Lời Cảm Ơn<br />
<br />
Đ<br />
<br />
ại<br />
họ<br />
cK<br />
in<br />
h<br />
<br />
tế<br />
H<br />
uế<br />
<br />
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này em xin chân thành cảm<br />
ơn ban lãnh đạo Đại học Huế, Đại học kinh tế Huế đã tạo điều kiện<br />
cho em có cơ hội được đi thực tập và tiếp xúc thực tế tại ngân hàng.<br />
Bên cạnh đó, em cũng rất cảm ơn thầy, cô giáo trường Đại học kinh<br />
tế Huế đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quãng thời gian học<br />
tập.<br />
Đặc biệt, em xin được gửi lời cám ơn chân thành đến Ths.Đào<br />
Nguyên Phi - người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn em trong quá<br />
trình thực hiện đề tài.<br />
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn của mình đến các anh, chị phòng<br />
Tín dụng và ban Kiểm tra – kiểm soát nội bộ cùng toàn thể cán bộ tại<br />
Agribank Hưng Nguyên-Nghệ An đã giúp đỡ, tạo điều kiện<br />
thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập.<br />
Do hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm bản thân nên đề tài<br />
không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự thông cảm và góp ý của quý<br />
thầy cô, quý cơ quan để đề tài được hoàn thiện hơn.<br />
Em xin chân thành cảm ơn!<br />
Huế, tháng 05 năm 2014<br />
Sinh viên thực hiện<br />
Thái Thị Kiều Trang<br />
<br />
GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi<br />
<br />
Khoá luận tốt nghiệp<br />
<br />
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1.1 Tính cấp thiết của đề tài<br />
Ngân hàng thương mại-một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động kinh<br />
doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán, liên quan đến toàn bộ nền kinh tế, vì<br />
vậy có rất nhiều rủi ro liên quan. Trong đó có thể thấy rủi ro tín dụng là đặc trưng tiêu<br />
biểu, dễ xảy ra nhất trong hoạt động ngân hàng. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó là<br />
do từ phía ngân hàng (năng lực, tổ chức hoạt động kinh doanh…) hoặc từ phía khách<br />
<br />
tế<br />
H<br />
uế<br />
<br />
hàng (với những hành vi lừa đảo để vay vốn ngân hàng ngày càng xuất hiện với những<br />
hình thức tinh vi hơn; kinh doanh thua lỗ; đầu tư vào những dự án kinh tế hiệu quả<br />
thấp…) hoặc do khách quan như thiên tai, dịch bệnh…<br />
<br />
Trước những rủi ro và thách thức có liên quan chặt chẽ tới chất lượng kiểm soát<br />
<br />
ại<br />
họ<br />
cK<br />
in<br />
h<br />
<br />
nội bộ tín dụng đó, các ngân hàng thương mại không thể né tránh được mà phải đối<br />
mặt và tự tìm cho mình những giải pháp thiết thực phù hợp để nâng cao chất lượng<br />
kiểm soát nội bộ tín dụng, hạn chế những rủi ro, tăng quy mô và chất lượng tín dụng,<br />
đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả.<br />
<br />
Với xu thế đó, trên địa bàn Nghệ An, các ngân hàng thương mại nói chung, Ngân<br />
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Huyện Hưng Nguyên nói riêng,<br />
trong thời gian qua cũng đã quan tâm đến nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ hoạt động<br />
<br />
Đ<br />
<br />
tín dụng, từng bước có cải thiện rõ rệt, đóng góp đáng kể cho mục tiêu phát triển kinh tế<br />
trên địa bàn huyện Hưng Nguyên. Tuy nhiên, thực trạng công tác kiểm soát nội bộ hoạt<br />
động cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Hưng Nguyên<br />
nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế cần được nghiên cứu và có giải pháp khắc phục.<br />
Trên cơ sở nhận định đó, em chọn đề tài “ Thực trạng kiểm soát nội bộ quy<br />
trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển<br />
Nông thôn Chi nhánh Huyện Hưng Nguyên- Nghệ An” để nghiên cứu. Đề tài hệ<br />
thống kiểm soát nội bộ tuy không mới, tuy nhiên chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp<br />
và Phát triển Nông thôn Hưng Nguyên là chi nhánh cấp 3, hệ thống kiểm soát còn hạn<br />
chế. Bởi vậy việc nghiên cứu thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống<br />
kiểm soát nội bộ tại chi nhánh Hưng Nguyên mang tính cấp thiết.<br />
SVTH: Thái Thị Kiều Trang – K44B Kiểm toán<br />
<br />
1<br />
<br />
GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi<br />
<br />
Khoá luận tốt nghiệp<br />
<br />
1.2 Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Một là hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho<br />
vay khách hàng doanh nhiệp tại các ngân hàng thương mại.<br />
- Hai là tìm hiểu thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách<br />
hàng doanh nghiệp tại Agribank Hưng Nguyên. Từ đó đánh giá, rút ra những ưu điểm,<br />
nhược điểm và các giải pháp cải thiện.<br />
<br />
1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn hệ<br />
thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Hưng<br />
<br />
Phạm vi nghiên cứu:<br />
<br />
tế<br />
H<br />
uế<br />
<br />
Nguyên- Nghệ An.<br />
- Không gian: Phòng tín dụng tại Agribank Hưng Nguyên.<br />
<br />
- Thời gian: Đề tài nghiên cứu trên cơ sở các thông tin trong thời gian 3 năm<br />
2011 đến 2013.<br />
<br />
ại<br />
họ<br />
cK<br />
in<br />
h<br />
<br />
- Địa điểm: Chi nhánh Agribank huyện Hưng Nguyên- Nghệ An, quốc lộ 46, thị<br />
trấn Hưng Nguyên, Huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.<br />
<br />
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
<br />
1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu<br />
<br />
* Đối với số liệu thứ cấp: Trong quá trình thực tập em đã thu thập được dữ liệu<br />
thứ cấp cả bên trong và bên ngoài đơn vị để hoàn thành luận văn của mình.<br />
<br />
Đ<br />
<br />
- Dữ liệu thứ cấp bên trong đơn vị bao gồm đề án kinh doanh (2011- 2013) của<br />
Agribank Hưng Nguyên, các văn bản quyết định của Agribank Việt Nam về cho vay<br />
khách hàng doanh nghiệp và kiểm soát hoạt động cho vay; chứng từ được sử dụng<br />
trong hoạt động cho vay như (giấy đề nghị vay vốn, hợp đồng tín dụng, báo cáo thẩm<br />
định, biên bản kiểm tra sau khi cho vay…) tại Agribank Hưng Nguyên. Những tài liệu<br />
này sẽ giúp “cụ thể hóa” lý thuyết và giúp cho bài khóa luận của em có chiều sâu hơn.<br />
- Dữ liệu thứ cấp bên ngoài đơn vị: Bao gồm luận văn tốt nghiệp đại học, luận<br />
văn thạc sỹ. Dữ liệu này được sử dụng bổ trợ cho quá trình làm bài. Từ đó khắc phục<br />
được những hạn chế, yếu điểm mà các đề tài trước mắc phải.<br />
<br />
SVTH: Thái Thị Kiều Trang – K44B Kiểm toán<br />
<br />
2<br />
<br />
GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi<br />
<br />
Khoá luận tốt nghiệp<br />
<br />
* Đối với dữ liệu sơ cấp: Để hoàn thành bài khóa luận của mình, em đã sử dụng<br />
các phương pháp sau :<br />
- Phương pháp quan sát: Phương pháp này được thực hiện trong thời gian em thực tập<br />
tại Agribank Hưng Nguyên thông qua việc quan sát các công việc các CBTD đã làm:<br />
CBTD tiếp xúc trao đổi với khách hàng, quy trình lập hồ sơ và kiểm tra hồ sơ, phê duyệt<br />
chứng từ và giải ngân. Để từ đó có cái nhìn tổng thể về hoạt động cho vay và kiểm soát cho<br />
vay khách hàng doanh nghiệp đã thực tế diễn ra tại Agribank Hưng Nguyên.<br />
- Phương pháp phỏng vấn: Là việc thực hiện đặt các câu hỏi cho trưởng phòng kế<br />
hoạch và các CBTD…. Quá trình phỏng vấn nhằm thu thập dữ liệu thực tế để từ đó so<br />
1.4.2. Phương pháp xử lý số liệu<br />
<br />
tế<br />
H<br />
uế<br />
<br />
sánh đối chiếu với lý thuyết.<br />
- Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp tổng hợp lại những thông tin đã thu<br />
thập được nhằm phục vụ cho công viêc nghiên cứu.<br />
<br />
- Phương pháp so sánh: Vận dụng phương pháp này nhằm đối chiếu các chỉ tiêu,<br />
<br />
ại<br />
họ<br />
cK<br />
in<br />
h<br />
<br />
các hiện tượng kinh tế xã hội đã lượng hóa cùng một nội dung, cùng tính chất tương tự<br />
để xác định xu hướng và mức biến động của các chỉ tiêu qua các năm từ 2011-2013.<br />
Trên cơ sở đó đưa ra đánh giá khách quan về hoạt động kinh doanh của ngân hàng.<br />
<br />
1.5 Kết cấu khóa luận<br />
Khóa luận gồm 3 phần:<br />
Phần I: Đặt vấn đề.<br />
<br />
Đ<br />
<br />
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu.<br />
<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm soát quy trình cho<br />
vay khách hàng doanh nghiệp.<br />
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát hoạt động cho vay khách hàng doanh<br />
nghiệp tại Agribank Hưng Nguyên-Nghệ An.<br />
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình<br />
cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Hưng Nguyên.<br />
Phần III: Kết luận và kiến nghị.<br />
<br />
SVTH: Thái Thị Kiều Trang – K44B Kiểm toán<br />
<br />
3<br />
<br />
GVHD: ThS. Đào Nguyên Phi<br />
<br />
Khoá luận tốt nghiệp<br />
<br />
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
CHƢƠNG 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM<br />
SOÁT QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP<br />
1.1 Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng<br />
thƣơng mại<br />
1.1.1 Khái niệm<br />
Chức năng kiểm soát nội bộ luôn chiếm vai trò quan trọng trong mọi quy trình<br />
<br />
tế<br />
H<br />
uế<br />
<br />
quản lý, và được thể hiện bởi công cụ chính yếu là hệ thống kiểm soát nội bộ. Có<br />
nhiều quan điểm về định nghĩa hệ thống kiểm soát nội bộ như sau:<br />
<br />
Theo chuẩn mực kiểm toán việt nam số 400- Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ:<br />
“KSNB là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và<br />
<br />
ại<br />
họ<br />
cK<br />
in<br />
h<br />
<br />
áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định để kiểm tra,<br />
kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận sai sót; để lập báo cáo tài chính trung<br />
thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ<br />
thống kiểm soát nội bộ bao gồm: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ<br />
tục kiểm soát”.<br />
<br />
Theo COSO-Committee of Sponsoring orangization (1992):<br />
<br />
Đ<br />
<br />
“Kiểm soát nội bộ là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các<br />
nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý<br />
nhằm thực hiện ba mục tiêu: Báo cáo tài chính đáng tin cậy, các luật lệ và quy định<br />
được tuân thủ, hoạt động hữu hiệu và hiệu quả”.<br />
Qua những khái niệm trên ta có thể thấy rằng hệ thống KSNB là một tích hợp các<br />
hoạt động, chính sách, biện pháp…được nhà quản lý thiết lập và sử dụng để thực hiện<br />
những mục tiêu đã đề ra.<br />
1.1.2 Các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB<br />
Ở mỗi một đơn vị khác nhau thì có thì có hệ thống KSNB khác nhau. Hệ thống<br />
KSNB phụ thuộc rất nhiều vào quy mô, tính chất hoạt động hay mục tiêu của từng đơn<br />
SVTH: Thái Thị Kiều Trang – K44B Kiểm toán<br />
<br />
4<br />
<br />