intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng ô nhiễm môi trường và giải pháp xử lý vải vụn trong hoạt động may mặc tại xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định

Chia sẻ: Huyền Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

90
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về thực trạng của việc phát sinh vải vụn từ hoạt động may mặc ảnh hưởng đến môi trường từ đó đưa ra các biện pháp quản lý, xử lý phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tận dụng vải vụn để sử dụng cho các mục đích hữu ích khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng ô nhiễm môi trường và giải pháp xử lý vải vụn trong hoạt động may mặc tại xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC -------------- NGUYỄN THANH XUYÊN THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ VẢI VỤN TRONG HOẠT ĐỘNG MAY MẶC Ở XÃ MỸ THẮNG, HUYỆN MỸ LỘC, TỈNH NAM ĐỊNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Hóa Công nghệ - Môi trường HÀ NỘI – 2018
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA HÓA HỌC -------------- NGUYỄN THANH XUYÊN THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÝ VẢI VỤN TRONG HOẠT ĐỘNG MAY MẶC Ở XÃ MỸ THẮNG, HUYỆN MỸ LỘC, TỈNH NAM ĐỊNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Hóa Công nghệ - Môi trường Người hướng dẫn khoa học GVC.ThS. LÊ CAO KHẢI HÀ NỘI – 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực hóa học, đặc biệt là Hóa học Môi trường và cùng đó tạo điều kiện giúp em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo ThS. Lê Cao Khải, người đã trực tiếp hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em hoàn thành khóa luận này kịp tiến độ. Trong thời gian làm việc với thầy, em không những được tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc nghiệm túc, thái độ nghiên cứu khoa học hiệu quả. Em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp theo đúng tiến độ của nhà trường đề ra với sự cố gắng và sự nhiệt tình của bản thân, tuy nhiên em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô, bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè – những người vẫn luôn quan tâm, động viên, là chỗ dựa tinh thần giúp em hoàn thành tốt nhiệm vụ trong suốt thời gian học tập và quá trình nghiên cứu thực hiện khóa luận tốt nghiệp vừa qua. Em xin chân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thanh Xuyên
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục đích của đề tài ........................................................................................... 2 3. Nội dung của đề tài ........................................................................................... 2 4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2 5. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2 6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 2 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 3 CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ VẢI SỢI VÀ NGÀNH DỆT MAY .................. 4 1.1. Giới thiệu về vải sợi ....................................................................................... 4 1.1.1. Định nghĩa về vải sợi .................................................................................. 4 1.1.2. Phân loại và tính chất vải sợi ...................................................................... 5 1.1.2.1. Vải sợi có nguồn gốc tự nhiên ................................................................. 5 1.1.2.2. Vải sợi hóa học......................................................................................... 7 1.2. Vòng đời của một sản phẩm vải sợi ............................................................... 9 1.3. Công đoạn sản xuất và chế biến vải ............................................................. 11 1.4. Giới thiệu về ngành dệt may Việt Nam ....................................................... 12 1.5. Giới thiệu về ngành dệt may của tỉnh Nam Định ........................................ 15 1.6. Tổng quan về chất thải ngành may .............................................................. 18 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT THẢI VẢI VỤN PHÁT SINH TỪ NGÀNH DỆT MAY TẠI XÃ MỸ THẮNG ...................................................... 19
  5. 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định ................................................................................................. 19 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 19 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................... 20 2.2. Giới thiệu về tình hình ngành dệt may của xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định ................................................................................................. 21 2.2.1. Thực trạng về việc phát sinh vải vụn tại làng dệt may xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định ................................................................... 22 2.2.2. Hiện trạng môi trường tại các cơ sở, xí nghiệp sản xuất trên địa bàn xã Mỹ Thắng .................................................................................................... 24 2.2.2.1. Môi trường không khí ............................................................................ 24 2.2.2.2. Môi trường nước .................................................................................... 26 2.2.2.3. Môi trường đất ....................................................................................... 26 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM CỦA VIỆC PHÁT THẢI VẢI VỤN RA NGOÀI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ PHÙ HỢP .......................................................................... 27 3.1. Đánh giá mức độ ô nhiễm tới môi trường.................................................... 27 3.2. Ảnh hưởng của các khí SO2, NOX, VOCs, CH4 .......................................... 28 3.3. Ảnh hưởng tới sức khỏe con người.............................................................. 31 3.4. Đề xuất các biện pháp quản lý, xử lý phù hợp nhằm giảm thiểu lượng vải vụn thải ra môi trường cho xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định ... 31 3.4.1. Các biện pháp quản lý, giảm thiểu vải vụn ............................................... 31 3.4.2. Xử lý vải vụn bằng nồi hơi đốt vải ........................................................... 36 3.4.3. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh ........................................................... 37
  6. 3.4.4. Hướng quản lý, xử lý vải vụn cho ngành dệt may xã Mỹ Thắng nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung ............................................. 38 3.5. Lợi ích của việc tái chế vải vụn ................................................................... 40 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 44
  7. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT UBND Ủy ban Nhân dân HĐND Hội đồng Nhân dân PAC Poly Aluminium Chloride PVA Polyvinyl Alcohol PU Poly Synthetic Leather USD Đơn vị tiền tệ (Đô la Mỹ) CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) CTRCN Chất thải rắn công nghiệp CSSX, XN Cơ sở sản xuất, xí nghiệp TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam NXB Nhà xuất bản
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn 2011-2018 (Đơn vị: Tỷ USD) ................................................................................................ 14 Bảng 2. 1: Tình hình dân số và số hộ làm may ở xã Mỹ Thắng ........................ 23 Bảng 2.2: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại các cơ sở sản xuất, xí nghiệp dệt may trên địa bàn xã Mỹ Thắng năm 2017 .................... 25 Bảng 3. 1: Nồng độ các chất gây ô nhiễm .......................................................... 28 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1. 1: Quá trình hình thành vải sợi bông....................................................... 6 Hình 1. 2: Quá trình hình thành vải tơ tằm .......................................................... 6 Hình 2. 1: Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định .................................................... 19 Hình 2. 2: Thực trạng việc đốt vải tại xã Mỹ Thắng........................................... 24 Hình 3. 1: Chăn tình thương ............................................................................... 33 Hình 3. 2: Đồ chơi trẻ em ................................................................................... 33 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. 1: Quá trình sản xuất sợi ....................................................................... 5 Sơ đồ 1. 2: Quy trình sản xuất vải sợi hóa học .................................................... 7 Sơ đồ 1. 3: Sơ đồ tóm tắt phân loại vải sợi .......................................................... 9
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay ngành công nghiệp dệt may đang là một trong những ngành công nghiệp phát triển đem lại lợi nhuận lớn cho nền kinh tế nước ta, giải quyết được nhu cầu về việc làm lớn cho người lao động phổ thông, tăng thêm thu nhập bình quân đầu người. Bên cạnh những lợi ích mà ngành mang lại thì ngành dệt may hiện nay đang thải ra một lượng vải vụn lớn ra ngoài môi trường và chưa có cách giải quyết. Đặc biệt là tại xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định – nơi mà ngành công nghiệp may đã và đang phát triển mạnh mẽ. Theo đánh giá của UBND xã Mỹ Thắng, trong nhiều năm qua môi trường khu vực địa bàn xã đã và đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm chủ yếu phát sinh từ các mô hình kinh tế gắn liền với sản xuất mà chủ yếu là hoạt động may mặc. Việc xử lý lượng vải vụn từ ngành này thải ra nhìn chung chưa đảm bảo theo quy định, công nghệ xử lý chưa triệt để, chủ yếu là đốt, chôn lấp và để lộ thiên, tốn nhiều diện tích đất và tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm cao. Việc đốt lượng lớn vải vụn đã thải ra các khí vô cơ độc hại như SO2, NOx, CO… gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Để giảm thiểu tình trạng thải ra nhiều lượng vải vụn ảnh hưởng đến môi trường trên, trong những năm qua xã Mỹ Thắng đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ xử lý như: quy hoạch lại các bãi rác, xây dựng nhà máy xử lý vải vụn, sử dụng nồi hơi đốt vải… Tuy nhiên, việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm do ngành dệt may nói riêng vẫn đang là bài toán khó cho địa phương và các xí nghiệp, cơ sở dệt may trên địa bàn xã. Xuất phát từ thực tế đó, việc chọn và thực hiện đề tài “Thực trạng ô nhiễm môi trường và giải pháp xử lý vải vụn trong hoạt động may mặc tại 1
  10. xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định” nhằm tìm hiểu về thực trạng môi trường tại địa phương và đề ra các giải pháp xử lý, quản lý vải vụn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 2. Mục đích của đề tài Tìm hiểu về thực trạng của việc phát sinh vải vụn từ hoạt động may mặc ảnh hưởng đến môi trường từ đó đưa ra các biện pháp quản lý, xử lý phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tận dụng vải vụn để sử dụng cho các mục đích hữu ích khác. 3. Nội dung của đề tài - Điều tra, phân loại, đánh giá hiện trạng chất thải vải vụn, số lượng thành phần chất thải vải vụn trong hoạt động may mặc ở xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. - Ảnh hưởng của chất thải đến môi trường - Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Sử dụng chất thải vải vụn cho các mục đích hữu ích khác. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng ô nhiễm môi trường do việc thải vải vụn từ hoạt động may mặc tại xã Mỹ Thắng và các giải pháp quản lý, xử lý nó. 5. Đối tượng nghiên cứu - Lượng vải vụn phát sinh từ hoạt động may mặc. - Các vấn đề môi trường liên quan từ việc phát sinh vải vụn. 6. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập thông tin tổng hợp tư liệu. - Phương pháp điều tra. 2
  11. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp thống kê xử lý số kiệu, phân tích tổng hợp số liệu. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Xây dựng các cơ sở lý luận và thực tiễn ban đầu về đánh giá thực trạng hoạt động phát sinh vải vụn trên địa bàn xã Mỹ Thắng. - Xây dựng và đề xuất các giải pháp có tính khoa học và thực tiễn cao nhằm giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp may mặc trên địa bàn xã gây ra. - Với các đề xuất, giải pháp quản lý và xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường góp phần thúc đẩy sự tham gia của nhà quản lý, người dân và các chủ cơ sở sản xuất vì mục tiêu cải thiện môi trường và sức khỏe cộng đồng. 3
  12. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẢI SỢI VÀ NGÀNH DỆT MAY 1.1. Giới thiệu về vải sợi 1.1.1. Định nghĩa về vải sợi Vải là một loại vật liệu linh hoạt bao gồm một mạng lưới các sợi tự nhiên hoặc nhân tạo thường được gọi là sợi chỉ. “Vải là sản phẩm dạng tấm, có tính chất mềm mại, che phủ và ôm rũ thân thể con người nhưng phải bền dưới tác dụng cơ lý, hóa học mà nó phải chịu hàng ngày. Vải thường được dệt hay gia công từ xơ sợi, những quá trình này được thực hiện trong các nhà máy dệt và in nhuộm hoàn tất” [2]. Sợi là dạng vật chất được tạo thành từ xơ. “Xơ là những vật thể mềm dẻo, giãn nở (bông, len), nhỏ bé đề từ đó làm ra sợi, vải. Chiều dài đo bằng milimet (mm), còn kích thước ngang rất nhỏ đo bằng micromet (µm).” [1] Xơ được tạo thành từ quá trình: Đầu tiên, xơ được làm sạch nhằm loại bỏ các tạp chất cát, bụi và vỏ cây. Sau đó theo tỉ lệ nhất định thì xơ được pha trộn và kéo dài thành các cúi sợi để các xơ song song mà không xoắn vào nhau. “Quá trình pha trộn này được tiếp tục bằng cách kết hợp các cuộn cúi và xe mảnh và được gọi là kéo chuỗi. Việc loại bỏ các xơ sợi quá ngắn và đảm bảo cho xơ sợi rong con cúi nằm trong giới hạn chiều dài nhất định được gọi là chải thô. Công đoạn chải thô sẽ tiếp tục làm các sợi song song với nhau và lặp lại cho đến khi không có hoặc còn rất ít sợi quấn vào nhau. Lúc này thì xơ sợi được gọi là sợi thô, sợi thô này có đủ độ bền không bị đứt khi kéo sợi. Cuối cùng, xơ sợi đồng nhất ở dạng sợi thô được kéo và xe lại tạo ra sợi thành phẩm”[4]. 4
  13. Trộn Làm và Kéo Chải Chải Xe Xơ Sợi sạch pha duỗi thô kỹ sợi Sơ đồ 1. 1: Quá trình sản xuất sợi 1.1.2. Phân loại và tính chất vải sợi Vải sợi được làm từ rất nhiều loại nguyên liệu. Các nguồn nguyên liệu chính là: từ động vật (len, tơ lụa), thực vật (sợi cotton, sợi đay, vải lanh), từ khoáng vô cơ (khoáng chất amiang, sợi thủy tinh), nguyên liệu tổng hợp (nylon, polyester, acrilyc). Từ xưa thì các nguồn nguyên liệu chính để làm các loại vải sợi đó là các nguồn nguyên liệu từ tự nhiên như: động vật, thực vật, nguồn khoáng sản. Tuy nhiên vào thế kỉ 20 người ta có tìm thêm loại sợi nhân tạo làm từ dầu mỏ. Vì được làm từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau nên vải sợi có độ bền và sức căng khác nhau. Độ bền của vải sợi được đo bằng Deniers. 1.1.2.1. Vải sợi có nguồn gốc tự nhiên Vải sợi có nguồn gốc tự nhiên là loại vải được dệt từ các nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, được con người khai thác lấy sợi để dệt vải. Đây là loại vải sợi chính được sử dụng từ hàng ngàn năm qua, từ thời cổ đại cho đến trước khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu thì loài người chỉ sử dụng các loại vải sợi từ tự nhiên để làm trang phục. - Vải sợi có nguồn gốc thực vật + Có thành phần chủ yếu là xenlulo được khai thác từ các cây như bông, đay, gai, lanh… (từ thân cây). + Rong biển cũng được sử dụng trong sản xuất vải sợi. 5
  14. Hình 1. 1: Quá trình hình thành vải sợi bông ( Nguồn: Internet) - Vải sợi có nguồn gốc từ động vật Vải sợi có nguồn gốc động vật thường được làm từ lông hay da thú. Ví dụ như: + Lông của lạc đà thường được sử dụng trong sản xuất áo khoác, áo jacket, áo choàng, chăn và đồ giữ ấm khác. + Lụa là một loại vải sợi được làm từ các sợi của kén tằm. Nó được dệt thành một loại vải trơn bóng, được đánh giá cao vì kết cấu và vẻ đẹp của nó. Hình 1. 2: Quá trình hình thành vải tơ tằm (Nguồn: Internet) 6
  15. 1.1.2.2. Vải sợi hóa học Vải sợi hóa học là loại vải được dệt bằng sợi hóa học. Căn cứ vào nguyên liệu ban đầu và phương pháp sản xuất mà người ta chia vải sợi hóa học thành vải sợi nhân tạo và vải sợi tổng hợp. Từ những nguyên liệu khác nhau và theo những quy trình công nghệ riêng biệt mà vải sợi hóa học được sản xuất, tuy nhiên vải sợi này đều được tiến hành qua cá giai đoạn cơ bản sau: Chuẩn bị dung dịch Chuẩn bị nguyên liệu kéo sợi dạng chảy lỏng đầu vào hoặc dạng lỏng Tẩy, giặt, tinh chế Định hình sợi thành sợi dệt Sơ đồ 1. 2: Quy trình sản xuất vải sợi hóa học - Vải nhân tạo: được tạo nên từ chất hữu cơ thiên nhiên nguyên liệu là các loại tre, gỗ, nứa… có hàm lượng cellulose cao. Các nguyên liệu ban đầu được hòa tan trong các chất hóa học như soude, carbone disulfure, axit sulfurique, muối sunlfate để có thể kéo thành sợi có thể dệt vải. Ví dụ vải sợi nhân tạo: + Vải sợi Viscose: được tạo ra từ những vật liệu có nguồn gốc cellulose như bột gỗ, trải qua quá trình xử lý để tạo thành sợi vải. Trong quá trình sản xuất các phân tử cellulose nguyên thủy được kết cấu lại. Cấu trúc tinh thể trong viscose nhỏ hơn cotton 4 – 5 lần và mức độ định hướng thấp hơn. Sợi tơ 7
  16. viscose bóng và có thân hình trụ tròn. Viscose phản ứng nhanh với chất hóa học và khá bền trong dung dịch kiềm đặc lạnh và loãng nóng. + Vải sợi Acetate: Acetate là từ dùng gọi sợi có chất liệu từ cellulose – acetate. Cellulose – Acetate có tính dẻo cao, nhưng không bền và bị hư hại trong các loại acid, đặc biệt là các loại acid vô cơ như Sunfulric acid và các chất kiềm. Cellulose acetate được dùng làm sợi để chế biến thành vải. Vải chất liệu này nhìn giống với lục thiên nhiên, ít nhăn, dễ chăm sóc, ít bị trương nở, ít thấm nước. Chính vì tính chất như trên mà vải sợi Acetate thường được dùng làm áo mưa, dù che, áo sơ mi… Vải tổng hợp: được tạo nên từ chất tổng hợp sử dụng nguyên liệu ban đầu là than đá, dầu mỏ, khí đốt, qua quá trình chuyển đổi phức tạp tạo thành nguyên liệu để sản xuất sợi tổng hợp. Các nguyên liệu này có thành phần, tính chất khác hẳn với nguyên liệu ban đầu. Ví dụ về vải sợi tổng hợp: + Vải sợi PE (Polyester): là một loại vải tổng hợp với thành phần là ehtylene có nguồn gốc từ dầu mỏ qua quá trình trùng hợp. Vải sợi Polyester có nhiều ưu điểm đó là không hút ầm nhưng hút thụ dầu. Bởi vì khả năng không hút ầm mà vải sợi Polyester được sử dụng để chống nước, chống bụi và chống cháy. “Vải polyester không bị co khi giặt, chống nhăn, và chống kéo giãn, dễ dàng được nhuộm màu và không bị hủy hoại bởi nấm mốc, cách nhiệt tốt được dùng để sản xuất gối, chăn, áo khoác ngoài và túi ngủ”[5]. + Ngoài ra còn có các loại vải tổng hợp như vải sợi PAC được dùng làm nguyên liệu dệt len nhân tạo, pha với các loại sợi khác để dệt hàng vải pha. Vải sợi PVA được dùng để dệt vải may quần áo lao động, dây thừng, lưới đánh cá. Vải sợi PU dùng để may áo vận động viên, áo tắm, quần áo lót… 8
  17. Thực vật: cotton, vải lanh Tự nhiên Động vật: len, nỉ, tơ tằm... Khoáng: amiang Vải sợi Hóa học: cenllulose, protein, sợi thủy tinh, cao su Nhân tạo Tổng hợp: PE, PVA, PU, PAC, nylon... Sơ đồ 1. 3: Sơ đồ tóm tắt phân loại vải sợi 1.2. Vòng đời của một sản phẩm vải sợi - Nguyên liệu Nguyên liệu sản xuất các sản phẩm vải sợi gồm nhiều loại nguyên liệu như: Đối với vải sợi tự nhiên: lông động vật (cừu, lạc đà…) hay tơ tằm, các loại có nguồn gốc từ thực vật như bông, len, đay… Đối với vải sợi nhân tạo: gồm nhiều loại sản phẩm từ ngành hóa dầu, polymer thực vật, thủy tinh, kim loại. Tùy vào nguyên liệu mà con người sẽ có các phương pháp nuôi trồng và khai thác thích hợp. Khi các nguyên liệu đã đến thời kỳ “chín” người ta sẽ tiến hành thu hoạch và xử lý sơ bộ thành các nguyên liệu thô cho công đoạn sản xuất tại nhà máy. 9
  18. - Sản xuất Là giai đoạn chuyển hóa nguyên liệu thô đầu vào thành các sản phẩm vải sợi mong muốn thông qua các quá trình chế biến. Tùy theo yêu cầu của người dùng về sản phẩm mà có các công nghệ chế biến khác nhau. Các sơ vụn sẽ được tập trung lại và có các cách tái chế thích hợp nhằm làm giảm khối lượng chất thải, sự lãng phí và thông qua đó làm giảm khối lượng tài nguyên khai thác từ môi trường. - Vận chuyển Vải sợi sau khi được sản xuất sẽ được vận chuyển đến các nơi bán và tiêu thụ, thành nguyên liệu đầu vào cho các ngành như thời trang, y tế (bông băng). - Tiêu thụ Tùy vào mục đích sử dụng mà người tiêu dùng sẽ mua các sản phẩm vải sợi phục vụ cho nhu cầu của bản thân. Quá trình sử dụng, giặt giũ, tẩy rửa, bảo quản… làm ảnh hưởng đến vải sợi. Tùy vào loại vải sợi, cách bảo quản và sử dụng mà vải sợi có tuổi thọ cao hay thấp. Vì thế trong quá trình sử dụng vải sợi, người dùng nên có các kiến thức về bảo vệ vải sợi cũng đồng thời là một cách tiết kiệm trong việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. - Thải bỏ Vải sợi sau khi hết khả năng sử dụng sẽ bị thải bỏ. Trước khi đưa đến bãi chôn lấp cần có sự phân loại vải vụn cho mục đích sử dụng và tái chế. Đối với vải sợi bị hư hỏng, mài mòn nên có các công tác đánh giá thích hợp cho khả năng tái chế của chúng. Nếu mức độ hư hại của vải sợi thấp hoặc cần phải thu hồi các thành phần có giá trị trong vải sợi thì cần tái chế vải sợi. 10
  19. Có các loại vải sợi nên được đốt để lấy năng lượng hoặc chôn lấp tại các bãi chôp lấp. Tuy nhiên, vấn đề đốt chất thải đặc biệt là các loại vải sợi cần thiết phải chú ý vì trong quá trình đốt vải sợi dễ dàng sinh các chất độc hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường. Nếu chọn giải pháp là chôn lấp thì cần có các quy trình tiền xử lý nhằm làm giảm ảnh hưởng của vải vụn đến môi trường trước khi đem chôn lấp. 1.3. Công đoạn sản xuất và chế biến vải Nguyên lý sản xuất vải được dùng phổ biến và lâu đời nhất đó là liên kết các sợi hay các hệ sợi lại với nhau. “Hình thành vải bằng nguyên lý dệt thoi cho phép tạo ra được sản phẩm dạng này với độ che phủ lớn, ít tốn nguyên vật liệu và có nhiều tính năng sử dụng nổi trội” [3]. Quy trình gia công này tương đối là phức tạp và có năng suất thấp. Ngày nay có rất nhiều nguyên lý hình thành vải được phát minh và áp dụng vào sản xuất nhưng nguyên lý này vẫn còn được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Bằng cách dùng kim móc người ta cũng tạo ra được tấm vải từ một sợi nhỏ. Sản phẩm này có cấu trúc là tập hợp các vòng sợi liên kết với nhau nên chính vì thế chúng có độ xốp và độ co giãn lớn. Đây cũng là nguyên lý dệt kim từ thời xa xưa nhưng chúng được phát triển mạnh mẽ khi ngành chế tạo máy và vật liệu học đạt đến trình độ cao từ nửa sau thế kỷ XX. Công nghệ sản xuất vải dệt kim cùng với sự ra đời của các thiết bị đã cho ra đời nhiều mặt hàng phong phú, da đạng không chỉ ở vải tấm mà còn ở cả các sản phẩm định hình thuận tiện và đáp ứng cho nhu cầu người dùng. Để hình thành vải ngoài hai phương pháp truyền thống trên thì người ta còn sử dụng các phương pháp như tạo màng, liên kết đệm xơ bằng cài dính, dán keo hay may thêu… và phương pháp này được gọi là phương pháp không 11
  20. dệt. Vải không dệt tuy chưa được dùng nhiều trong quần áo nhưng chúng là một trong những phụ liệu quan trọng của ngành may. Trong dây chuyền sản xuất dệt may, gia công vải có đặc trưng cơ bản là thay đổi cấu trúc nguyên liệu từ dạng đường qua dạng mặt chính vì thế mà các tính chất hóa lý của xơ sợi không gây ảnh hưởng nhiều đến các quá trình này. Vải là nguyên liệu chính của ngành dệt may và thời trang nên tính thẩm mỹ luôn được đề cao. Vải mới được hình thành từ xơ sợi được gọi là vải mộc, chưa thích hợp cho việc may mặc sẽ qua quá trình gia công nhằm cải thiện một số tính chất để có thể sử dụng. Vải mộc sẽ được ngâm, nấu tẩy, xử lý hóa chất để loại bỏ các tạp chất, chất bẩn, tăng cường tính thẩm thấu, làm trắng sơ bộ sau đó mới đến nhuộm màu. Tùy vào mục đích sử dụng mà người ta có thể tiến hành thêm vài quá trình như in hoa, làm mềm, làm bóng, tráng phủ, căng định hình, giặt mài… 1.4. Giới thiệu về ngành dệt may Việt Nam Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành chủ lực của nền kinh tế Việt Nam. Với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỷ lệ lớn, sự ưu đãi từ các chính sách của nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hóa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, vừa góp phần giải quyết nhu cầu lớn việc làm cho người lao động phổ thông, đóng góp nhiều cho ngân sách quốc gia, thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong những năm gần đây ngành công nghiệp dệt may đã có những bước phát triển vượt bậc. “Tốc độc tăng trưởng bình quân của ngành đạt khoảng 30%/năm, trong lĩnh vực xuất khẩu tốc độ tăng trường bình quân 24,8%/năm và chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước” [3]. Sản 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2