intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Những vấn đề đặt ra đối với việc thực thi luật doanh nghiệp năm 2005

Chia sẻ: Vdfv Vdfv | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

128
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làm rõ những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp, pháp luật doanh nghiệp hiện hành tại Việt nam. Nghiên cứu thực tiễn thực thi và những vấn đề đặt ra trong quá trình thực thi luật doanh nghiệp năm 2005 tại Việt nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thực thi luật doanh nghiệp năm 2005.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Những vấn đề đặt ra đối với việc thực thi luật doanh nghiệp năm 2005

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI T H Ư Ơ N G KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH C H U Y Ê N N G À N H LUẬT KINH DOANH QUỐC T Ê -00 -O KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NHỮNG VẤN Đ Ể ĐẶT RA Đ ố i VỚI VIỆC THỰC THI LUẬT DOANH NGHIÊP N Ă M 2005 Sinh viên thực hiện Nguyễn Th Hoài Lớp Anh 3 Khóa 44 Giáo viên hướng dẫn TS. Tăng Văn Nghĩa Hà Nội, tháng 5 năm 2009
  2. MỤC LỤC DANH M Ụ C C H Ữ VIẾT T Ắ T Ì LỜI M Ở Đ Ầ U 2 CHƯƠNG ì: NHỮNG VÂN Đ Ể cơ BẢN VỀ PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP 4 ì. Tổng quan về doanh nghiệp và pháp luật doanh nghiệp 4 Ì. Tổng quan về doanh nghiệp 4 ú) Khái niệm doanh nghiệp 4 b) Những đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp 5 2. Khái niệm về pháp luật doanh nghiệp 7 a) Hệ thông các quy đinh về pháp luật doanh nghiệp 7 b) Pháp luật doanh nghiệp Việt Nam 9 l i . Tổng quan về Luật Doanh nghiệp năm 2005 l i Ì. Tính tất yếu ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 l i a) Thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 1999 và các vướng mắc tồn tại li b) Sự cần thiết phải ban hành Luật Doanh nghiệp thống nhột năm 2005 13 c) Những điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2005 14 2. Nội dung điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp năm 2005 17 ú) Thủ tục thành lập doanh nghiệp 18 b) Cơ cộu tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp 20 c) Quy định về chộm dĩa hoạt động của doanh nghiệp 25 ả) Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp 25 e) Mối quan hệ giữa Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các Điêu ước quốc tế và pháp luật có liên quan 26
  3. C H Ư Ơ N G l i : T H Ự C T R Ạ N G T H Ự C THI L U Ậ T D O A N H NGHIỆP N Ă M 2005 28 ì. Thực tiễn áp dụng Luật doanh nghiệp năm 2005 28 Ì. Tổng quan về thực thi Luật Doanh nghiệp 28 a) Thành lập doanh nghiệp 28 b) Môi trường kinh doanh và đầu tư 30 c) Cổ phần hóa DNNN 32 ả) Quản trị doanh nghiệp 33 2. Nhận xét 34 l i . Những vân đề đặt ra đôi với việc thực thi Luật Doanh nghiệp năm 2005 35 1. Vấn đề đặt ra đối với các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 35 2. Vấn đề thực hiện quyền sở hữu Nhà nước trong doanh nghiệp 49 3. Vấn đề đặt ra trong cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 51 4. Về nhận thức đối với cam kết quốc tế 55 5. Một số vấn đề khác 58 C H Ư Ơ N G IU: GIẢI P H Á P T Ả N G C Ư Ờ N G T H Ụ C THI L U Ậ T D O A N H NGHIỆP N Ă M 2005 61 ì. Xu hướng phát triển doanh nghiệp hiện nay 61 Ì. Đánh giá môi trưẩng kinh doanh năm 2009 61 2. Xu hướng phát triển các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trưẩng tại Việt Nam 62 l i . Các gi i pháp tăng cường thực thi Luật Doanh nghiệp năm 2005 ..65 Ì. Đ ố i với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan 65 a) Bố sưng, sửa đổi các văn bản thi hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 .66
  4. b) Không ngừng tuyên truyền, tổ chức và triển khai Luật Doanh nghiệp năm 2005 67 c) Loại bỏ giấy phép con ở tỉnh, địa phương 68 ả) Tăng cường giám sát việc tuân thủ quy định Luật Doanh nghiệp năm 2005 69 e) Tiếp tục đữy mạnh cổ phần hóa và hạn chế phát triển mô hình Tập đoàn kinh tế 69 f) Nâng cao hiệu quả thực hiện quyền chủ sở hữu Nhà nước 71 2. Đ ố i với doanh nghiệp 72 a) Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật 73 b) Tích cực, chủ động giám sát việc thực thi của các cơ quan Nhà nước 73 c) Đào tạo nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp 74 ả) Nâng cao vị thế và vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp 75 e) Đổi mới và hoàn thiện quy chế quản lý nội bộ doanh nghiệp 75 KẾT LUẬN 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Bộ K H & Đ T : Bộ Kế hoạch và Đầu tư CIEM : Viện Quản lý Kinh tế Trung Ương Công ty TNHH : Công ty Trách nhiệm Hữu hạn DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNTN : Doanh nghiệp tư nhân ĐTNN : Đầu tư nước ngoài ĐKKD : Đăng ký kinh doanh MFN : Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc NT : Nguyên tắc đối xử quốc gia Sở K H & Đ T : Sở Kế hoạch và Đầu tư TĐKT : Tập đoàn kinh tế UBND : Uy ban nhân dân WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới XHCN : Xã hội ch nghĩa Ì
  6. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp là m ộ t tổ chức quan trọng trong nền k i n h t ế của m ỗ i quốc gia. Do vậy cần có những quy định cớ thể về thành lập, tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Luật pháp các nước khác nhau quy định về doanh nghiệp không giống nhau. Ở V i ệ t Nam sau Đ ạ i h ộ i Đ ả n g V I thực hiện cơ c h ế k i n h t ế nhiều thành phần cùng với việc ban hành m ộ t loạt các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp như Luật Công ty n ă m 1990, Luật Doanh nghiệp n ă m 1999 đã từng bước xác lập cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và thành lập các hình thức tổ chức kinh doanh. T u y luật doanh nghiệp n ă m 1999 được đánh giá là rất thành công trong việc thể c h ế hóa quyền t ự do k i n h doanh nhưng m ớ i chỉ đánh thức được k h u vực tư nhân trong nước. N h ằ m t h u hút v ố n đầu tư và thực hiện cam kết quốc t ế về xây dựng môi trường k i n h doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, Quốc h ộ i đã ban hành Luật Doanh nghiệp n ă m 2005 có hiệu lực ngày 1/7/2006. Sau gần ba n ă m thi hành Luật Doanh nghiệp n ă m 2005 bên cạnh những tác động tích cực, cũng xuất hiện nhiều vấn đề đặt ra trong quá trình thực t h i đạo luật này. Xuất phát từ thực trạng thực t h i luật doanh nghiệp tại Việt Nam tôi x i n chọn vấn đề: "Những vấn đề đặt ra đối với việc thục thi Luật Doanh nghiệp năm 2005" làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mớc đích nghiên cứu M ớ c đích nghiên cứu của khóa luận là: - L à m rõ những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp, pháp luật doanh nghiệp hiện hành tại V i ệ t Nam. - Phân tích những vấn đề đặt ra trong quá trình thực t h i Luật Doanh nghiệp n ă m 2005 tại V i ệ t Nam. - Đ ề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thực t h i Luật Doanh nghiệp n ă m 2005. 2
  7. 3. Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu - Đ ố i tượng nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp là những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, pháp luật doanh nghiệp và thực t h i Luật Doanh nghiệp n ă m 2005. - Phạm v i nghiên cứu của đề tài là thực thi Luật Doanh nghiệp n ă m 2005 tại V i ệ t Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của khóa luận là thu thập các d ữ liệu, tổng hợp, so sánh và phân tích để làm rõ những vấn đề đặt ra đối v ớ i thực t h i Luật Doanh nghiệp n ă m 2005, t ừ đó đề xuất một số giầi pháp. 5. Kết câu khóa luận Ngoài lời m ở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khầo, danh mục c h ữ viết tắt khóa luận gồm ba chương. Chương ì: Những vấn đề cơ bản về pháp luật doanh nghiệp. Chương li: Thực trạng thục thỉ Luật Doanh nghiệp năm 2005. Chương UI: Giải pháp đảm bảo thực thi Luật Doanh nghiệp năm 2005. 3
  8. C H Ư Ơ N G ì: NHŨNG VẤN Đ Ể cơ BẢN VỀ PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP ì. TỔNG QUAN VẾ DOANH NGHIỆP V À PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP Doanh nghiệp là chủ thể quan trọng của nền k i n h tế. Sự phát triển k i n h t ế của từng quốc gia phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của từng doanh nghiệp. Thông thường luật pháp các nước không đưa khái n i ệ m chung về doanh nghiệp m à chỉ đưa ra khái n i ệ m pháp lý về từng loại hình doanh nghiệp cụ thể. 1. Tổng quan về doanh nghiệp a) Khái niệm doanh nghiệp Ở V i ệ t N a m một nền k i n h tế chuyến đổi cũng đưa ra m ộ t số quan điểm về khái n i ệ m doanh nghiệp củariêngmình. T r o n g từ điển Tiêng V i ệ t thì khái n i ệ m doanh nghiệp đưảc xác định rất đơn giản "là đơn vị k i n h doanh, như xí nghiệp, công ty..." đây là cách hiểu mang tính chất liệt kê chưa bao quát đưảc bản chất của doanh nghiệp. T ừ sau Đ ạ i h ộ i Đ ả n g V I thực hiện chính sách đ ổ i m ớ i nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng X H C N , chủ động h ộ i nhập k i n h tế quốc tế thì thuật ngữ công ty đưảc g h i nhận trong Luật Đ ầ u tư N ư ớ c ngoài n ă m 1987. Khái n i ệ m doanh nghiệp đã đưảc quy định lần đầu tiên trong Luật Công t y n ă m 1990: "Doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh được thành lập nhâm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doa>ìlì"(Khoản 2 Điều 3). Theo cách hiểu này thì khái n i ệ m doanh nghiệp có n ộ i h à m rất rộng có nghĩa là tất cả các chủ thể có nghề nghiệp k i n h doanh đưảc xác lập tư cách hảp pháp đều là doanh nghiệp. Trong Hiến pháp n ă m 1992 điều 16 q u y định "Mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước là làm cho dân ẹ/ài/ nước mạnh đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng m i năng lực sàn xuất, phát huy m i tiềm năng của các thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản rư nhân và kinh tế tư bản Nhà nước dưới m i hình thức, thúc đẩy xây dựng cơ sở vật chất 4
  9. kỹ thuật, mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật và giao lưu với thị trường thế giới". Như vậy khái niệm doanh nghiệp cũng được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 cụ thể là có rất nhiều chủ thể kinh doanh (còn gọi là đơn vị kinh doanh) tham gia thực hiện các hoạt động kinh doanh của nền kinh tế nhiều thành phần. Nhóm chủ thể kinh doanh quan trọng nhất và là đối tượng điều chỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Sau đó tại Khoản Ì Điều 3 Luật Doanh nghiệp năm 1999 quy định "Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thặc hiện các hoạt động kinh doanh". Như vậy chỉ có nhồng chủ thể kinh doanh thỏa mãn nhồng điều kiện nhất định mới có tư cách doanh nghiệp. Doanh nghiệp là chủ thể kinh doanh bao gồm doanh nghiệp tư nhân (DNTN) và các công ty quy định trong Luật Doanh nghiệp, công ty Nhà nước trong Luật DNNN, doanh nghiệp có vốn Đ T N N thì quy định theo Luật Đ T N N tại Việt Nam. Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng đưa ra khái niệm doanh nghiệp tại Khoản Ì Điều 4 tương tự như khái niệm doanh nghiệp được đề cập trong Luật Doanh nghiệp năm 1999 nhưng áp dụng thống nhất cho 4 loại hình cơ bản của doanh nghiệp đó là công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và DNTN. Có thể thấy rằng dù có nhiều khái niệm khác nhau về doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp vẫn có nhiều đặc điểm chung như đều là cơ sở sản xuất kinh doanh, mục đích hoạt động chủ yếu là hoạt động kinh doanh... b) Những đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp Để hiểu đúng về khái niệm doanh nghiệp thì cần xác định các dấu hiệu, các thuộc tính thể hiện bản chất pháp lý của doanh nghiệp. Bản chất pháp lý của các loại hình doanh nghiệp ở nước ta hiện nay không hoàn toàn giống nhau nhưng đều có nhồng đặc điểm cơ bản sau đây: 5
  10. Thứ nhất: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổ n định. Tên riêng là yếu t ố hình thức nhưng là dấu hiệu đầu tiên để xác định tư cách chủ thể độc lập của doanh nghiệp và là cơ sở phân biệt chủ thể trong m ố i quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau và v ớ i ngưựi tiêu dùng. Doanh nghiệp là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất vật chất thì phải dựa trên yếu t ố về tư liệu sản xuất và lao động. M u ố n hoạt động k i n h doanh thì doanh nghiệp nào cũng phải có v ố n k i n h doanh, có tài sản; trong m ộ t số trưựng hợp nhất định phải có vốn ban đầu (vốn điều lệ) thấp hơn mức v ố n theo quy định của pháp luật (vốn pháp định). Thứ hai: Doanh nghiệp là tổ chức k i n h t ế được thành lập theo q u i định của pháp luật m à thông thưựng là phải làm t h ủ tục đăng ký k i n h doanh v ớ i cơ quan N h à nước có thẩm quyền. Thứ ba: M ụ c đích của doanh nghiệp là nhằm mục đích k i n h doanh. Đ â y là điểm khác biệt cơ bản giữa doanh nghiệp v ớ i các cơ quan tổ chức không được g ọ i là doanh nghiệp. K i n h doanh được hiểu là "việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường vì mục đích sinh l i" (Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp n ă m 2005). Theo nghĩa thông thưựng thì các doanh nghiệp phải được quan niệm là c h ủ thể hoạt động vì mục đích l ợ i nhuận. Tuy nhiên ở V i ệ t N a m hiện nay có nhiều tổ chức k i n h t ế hoạt động không vì mục đích l ợ i nhuận nhưng vẫn được coi là doanh nghiệp đó là các doanh nghiệp N h à nước hoạt động công ích. Thứ tư: Doanh nghiệp phải là chủ thể hạch toán k i n h doanh độc lập có nghĩa là chủ thế tự quyết định việc t h u chi tài chính và tự chịu trách n h i ệ m về kết quả kinh doanh hoạt động của mình. Thứ năm: Doanh nghiệp phải là t ổ chức k i n h tế được thành lập và hoạt động dưới hình thức pháp lý nhất định do pháp luật quy định. Hình thức pháp lý của doanh nghiệp được quy định cụ thể trong các luật về doanh nghiệp như công ty T N H H , công t y cổ phần, công t y hợp danh và D N T N . 6
  11. 2. Khái niệm về pháp luật doanh nghiệp a) Hệ thông các quy định vê pháp luật doanh nghiệp H ệ thống các quy định về pháp luật doanh nghiệp là khái n i ệ m chỉ toàn bộ các bộ phận cấu thành có m ố i quan hệ v ớ i nhau theo những nguyên tắc pháp lý nhất định tạo nên chỉnh thể pháp luật về doanh nghiệp. H ệ thống các quy định về pháp luật về doanh nghiệp cần được tiếp cận từ hai phương diện là hệ thống cấu trúc bên trong và hệ thống văn bản về doanh nghiệp. 1 H ệ thống văn bản pháp luật về doanh nghiệp theo pháp luật các nước được thống kê rất phong phú và đa dạng cả về tên gởi, đối tượng, phạm v i điều chỉnh. Tại Hoa kỳ quốc gia tiêu biểu cho hệ thống pháp luật C o m m o n law, hệ thống văn bản pháp luật về doanh nghiệp có sự khác nhau giữa các bang. Trên cơ sở H i ế n pháp và các luật liên bang, các bang có thể thông qua các luật về doanh nghiệp áp dụng cho bang của mình. về hình thức hợp danh có các luật như Luật Hợp danh thống nhất (Uniíorm Partnership A c t ) n ă m 1914 sửa đ ổ i n ă m 1992; Luật Hợp danh Hữu hạn thống nhất (Uniíbrm L i m i t e d Partnership Act) n ă m 1976 sửa đổi n ă m 1985. Đ ố i với công ty thông thường ở M ỹ m ỗ i bang đều có luật riêng. T u y các luật ở m ỗ i bang có thể có những n ộ i dung khác nhau nhưng có tới 32 bang áp dụng những n ộ i dung chủ yếu của Luật mẫu về công t y k i n h doanh ( M o d e l Business Corporation A c t ) do Hiệp h ộ i luật sư Hoa Kỳ soạn thảo sửa đ ổ i n ă m 1976. Pháp luật A n h ảnh hưởng đến nhiều nước trên t h ế g i ớ i như úc, H ồ n g Rông, Canada... vốn trước đây là thuộc địa của A n h đã tiếp nhận và không m u ố n từ bỏ hệ thống pháp luật A n h vì đây là hệ thống pháp luật này vừa có tính m ề m dẻo vừa mang tính thực tiễn. về hình thức hợp danh thì phải kể đến 1 Đồng Ngởc Ba, Cơ sở lý luận và thực tiền của việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp à Nam, LATS.H2005.tr 55-61. 7
  12. Luật Hợp danh n ă m 1890 của Vương quốc A n h và Luật Công t y n ă m 1844 quy định cụ thể về Đ K K D của các doanh nghiệp. H ệ thống pháp luật Châu  u lục địa tiêu biểu là Đ ứ c và Pháp ảnh hưởng đến pháp luật của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... Tại Đ ứ c những vấn đề chung về doanh nghiệp được quy định trong Bộ luật Dân sử n ă m 1896 và Bộ luật Thương mại n ă m 1897 về các vấn đề tổ chức và hoạt động của công ty hợp danh, công t y hợp danh hữu hạn. Ngoài r a còn có Luật về công ty hợp danh của những người hành nghề tử do (25/6/1994); Luật về công t y T N H H 1892 sửa đ ổ i n ă m 1980; Luật công t y cổ phần 6/9/1965 sửa đổi ngày 12/6/2003. Tại Pháp có Bộ luật Thương mại n ă m 1807 đã thể chế hóa quy định về tử do hoạt động k i n h doanh và Luật Công t y Thương mại n ă m 1966. H ệ thống pháp luật doanh nghiệp theo cấu trúc bên trong là hệ thống pháp luật được cấu thành bởi các quy phạm, các c h ế định pháp luật liên quan đến vấn đề t ổ chức doanh nghiệp. Bao g ồ m những quy định về bản chất pháp lý của loại hình doanh nghiệp; quy định về thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh; quy định về tổ chức quản lý doanh nghiệp; quy định về cấu trúc vốn doanh nghiệp; quy định về tổ chức l ạ i doanh nghiệp; quy định về giải thể doanh nghiệp. H ệ thống pháp luật về doanh nghiệp trong trường hợp này phụ thuộc chặt chẽ vào quan điểm pháp luật doanh nghiệp của m ỗ i quốc gia. Ớ V i ệ t N a m trong giai đoạn đầu phát triển pháp luật về doanh nghiệp cũng dửa vào tính chất sở hữu nên hệ thống pháp luật về doanh nghiệp bao g ồ m các chế định cơ bản là pháp luật về doanh nghiệp N h à nước; pháp luật về doanh nghiệp tư nhân (bao g ồ m cả doanh nghiệp cá nhân và công t y ) ; pháp luật về doanh nghiệp có v ố n đầu tư nước ngoài. Sau đó hệ thống các quy định pháp luật về doanh nghiệp tiến tới thống nhất các loại hình doanh nghiệp bằng việc ban hành Luật Doanh nghiệp n ă m 2005. 8
  13. b) Pháp luật doanh nghiệp Việt Nam So với pháp luật của m ộ t số nước trên t h ế giới thì V i ệ t N a m ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh việc thành lập cũng như hoạt động của doanh nghiệp diễn ra khá muộn. Chỉ sau k h i có chính sách đổi m ớ i thì Pháp luật về doanh nghiệp m ớ i được xây dựng và điều chỉnh vấn đề tổ chức và thành lập doanh nghiệp phù hợp v ớ i cơ c h ế thị trưầng. Nhìn chung, pháp luật về doanh nghiệp ở nước ta trải qua các giai đoạn: trước n ă m 1990, từ 1990 đến 1999 và n ă m 1999 đến n a y . 2 • Giai đoạn trước năm 1990 Doanh nghiệp thuộc các thành phần k i n h tế khác nhau ra đầi không đồng thầi, đang trong quá trình phát triển và từng bước hoàn thiện. Q u á trình phát triển của các loại hình doanh nghiệp cũng là quá trình phát triển từng bước đối với pháp luật về thành lập và quản lý doanh nghiệp. Trong thầi kỳ của cơ c h ế k i n h t ế k ế hoạch hóa tập trung thì việc thực hiện các hoạt động k i n h tế chỉ có các đơn vị k i n h t ế thuộc thành phần k i n h t ế X H C N v ớ i các xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã sản xuất. Lúc này các văn bản dưới luật đều được xây dựng dựa trên ý chí k ế hoạch của N h à nước nhằm điều chỉnh toàn diện từ việc thành lập, tổ chức b ộ m á y nhân sự, quản lý m ọ i hoạt động đầu vào, đầu ra của các đem vị k i n h tế này. Tại Đ ạ i h ộ i Đ ả n g V I , Đ ả n g quyết định đ ổ i m ớ i cơ c h ế quản lý k i n h tế, bắt đầu thừa nhận nền k i n h t ế nhiều thành phần. Sau m ộ t n ă m thì Luật Khuyến khích Đ ầ u tư N ư ớ c ngoài n ă m 1987 được ban hành cùng v ớ i việc Quốc h ộ i V i ệ t N a m thông qua Luật Công t y và Luật D N T N vào cuối n ă m 1990 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xuất hiện và phát triển từng bước các loại hình doanh nghiệp của dân doanh dưới hình thức cổ phần, T N H H tư nhân. N ề n k i n h t ế nước ta bước đầu hình thành và hoạt động theo m ô hình k i n h t ế nhiều thành phần đồng thầi chủ động m ở cửa, h ộ i nhập k i n h tế quốc t ế thông 2 Chù biên. TS Nguyễn Đình Toàn, Giáo ninh pháp luật kinh tế, NXB Đại học KTQD Hà Nôi 2008, Tr 37-43. 9
  14. qua việc khuyến khích đầu tư quy định tại Luật K h u y ế n khích Đ ầ u tư N ư ớ c ngoài. • Giai đoạn 1990 đến 1999 Luật Công ty n ă m 1990 và được sửa đổi bổ sung n ă m 1994 là đạo luật đầu tiên trong hệ thống pháp luật về doanh nghiệp tại V i ệ t N a m chính thức thừa nhận quyền k i n h doanh của các tổ chức, cá nhân có nguồn gốc sở hữu tư nhân. Tuy nhiên phạm v i điều chụnh của luật này còn rất hẹp chụ quy định hai loại hình công t y là công t y cổ phần và công ty T N H H hai thành viên, quyền thành lập doanh nghiệp bị hạn chế, thủ tục thành lập phức tạp... Điều này không phù hợp với x u t h ế phát triển của h ộ i nhập k i n h tế quốc tế. D o đó tất yếu ban hành Luật Doanh nghiệp n ă m 1999. Tuy nhiên luật này không điều chụnh loại hình D N N N m à sẽ được q u y định tại Luật D N N N n ă m 1995. N h ư vậy pháp luật doanh nghiệp được biểu hiện để điều chụnh các loại hình doanh nghiệp chia theo nguồn gốc tài sản đầu tư và thuộc nhiều văn bản khác nhau. Điều này đã bộc l ộ nhiều bất cập vì có sự trùng lặp k h i q u y định về cùng một m ô hình tổ chức, quy định không thống nhất, có sự phân biệt đối x ử giữa nhà đầu tư trong nước thuộc các thành phần k i n h tế khác nhau và nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. • Giai đoạn từ 1999 đến nay Luật Doanh nghiệp n ă m 1999 là bước phát triển m ớ i c ủ a pháp luật về D N T N chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu h ộ i nhập k i n h tế quốc t ế đặc biệt là cam kết để gia nhập tổ chức thương mại t h ế giới W T O theo nguyên tắc N T và M F N nên việc cần có m ộ t đạo luật về doanh nghiệp mang tính nguyên tắc và thống nhất hơn. Pháp luật về doanh nghiệp cần bảo vệ hơn nữa l ợ i ích c ủ a nhà đầu tư và doanh nghiệp. Đ ồ n g thời tạo cơ sở pháp lý để thực hiện những cam kết trong Điều ước quốc t ế m à V i ệ t N a m ký kết và gia nhập. L u ậ t Doanh nghiệp được Quốc h ộ i thông qua ngày 29/11/2005 đồng thời v ớ i luật đầu tư có 10
  15. hiệu lực vào ngày 1/7/2006. Luật Doanh nghiệp là đạo luật điều chinh chung việc thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp. l i . T Ổ N G Q U A N V Ề L U Ậ T DOANH NGHIỆP N Ă M 2005 Luật Doanh nghiệp n ă m 2005 được Quốc h ộ i khóa I X , kỳ h ọ p t h ứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 có hiệu lực kể từ ngày Ì tháng 7 n ă m 2006. 1. Tính tất yếu ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 M ụ c đích của việc ban hành Luật Doanh nghiệp n ă m 2005 xuịt phát t ừ thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp n ă m 1999 còn nhiều bịt cập, t ừ đó có nhiều đổi m ớ i trong các quy định bổ sung cho Luật Doanh nghiệp n ă m 1999. a) Thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp năm 1999 và các vướng mắc tồn tại Trong quá trình thực t h i t ừ n ă m 2000 đến n ă m 2005 cùng v ớ i những chính sách đổi m ớ i thì Luật Doanh nghiệp n ă m 1999 đã mang lại những thay đổi đáng kể trong phát triển k i n h tế xã h ộ i V i ệ t N a m thể hiện ở những điểm sau: 3 Thứ nhất là m ọ i công dân đều được hưởng quyền t ự do k i n h doanh những ngành nghề m à pháp luật không cịm. Đ â y là tác động tích cực vì góp phần m ở rộng tự do cho việc tổ chức k i n h doanh, khai thác t i ề m năng của V i ệ t Nam và d ỡ bỏ những hạn chế cản trở tư duy sáng tạo trong k i n h doanh tạo r a sự thay đổi tích cực trong quan điểm xã h ộ i về doanh nhân và doanh nghiệp. Đ ồ n g thời góp phần khuyến khích tinh thần k i n h doanh, ý chí làm giàu cho bản thân và cho địt nước, củng c ố và tăng thêm lòng t i n của người đầu tư và kinh doanh vào đường l ố i đổi m ớ i của Đảng, luật pháp và chính sách của N h à nước. Thứ hai góp phần giải phóng sức sản xuịt và thúc đẩy tăng trưởng k i n h tế, tăng k i m ngạch xuịt khẩu, tăng thu ngân sách, tạo việc làm xóa đói g i ả m nghèo và giải quyết các vịn đề xã h ộ i khác. Theo số l i ệ u thống kê của Cục li
  16. phát triển doanh nghiệp n h ỏ và vừa ( D N N V V ) của Bộ K H & Đ T đã có 160.672 doanh nghiệp đăng ký k i n h doanh trong giai đoạn từ n ă m 2000-2005 tăng gấp 3.3 so với tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập trong giai đoạn 1991-1999. Số doanh nghiệp đăng ký trung bình bằng khoảng 6 lần so với trung bình hằng n ă m giai đoạn n ă m 1991-1999. Ngoài ra, có hàng chục chi nhánh, vãn phòng đại diện và khoảng hơn 2 triệu h ộ k i n h doanh cá thể đang hoạt động trên toàn lãnh thổ V i ệ t Nam. N h ỷ mức tăng trưởng của doanh nghiệp dân doanh, tỷ trọng đầu tư của dân cư và doanh nghiệp trong nước trong tổng đầu tư của cả nước đã tăng 2 2 . 6 % n ă m 2000 lên 32.3 % n ă m 2005. Thứ ba góp phần thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển nền k i n h t ế thị trưỷng định hướng X H C N bằng việc đơn giản hóa thủ tục thành lập, bãi b ỏ hàng trăm giấy phép con và quy định pháp luật không còn phù hợp về điều k i ệ n đăng ký kinh doanh và thiết lập m ộ t hệ thống văn bản m ớ i hướng dẫn t h i hành. L u ậ t doanh nghiệp đã thực sự tạo ra bước đột phá trong cải cách hành chính, góp phần hạn chế tham nhũng, nâng cao đáng kê tính nhất quán, thống nhất, m i n h bạch và bình đẳng của khuôn k h ổ pháp luật về k i n h doanh của nước ta, tạo r a một sân chơi bình đẳng, không phân biệt đối x ử v ớ i tất cả loại hình doanh nghiệp. Điều này cũng thúc đẩy thị trưỷng hàng hóa dịch vụ m à cả thị trưỷng vốn, thị trưỷng lao động và thị trưỷng bất động sản. Những thay đổi tích cực của hệ thống pháp luật cho doanh nghiệp và việc thừa nhận quyền tự do k i n h doanh đã tạo điều kiện tích cực để V i ệ t N a m chủ động h ộ i nhập vào nền k i n h tế t h ế giới. Thứ tư góp phần đổi m ớ i cơ bản phương pháp và công cụ quản lý N h à nước đối v ớ i doanh nghiệp. Phương thức quản lý N h à nước theo hướng k i ể m tra, k i ể m soát là chủ yếu đang từng bước được thay đổi bằng phương thức hợp tác. C h ế độ tiền k i ể m dần được chuyển sang hậu kiểm. ' Hoàng Long, Nhìn lại những bước đi của Luật Doanh nghiệp năm ì 999. Tạp chí Thương mai 24 - 2006, Tr 15-16 12
  17. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đạt được thì Luật Doanh nghiệp năm 1999 còn tồn tại nhiề hạn chế cần khắc phục đó là: u s Vê hệ thông cơ quan ĐKKD: Từ các quy định và thực tế cho thấy hệ thống cơ quan Đ K K D chưa được quy định và hình thành một cách rõ ràng về tổ chởc, chưa thành một hệ thống cơ quan độc lập. Mối quan hệ giữa cơ quan trong hệ thống chưa rõ ràng. Phòng Đ K K D cấp tỉnh mới chỉ là một bộ phận trong Sở K H & Đ T , ở cấp huyện chưa có phòng Đ K K D . Cách thởc tổ chởc này đã làm phát sinh một thực tế là sự phối hợp giữa các phòng Đ K K D cấp tính và cấp huyện kém hiệu quả. Ngoài ra, sự phân tán, manh mún, cắt khúc và thiếu tính chuyên nghiệp của cơ quan Đ K K D đã gây cản trở đến việc tra cởu, thống kê về doanh nghiệp của công chúng và Nhà nước. Công việc ở hầu hết các phòng Đ K K D ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nang gần như quá tải do sự hạn chế về biên chế. Thực tế nữa là hoạt động của 64 phòng Đ K K D ở hầu hết tỉnh thành là không đồng nhất. Quy định vềcấp kinh doanh không được thực hiện thống nhất giữa các tỉnh. V Về thủ tục ĐKKD: Trình tự, thủ tục, điề kiện Đ K K D ở một số địa u phương đối với một số ngành nghề vẫn t á với Luật Doanh nghiệp, can thiệp ri hành chính t á pháp luật vào công việc nội bộ của doanh nghiệp vẫn còn xảy ri ra. •/ Về giấy phép kinh doanh: Làm nảy sinh nhiều giấy phép con được trá hình dưới dạng các hình thởc như chấp thuận thông qua và không có tên gọi cụ thể của cơ quan Nhà nước có liên quan. Số giấy phép đó thuộc vào 22 ngành nghề trong đó nhiều nhất là ngành văn hóa thông tin với 41 loại giấy phép. Ngoài ra còn hạn chế trong việc lúng túng trong xử lý vi phạm của doanh nghiệp vì chế tài của ta chưa đủ mạnh, chưa rõ ràng. b) Sự cẩn thiết phải ban hành Luật Doanh nghiệp thông nhất nám 2005 Thực thi luật doanh nghiệp năm 1999 còn nhiều bất cập và khẳng định ở nước ta hệ thống các chế định pháp luật vềloại hình doanh nghiệp vẫn bị chia 13
  18. cắt, tách biệt áp dụng theo thành phần kinh tế. Việc ban hành Luật Doanh nghiệp thống nhất năm 2005 hướng tới mục tiêu cụ thể đó là: 4 - Thể chế hóa đường lối đổi mới và chủ trương chính sách của Đại hội Đảng IX. - Đẩy mạnh thịc hiện nhất quán chủ trương cổ phần hóa và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). - Tiếp tục duy trì, mở rộng và phát triển quyền tị do kinh doanh. - Tiếp tục đổi mới chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, coi việc khuyến khích hướng dẫn và trợ giúp doanh nghiệp là chức năng chính đồng thời bảo đảm cho cơ quan quản lý Nhà nước thịc hiện quyền kiểm tra việc chấp hành luật pháp của doanh nghiệp. - Thịc hiện điều ước quốc tế m à Việt Nam cam kết trong các thỏa thuận song phương và đa phương theo nguyên tắc NT, MFN đế gia nhập vào sân chơi chung của WTO. c) Những điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2005 Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời là sị thay đổi lớn trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam. So với Luật Doanh nghiệp năm 1999 thì Luật Doanh nghiệp năm 2005 có những điểm mới hoàn thiện hơn. 5 • Về phạm vi và đôi tượng điêu chỉnh Trước đây Luật Doanh nghiệp năm 1999 quy định bốn loại hình pháp lý về tổ chức kinh doanh bao gồm công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân chỉ áp dụng đối với khu vịc tư nhân trong nước. Trong khi đó thì DNNN hoạt động theo Luật DNNN năm 2003; doanh nghiệp có vốn Đ T N N thì hoạt động theo quy định của Luật Đ T N N . Luật doanh nghiệp năm 2005 ra đời điều chỉnh rộng hơn về bốn loại hình doanh nghiệp đó 4 Việt Hưng, Luật Doanh nghhiệp năm 2005 -Bước tiến trong cải thiên môi trường kinh doanh Kinh t ế & Dị báo số 1/2006, lĩ. 21. 5 Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu iư-Bước tiên mới quan trọng trong việc hoàn thiện thè chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, CIEM, Trung tâm thông tin và dữ liệu, Tr. 3-10. 14
  19. là công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, DNTN áp dụng thống nhất cho mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đối với công ty Nhà nước thành lập theo luật DNNN năm 2003 thì phải chuyển đổi sang công ty TNHH hoặc công ty cổ phần hoạt động theo quy định cờa Luật Doanh nghiệp năm 2005 (chậm nhất là 4 năm kể từ khi Luật này có hiệu lực). Trong thời hạn chuyển đổi những quy định cờa Luật DNNN năm 2003 vẫn tiếp tục áp dụng nếu Luật Doanh nghiệp năm 2005 không quy định. Đây là điếm mới quan trọng trong việc tạo một mặt bằng pháp lý bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Thực chất cờa việc chuyển đổi doanh nghiệp là hình thức pháp lý quản trị doanh nghiệp chứ không phải chuyển đổi hình thức và sở hữu doanh nghiệp. Mục đích cờa chuyển đổi là đổi mới cơ chế quản lý, phương thức tổ chức, quản trị doanh nghiệp góp phần nâng cao tính tự chờ, tự quyết và xóa bỏ tính ỷ lại cờa các doanh nghiệp vào Nhà nước đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh cờa doanh nghiệp, hiệu quả quản lý và đầu tư vốn cờa Nhà nước. Đối với doanh nghiệp có vốn Đ T N N : Doanh nghiệp có vốn Đ T N N thành lập trước khi luật này có hiệu lực có thể chuyển đổi theo hai cách: + Đăng ký lại, tổ chức quản lý, hoạt động theo luật này; việc đăng ký được thực hiện trong vòng 02 năm kể từ ngày 1/7/2006. + Không đăng ký lại thì doanh nghiệp chỉ được quyền hoạt động trong phạm vi ngành nghề và thời hạn đã ghi trong giấy phép đầu tư và tiếp tục được hưởng ưu đãi theo quy định cờa Chính phờ. • Về quy định đăng ký kinh doanh thì thay đơn đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp năm 1999 thành giấy đề nghị Đ K K D , quy đinh chi tiết hơn về đặt tên doanh nghiệp. Một điểm mới tạo thuận lợi cho đầu tư đó là gắn thờ tục Đ K K D và thờ tục đăng ký đầu tư quy định tại khoản 2 điều 15 Luật Doanh nghiệp năm 2005. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0