intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Sinh lý học người và động vật: Nghiên cứu so sánh khả năng hấp thụ thuốc Omeprazole natri của vật liệu cellulose được tạo ra từ Gluconacetobacter Xylinus nuôi cấy trong một số môi trường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

31
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là so sánh khả năng hấp thụ omeprazole natri của vật liệu cellulose tạo ra từ Gluconacetobacter Xylinus trong một số môi trƣờng nuôi cấy, từ đó ứng dụng vào trong y học nhằm tăng khả năng hấp thụ thuốc omeprazole natri, tăng hiệu quả chữa bệnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Sinh lý học người và động vật: Nghiên cứu so sánh khả năng hấp thụ thuốc Omeprazole natri của vật liệu cellulose được tạo ra từ Gluconacetobacter Xylinus nuôi cấy trong một số môi trường

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN ====== NGUYỄN THỊ THU LAN NGHIÊN CỨU SO SÁNH KHẢ NĂNG HẤP THỤ THUỐC OMEPRAZOLE NATRI CỦA VẬT LIỆU CELLULOSE ĐƯỢC TẠO RA TỪ GLUCONACETOBACTER XYLINUS NUÔI CẤY TRONG MỘT SỐ MÔI TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh lý học người và động vật Hà Nội, 2019
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN ====== NGUYỄN THỊ THU LAN NGHIÊN CỨU SO SÁNH KHẢ NĂNG HẤP THỤ THUỐC OMEPRAZOLE NATRI CỦA VẬT LIỆU CELLULOSE ĐƯỢC TẠO RA TỪ GLUCONACETOBACTER XYLINUS NUÔI CẤY TRONG MỘT SỐ MÔI TRƯỜNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh lý học người và động vật Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN PHÚC HƯNG TS. CAO BÁ CƯỜNG Hà Nội, 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy (cô) Khoa Sinh- KTNN cùng các thầy (cô) tại Viện Nghiên cứu Khoa học và Ứng dụng của Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện và hƣớng dẫn thực hiện các thực nghiệm để hoàn thành đề tài khóa luận: “Nghiên cứu so sánh khả năng hấp thụ thuốc omeprazole natri của vật liệu cellulose được tạo ra từ Gluconacetobacter Xylinus nuôi cấy trong một số môi trường”. Trong suốt quá trình học tập và thực nghiệm có rất nhiều khó khăn. Em rất biết ơn và kính trọng thầy Nguyễn Phúc Hƣng – Giảng viên Đại học Sƣ phạm Hà Nội và thầy Cao Bá Cƣờng- Giảng viên Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Với tinh thần học hỏi và luôn cố gắng nhiều nhất để thực hiện các thực nghiệm và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên, bản thân còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận đƣợc những đóng góp quý báu từ phía thầy (cô) để hoàn thiện khóa luận của mình, cũng nhƣ trau dồi kiến thức và học hỏi kinh nghiệm từ các thầy (cô). Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Lan
  4. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu so sánh khả năng hấp thụ thuốc omeprazole natri của màng cellulose tạo ra từ Gluconacetobacter xylinus lên men từ một số môi trường” là do em nghiên cứu dƣới sự hƣớng dẫn của thầy Nguyễn Phúc Hƣng- Giảng viên Đại học Sƣ phạm Hà Nội và thầy Cao Bá Cƣờng- Giảng viên Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. Khóa luận không có sự sao chép của đề tài khác, đề tài này chƣa từng công bố và hoàn toàn không trùng với công trình nghiên cứu của các tác giả khác. Mọi số liệu là trung thực. Trong đề tài em có trích dẫn tài liệu tham khảo của một số tác giả, em xin phép tác giả đƣợc trích dẫn để bổ sung cho khóa luận của mình. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Lan
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CVK : Cellulose vi khuẩn G. Xylinus : Gluconacetobacter Xylinus MTC : Môi trƣờng chuẩn MTG : Môi trƣờng gạo MTD : Môi trƣờng dừa TĐSH : Tƣơng đƣơng sinh học OD : Mật độ quang phổ.
  6. MỤC LỤC PH N 1. M Đ U ........................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2 3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 2 4. ngh a khoa học và thực tiễn....................................................................... 3 5. Tính mới của đề tài........................................................................................ 3 PH N 2. NỘI DUNG ....................................................................................... 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4 1.1. Vật liệu cellulose tạo ra từ Gluconacetobacter Xylinus............................. 4 1.1.1. Phân loại và đặc điểm của Gluconacetobacter Xylinus. ......................... 4 1.1.2. Cấu trúc của màng cellulose vi khuẩn tạo ra từ Gluconacetobacter Xylinus ............................................................................................................... 5 1.1.3. Tính chất của màng cellulose tạo ra từ Gloconacetobacter Xylinus ...... 6 1.1.4. Chất kích thích sinh trƣởng trong tạo màng. .......................................... 7 1.1.4.1. Cao nấm men........................................................................................ 7 1.1.4.2. Nƣớc dừa già ........................................................................................ 8 1.1.4.3. Nƣớc vo gạo ......................................................................................... 9 1.1.5. Ứng dụng của màng cellulose vi khuẩn .................................................. 9 1.2. Thuốc omeprazole natri............................................................................ 10 1.2.1. Công thức cấu tạo.................................................................................. 10 1.2.2. Lý tính ................................................................................................... 10 1.2.3. Hoá tính ................................................................................................. 10 1.2.4. Dƣợc lý và cơ chế tác dụng ................................................................... 10 1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam ..................................... 12 1.3.1. Trên thế giới .......................................................................................... 12
  7. 1.3.2. Việt Nam ........................................................................................... 13 CHƢƠNG 2. Đ I TƢ NG, PH M VI VÀ PHƢƠNG PH P NGHI N CỨU ................................................................................................................ 14 2.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu. ............................................................ 14 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 14 2.1.2. Nguyên liệu và hóa chất ........................................................................ 14 2.1.3. Thiết bị và dụng cụ............................................................................... 14 2.2. Phạm vi nghiên cứu, địa điểm và thời gian.............................................. 15 2.2.1. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 15 2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 15 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 15 2.3.1. Phƣơng pháp chế tạo vật liệu CVK....................................................... 15 2.3.1.1. Môi trƣờng lên men thu vật liệu CVK ............................................... 15 2.3.1.2. Xử lý vật liệu CVK trƣớc khi hấp thụ thuốc...................................... 17 2.3.1.3. Đánh giá độ tinh khiết của vật liệu CVK ........................................... 17 2.3.2. Phƣơng pháp dựng đƣờng chuẩn của thuốc Omeprazole natri ............. 18 2.3.3. Phƣơng pháp xác định lƣợng thuốc omeprazole natri hấp thụ vào màng cellulose ................................................................................................. 19 2.3.4. Xử lý thống kê ....................................................................................... 21 CHƢƠNG 3. K T QU NGHI N CỨU VÀ TH O LUẬN ........................ 22 3.1. Kết quả tạo các loại vật liệu CVK thô ..................................................... 22 3.1.1. Tạo màng cellulose vi khuẩn của Gluconacetobacter Xylinus trong ba môi trƣờng. ................................................................................................. 22 3.1.2. Thu màng cellulose vi khuẩn thô tạo ra từ Gluconacetobacter Xylinus trong ba môi trƣờng............................................................................ 22 3.2. Xử lí màng thô trƣớc khi hấp thụ thuốc omeprazole natri ...................... 23
  8. 3.2.1. Thí nghiệm xử lí màng thô .................................................................... 23 3.2.2. Kiểm tra độ tinh khiết của màng cellulose vi khuẩn............................. 24 3.3. Kết quả dựng đƣờng chuẩn của omeprazole natri .................................. 25 3.4. Kết quả khả năng hấp thụ thuốc omeprazole natri ở cả ba môi trƣờng ... 26 3.4.1. Kết quả giá trị OD trung bình của dung dịch omeprazole sau khi đã tiến hành hấp thụ thuốc tại 2h (n=3) ở cả 3 loại môi trƣờng..................... 26 3.4.2. Kết quả lƣợng thuốc hấp thụ vào các màng cellulose vi khuẩn tại thời điểm 2h..................................................................................................... 28 K T LUẬN VÀ KI N NGH ......................................................................... 32 Kết luận ........................................................................................................... 32 Kiến nghị ......................................................................................................... 32 DANH MỤC C C TÀI LIỆU THAM KH O............................................... 33
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Cấu trúc của màng cellulose vi khuẩn .............................................. 6 Hình 1.2. Công thức cấu tạo thuốc omeprazole .............................................. 10 Hình 3.1a. Màng cellulose đƣợc nuôi cấy trong môi trƣờng nƣớc dừa già .... 22 Hình 3.1b. Màng cellulose đƣợc nuôi cấy trong môi trƣờng nƣớc vo gạo ..... 22 Hình 3.1c. Màng cellulose đƣợc nuôi cấy trong môi trƣờng chuẩn ............... 22 Hình 3.2. Màng có độ dày 0,5cm .................................................................... 23 Hình 3.3. Màng có độ dày 1cm ....................................................................... 23 Hình 3.4. Màng tinh khiết thu đƣợc sau khi xử lí màng thô lần lƣợt có độ dày là 1cm và 0,5cm. ...................................................................... 24 Hình 3.5. Kết quả sự hiện diện của đƣờng glucose ........................................ 24 Hình 3.6. Bƣớc sóng quét phổ của thuốc omeprazole natri ........................... 25 Hình 3.7. Phƣơng trình đƣờng chuẩn của thuốc omeprazole natri ................. 26 Hình 3.8. Hấp thụ thuốc ở trên máy lắc .......................................................... 27
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần cao nấm men ................................................................. 7 Bảng 1.2. Thành phần dinh dƣỡng của nƣớc dừa già. ...................................... 8 Bảng 1.3. Thành phần dinh dƣỡng của nƣớc vo gạo ........................................ 9 Bảng 2.1. Môi trƣờng lên men tạo vật liệu CVK ............................................ 16 Bảng 2.2. Các thí nghiệm cần làm để tìm ra điều kiện tốt nhất. ..................... 20 Bảng 3.1. Mật độ quang (OD) của dung dịch omeprazole natri ở các nồng độ ............................................................................................ 25 Bảng 3.2. Giá trị OD trung bình của dung dịch omeprazole natri sau khi đã tiến hành hấp thụ thuốc tại 2h (n=3) ở cả 3 loại môi trƣờng. ... 27 Bảng 3.3. Lƣợng thuốc hấp thụ vào các loại màng cellulose vi khuẩn tại thời điểm 2h .................................................................................... 28
  11. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. L do chọn đ tài Các bệnh liên quan đến đƣờng tiêu hóa rất nguy hiểm, trong đó có bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Hàng năm, có tới 4 triệu ngƣời trên thế giới chịu ảnh hƣởng của bệnh loét dạ dày – tá tràng [12]. Thực sự là sức khỏe của chúng ta đang bị đe dọa. Tỷ lệ viêm loét dạ dày – tá tràng khá ổn định ở các nƣớc Tây Âu trong vài thập kỉ và đƣợc báo cáo tỷ lệ mắc hàng năm là 4-11 trên 100.000 ngƣời [12, 11]. miền Bắc Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh ƣớc tính 5-7 % dân số. Tỷ lệ các biến chứng gặp phải ở 10-20 % bệnh nhân và có 2-14 % bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng chuyển sang giai đoạn thủng dạ dày gây đe dọa tính mạng và có thể dẫn đến tử vong [11] vì thế, chúng ta cần phát hiện bệnh từ sớm để kịp thời chữa trị đúng cách. Thuốc omeprazole natri thƣờng đƣợc sử dụng để điều trị trào ngƣợc dạ dày - thực quản; loét dạ dày – tá tràng; hội chứng Zollinger – Ellison. Thời gian điều trị thƣờng kéo dài, có thể tới 8 tuần. Khi uống lần đầu tiên thì sinh khả dụng đạt khoảng 35% và ở những liều sau đạt tới trên 60% [1]. Hầu hết các tài liệu chỉ cho biết thuốc có tác dụng sau khoảng 3-6 giờ nhƣng không công bố thời gian đạt tới nồng độ thuốc tối đa sau khi uống. Do vậy, việc thiết kế chƣơng trình lấy mẫu cho các chế phẩm này tƣơng đối khó khăn. Công thức và kỹ thuật bào chế các chế phẩm sẽ đánh giá chất lƣợng điều trị của các sản phẩm thuốc omeprazole natri. Omeprazole natri là dƣợc chất nhóm ức chế bơm proton. Trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, thuốc đƣợc dùng từ sớm và phổ biến, hiệu quả cao. Trong môi trƣờng acid, omeprazole natri rất dễ bị thủy phân nên các chế phẩm có chứa omeprazole natri dùng đƣờng uống chủ yếu đƣợc điều chế dƣới dạng viên nén hay nang cứng pellet bao tan trong ruột [9]. Tuy nhiên, khả năng hòa tan của omeprazole natri lại thấp khiến hiệu quả điều trị bị giảm. Ngoài ra, trong thời gian sử dụng thuốc xuất hiện các tác dụng phụ nhƣ: phát ban, sốt, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, sƣng mặt, môi, lƣỡi, khó thở,… Cellulose vi khuẩn (CVK) đƣợc tạo ra bởi vi khuẩn Gluconacetobacter xylinus có cấu trúc hóa học rất giống cellulose của thực 1
  12. vật. CVK đƣợc ứng dụng rộng rãi trong nhiều l nh vực công nghệ do màng có các tính chất hóa lý đặc biệt nhƣ đƣờng kính sợi nhỏ (cỡ nanomet), độ tinh khiết cao, độ polymer hóa lớn, độ bền cơ học và khả năng thấm hút nƣớc cao,… Trong l nh vực y học, CVK đã đƣợc nghiên cứu dùng làm tá dƣợc, mặt nạ chăm sóc da, mạch máu nhân tạo, màng sinh học trị bỏng và đặc biệt sử dụng làm hệ vận tải và phân phối thuốc. Kết quả nghiên cứu khác cho thấy CVK đƣợc lên men từ môi trƣờng chuẩn có tiềm năng làm hệ vận tải và phân phối thuốc qua đƣờng uống [12]. Nhằm khắc phục những hạn chế của thuốc và tăng khả năng hấp thụ của thuốc qua màng sinh học, qua đó nâng cao hiệu quả điều trị bệnh viêm loét dạ dày nên tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu so sánh khả năng hấp thụ thuốc omeprazole natri của vật liệu cellulose tạo ra từ Gluconacetobacter Xylinus nuôi cấy trong một số môi trường”. 2. Mục đ ch nghiên cứu So sánh khả năng hấp thụ omeprazole natri của vật liệu cellulose tạo ra từ Gluconacetobacter Xylinus trong một số môi trƣờng nuôi cấy, từ đó ứng dụng vào trong y học nhằm tăng khả năng hấp thụ thuốc omeprazole natri, tăng hiệu quả chữa bệnh. 3. Nội dung nghiên cứu - Tạo màng CVK từ 3 môi tƣờng chuẩn (MTC), nƣớc dừa già (MTD) và (MTG) nƣớc vo gạo. - Xử lí màng trƣớc khi hấp thụ thuốc. - Xác định lƣợng CVK tạo thành. - Hấp thụ thuốc omeprazole natri qua 3 loại màng chuẩn, màng dừa và màng gạo. - So sánh khả năng hấp thụ thuốc omeprazole natri của vật liệu cellulose tạo ra từ Gluconacetobacter Xylinus trong MTC, MTD, MTG. 2
  13. 4. ngh a khoa học và th c tiễn 4.1. n o - Trau dồi tri thức khoa học thông qua tiến trình làm thí nghiệm và kết quả thu đƣợc. - Cơ sở để nghiên cứu những đề tài khoa học có liên quan, qua đó nâng cao tính ứng dụng của đề tài vào thực tiễn. 4.2. n t t n Kết quả nghiên cứu đề tài là cở sở để nghiên cứu chuyên sâu hơn nhằm hƣớng tới việc áp dụng vào thực tế sản xuất. Tìm ra màng hấp thụ thuốc tốt nhất nhằm tăng hiệu quả chữa bệnh. 5. T nh mới của đ tài Cung cấp các dữ liệu khoa học về khả năng hấp thụ thuốc omeprazole natri của vật liệu cellulose tạo ra từ Gluconacetobacter xylinus nuôi cấy trong một số môi trƣờng. 3
  14. PHẦN 2. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vật liệu cellulose tạo ra từ Gluconacetobacter Xylinus 1.1.1. P ân loạ và đặ đ ểm của Gluconacetobacter Xylinus Phân loại: Cellulose vi khuẩn là sản phẩm của một số loài vi khuẩn nhƣ: Acetobacter, Achromobacter, Agrobecterium, Gluconacetobacter. Trong đó Gluconacetobacter xylinus cho năng suất cellulose vi khuẩn cao vì thế đƣợc nghiên cứu rộng. Cấu trúc cellulose vi khuẩn phù hợp cho nhiều ứng dụng trong các l nh vực khác nhau [6] Gluconacetobacter xylinus có thể đƣợc phân lập từ các nguồn khác nhau nhƣ từ nƣớc quả, hay từ một số loài thực vật nhƣ lá của cây cọ, từ giấm, từ thạch dừa, từ nấm Kombucha, trà,... Gluconacetobacter Xylinus thụộc nhóm Acetic, chi Acetobacter. Theo khóa phân loại của Bergey, G. xylinus thuộc: Lớp: Schizomycetes Bộ: Pseudomonadales Bộ phụ: Pseudomonadieae Họ: Pseudomonadaceae Đặc điểm của G. xylinus: Có dạng hình que, thẳng hay hơi cong, kích thƣớc ngang khoảng 0,6 - 0,8 µm, dài khoảng 2-3 µm. Vi khuẩn gram âm, không sinh bào tử, không di động, sắp xếp riêng rẽ đôi khi xếp thành chuỗi, là loại hiếu khí bắt buộc, có chu mao và sản xuất cellulose ngoại bào [6]. Lƣu ý: Tế bào có thể bị biến đổi hình dạng khi tế bào già hay do điều kiện môi trƣờng nuôi cấy: tế bào dài hơn, phình to ra, phân nhánh hoặc không phân nhánh [6]. Đặc điểm sinh lý của G. xylinus (Jonas et al., 1998): 4
  15. + Oxy hóa ethanol thành acid acetic, CO2, H2O. + Phản ứng catalase dƣơng tính: tạo bọt khí trong dung dịch lên men. + Chuyển hóa glucose thành acid gluconic. + Chuyển hóa glycerol thành dihydroxyaceton. + Không sinh sắc tố nâu. + Tổng hợp cellulose,... Đặc điểm sinh trưởng của G. xylinus: Nhiệt độ tối ƣu để G. xylinus phát triển là từ 250C đến 300C và pH từ 5,4 đến 6,3. Theo Hestrin (1947) thì pH tối ƣu để G. xylinus phát triển là 5,5. nhiệt độ 370C và môi trƣờng dinh dƣỡng tối ƣu thì G. xylinus cũng không phát triển. Theo Maccormide et al. (1996) cho rằng G. xylinus có thể phát triển trong phạm vi pH từ 3 đến 8, nhiệt độ từ 120C đến 350C và có thể phát triển trong môi trƣờng có nồng độ ethanol lên tới 10%. 1.1.2. Cấu trú củ màn ellulose vi khuẩn tạo ra từ Gluconacetobacter Xylinus CVK là sản phẩm của một số loài vi khuẩn, đặc biệt là Gluconacetobacter xylinus. Những chuỗi polyme β-1,4-glucopyranose mạch thẳng tham gia cấu tạo CVK. Những nghiên cứu đã cho thấy cấu trúc hóa học cơ bản của CVK giống cellulose của thực vật, tuy nhiên chúng khác nhau về cấu trúc đại thể[10]. Theo AJ. Brown (1886), cấu trúc của CVK là tập hợp nhiều sợi siêu nhỏ có bản chất là hemicellulose có đƣờng kính 1,5 nm kết hợp với nhau thành bó, nhiều bó hợp thành dãy, mỗi dãy dài khoảng 100 nm, rộng khoảng 3 – 8 nm [6]. 5
  16. Hình 1.1. Cấu trúc của màng cellulose vi khuẩn 1.1.3. Tín ất củ màn ellulose tạo ra từ Gloconacetobacter Xylinus Vật liệu CVK có các tính chất độc đáo nhƣ: độ tinh khiết cao, độ bền dai cơ học lớn, khả năng thấm hút nƣớc cao, có thể bị thủy phân bởi enzyme,... Do đó, CVK đƣợc ứng dụng trong rất nhiều l nh vực công nghệ khác nhau nhƣ: thực phẩm, công nghiệp dệt, mỹ phẩm, công nghệ giấy, công nghệ pin, đặc biệt trong l nh vực y học. Trong y học, vật liệu CVK thu đƣợc từ quá trình nuôi cấy t nh đƣợc nghiên cứu và sử dụng làm da nhân tạo. Brazil, màng CVK ƣớt tinh sạch đƣợc sản xuất và bán ra thị trƣờng nhƣ một loại da nhân tạo dùng đắp vết thƣơng[19]. Trƣờng Đại học Y dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh cũng nghiên cứu sử dụng màng CVK có tẩm dầu mù u làm màng trị bỏng đƣợc thực nghiệm ở thỏ. Kết quả cho thấy rằng màng CVK giúp vết thƣơng mau lành và ngăn không cho vết thƣơng nhiễm trùng [6]. Ngoài ra, sản phẩm CVK còn đƣợc ứng dụng làm màng băng vết thƣơng, trong phẫu thuật, ghép mô, cơ quan [8]. Sau khoảng từ 3 - 7 ngày nuôi cấy trên môi trƣờng rắn, chúng phát triển dần, lúc này chúng có dạng nhỏ, nhày, có màu kem, hơi trong nhƣng đến khoảng một tuần thì khuẩn lạc to, đục, màu cà phê sữa, khô dần. Trên môi trƣờng lỏng sau khoảng 24 giờ nuôi cấy thì xuất hiện một lớp màng dày đục, sau khoảng 36- 38 giờ hình thành một lớp màng trong và ngày càng dày lên. 6
  17. 1.1.4. Chất í t í s n trưởng trong tạo màn Các vitamin cần thiết cho sự tăng trƣởng tế bào và tổng hợp màng cellulose. Vi khuẩn cần chất dinh dƣỡng và chất kích tố tăng trƣởng để sinh trƣởng và phát triển. Nƣớc dừa già và nƣớc vo gạo đáp ứng yêu cầu này. Trong nƣớc dừa già và nƣớc vo gạo có chất dinh dƣỡng và chất kích tố tăng trƣởng nhƣ: sorbitol, myoinositol, vitamin B1, B3, nhóm khoáng chất nhƣ sắt, đồng, kẽm và các acid amin. 1.1.4.1. Cao nấm men Cao nấm men là một sản phẩm đƣợc dùng trong nuôi cấy vi khuẩn. Đây là sản phẩm đã qua chế biến. Cao nấm men bao gồm các thành phần hòa tan của tế bào nấm men và đƣợc sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm nhƣ là hƣơng liệu thực phẩm, chất phụ gia và vitamin bổ sung cũng nhƣ nguồn dinh dƣỡng cho môi trƣờng nuôi cấy vi khuẩn sử dụng trong vi sinh học và công nghệ sinh học. Bảng 1.1. Thành phần cao nấm men Giá trị dinh dưỡng 100g Calo 185kcal Lipid 0,9g Cholesterol 0g Natri 2,962mg Kali 2,100mg Cacbohydrat 20g Chất xơ 7g Đƣờng 1,6g Protein 24g 7
  18. Giá trị dinh dưỡng 100g Vitamin A 0IU Vitamin C 0mg Canxi 67mg Sắt 4mg Vitamin D 0IU Vitamin B6 0mg Vitamin B12 0,5µg Magie 180mg 1.1.4.2. Nước dừa già Đối với nƣớc dừa nếu sử dụng quá 3 ngày thì chất dinh dƣỡng sẽ giảm. Bảng 1.2. Thành phần dinh dưỡng của nước dừa già Nƣớc (%) 94,99 Đồng (mg/100g) 0,04 Protein (%) 0,72 Mangan (mg/100g) 0,142 Chất béo toàn phần (%) 0,2 Selen (µg/100g) 1 Cacbohydrat (%) 3,17 Vitamin C (mg/100g) 2,4 Đƣờng (%) 2,16 Vitamin B1 (mg/100g) 0,03 Canxi (mg/100g) 24 Vitamin B2 (mg/100g) 0,057 8
  19. Magie (mg/100g) 25 Vitamin B3 (mg/100g) 0,08 Sắt (mg/100g) 0,29 Vitamin B5 (mg/100g) 0,043 Photpho (mg/100g) 20 Vitamin B6 (mg/100g) 0,032 Kali (mg/100g) 250 Kẽm (mg/1 00g) 0,1 1.1.4.3. Nước vo gạo Đối với nƣớc vo gạo nếu sử dụng quá 3h dẫn đến nƣớc bị chua làm giảm đƣờng và các chất dinh dƣỡng khiến hiệu suất kém. Bảng 1.3. Thành phần dinh dưỡng của nước vo gạo Thành phần Hàm lƣợng Vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B6) 30-60% Protein 15,7% Đƣờng 2% Khoáng chất Fe (7 - 8%), Zn (12 – 13%) Acid amin Leucine, valine, lysine 1.1.5. Ứng dụng củ màn ellulose v uẩn Trên thế giới, màng CVK đã đƣợc ứng dụng nhiều trong các l nh vực công nghệ khác nhau: Dùng màng CVK làm môi trƣờng phân tách cho quá trình xử lí nƣớc, dùng làm chất mang đặc biệt cho các pin và năng lƣợng cho tế bào, làm môi trƣờng cơ chất trong sinh học, thực phẩm hay thay thế thực phẩm, thiết kế hệ thống vận tải phân phối thuốc và nhiều ứng dụng khác [20]. Trong l nh vực y học, màng CVK đã đƣợc ứng dụng làm da tạm thời thay thế da trong quá trình điều trị bỏng, loét da, làm mạch máu nhân tạo, điều trị các 9
  20. bệnh tim mạch, làm mặt nạ dƣỡng da cho con ngƣời [20]. Amin et al. [14] đã báo cáo việc sử dụng màng CVK làm màng bọc cho paracetamol bằng cách sử dụng k thuật phun phủ. 1.2. Thuốc omeprazole natri 1.2.1. Côn t ức cấu tạo Công thức phân tử: C17H19N3O3S Phân tử lƣợng: 345,4 đvC Hình 1.2. Công thức cấu tạo thuốc Omeprazole Tên khoa học: 5 - methoxy-2-[[(4 - methoxy - 3,5 - dimethyl – 2 - pyridinyl) methyl] sulfinyl] - 1H - benzimidazole. 1.2.2. Lý tín Omeprazole natri dƣới dạng bột kết tinh trắng hoặc trắng ngà. Nóng chảy ở khoảng 1550C kèm theo sự phân huỷ, khó tan trong nƣớc, khó tan trong aceton và isopropanol, tan trong dicloromethan, methanol và ethanol [11, 18]. 1.2.3. Hoá tín Omeprazole natri vừa có tính acid, vừa có tính base, hấp thụ mạnh bức xạ tử ngoại. Các tính chất này đƣợc ứng dụng trong định tính, định lƣợng và trong bào chế omeprazole natri. Độ ổn định của omeprazole natri phụ vào pH. Trong môi trƣờng acid, omeprazole natri nhanh chóng bị phân huỷ, trong môi trƣờng kiềm omeprazole natri khá bền vững [11]. 1.2.4. Dượ lý và ơ ế tá dụng 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2