intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp: Sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học Hóa học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh Trung học phổ thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:131

33
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này nghiên cứu cơ sở lí luận việc đổi mới chương trình giáo dục môn Hóa học, phương pháp đổi mới phương pháp dạy học. Nghiên cứu lí luận về năng lực mà học sinh cần có khi học tập bộ môn Hóa học. Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên hóa học phổ thông. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học Hóa học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh Trung học phổ thông

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Nhung SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh – 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Nhung SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS. TS. TRỊNH VĂN BIỀU Thành phố Hồ Chí Minh – 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm TPHCM, và các thầy cô trong khoa Hóa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành được khóa luận này. Đặc biệt, em xin gửi lời tri ân đến PGS.TS. Trịnh Văn Biều. Cảm ơn thầy đã quan tâm động viên, khuyến khích giúp em vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập. Cảm ơn thầy đã không quản ngại thời gian và công sức, đã hướng dẫn tận tình, cho em những lời khuyên bổ ích và vạch ra những định hướng sáng suốt giúp em hoàn thành tốt khóa luận. Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu và các thầy cô trường các THPT Nguyễn Thị Minh Khai – Tp.HCM, THTH Đại học Sư phạm Tp.HCM, Sương Nguyệt Anh – Tp.HCM, Trần Khai Nguyên – Tp. HCM đã có nhiều giúp đỡ trong quá trình thực nghiệm sư phạm đề tài. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân thuộc đã luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc, giúp tôi thực hiện tốt khóa luận này. Thành phố Hồ Chí Minh – 2016 Tác giả
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình ảnh MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 5 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 5 1.1.1. Những nghiên cứu về dạy học tình huống..................................................... 5 1.1.2. Những nghiên cứu về năng lực và phát triển năng lực của học sinh............. 8 1.2. Đổi mới giáo dục ở trường THPT ........................................................................ 9 1.3. Tình huống dạy học ............................................................................................. 14 1.3.1. Khái niệm tình huống và tình huống dạy học ............................................. 14 1.3.2. Yêu cầu của một tình huống dạy học .......................................................... 15 1.3.3. Cấu trúc tình huống dạy học........................................................................ 16 1.3.4. Tiêu chuẩn của một tình huống dạy học tốt ................................................ 17 1.4. Dạy học tình huống ............................................................................................ 17 1.4.1. Khái niệm dạy học tình huống .................................................................... 17 1.4.2. Ưu và nhược điệm của dạy học tình huống ................................................. 18 1.4.3. Cơ hội của dạy học tình huống .................................................................... 20 1.4.4. Thách thức của dạy học tình huống ............................................................. 21 1.4.5. Yêu cầu sư phạm của một tình huống dạy học tốt ...................................... 22 1.5. Một số vấn đề về năng lực ................................................................................. 23 1.5.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................. 23 1.5.2. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn ................................................. 25 CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THPT ................................................ 29
  5. 2.1. Cở sở của việc sử dụng phương pháp dạy học tình huống trong dạy học hóa học để phát triển năng lực VDKTVTT cho HS ............................................. 29 2.1.1. Vì sao sử dụng tình huống lại có thể phát triển được năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn? ...................................................................... 29 2.1.2. Dạy học tình huống giúp học sinh phát triển được năng lực vận dụng kiến thức vào thức vào thực tiễn như thế nào? ............................................ 30 2.2. Một số nguyên tắc khi thiết kế các tình huống trong dạy học hóa học để phát triển năng lực VDKTVTT ở trường THPT .................................................. 31 2.2.1. Tình huống phải đảm bảo tính chính xác, khoa học .................................... 31 2.2.2. Tình huống phải đảm bảo tính giáo dục và tính sư phạm ............................ 32 2.2.3. Tình huống có nội dung gắn với thực tiễn ................................................... 32 2.2.4. Tình huống đòi hỏi học sinh tìm ra mối liên hệ giữa các hiện tượng tự nhiên và các ứng dụng của của hóa học .................................................. 33 2.2.5. Tình huống hướng học sinh đến việc giải thích các hiện tượng hóa học ................................................................................................................ 33 2.3. Quy trình thiết kế tình huống để phát triển năng lực VDKTVTT ....................... 33 2.3.1. Xác định mục tiêu và trọng tâm bài học ...................................................... 33 2.3.2. Xác định những nội dung bài học có thể thiết kế tình huống phát triển năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS ................................... 34 2.3.3. Thu thập dữ liệu ........................................................................................... 34 2.3.4. Lựa chọn hình thức thể hiện tình huống ...................................................... 35 2.3.5. Thiết kế tình huống ...................................................................................... 35 2.3.6. Hoàn thiện tình huống .................................................................................. 35 2.4. Một số tình huống dạy học hóa học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh THPT ................................................................. 36 2.4.1. Tổng quan về các tình huống phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn đã thiết kế ............................................................................... 36 2.4.2. Một số tình huống hóa học liên quan đến đời sống ..................................... 38 2.4.3. Một số tình huống hóa học liên quan tới sức khỏe ...................................... 50 2.4.4. Một số tình huống về bảo vệ môi trường ..................................................... 61 2.4.5. Một số tình huống trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp .................. 68
  6. 2.4.6. Một số tình huống hóa học liên quan tới các hiện tượng tự nhiên .............. 71 2.5. Sử dụng tình huống để phát triển năng lực VDKTVTT ...................................... 74 2.5.1. Qui trình sử dụng tình huống để phát triển năng lực VDKTVTT ............... 74 2.5.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tình huống để phát triển năng lực VDKTVTT trong dạy học hóa học ............................................... 75 2.5.3. Một số lưu ý khi phát triển năng lực VDKTVTT cho HS........................... 81 2.6. Đánh giá sự phát triển của năng lực VDKTVTT ............................................... 82 2.6.1. Mục đích của việc đánh giá ......................................................................... 82 2.6.2. Yêu cầu sư phạm cần đạt được .................................................................... 82 2.6.3. Một số công cụ đánh giá .............................................................................. 82 2.6.4. Thiết kế thang đo đánh giá năng lực VDKTVTT........................................ 83 2.7. Một số bài lên lớp có sử dụng tình huống đã thiết kế......................................... 87 2.7.1. Giáo án bài 29- Lớp 10: OXI –OZON ( cơ bản) ........................................ 87 2.7.2. Giáo án bài 33-LỚP 10: AXIT SUNFUARIC (cơ bản) .............................. 94 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................. 102 3.1. Mục đích thực nghiệm ...................................................................................... 102 3. 2. Đối tượng thực nghiệm ..................................................................................... 102 3.3. Nội dung thực nghiệm ...................................................................................... 103 3.4. Tiến trình thực nghiệm ...................................................................................... 103 3.5. Xử lí và đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................................. 105 3.5.1. Kết quả thực nghiệm .................................... Error! Bookmark not defined. 3.5.3. Kết quả khảo sát ý kiến của HS về việc sử dụng phương pháp tình huống để phát triển năng lực VDKTVTT ................................................. 109 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 115 PHỤC LỤC ................................................................................................................... 120
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTCT : Công thức cấu tạo CTPT : Công thức phân tử ĐHSP : Đại học Sư phạm ĐHQG: Đại học Quốc gia GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo GV: Giáo viên HS: Học sinh KH: Khoa học NCKH: Nghiên cứu khoa học PGS. TS: Phó giáo sư tiến sĩ THPT: Trung học phổ thông PPDH : Phương pháp dạy học PPTH : Phương pháp tình huống PTHH: Phương trình hóa học THTH : Trung học Thực hành Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TS: Tiến sĩ VDKTVTT: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Cấu trúc và biểu hiện của năng lực VDKTVTT trong môn Hóa học .......... 25 Bảng 2.1. Một số tình huống phát triển năng lực VDKTVTT...................................... 36 Bảng 2.2. Mức độ của năng lực vận dụng kiến thức đối với học sinh phổ thông ........ 83 Bảng 2.3. Thang đánh giá năng lực vận dụng kiến thức cho HS.................................. 86 Bảng 2.4. Các kết luận về năng lực VDKTVTT của học sinh phổ thông ứng với các số điểm ........................................................................................... 87 Bảng 3.1. Số lượng HS tham giá đánh giá năng lực ................................................... 103 Bảng 3.2. Số lượng phiếu thăm dò sau thực nghiệm .................................................. 105 Bảng 3.3. Kết quả về năng lực VDKTVTT của học sinh trước thực nghiệm ..... 105 Bảng 3.4. Kết quả về năng lực VDKTVTT của học sinh sau thực nghiệm .......... 106 Bảng 3.5. So sánh kết quả đánh giá năng lực VDKTVTT trước và sau thực nghiệm ....................................................................................................... 107 Bảng 3.6. Số lượng phiếu thăm dò sau thực nghiệm ................................................. 109 Bảng 3.7. Ý kiến học sinh về việc năng lực VDKTVTT có cần thiết ........................ 109 Bảng 3.8. Ý kiến học sinh về tác dụng của năng lực VDKTVTT trong học tập môn Hóa học và trong cuộc sống .............................................................. 109 Bảng 3.9. Ý kiến học sinh về việc tại sao sử dụng phương pháp tình huống lại phát triển được năng lực VDKTVTT ........................................................ 110
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Bức tranh để lâu ngày .................................................................................... 38 Hình 2.2. Chiếc muỗng bạc ........................................................................................... 39 Hình 2.3. Con ong ......................................................................................................... 40 Hình 2.4. Lụa ................................................................................................................. 41 Hình 2.5. Ống nghiệm ................................................................................................... 43 Hình 2.6. Tô canh chua ................................................................................................. 44 Hình 2.7. Bể bơi công cộng ........................................................................................... 45 Hình 2.8. Nhà bếp.......................................................................................................... 46 Hình 2.9. Dùng bình cứu hỏa dập lửa ........................................................................... 47 Hình 2.10. Phèn chua .................................................................................................... 48 Hình 2.11. Bình đựng dầu ăn ....................................................................................... 50 Hình 2.12. Đĩa trái cây .................................................................................................. 51 Hình 2.13. Muối iot ....................................................................................................... 52 Hình 2.14. Thuốc lá ....................................................................................................... 53 Hình 2.15. Nạn nhân bị tạt axit ..................................................................................... 55 Hình 2.16. Cà rốt ........................................................................................................... 56 Hình 2.17. Máy photo copy ........................................................................................... 57 Hình 2.18. Cốc bia ......................................................................................................... 58 Hình 2.19. Ấm đun nước .............................................................................................. 59 Hình 2.20. Bắt cá bằng dụng cụ trích điện .................................................................... 61 Hình 2.21. Ống thải khí từ các nhà máy ........................................................................ 62 Hình 2.22. Ống kim loại bị rỉ sét ................................................................................... 64 Hình 2.23. Các học sinh chăm chú làm thí nghiệm....................................................... 66 Hình 2.24. Nhiệt kế thủy ngân bị vỡ ............................................................................. 67 Hình 2.25. Con tàu ........................................................................................................ 68 Hình 2.26. Dàn mưa xử lí sắt ........................................................................................ 69 Hình 2.27. Đất bị chua................................................................................................... 70 Hình 2.28. Lúa đang trổ bông........................................................................................ 71 Hình 2.29. Ma trơi kì bí ................................................................................................. 72 Hình 2.30. Hình ảnh lạ của thạch nhũ ........................................................................... 73
  10. Hình 3.1 Đồ thị so sánh kết quả đánh giá năng lực VDKTVTT trước và sau thực nghiệm ............................................................................................... 108
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng trong việc xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã chỉ đạo: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Phát triển phẩm chất và năng lực người học trong giáo dục phổ thông là định hướng nổi trội mà nhiều nước tiên tiến đã và đang thực hiện từ đầu thế kỉ XXI đến nay. Ở các nước đều chú ý hình thành, phát triển những năng lực cần thiết cho việc học suốt đời, gắn với cuộc sống hằng ngày; trong đó chú trọng các năng lực chung như: năng lực cá nhân, năng lực xã hội, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông... Trong những năm gần đây, giáo dục phổ thông Việt Nam đã đạt được những thành tựu và có những đóng góp lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tuy vậy, hiện nay chúng ta vẫn chưa thật sự quán triệt mục tiêu phát triển năng lực của học sinh mà còn coi trọng việc trang bị kiến thức, kĩ năng cơ bản cho học sinh, chưa thực sự chú trọng giáo dục các kĩ năng sống, các kĩ năng học tập suốt đời... Dạy học theo định hướng phát triển năng học sinh là xu hướng đổi mới giáo dục ở Việt Nam trong những năm sắp tới. Dạy học bằng tình huống là một trong những phương pháp dạy học tích cực góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Đây là phương pháp dạy học hữu hiệu nhằm mang lại niềm vui, hứng thú, thắp lên ngọn lửa say mê, tìm tòi chiếm lĩnh tri thức; phát triển tư duy, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; từ đó hình 1
  12. thành ở học sinh nhân cách của người lao động mới, tự chủ, sáng tạo, có khả năng giải quyết tốt các tình huống do cuộc sống đặt ra. Nếu vận dụng tốt phương pháp dạy học tình huống vào trong dạy học hóa học sẽ góp phần rất lớn vào việc hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh THPT. Đặc biệt các tình huống dạy học là một môi trường rất tốt mà giáo viên tạo ra nhằm giúp cho học sinh hình thành và phát triển được năng lực vận dụng các kiến thức vào thực tiễn từ đó làm cho môn học gần gũi hơn với đời sống và học sinh thêm yêu thích môn học. Với những ý nghĩa thiết thực như vậy em đã chọn đề tài khóa luận là: “Sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học hóa học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh THPT”. 2. Mục đích nghiên cứu Sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học hóa học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực thiễn cho học sinh THPT. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu + Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học ở trường THPT. + Đối tượng nghiên cứu: Việc sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học hóa học ở trường THPT. 4. Phạm vị nghiên cứu - Nội dung: kiến thức môn Hóa học khối 10, 11, 12. - Thời gian thực hiện đề tài: 12/2015 – 05/2016 -Về địa bàn: Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, trường THTH Đại học Sư Phạm Tp.HCM, trường THPT Trần Khai Nguyên, trường Sương Nguyệt Ánh. 5. Nhiệm vụ của đề tài 2
  13. - Nghiên cứu cơ sở lí luận việc đổi mới chương trình giáo dục môn Hóa học, phương pháp đổi mới phương pháp dạy học. - Nghiên cứu lí luận về năng lực mà học sinh cần có khi học tập bộ môn Hóa học. - Nghiên cứu lí luận về phương pháp tình huống, tác dụng của việc sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học hóa học để phát triển năng lực VDKTVTT. - Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên hóa học phổ thông. - Xây dựng một số tình huống trong dạy học hóa học ở trường THPT và một số giáo án thực nghiệm. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phương pháp tình huống trong dạy học hóa học nhằm phát triển năng lực VDKTVTT. 6. Giả thuyết khoa học Nếu sử dụng phương pháp tình huống để xây dựng các tình huống trong dạy học hóa học sẽ làm tăng ý nghĩa thực tiễn của môn học, làm cho các bài học trở nên hấp dẫn và lôi cuốn học sinh hơn. Từ đó phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh. 7. Phương pháp nghiên cứu 7. 1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận - Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài. - Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa. 7. 2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Thăm lớp, dự giờ, trò chuyện, trao đổi ý kiến với giáo viên và học sinh. - Phỏng vấn một số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm. 3
  14. - Điều tra bằng phiếu hỏi. - Phương pháp thực nghiệm (Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm giá trị thực tiễn của các kết quả nghiên cứu và khả năng ứng dụng của những đề xuất). 7. 3. Các phương pháp toán học - Phương pháp phân tích số liệu. - Phương pháp thống kê toán học. 8. Những điểm mới của đề tài - Đề tài đã xây dựng thêm 30 tình huống dạy học hóa học, gồm 8 tình huống được viết lại và 22 tình huống được xây dựng mới hoàn toàn. - Đề xuất cách sử dụng tình huống để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh. - Đề xuất thêm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tình huống trong dạy học hóa học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, gồm: + Lựa chọn, xây dựng những tình huống có tính thiết thực, gần gũi và gắn liền với cuộc sống. + Đưa hình ảnh vào tình huống để tăng tính hấp dẫn. + Phát huy tối đa vai trò người tổ chức lớp học của GV. + Kết hợp các phương pháp dạy học hiện đại khi sử dụng tình huống. + Tạo điều kiện cho HS làm việc nhóm, trình bày báo cáo trước lớp. + Đưa các yếu tố hài hước vào trong quá trình sử dụng tình huống. - Thiết kế 2 giáo án có sử dụng tình huống đã xây dựng. 4
  15. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu về dạy học tình huống 1.1.1.1. Trên thế giới Ở phương Đông, phương pháp xử lý tình huống đã được đề cập đến trong nhiều kinh sách, văn học cổ qua các thời đại của Trung Quốc mà tiêu biểu là Đức Khổng Tử (551-487 TCN), với nhiều tình huống theo hướng nêu vấn đề đặc sắc, cá thể hóa tiếp nhận, phương pháp xử lý tình huống là những bài học quí báu về răn dạy con người, được xem là tấm gương về phương pháp giáo dục tích cực cho hậu thế. Nhật Bản cũng đã thực hiện phương pháp tình huống trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong ngành quản lý, du lịch. Bí quyết thành công trong xử lý tình huống của người Nhật Bản bao gồm bốn bước: tình huống – phân tích – tổng hợp – hành động [24]. Với Hàn Quốc, để hướng tới một nền giáo dục hiện đại phục vụ cho việc phát triển đất nước, họ đã rất quan tâm đến việc giúp cho người học có năng lực giải quyết vấn đề. Ở phương Tây, Mỹ là nước sớm nghiên cứu và áp dụng tình huống trong giáo dục – đào tạo. Năm 1870, giáo sư Christopher Columbus Langdell đã khởi xướng phương pháp dạy học tình huống cho khoa Luật của trường Đại học Kinh doanh Havard và đã được chấp nhận một vài năm sau đó. Năm 1919, trường Đại học Western Ontario của Canada cũng đã bắt đầu áp dụng phương pháp tình huống (PPTH) trong dạy học kinh doanh nhờ sự dũng cảm tiên phong của W. Sherwood Fox - Trưởng khoa Cơ bản, và K. P. R Neville - Trưởng phòng Giáo dục. Đến nay, trường Kinh doanh Richard Ille của Đại học Western Ontarino đã trở thành cơ sở có uy tín số một ở Canada trong áp dụng PPTH vào giảng dạy [43]. Tại Pháp, ngay đầu thế kỉ XX, PPTH cũng đã được áp dụng rộng rãi nhưng tình huống đưa ra bấy giờ phần nhiều là giả định nên ít có sức thuyết phục. Từ những năm 1960, Gaston de Vilard đã xây dựng một giáo trình luân lý mà nội dung là những tình huống có thật, trong đó thầy giáo xác định một số vấn đề lý 5
  16. thuyết ngắn gọn, nêu tình huống cụ thể cho học sinh tranh luận với nhau, cuối cùng thầy là người đưa ra kết luận. Phương pháp này đã gây được tiếng vang trong toàn nước Pháp và sau đó được nghiên cứu, áp dụng trong nhiều ngành học khác nhau. Dạy học tình huống cũng rất được các nhà khoa học Liên Xô (cũ) và Ba Lan quan tâm. Tài liệu lý luận về dạy học của họ đã được dịch và phổ biến ở Việt Nam từ cuối những năm 60 của thế kỉ XX, điển hình như: T.V. Cuđriaxep (1967); A.M. Machiuskin (1972); ngoài ra còn có I.F. Khalarmôp, M.I. Kluglac, V.N. Nhikitrencô, E.N. Orlôva, O.A. Abbunhinna, N.V. Cudơmina,… đặc biệt không thể không nhắc đến hai nhà nghiên cứu là V.Okôn (Ba Lan) (1976) và I.Ia. Lecne (1977). Nhìn chung, kiểu dạy học sử dụng tình huống được các tác giả đề cập đến là dạy học nêu vấn đề - dạy học giải quyết vấn đề. Những kinh nghiệm sử dụng tình huống được nhấn mạnh vào mối quan hệ tương tác giữa giáo viên (GV) và học sinh (HS), trong đó hoạt động của GV được chú ý. Tình huống có vấn đề trong dạng dạy học này không chỉ đơn thuần là những tình huống có thật trong thực tế cuộc sống mà còn bao gồm cả những tình huống có tính lý luận nảy sinh trong quá trình nhận thức tài liệu học tập. Từ dạng dạy học này, ứng dụng của PPTH trong các ngành nghề, trong các lĩnh vực quản lý, trong hoạt động sản xuất, trong hoạt động nghiên cứu khoa học và trong đào tạo nghề nghiệp dần dần được đặt ra. Nhiều tuyển tập, sách giáo khoa của các ngành học khác nhau được biên soạn nhằm phục vụ cho các giờ học có vận dụng tình huống [43]. Phương pháp dạy học tình huống đã và đang ngày càng được các nhà nghiên cứu, giáo dục đào tạo trên thế giới quan tâm và phát triển thành một trong những phương pháp dạy học hiện đại mang lại hiệu quả giáo dục cao giúp phát triển toàn diện năng lực của người học. 1.1.1.2. Ở Việt Nam Phương pháp xử lý tình huống cũng đã được hình thành lâu đời trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 6
  17. Trong cuộc sống, phép ứng xử, thuật đắc nhân tâm vốn đã được quan tâm nay càng được quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn. Những câu chuyện dân gian, những câu chuyện lịch sử, những câu chuyện thường nhật điển hình về ứng xử thường được viện dẫn trong những cuộc chuyện trò; được đưa ra để tranh luận, trao đổi; để răn dạy người khác với nhiều hình thức đa dạng và phong phú trên mọi phương tiện và cho mọi lứa tuổi. Điển hình như những cuộc thi có phần ứng xử; các chương trình truyền hình: Đường lên đỉnh Olympia, Ai đúng ai sai? , Nữ sinh và tương lai…; các chuyên mục về tình huống và ứng xử tình huống trong các báo và tạp chí…[43]. Trong giáo dục và đào tạo, các nhà nghiên cứu, giáo dục Việt Nam cũng đã sớm tiếp cận với việc xây dựng và sử dụng tình huống trong các phương pháp dạy học tích cực và đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên những thành tự đó còn ít chưa đáng kể do vậy việc phát triển các tình huống dạy học là cần thiết. a. Các ấn phẩm đã được xuất bản - Trần Văn Hà (1996), Lý thuyết tình huống và phương pháp xử lý tình huống hành động, Tạp chí ĐH&GDCN. - Đinh Tuấn Dũng (2002), Đổi mới phương pháp dạy học theo tình huống, Kỷ yếu Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo toàn quốc lần thứ III, Hà Nội. - Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb ĐHSP. b. Một số luận văn, khoá luận nghiên cứu về PPDH bằng tình huống • Luận văn - Trịnh Thị Huyền (2004), Sử dụng dạy học nêu vấn đề để nâng cao hiệu quả giảng dạy các khái niệm, định luật và học thuyết hoá học cơ bản trong chương trình hóa học phổ thông, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, ĐHSP Vinh. - Nguyễn Thị Minh Tâm (2011), Sử dụng lý thuyết tình huống trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, ĐHSP Tp. HCM. 7
  18. - Ngô Nhã Trang (2011), Thiết kế hệ thống tình huống trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, ĐHSP Tp. HCM. - Phạm Vũ Nhật Uyên (2012), Vận dụng lí thuyết tình huống trong dạy học Hóa học ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP Tp. HCM. - Ngô Ngọc Minh Châu (2012), Thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy học Hóa hoc trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP Tp. HCM. • Khóa luận - Cao Thị Minh Huyền (2010), Xây dựng hệ thống tình huống có vấn đề trong dạy học hoá học lớp 11 THPT, Khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP Tp. HCM. - Nguyễn Thảo Nguyên (2010), Xây dựng hệ thống tình huống có vấn đề trong dạy học hóa học lớp 10 THPT, Khoá luận tốt nghiệp, ĐHSP Tp. HCM. Trong hệ thống tình huống được xây dựng dùng cho bộ môn Hóa học ở trường THPT, các tác giả đã đã xây dựng được các quy trình xây dựng và sử dụng tình huống một cách chi tiết và tương đối rõ ràng. Tuy nhiên các tình huống được xây dựng chưa đề cập vào việc phát triển các năng lực cho HS. Với đề tài khóa luận của mình em mong muốn rằng góp phần nhỏ vào việc giúp phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS. Những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã cung cấp rất nhiều kinh nghiệm quý báu về xây dựng và sử dụng tình huống trong dạy học. Những kết quả nghiên cứu này được coi là cơ sở khoa học cho việc thực hiện đề tài của khóa luận. 1.1.2. Những nghiên cứu về năng lực và phát triển năng lực của học sinh Trong những năm gần đây vấn đề phát triển năng lực cho HS trong dạy học đã và đang được chú trọng rất nhiều. Đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về cách làm sao để nâng cao và rèn luyện các năng lực cho học sinh. 8
  19. Một số tài liệu nghiên cứu về năng lực cho học sinh như: - Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. - Đinh Quang Báo (2013), Đề xuất mục tiêu và chuẩn trong chương trình giáo dục phổ thông sau 2015, Hội thảo một số vấn đề chung về xây dựng chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. - Mai Văn Hưng (2013), Bàn về năng lực chung và chuẩn bị đầu ra về năng lực của học sinh trung học phổ thông trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, Hội thảo một số vấn đề chung về xây dựng chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. - Trịnh Lê Hồng Phương (2014), Xác định hệ thống các năng lực cơ bản trong dạy học Hóa học ở trường THPT chuyên, Tạp chí khoa học ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. - Nguyễn Xuân Qui (2014), Phát triển một số năng lực học tập cho học sinh thông qua dạy học dự án trong dạy học hóa học 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. - Nguyễn Thị Ngọc Tuyết (2014), Phát triển một số năng lực học tập cho học sinh trung bình – yếu trong dạy học hóa học 10 THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. - Trần Thị Thu Yên (2014), Phát triển năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học hóa học 10THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP TP. Hồ Chí Minh. Đây là những nguồn tài liệu quý giá giúp em hoàn thành khóa luận này. 1.2. Đổi mới giáo dục ở trường THPT 1.2.1. Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam Quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo [11]: 9
  20. - Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. - Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở GD&ĐT và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp. - Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. - Phát triển GD&ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển GD&ĐT tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng. - Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa GD&ĐT. - Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển GD&ĐT. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1