Tiến triển và biến chứng.................................................................... 12 1.2.8. Các phương pháp điều trị u xơ tử cung ............................................. 13 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 15 2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 15 2.1.1. Đối tượng........................................................................................... 15 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ........................................................ 15 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................ 15 2.2. Địa điểm nghiên cứu................................................................................ 15 2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 15 2.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 15 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 15 2.4.2. Cỡ mẫu .............................................................................................. 15 2.4.3. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................ 15 2.4.4. Kỹ thuật siêu âm................................................................................ 16
  7. 2.5. Phương tiện nghiên cứu ........................................................................... 17 2.6. Các biến số nghiên cứu............................................................................ 17 2.7. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 18 2.8. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 18 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 20 3.1. Đặc điểm lâm sàng .................................................................................. 20 3.1.1. Phân bố theo độ tuổi .......................................................................... 20 3.1.2. Phân bố nơi ở..................................................................................... 20 3.1.3. Phân bố theo nghề nghiệp ................................................................. 21 3.1.4. Tiền sử sản phụ khoa ......................................................................... 22 3.1.5. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng ......................................................... 23 3.1.6. Kích thước tử cung đánh giá bằng khám lâm sàng ........................... 23 3.2. Đặc điểm hình ảnh siêu âm của UXTC ................................................... 24 3.2.1. Đặc điểm khối âm của u xơ tử cung.................................................. 24 3.2.2. Vị trí của u xơ tử cung....................................................................... 26 3.2.3. Số lượng u xơ tử cung ....................................................................... 28 3.2.4. Kích thước u xơ tử cung .................................................................... 28 3.2.5. Xử trí ................................................................................................. 30 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 32 4.1. Đặc điểm lâm sàng .................................................................................. 32 4.1.1. Tuổi ................................................................................................... 32 4.1.2. Nơi ở và nghề nghiệp ........................................................................ 33 4.1.3. Tiền sử sản phụ khoa ......................................................................... 33 4.1.4. Triệu chứng lâm sàng ........................................................................ 34 4.1.5. Kích thước tử cung đánh giá bằng khám lâm sàng ........................... 35 4.2. Đặc điểm hình ảnh siêu âm u xơ tử cung ................................................ 35 4.2.1. Đặc điểm khối âm của u xơ tử cung.................................................. 35
  8. 4.2.2. Vị trí u xơ tử cung ............................................................................. 36 4.2.3. Số lượng u xơ tử cung ....................................................................... 36 4.2.4. Kích thước u xơ tử cung .................................................................... 37 4.2.5. Xử trí ................................................................................................. 38 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 39
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Phân bố theo nhóm tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu ..................... 20 Bảng 2. Phân bố theo nghề nghiệp....................................................................... 21 Bảng 3. Tiền sử sản phụ khoa .............................................................................. 22 Bảng 4. Triệu chứng lâm sàng vào viện............................................................... 23 Bảng 5. Kích thước tử cung ................................................................................. 23 Bảng 6. Hình ảnh khối u trên siêu âm .................................................................. 25 Bảng 7. Vị trí của UXTC theo giải phẫu tử cung ................................................ 27 Bảng 8. Vị trí UXTC theo tương quan với cơ tử cung ........................................ 27 Bảng 9. Số lượng UXTC ...................................................................................... 28 Bảng 10. Kích thước UXTC trên siêu âm ............................................................ 28 Bảng 11. Liên quan giữa kích thước tử cung khám trên lâm sàng và kích thước UXTC trên siêu âm .............................................................................................. 29 Bảng 12. Xử trí u xơ tử cung ............................................................................... 31 Bảng 13. Kết quả xét nghiệm mô bệnh học ......................................................... 31 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1. Đặc điểm nơi ở của đối tượng nghiên cứu ......................................... 21 Biểu đồ 2. Mối tương quan giữa kích thước tử cung khám trên lâm sàng và kích thước UXTC theo siêu âm ................................................................................... 30
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Tử cung nhìn ngoài[10]............................................................................. 4 Hình 2. U xơ dưới thanh mạc[16] .......................................................................... 8 Hình 3. U xơ trong cơ TC đoạn đáy[16] ................................................................ 9 Hình 4. U xơ dưới niêm mạc[35] ........................................................................... 9 Hình 5. Hình ảnh điển hình UXTC[12]. .............................................................. 10 Hình 6. UXTC hoại tử[24] ................................................................................... 11 Hình 7. Hình ảnh đáy tử cung có khối giảm âm, bờ khối u đều. Bệnh nhân T.T.S 47 tuổi ( Mã bệnh án:1932049) ............................................................................ 26 Hình 8. Hình ảnh tử cung to, âm vang cơ tử cung không đồng nhất, xơ hóa toàn bộ. Bệnh nhân Đ.T.L 51 tuổi ( Mã bệnh án:1924466)......................................... 26
  11. ĐẶT VẤN ĐỀ U xơ tử cung (UXTC) là khối u lành tính, có nguồn gốc từ tế bào cơ trơn tử cung, là khối u vùng chậu phổ biến nhất, tỉ lệ 20-25% ở các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, 70% phụ nữ ở độ tuổi 45[14]. Khi tuổi của người phụ nữ gia tăng thì UXTC cũng thường có kích thước lớn hơn, số lượng u xơ cũng nhiều hơn và tỷ lệ phải nhập viện vì UXTC cũng cao hơn, tỉ lệ mắc bệnh sẽ giảm ở nhóm phụ nữ tuổi mãn kinh. Trong những năm qua UXTC là một trong các chỉ định thường gặp nhất cho cắt tử cung trên toàn cầu. Tuy nhiên, cắt tử cung gây nhiều biến chứng cũng như tăng gánh nặng kinh tế cho người bệnh[3]. U xơ thường được phát hiện tình cờ khi đi khám vì các triệu chứng: Rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, chậm có thai, ra máu âm đạo hoặc tự sờ thấy khối u ở vùng bụng dưới[4]. Khi các triệu chứng thông thường của u xơ tử cung tăng lên sẽ dẫn đến nhiều biến chứng bao gồm: chảy máu, chèn ép niệu quản, chèn ép trực tràng, nhiễm khuẩn, ung thư hóa,... Ở lứa tuổi sinh đẻ u xơ tử cung có thể gây chậm có thai hoặc vô sinh[27]. Nghiên cứu của Buttram năm 1981 cho kết quả 27,0% bệnh nhân mổ về u xơ tử cung bị vô sinh[33]. Nghiên cứu khác của P.Lopes ở phụ nữ có UXTC cho thấy thai kém phát triển là 3,5%, thai chết lưu là 1,75%[32]. UXTC có biến chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Do vậy việc chẩn đoán sớm và theo dõi UXTC rất quan trọng. Việc chẩn đoán và theo dõi UXTC dựa trên các triệu chứng lâm sàng, khám thực thể và các phương pháp cận lâm sàng. Phần lớn trường hợp UXTC đều không biểu hiện triệu chứng và được chẩn đoán tình cờ khi khám phụ khoa và siêu âm. Siêu âm là kỹ thuật hình ảnh đầu tay trong chẩn đoán UXTC, được sử dụng rộng rãi, ít tốn kém và giúp đánh giá tổng quát vùng chậu, đếm số lượng khối u, vị trí, thể tích, quan sát các khối u lớn, tìm kiếm quá sản nội mạc, phần phụ(vòi trứng, buồng trứng)[3]. Đặc điểm hình ảnh của UXTC rất đa dạng phụ thuộc vào vị trí của khối u so với thành tử cung và cấu trúc của khối u[24]. Đặc 1
  12. điểm lâm sàng của UXTC thường ít triệu chứng và thường được phát hiện tình cờ gây khó khăn trong chẩn đoán bệnh[14]. Với mục đích phát hiện sớm bệnh u xơ tử cung, tăng hiệu quả chẩn đoán, theo dõi và điều trị cho bệnh nhân. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Nhận xét đặc điểm lâm sàng và hình ảnh siêu âm u xơ tử cung ” với các mục tiêu : 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của các bệnh nhân u xơ tử cung. 2. Mô tả đặc điểm hình ảnh siêu âm của u xơ tử cung. 2
  13. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1. Cấu tạo giải phẫu và sinh lý của tử cung 1.1.1. Cấu tạo giải phẫu Tử cung là một cơ quan rỗng; thành dày của nó chủ yếu do lớp cơ tạo nên. Tử cung thông ở trên với các vòi tử cung và ở dưới với âm đạo. Nếu sự thụ tinh đã xảy ra, túi phôi đang phát triển được vòi tử cung dẫn về buồng tử cung; túi này gắn vào niêm mạc tử cung và được giữ lại ở đây tới khi phát triển đầy đủ. - Vị trí: tử cung nằm trong chậu hông bé, giữa bàng quang và trực tràng, nó thông với các vòi tử cung ở trên và liên tiếp với âm đạo ở dưới. - Hình thể ngoài và phân chia: Tử cung có hình quả lê, hơi dẹt trước sau. Nó được chia thành hai phần là thân tử cung và cổ tử cung, ranh giới giữa hai phần là một chỗ hơi thắt lại, ngang mức với lỗ trong giải phẫu. Phần lồi tròn của thân ở trên chỗ đi vào của các vòi tử cung là đáy tử cung. + Thân tử cung có hình thang và hẹp dần từ trên xuống, hai góc bên của thân được gọi là sừng tử cung, nơi tử cung tiếp nối với eo vòi tử cung. Thân tử cung dẹt trước – sau nên có 2 bờ bên và hai mặt là mặt bàng quang và mặt ruột + Đáy tử cung như một vòm hướng ra trước, liên quan với các quai ruột non; phúc mạc phủ đáy liên tiếp với phúc mạc của các mặt tử cung. + Cổ tử cung dài khoảng 2,5 cm và rộng nhất ở giữa. Âm đạo bám quanh cổ tử cung, chia nó thành phần trên âm đạo và phần âm đạo. Đoạn 1/3 trên của cổ tử cung là đoạn thắt hẹp và được gọi là eo tử cung. - Hình thể trong và cấu tạo: khoang rỗng bên trong là một khoang hẹp so với thành dày của tử cung. Nó được chia thành buồng tử cung và ống cổ tử cung, hai phần này thông nhau qua lỗ trong giải phẫu. 3
  14. Hình 1. Tử cung nhìn ngoài[10] Thành tử cung gồm 3 lớp mô, lần lượt từ ngoài vào trong là: Lớp phúc mạc: gồm lớp thanh mạc và tấm dưới thanh mạc. Ở mặt trước, phúc mạc chỉ phủ tới eo tử cung; về phía sau, phúc mạc phủ tới phía trên âm đạo. Lớp cơ gồm 3 tầng: tầng cơ rối ở giữa gồm các thớ cơ đan chéo chằng chịt ôm quanh các mạch máu; khi lớp cơ này co có tác dụng cầm máu sau đẻ. Cổ tử cung không có lớp cơ rối. Lớp niêm mạc: dày mỏng theo giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, có nhiều tuyến tiết ra chất nhầy. Hàng tháng dưới sự ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố, niêm mạc bong ra làm chảy máu tạo nên kinh nguyệt[11]. 1.1.2. Sinh lý tử cung Từ ngoài vào trong, thành tử cung được cấu tạo bởi 3 lớp là lớp phúc mạc, lớp cơ và lớp niêm mạc tử cung hay còn gọi là nội mạc tử cung. 4
  15. Cả lớp cơ và lớp niêm mạc của thân tử cung và cổ tử cung đều có những đặc điểm cấu trúc khác nhau. Niêm mạc của thân tử cung là nơi trứng thụ tinh vào làm tổ và phát triển thành bào thai. Cấu trúc niêm mạc thân tử cung của các lứa tuổi khác nhau có những đặc điểm khác nhau. Về hình thái học, ở lứa tuổi hoạt động sinh dục, niêm mạc thân tử cung được cấu tạo bởi hai lớp đó là lớp biểu mô và lớp đệm. Về phương diện chức năng, ở những người trong độ tuổi sinh đẻ, niêm mạc thân tử cung có 2 lớp biến đổi khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt[25]. 1.2. Tổng quan về u xơ tử cung 1.2.1. Khái niệm U xơ tử cung là khối u lành tính ở tử cung, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi hoạt động sinh dục, UXTC còn được gọi là u xơ và cơ tử cung hay u cơ tử cung vì cấu tạo từ tổ chức liên kết và cơ trơn tử cung. Đã có nhiều giả thiết về cơ chế sinh bệnh của UXTC, giả thuyết về cường estrogen được nhiều tác giả ủng hộ. 1.2.2. Giải phẫu bệnh 1.2.2.1. Đại thể UXTC là một khối u tròn, bầu dục, đặc, mật độ chắc, mặt cắt màu trắng, giới hạn rõ với lớp cơ tử cung bao quanh có màu hồng, không có vỏ. Khối u có cấu trúc là cơ trơn. Tuần hoàn nuôi dưỡng ở phía ngoài. Số lượng u, có thể chỉ có một khi có kích thước to, hoặc có nhiều u xơ kích thước nhỏ hoặc vừa phải. 1.2.2.2. Vi thể Sợi cơ trơn hợp thành bó, các sợi đan xen với nhau như hình lốc. Nhân tế bào có hình bầu dục, tròn, không có nhân chia. Xen kẽ với sợi cơ trơn là tổ chức 5
  16. liên kết. Khi mãn kinh sợi cơ giảm, khối u nhỏ dần thay vào đó là các sợi collagen xơ kèm calci hóa. Ngoài ra niêm mạc tử cung dày lên nếu quá sản[6]. 1.2.3. Vị trí của u xơ tử cung Theo vị trí định khu đối với các lớp của tử cung và giải phẫu có thể phân chia ra các loại UXTC như sau: 1.2.3.1. Ở thân tử cung U dưới thanh mạc: Nằm dưới thanh mạc, UXTC có thể có cuống, hay không. Có khi không có triệu chứng lâm sàng, phát hiện được do biến chứng chèn ép các tạng xung quanh, làm di chuyển ống dẫn trứng buồng trứng – loại này thường được chẩn đoán nhầm là khối u buồng trứng. U kẽ ( u trong lớp cơ tử cung): Loại này hay gặp nhiều nhất, số lượng có thể có nhiều khối u, kích thước lớn, phát triển từ phần giữa của cơ tử cung, hình tròn và đối xứng, làm biến dạng buồng tử cung. Khi phát triển, u có thể lồi vào bồng tử cung. U dưới niêm mạc: Thường số lượng có 1 khối u, loại này hay phối hợp với các bất thường của niêm mạc tử cung. Loại này gây nhiều triệu chứng nhất như ra huyết bất thường, kinh đau. U phát triển, làm kín buồng tử cung, niêm mạc bị hoại tử, chảy máu, khi khối u có cuống, nó qua eo, chui vào ống cổ tử cung và nằm ở âm đạo, gọi là polyp buồng tử cung. 1.2.3.2. Ở cổ tử cung Loại này phát triển ở phần âm đạo của cổ tử cung. U xơ cổ tử cung phát triển ở thành sau, tiến về cùng đồ Douglas, gây chèn ép trực tràng. Ở thành trước, u xơ phát triển trong hố chậu có thể đè vào bàng quang, niệu đạo. Khối u có thể có cuống bao phủ niêm mạc ống cổ tử cung vươn ra ngoài lỗ cổ tử cung, cổ tử cung như bị xóa, ta gọi là polyp ống cổ tử cung[14]. 1.2.4. Triệu chứng lâm sàng 6
  17. UXTC nhỏ thường không có triệu chứng. Thường được phát hiện do đi khám phụ khoa vì lý do vô sinh, chậm có thai hoặc UXTC được phát hiện trong chương trình phát hiện sớm ung thư phụ khoa hay qua siêu âm khi khám phụ khoa hay khám thai.[6] 1.2.4.1. Triệu chứng cơ năng - Ra huyết từ tử cung: thể hiện dưới dạng cường kinh, dần dần kinh nguyệt trở nên rối loạn và ra nhiều. - Về lượng, nhiều máu cục lẫn máu loãng. - Toàn thân bị thiếu máu, xanh xao, gầy sút nếu ra máu kéo dài[2]. - Về số ngày kinh kéo dài 7-10 ngày có khi còn hơn. Khi đó khó phân biệt giữa cường kinh với băng huyết, cường kinh băng huyết. - Đau vùng hạ vị hoặc hố chậu, đau kiểu tức nặng bụng dưới, có khi đau tăng lên trước khi có kinh hoặc trong khi có kinh, do khối u chèn ép vào các tạng bên cạnh hoặc do viêm khung chậu[2,6]. - Ra khí hư loãng hoặc ra khí hư do viêm âm đạo, viêm niêm mạc tử cung[2]. 1.2.4.2. Triệu chứng thực thể - Nhìn có thể thấy khối u gồ lên ở vùng hạ vị, nếu khối u to. - Nắn bụng: thấy vùng hạ vị phồng lên, xác định đáy tử cung, khối u ở giữa, gõ đục, di động, mật độ chắc, không xác định được cực dưới của khối u. - Đặt mỏ vịt: có thể xuất hiện polyp có cuống nằm ngoài cổ tử cung. - Thăm âm đạo kết hợp nắn bụng, toàn bộ tử cung to, chắc, nhẵn, đều, có khi thấy những khối nổi trên mặt tử cung, chắc, không đau. Hoặc có thể thấy cạnh tử cung có một khối u cho cảm giác như một khối u phần phụ. Ngón tay di động cổ tử cung thì chuyển động được truyền đến tử cung và khối u xơ tử cung. - Thăm trực tràng: rất có ích để phân biệt u xơ tử cung phát triển về phía sau hay phân biết với khối u trực tràng[2,6,27]. 1.2.5. Hình ảnh siêu âm và một số cận lân sàng khác 1.2.5.1. Hình ảnh siêu âm 7
  18. Siêu âm là phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh dễ thực hiện, không xâm lấn, không độc hại cho các tạng của cơ thể cũng như thai nhi, có thể làm đi làm lại nhiều lần. Siêu âm dùng trong chẩn đoán có tần số từ F = 1-10 MHz và cường độ I ≥ 0,002w/cm2. Ngày nay với công nghệ cao người ta có thể sản xuất máy siêu âm với độ phân giải cao và đầu dò có thể có tần số trên 15MHz[24].  Vị trí u xơ - U xơ dưới thanh mạc là hay gặp nhất rất dễ nhìn thấy qua siêu âm trên đường bụng do nó làm biến đổi bờ ngoài tử cung. Có thể không có cuống, hoặc có cuống, cuống của nó rất mỏng nên rất khó chẩn đoán phân biệt với một khối phần phụ. Hình 2. U xơ dưới thanh mạc[16] - U xơ trong cơ: nằm trong bề dày của lớp cơ tử cung. Kích thước nhỏ, thường không làm biến đổi bờ tử cung, cũng như làm lệch đường giữa. Rất khó quan sát thấy ở vùng trên bụng, chỉ có siêu âm qua đường âm đạo mới cho phép định khu tổn thương và đo kích thước. Đối với u kích thước lớn có thể phát hiện qua siêu âm đường trên bụng do nó đẩy lệch đường giữa. 8
  19. Hình 3. U xơ trong cơ TC đoạn đáy[16] - U xơ dưới niêm mạc: thường không nét, có thể có cuống hoặc không có cuống, nó biểu hiện dưới dạng polyp, tự do trong khoang ảo tử cung, thường phối hợp với quá sản nội mạc tử cung. Loại u này thường ít âm hơn niêm mạc tử cung. Chẩn đoán phân biệt với polyp tử cung rất khó khăn[5]. Hình 4. U xơ dưới niêm mạc[35]  Cấu trúc: Tùy theo tỉ lệ giữa thành phần mô sợi và mô cơ trong nhân xơ và có hay không có các hiện tượng thoái hóa, siêu âm có thể ghi nhận được nhiều hình ảnh khác nhau. - Giảm âm so với cơ tử cung nếu thành phần mô cơ chiếm tỉ lệ cao hơn. - Đồng âm với cơ tử cung. - Tăng âm so với cơ tử cung nếu thành phần mô sợi nhiều hơn[9]. 9
  20. - Siêu âm qua đường âm đạo cho phép nhìn thấy tổn thương nhỏ, cấu trúc âm gần giống với cơ tử cung, dễ bỏ sót qua siêu âm đường trên bụng. Ngược lại, tổn thương lớn dễ dàng nghiên cứu qua đường trên bụng. - Đối với UXTC siêu âm đường bụng có giá trị chẩn đoán rất cao, với độ nhạy 95-100%. Hình ảnh điển hình của UXTC trên siêu âm đường bụng là ổ hồi âm kém hoặc không đồng nhất, có giảm âm phía sau, giới hạn rõ, phân biệt rõ với mô xung quanh. Độ nhạy rất cao và hình ảnh điển hình, nên việc thiết lập và xác định chẩn đoán UXTC hầu như chỉ dựa vào siêu âm đường bụng[12]. Hình 5. Hình ảnh điển hình UXTC[12]. - Tiến triển của UXTC :  Thoái hóa trong: cấu trúc không đều, vùng giảm âm nằm giải rác trong vùng tăng âm của u.  Thoái hóa thành nang: có thể toàn bộ u thoái hóa thành nang lớn hoặc nhiều nang nhỏ, biểu hiện trên siêu âm là các nang giảm âm nhưng thành dày và không đều, dịch trong.  Vôi hóa, hoại tử vô khuẩn, hoại tử nhiễm khuẩn  Sarcom tử cung: hiếm gặp, tỉ lệ dưới 1%[24] 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1