Khóa luận tốt nghiệp: Văn hóa truyền thống của người Ê-đê, xã Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên
lượt xem 78
download
Mục đích của đề tài: Văn hóa truyền thống của người Ê-đê, xã Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên nhằm khảo sát thực địa tại địa phương, tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, lịch sử chi phối đời sống văn hóa của người dân. Thông qua tìm hiểu đời sống văn hóa truyền thống, phong tục tập quán làm ăn sinh sống của đồng bào...Từ đó, có cơ sở để đề xuất phương hướng bảo tồn cũng như phát triển văn hóa truyền thống của đồng bào Ê-đê. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Văn hóa truyền thống của người Ê-đê, xã Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên
- ii TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA NGỮ VĂN & VĂN HÓA HỌC NGÀNH VĂN HÓA HỌC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ, XÃ EABAR HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC K.33 GVHD : ThS. VÕ THỊ THÙY DUNG SVTH : TRẦN XUÂN HẠNH Đà Lạt, 2013 ii
- iii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đ ến quý Thầy, Cô trong Khoa Ngữ Văn & Văn Hóa Học-Trường Đại học Đà Lạt đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thạc sỹ Võ Thị Thùy Dung, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, truyền đạt kiến thức, hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp Đại học. Đồng thời, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến các cô, các chú trong Ủy Ban Nhân Dân xã Eabar và những người dân tại địa phương đã cung cấp những tài liệu, những hiểu biết và giúp đỡ nhiệt tình cho tôi trong suốt thời gian điền dã tại địa phương. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn sâu nặng tới gia đình, bạn bè những người thân, đã luôn quan tâm ủng hộ và giúp đỡ trong suốt năm học vừa qua cũng như trong suốt quá trình thực hiện khóa luận của mình. Đà Lạt, tháng 5, năm 2013 Tác giả Trần Xuân Hạnh iii
- iv LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Nội dung, kết quả nghiên cứu và các số liệu trong khóa luận chưa được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với những quy chế của nhà trường với sự cam đoan này. Đà Lạt, tháng 5 năm 2013 Tác giả Trần Xuân Hạnh iv
- iii MỤC LỤC MỤC LỤC.............................................................................................................. iii MỞ ĐẦU.................................................................................................................. v 1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................................... v 2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................................. iv 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................. v 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................................................... v 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................... vii 6. Đóng góp của khóa luận.......................................................................................................... viii 7. Bố cục của khóa luận.............................................................................................................. viii CHƯƠNG 1............................................................................................................. 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.................................................................................... 1 1.1. Tổng quan về xã Eabar huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên........................................................ 1 1.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................1 1.1.3. Tình hình xã hội...................................................................................3 1.2. Khái quát về dân tộc Ê-đê, xã Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.................................5 1.2.1. Địa bàn cư trú....................................................................................... 5 1.2.2. Tên gọi và thành phần tộc người.........................................................6 1.2.3.Truyền thống đoàn kết đấu tranh.........................................................6 1.2.4. Hoạt động kinh tế.................................................................................7 1.2.5. Nghề thủ công truyền thống..............................................................11 CHƯƠNG 2........................................................................................................... 14 MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê- ĐÊ TẠI XÃ EABAR, HUYỆN SÔNG HINH TỈNH PHÚ YÊN..........................14 2.1. Văn hóa vật chất..................................................................................................................... 14 2.1.1. Ẩm thực...............................................................................................14 2.1.2. Trang phục..........................................................................................15 2.1.3. Nhà cửa .............................................................................................. 18 2.2. Văn hóa xã hội........................................................................................................................ 21 2.3. Văn hóa tinh thần.................................................................................................................... 26 2.3.1. Yang trong quan niệm của người Ê-đê..............................................26 2.3.2. Tín ngưỡng và nghi lễ cúng theo vòng đời........................................27 2.3.2.1. Lễ cúng trước khi sinh nở..............................................................27 2.3.2.2. Lễ cúng sau sinh nở........................................................................27
- iv 2.3.2.2. Lễ cúng ở tuổi trưởng thành..........................................................29 2.3.2.2. Lễ cúng sau khi chết.......................................................................31 3.3.3. Nghi lễ cầu cúng theo vòng cây trồng................................................................................ 33 3.3.3.1. Lễ cúng lúa mọc (Mdie)..................................................................33 3.3.3.2. Lễ cúng lúa trổ bông.......................................................................33 3.3.3.3. Lễ cúng mừng lúa mới (T’h mđiê rou)...........................................33 3.3.3.4. Lễ cúng cầu mưa (H’uh gian)........................................................34 3.3.3.5. Lễ cúng bến nước (Tun pin e)........................................................35 CHƯƠNG 3........................................................................................................... 37 BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ, XÃ EABAR, HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN....37 3.1. Biến đổi văn hóa truyền thống của người Ê- đê ở Eabar....................................................37 3.1.4. Ưu-nhược điểm của vấn đề biến đổi văn hóa truyền thống...........43 3.2. Tác nhân biến đổi văn hóa truyền thống............................................................................... 44 3.2.1. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới............44 3.2.2. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống..............................................................................45 3.2.3. Sự tăng cường giao lưu hội nhập giữa các nền văn hóa.................45 3.3.1. Giải pháp về kinh tế - xã hội.............................................................46 KẾT LUẬN............................................................................................................ 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 54 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH........................................................................................... 1 Hình 24. Ăn uống của người Ê-đê hiện nay....................................................... 12
- v MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn hóa vốn gắn liền với toàn bộ cuộc sống và sự phát triển của xã hội. Con người ra đời cùng với văn hóa, trưởng thành nhờ văn hóa, hướng tới tương lai cũng từ văn hóa. Văn hóa của một dân tộc trước hết thể hiện ở bản sắc của dân tộc ấy. Bản sắc dân tộc có vai trò định hướng cho sự lựa chọn trong hành đ ộng của con người. Vai trò của văn hóa đã được Đại hội VIII khẳng đ ịnh “ văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và là động lực thúc đẩy sự phát triển cuả xã hội”. Với lời khẳng định ấy, có thể thấy văn hóa đã kết tinh những giá tr ị tinh thần cốt lõi, đặc sắc và có tính trường tồn trong lịch sử dân tộc. Và d ưới s ự lãnh đạo của Đảng, văn hóa Việt Nam ngày càng hoàn thiện, góp phần hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc là 54 sắc màu văn hóa t ạo nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Do đặc điểm về điều kiện đ ịa lý, kinh t ế - xã hội và nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau nên đã hình thành các vùng văn hóa khác nhau. Từ đó, văn hóa của các dân tộc cũng có những điểm khác biệt mang tính đặc thù. Một trong các vùng văn hóa ấy là vùng văn hóa Trung Bộ (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận). Đây là vùng văn hóa rộng lớn gồm nhiều dân tộc sinh sống, có sự giao lưu và tiếp biến văn hóa Chăm. Mỗi dân tộc với những đặc điểm riêng, đều sớm hình thành những nét văn hóa, độc đáo của mình. Nhờ đó, đã có nhiều đóng góp lớn lao với cộng đồng dân tộc trên mọi lĩnh vực văn hóa, xã hội. Dân tộc Ê-đê là dân tộc có nền văn hóa truyền thống đặc sắc trong 54 dân tộc thiểu số ở nước ta. Cũng như mọi dân tộc khác, người Ê-đê ở Phú Yên đã sớm hình thành giá trị văn hóa mang màu sắc riêng. Nền văn hóa ấy ảnh hưởng sâu xa đến từng cá nhân trong cộng đồng người Ê-đê, góp phần làm tăng thêm giá trị cho nền văn hóa đa dân tộc vùng Trung Bộ Việt Nam.
- iv Những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến đổi. Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra như một cơn lốc cuốn hút tất cả các nước trên thế giới. Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia khác không thể đứng ngoài cơn lốc ấy. Đặc biệt, kinh tế thị trường với những ưu điểm và mặt trái của nó có ảnh hưởng không nhỏ đến nền văn hóa truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong đó có văn hóa của dân tộc Ê-đê ở Phú Yên. Tr ước tác đ ộng của cơ chế thị trường, của mở rộng hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Ê-đê nói chung, và người Ê-đê ở Phú Yên nói riêng đang bị mai một, pha trộn, lai căng. Đó là điều rất đáng quan tâm. Vì thế, chúng tôi thấy, cần phải có thêm nhiều tài liệu giúp cho mọi người đặc biệt là lớp trẻ được tiếp cận với kho tàng truyền thống của dân tộc mình, để hiểu và để tạo nên niềm tự hào về quê hương, dân tộc. Là một người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này hơn 20 năm, từng chứng kiến sự đổi thay về văn hóa, con người, kinh tế, chính trị, chúng tôi không khỏi có những trăn trở và suy tư. Do đó, góp một tiếng nói tri ân-tình cảm, một góc nhìn từ góc độ người làm văn hóa nhằm góp phần bảo tồn vùng đất, con người và tìm hiểu một cách hệ thống hơn nét đẹp văn hóa truyền thống của những con người nơi mảnh đất Eabar là điều chúng tôi thật sự mong muốn. Và đề tài “ Văn hóa truyền thống của người Ê-đê, xã Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên” là cơ hội quý giá để chúng tôi thực hiện những mong muốn của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài khảo sát thực địa tại địa phương, cụ thể là xã Eabar để tìm hiểu đời sống văn hóa của đồng bào nơi đây. Đồng thời, tìm hiểu điều kiện tự nhiên, l ịch sử đã chi phối như thế nào đến đời sống văn hóa của người dân. Thông qua tìm hiểu đời sống văn hóa truyền thống, phong tục tập quán làm ăn sinh s ống c ủa đồng bào, người nghiên cứu cũng chỉ ra những tác nhân tạo nên văn hóa truyền thống của văn hóa đồng Ê-đê nơi đây. Từ đó, có cơ sở để đề xuất phương hướng bảo tồn cũng như phát triển văn hóa truyền thống của đồng bào Ê-đê tại xã Eabar nói riêng và người Ê-đê ở các địa phương khác nói chung nhằm tạo sợi tơ lung linh sắc màu trong tấm thảm muôn màu được dệt thành bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
- v Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là hết sức khó khăn, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa như hiện nay. Vì vậy, nghiên c ứu văn hóa truyền thống người Ê-đê ở xã Eabar là việc làm hết sức cấp bách, cần tiến hành nhanh chóng và cần có sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể. Nếu không, những nét văn hóa truyền thống sẽ bị rơi vào quên lãng, thậm chí sẽ bị mất đi dưới tác động của cơ chế thị trường. Nhất là, khi mà những đòi hỏi về đời sống vật chất đang ngày càng tác động làm thay đổi cuộc sống bà con, thì việc nghiên cứu tìm hiểu, bảo tồn và phát huy là điều vô cùng khó khăn. Vì vậy, qua đề tài này chúng tôi muốn cho người đọc một cái nhìn cụ thể và toàn diện hơn về dân tộc Ê- đê ở xã Eabar trên phương diện văn hóa truyền thống. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Ê-đê tại xã Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Đề tài chúng tôi chọn để tiến hành nghiên cứu là “ Văn hóa truyền thống của người Ê-đê, xã Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên”, nhưng trong phạm vi một khóa luận, để đưa đến một cái nhìn toàn diện và cảm nhận sâu sắc về văn hóa truyền thống của một dân tộc là điều không dễ. Làm được điều đó cần có thời gian nghiên cứu một cách cụ thể, rõ ràng. Chính vì vậy, tránh việc dàn trải tràn lan nên chúng tôi tập trung nghiên cứu vào vấn đề văn hóa hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Qua đó, đem ra so sánh người Ê-đê ở xã Eabar với các nhóm Ê-đê ở các địa phương khác. Các yếu tố văn hóa truyền thống khác chúng tôi sẽ sử dụng để làm cơ sở để so sánh và chứng minh cho vấn đề trên. 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Người Ê-đê đã có mặt rất sớm ở xã Eabar, chủ yếu là cư dân phần lớn di cư và chuyển từ các tỉnh Tây Nguyên qua Phú Yên. Dấu vết của dân tộc Ê-đê tại xã Eabar đã phản ánh đậm nét trong các sử thi và trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật tạo hình dân gian. Cho đến nay, cộng đồng Ê-đê vẫn còn là xã hội mang dấu ấn mẫu hệ đậm nét ở nước ta, có giá trị đóng góp không nhỏ vào kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, từ lâu đã có rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu tìm hiểu và nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về người Ê-đê ở Phú Yên hiện nay không nhiều. Có thể kể lên đây một vài công trình nghiên cứu về văn hóa người Ê-
- vi đê tại Phú Yên như La province de Phu Yen của A.Laborde xuất bản năm 1929 có nhắc đến nhóm cư dân sinh sống ở vùng cao Phú Yên. Công trình của ông đã đặt cột mốc và tạo cơ sở bước đầu để các học giả tiếp tục nghiên cứu về người Ê-đê ở Phú Yên nói chung và xã Eabar nói riêng. Những năm sau 1980, các nhà dân tộc học Việt Nam tiến hành nhiều đợt khảo sát ở vùng văn hóa Tây Nguyên bao gồm khu vực có người Ê-đê cư trú, theo đó nhiều công trình được xuất bản như: Đại cương về dân tộc Ê-đê, M’nông ở Đăk Lăk (1982) của Bế Viết Đẳng, Chu Thái Sơn, Vũ Thị Hồng, Vũ Đình Lợi. Công trình này đã trình bày những vấn đề chung nhất về đời sống của hai dân tộc Ê-đê, M’nông trên các phương diện: thiên nhiên và dân cư (đặc điểm địa lý, sự phân bố dân cư và thành phần dân t ộc, vài nét về truyền thống văn hóa, nguồn gốc lịch sử, những đặc điểm nhân chủng của các dân tộc Ê-đê, M’nông) kinh tế và xã hội. Đặc biệt, ở phần thứ 3 (chương 1) của công trình, tác giả Chu Thái Sơn đã đề cập đến văn hóa vật chất của người Ê-đê. Và ở chương 3, tác giả Vũ Đình Lợi cũng đã đề cập đến những lễ nghi- phong tục trong chu kỳ đời sống của người Ê-đê nhưng chỉ bó hẹp trong phạm vi 8 trang (157-164). Nên những gì mà tác giả trình bày còn ở mức độ sơ lược, chỉ mang tính gợi mở, nhưng lại là cơ sở để người nghiên cứu kế thừa và phát triển. Người Ê-đê, một xã hội mẫu quyền của bà Anne De Hauteloque xuất bản năm 2004 là kết quả của 14 tháng sống cùng, sinh hoạt cùng, hòa nhập vào cuộc sống của cư dân tại buôn Põk, Đăk Lăk của bà. Anne De Hauteloque đã đ ề cập đến vị trí của người đàn ông và người phụ nữ trong xã hội Ê-đê. Đồng thời, đi sâu nghiên cứu và giới thiệu về cơ cấu tổ chức, các quan hệ xã hội của dân tộc Ê-đê, nhấn mạnh khẳng định xã hội Ê-đê là xã hội mẫu quyền điển hình nhất ở Tây Nguyên. Đặc biệt khi nói đến công trình nghiên cứu về người Ê-đê ở Phú Yên nếu không nói đến công trình Người Ê-đê M’dhur ở Phú Yên của Lê Thế Vịnh, Nguyễn Thị Hòa, Y-Điêng do Sở Khoa học Công nghệ Phú Yên xuất bản tháng 12 năm 2005 quả là một thiếu sót. Bởi lẽ, đây là công trình đã nêu cụ thể về văn hóa t ộc người Ê-đê trên cả hai phương diện văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Tiếc là công trình này chưa thật sự đi sâu sát vào văn hóa truyền thống cụ thể của từng địa bàn, chưa cập nhật đầy đủ các thông tin và số liệu cần thiết ở mỗi địa bàn cụ thể.
- vii Bên cạnh đó, khá nhiều công trình nghiên cứu về người Ê-đê đăng trên các tạp chí như: 1. Một số đặc điểm xã hội của các dân tộc Trường Sơn-Tây Nguyên , tạp chí Dân tộc học số 1, 1954. 2. Bàn về lịch sử tộc người và đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa c ư dân Tây Nguyên của Chu Thái Sơn, tạp chí Dân tộc học số 2-1979. 3. Mấy nhận xét về hôn nhân và gia đình của người Ê-đê của Nông Hoàng Cư, tạp chí Dân tộc học số 3-1980. 4. Tổ chức làng cổ truyền của các dân tộc Tây Nguyên của Phan Xuân Biên, tạp chí Dân tộc học số 3-1985. 5. Những thay đổi trong tập quán sử dụng nước của người Ê-đê của tác giả Nguyễn Trường Giang, tạp chí Dân tộc học số 3-2001. 6. Dấu vết bào tộc của người Ê-đê của tác giả Phan Hữu Dật, tạp chí Dân tộc học số 5-2002. v.v.v… Tuy nhiên, có thể thấy rằng, các học giả chỉ nghiên cứu ở những đ ịa bàn lớn, riêng nghiên cứu về văn hóa truyền thống ở xã Eabar thì hiện chưa có công trình nào. Nhất là, qua thời gian, khi mà nhà nước can thiệp vào cuộc sống của người Ê-đê như xây dựng nông thôn mới, bê tông hóa các công trình…rồi yếu tố cơm, áo, gạo, tiền đòi hỏi người Ê-đê phải chạy theo kinh tế, để mưu sinh, lo toan cho cuộc sống, thì những yếu tố văn hóa truyền thống có gì biến đ ổi vẫn chưa được quan tâm. Vì vậy đó là những cơ sở để người nghiên cứu có thể mạnh dạn l ựa chọn “Văn hóa truyền thống của người Ê-đê, xã Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên” để làm đề tài khóa luận nhằm đem lại cái nhìn rõ nét và toàn diện nhất về văn hóa truyền thống của người Ê-đê ở Phú Yên. 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng phương pháp liên ngành dân tộc học - văn hóa học. Thông qua quá trình điền dã, thu thập thông tin, quan sát cuộc sống của người Ê-đê ở địa bàn xã Eabar, chúng tôi sẽ đưa đến cho người đọc một cái nhìn cụ thể, thực tế về người Ê-đê trên 3 phương diện: văn hóa vật chất, văn hóa xã hội, văn hóa tinh thần. Phương pháp so sánh cũng là phương pháp được chú trọng để rút ra
- viii những điểm chung và những nét khác biệt so với các tộc người Ê-đê ở các đ ịa phương khác. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng phương pháp định tính, định l ượng, phương pháp tổng hợp và phân tích… khi cần thiết, nhằm thu thập, đ ưa ra các lý giải rõ hơn về văn hóa truyền thống của đồng bào Ê-đê xã Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. 6. Đóng góp của khóa luận Mặc dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tộc người Ê-đê, nhưng đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào mang tính hệ thống, khái quát c ụ th ể về một tộc người Ê-đê cư trú tại xã Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Nên với công trình nhỏ này, chúng tôi mong muốn tìm hiểu những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Ê-đê một cách toàn diện và đầy đủ nhất. Khóa luận góp phần giúp độc giả hình dung, nhìn nhận, đánh giá về văn hóa truyền thống của dân tộc Ê-đê xã Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Đồng thời, giúp cư dân, đặc biệt là giới trẻ nhận thấy được giá trị văn hóa truyền thống của tộc người mình và đánh giá thực trạng của vấn đề để có phương hướng phục dựng và bảo tồn các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào. Thông qua việc tìm hiểu văn hóa truyền thống của người Ê-đê ở một không gian hẹp, chúng tôi hy vọng sẽ góp thêm tư liệu cho những người đam mê nghiên cứu về văn hóa tộc người Ê-đê ở Việt Nam nói chung và người Ê-đê ở xã Eabar nói riêng. Cuối cùng, với việc nghiên cứu về văn hóa truyền thống của người Ê-đê xã Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, hy vọng đề tài của chúng tôi sẽ đóng góp một phần nhỏ bé trong việc nghiên cứu và bảo tồn và phát huy giá tr ị văn hóa tộc người một cách khoa học nhất. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Phụ lục, khóa luận được chia thành ba chương như sau: Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Tổng quan về xã Eabar huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên 1.2. Khái quát về đồng bào dân tộc Ê-đê xã Eabar huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên
- ix Chương 2. MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ, XÃ EABAR, HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN 2.1. Văn hóa vật chất 2.2. Văn hóa xã hội 2.3. Văn hóa tinh thần Chương 3. BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ, XÃ EABAR, HUYỆN SÔNG HINH, TỈNH PHÚ YÊN 3.1. Biến đổi văn hóa truyền thống của người Ê-đê ở Eabar 3.2. Tác nhân biến đổi văn hóa truyền thống 3.3. Vấn đề bảo tồn văn hóa truyền thống
- 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Tổng quan về xã Eabar huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên 1.1.1. Vị trí địa lý Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, diện tích tự nhiên là 5.060 km2, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía tây giáp tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk, phía đông giáp biển Đông. Phú Yên có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh có 09 đơn vị hành chính gồm các huyện: Đồng Xuân, Đông Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa (là trung tâm tỉnh lỵ). Huyện Sông Hinh là huyện miền núi được thành lập từ ngày 25/02/1985 trên cơ sở chia cách huyện Tây Sơn thành hai huyện Sơn Hòa và Sông Hinh. Huyện Sông Hinh nằm ở phía tây nam Phú Yên, phía tây nam giáp tỉnh Đăk Lăk, tây bắc giáp tỉnh Gia Lai. Diện tích tự nhiên 886 km2, tổng dân số 45.860 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 46% dân số. Dân cư tập trung ở khu vực thành thị 10.639 người, nông thôn 35.221 người trên địa bàn 10 xã (Sơn Giang, Đức Bình Đông, Đức Bình Tây, Eabia, Eabá, Eabar, Eatrol, Sông Hinh, Ealâm, Ealy) và một thị trấn (Hai Riêng). Xã Eabar là xã miền núi thuộc huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên được tách ra từ xã EaBá vào ngày 15 tháng 11 năm 1991 và đó được coi như là ngày thành l ập xã. Xã có diện tích tự nhiên là 10.185 ha, nằm trên đường quốc lộ DT645, cách thị trấn Hai Riêng chừng 15km. Phía tây giáp với xã Ealy, phía đông giáp huy ện Sông Hinh, phía bắc giáp xã Ea Lâm, phía nam giáp với huyện M’Drak, tỉnh Đăk Lăk. Trên địa bàn xã có các tuyến giao thông quan trọng nối với các khu vực trong và ngoài tỉnh, là cầu nối các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ với các tỉnh Tây nguyên, tạo điều kiện thuận lợi trong trao đổi hàng hóa (đặc biệt là giao lưu, buôn bán cà phê và mủ cao su với các tỉnh Tây Nguyên, trao đổi, buôn bán nguyên liệu làm giấy với tỉnh Khánh Hòa, vì nơi đây có diện tích trồng cây keo, tràm nằm r ải rác khắp địa bàn xã) tạo liên kết hợp tác phát triển kinh tế - xã hội thông qua quốc lộ DT 645. Trong tương lai khi tuyến đường Đông Trường Sơn đi qua xã hoàn thành thì khả năng trao đổi hàng hóa càng thuận lợi hơn.
- 2 Xã Eabar là xã vừa có vị trí quan trọng về quốc phòng, vừa là vùng giao lưu văn hóa giữa các tỉnh duyên hải miền Trung với địa bàn chiến lược Tây Nguyên. Với các dân tộc cùng sinh sống như: Ê-đê, Bana, Kinh, Tày, Nùng, Dao, Thái… nên đời sống văn hóa hết sức phong phú và đa dạng. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc xã Eabar từng bước đ ược chú tr ọng đầu tư. Một số lễ hội văn hoá và văn nghệ dân gian của đồng bào dân tộc Ê-đê (dân tộc bản địa) đã được phục dựng và bảo tồn như: lễ hội cồng ching 1, lễ bỏ mả, lễ cầu mưa, lễ mừng nhà mới, lễ cúng vòng đời... Các loại nhạc cụ như: sáo đất, đàn Goong… cũng được các nghệ nhân quan tâm và gìn giữ. Là vùng đất có lịch sử phát triển lâu đời, giàu truyền thống hào hùng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên Cùng nằm ở rìa phía Đông của dãy Trường Sơn và tiếp giáp với Tây Nguyên nên khí hậu huyện Sông Hinh, trong đó có xã Eabar có đặc điểm chung là vừa chịu ảnh hưởng khí hậu vùng Tây Nguyên, vừa ảnh hưởng khí hậu vùng duyên hải miền Trung. Nơi đây, mỗi năm có 2 mùa: mùa nắng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, đôi khi có gió Tây Nam khô nóng hoạt động khá mạnh, mùa mưa rơi vào tháng 9 và tháng 10 đôi khi kéo dài đến tháng 1 năm sau. Nhiệt độ trung bình 24,90C. * Sông ngòi Là một xã có ít hệ thống sông ngòi nên từ khi thành lập xã đã triển khai đắp đê làm hồ chứa nước. Hiện toàn xã có 6 hồ chứa nước lớn, chưa kể các hồ chứa nước nhỏ do các hộ gia đình khai phá để phục vụ cho việc tưới tiêu sản xuất của bà con trên địa bàn. * Về đất đai Tổng diện tích tự nhiên trên toàn xã là 10.185 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 7.258,17 ha, đất lâm nghiệp 2.262,8 ha, đất chuyên dùng là 253,72 ha, đất nông thôn 295 ha, đất chưa sử dụng 869,68 ha, đất mặt nước chuyên dùng là 242,8 ha. Ở xã Eabar đất đỏ và đất pha cát chiếm phần lớn diện tích. * Về rừng 1 Những người Ê-đê cao tuổi ở xã Eabar quen gọi Cồng chiêng là “đồng la” hoặc Cồng ching. Nên trong khóa luận này chúng tôi thống nhất tên gọi là cồng ching.
- 3 Theo số liệu từ Ủy Ban Nhân Dân xã thì đất lâm nghiệp là 2.262,8 ha, chủ yếu là rừng trung bình, nhưng đây là nơi bao bọc, tập trung nhiều loại đ ộng thực vật, người dân quen gọi là “Hòn đen”2. Nơi đây có nhiều loại gỗ, cây thuốc quý như cẩm lai, trắc, mun, hà thủ ô, chò chỉ…động vật có khỉ, hươu, vooc, vượn, trâu rừng. 1.1.3. Tình hình xã hội Xã Eabar là một xã nghèo thuộc diện đầu tư của chương trình 134 và 135 của chính phủ. Toàn xã có 8 thôn trong đó 4 thôn người Việt: thôn Eadin, thôn Ea Mkeng, thôn Chư Blôi, thôn Tân An và 4 thôn buôn đồng bào dân tộc Ê-đê: buôn Chung, buôn Thứ, buôn Trinh, buôn Quen. Đồng bào các dân tộc thiểu số xã Eabar sống theo dòng họ hình thành nên các buôn làng và có sự đan xen với người Việt trong địa bàn các thôn buôn. Tổng dân số toàn xã là 5.486 người. Trong đó dân tộc Ê-đê là 1.866 người, dân tộc Tày, Nùng 302 người, còn lại là người Việt. Xã Eabar được thành lập năm 1991. Là một xã vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nên nền kinh tế ở đây còn rất khó khăn, đồng bào chủ yếu làm nông nghiệp và chăn nuôi phụ thuộc vào thiên nhiên. Trình độ dân trí thấp nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi còn nhiều hạn chế nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Thêm vào đó, thời tiết diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, dịch bệnh và chuột phá hoại mùa màng nên tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao. Theo điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2012 là 1.021 hộ chiếm tỷ lệ 79,5%. Những năm qua, từ khi đất nước chuyển sang đổi mới và xây dựng nông thôn mới, nhờ có chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, sự quản lý và điều hành sâu sát kịp thời của chính quyền địa phương, tổng thu ngân sách đ ịa phương 85 triệu, thu nhập bình quân đầu người là 7,6 triệu. Đồng bào nơi đây đã phát huy ý chí tự lực tự cường, truyền thống cần cù lao động sáng tạo, tinh thần đoàn kết nên cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trên một số lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. Đời sống vật chất ngày càng tiến bộ, chuy ển biến theo hướng đi lên, nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần ngày càng đ ược đáp ứng t ốt hơn. Quốc phòng, an ninh ngày càng được giữ vững hơn. 2 Hòn đen là tên gọi quen thuộc của những người Ê-đê xã Eabar. Đó là một dãy núi bao bọc xã Eabar, nằm ở phía tây nam của xã.
- 4 Vấn đề giáo dục được xã tập trung chỉ đạo, tuyên truyền, vận động nên năm 2012 xã tiếp tục giữ vững phổ cập trung học cơ sở, phổ cập tiểu học và mẫu giáo đúng độ tuổi, công tác giáo dục - đào tạo được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Trong năm 2011-2012 các đơn vị thường xuyên tổ chức các hoạt động chuyên môn liên tục trong suốt năm học, tạo khí thế thi đua sôi nổi cho toàn ngành. Điều đáng chú ý là tỷ lệ học sinh là đồng bào Ê-đê chiếm tỷ lệ khá cao, cho thấy đồng bào Ê- đê đã quan tâm đến việc học của con em mình, nhiều người trong số đó đã thành đạt nắm nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước. Công tác y tế, dân số gia đình và trẻ em được quan tâm và đ ạt đ ược nhi ều thành tựu đáng kể, chỉ tính trong năm 2012, toàn xã đã có tổng số l ượt khám bệnh là 4338/5556 lượt đạt 0,78 lượt/người/năm. Khi có bệnh tật thì người Ê-đê đ ến các trạm Y tế để khám và điều trị, không còn trường hợp chữa bệnh bằng “thầy cúng”. Rõ ràng nhận thức về xã hội trong cộng đồng người Ê-đê đã được nâng cao đáng kể. Trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao những năm qua xã đã tiếp tục tuyên truyền rộng rãi cuộc vận động “Học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh”, tiếp-phát đầy đủ chương trình truyền thanh, đảm bảo tuyên truyền đầy đủ chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến từng người dân. Hiện nay UBND cũng đã triển khai tu sửa các loa đài của Đài truyền thanh xã đảm bảo thông tin kịp thời về tin tức thời sự - kinh tế - văn hóa xã hội - an ninh quốc phòng…. Đăng ký tổ chức giải thể dục thể thao các dân tộc thiểu số 2012, tham gia hội thi đẽo tượng gỗ và chế tác nhạc cụ dân tộc do Trung tâm văn hóa thông tin (VHTT) huyện Sông Hinh tổ chức. Tính đến năm 2012 trong xã có 3 thôn buôn được công nhận là thôn buôn văn hóa (thôn Tân An, thôn Ea Din và thôn Ea Mkeng) công nhận 826 hộ gia đình văn hóa. Hiện tại mỗi thôn đã có nhà văn hóa và sinh hoạt cộng đồng. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc đ ược chú trọng. Việc bảo tồn tiếng nói và chữ viết được quan tâm, đã tổ chức các lớp dạy tiếng Ê-đê cho cán bộ chủ chốt của huyện và một số lễ hội được phục dựng để lưu giữ. Phong trào đoàn kết toàn thôn buôn xây dựng đời sống văn hóa được triển
- 5 khai rộng khắp, đánh dấu một bước quan trọng trong đời sống văn hóa của đ ồng bào.[4] 1.2. Khái quát về dân tộc Ê-đê, xã Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên 1.2.1. Địa bàn cư trú Người Ê-đê ở Phú Yên cư trú trong một không gian tương đối rộng từ Sơn Hòa đến Sông Hinh. Vì cư trú ở rìa phía đông dãy Trường Sơn, cách xa khu vực tập trung của người Ê-đê (Đăk Lăk) và có số lượng dân cư không nhiều, nên người Ê-đê ở Phú Yên ít được các học giả quan tâm nghiên cứu. Địa điểm tụ cư của họ thường nằm theo các triền suối, sông nhỏ hay những chỗ đất cao và bằng phẳng, xa tít là những dãy núi chập chùng, xanh ngắt một màu. Người Ê-đê có dân số khoảng 12.759 người, cư trú tai các địa phương như xã Eabia, Eatrol, Eabar, Eabá, Ealâm… Trong đó xã Eabar người Ê-đê tập trung ở 4 thôn trên tổng số 8 thôn đó là buôn Chung, buôn Thứ, buôn Quen và buôn Trinh. Theo số liệu điều tra dân số năm 2012 (bộ phận công tác Dân số và kế hoạch hóa gia đình thuộc Ủy Ban Nhân Dân xã Eabar) thì tổng dân số đồng bào Ê-đê là 1.866 người, trong đó buôn Chung là 156 hộ, 800 khẩu; buôn Thứ là 86 hộ, 379 khẩu; buôn Quen là 86 hộ, 363 khẩu; buôn Trinh là 71 khẩu, 324 khẩu.3 Người Ê-đê quần cư theo buôn, họ không quen sống xen kẽ với các dân tộc khác. Vì thế cư trú với mật độ khá tập trung, chỉ tính riêng tại xã Eabar qua các buôn thì người Ê-đê chiếm khoảng 99% dân số. Mỗi buôn có một bến nước chính, nếu dựng buôn gần sông, suối thì đoạn suối chảy qua chính là ranh giới. Ngày xưa chủ yếu lấy nước ở các con sông, suối. Ngày nay, các giếng tập thể mọi người cùng múc nước và đem về dùng. Mỗi buôn có một khu vực để sản xuất, chăn thả, buôn này không được xâm lấn buôn kia, nhà này không được xâm phạm đ ất đai của nhà khác, quy định về tính cộng đồng của người Ê-đê được thể chế hóa bằng hệ thống luật tục. Đứng đầu là già làng, người giữ quyền lực về thể chế trong thôn buôn. 3 Số liệu thống kê dân số-dân tộc trên địa bàn xã Eabar năm 2012.
- 6 1.2.2. Tên gọi và thành phần tộc người Người Ê-đê là một trong những tộc người có khá nhiều nhóm địa phương. Những nhóm đại phương có số dân đông là Kpă, Adham, Krung, Ktul, Hwing, Epan, Bil và M’Dhur. Các cuộc điều tra và khảo sát thực địa nơi có người Ê-đê sinh sống tại Phú Yên cụ thể là xã Eabar cho thấy người Ê-đê ở xã Eabar thuôc nhom Ê-đê M’dhur. ̣ ́ Ngoài số dân cư trú tại chỗ, còn có một nhóm Ê-đê chuyển từ nơi khác đến. Trong quá trình cư trú có khuynh hướng giao tiếp văn hóa với người Djarai và người Chăm, nên trong ngôn ngữ và văn hóa có những yếu tố khác biệt so với cộng đồng người Ê-đê ở Đăk Lăk. Bên cạnh tộc danh Ê-đê hoặc Anak Đê một số học giả người Pháp thường nhắc đến dân tộc này với tên gọi Rhadé (Rađê). Tuy nhiên trong quá trình tồn tại và phát triển. Cũng như các nhóm Ê-đê khác có xu hướng xích lại gần nhau hơn trên cơ sở tộc danh chung Ê-đê. Chỉ tính riêng trên địa bàn xã Eabar thì họ của người Ê-đê có các họ Ksor, Nay, Huynh, LêMô, Kpá, Lê, Bon… Trong số các họ trên thì họ Ksor, Nay và LêMô là những họ chiếm phần lớn trong cộng đồng dân tộc ở địa bàn. Trong giao tiếp thường ngày, cũng như người Việt họ chỉ gọi tên, ví dụ như một người có tên là Ksor Y Nuôi thì lúc gọi tên trong giao tiếp gọi là: “Y Nuôi” còn đối với người già, nếu là người thân trong nhà thì đàn ông gọi là “Oi”, nếu là phụ nữ thì gọi là“ Tun” hoăc “Adôn”. Điều đó thể hiện sự ̣ lịch thiệp trong quan hệ xã hội, cộng đồng, thể hiện tình cảm thiêng liêng gắn chặt quan hệ gia đình, bạn bè hàng xóm. 1.2.3.Truyền thống đoàn kết đấu tranh Trước đây, khu vực người Ê-đê Phú Yên đang sinh sống là địa bàn thuộc huyện M’Drak, tỉnh Đăk Lăk, cư dân vùng này vừa có quan hệ gốc tích, vừa có quan hệ lãnh thổ với người Ê-đê ở Đăk Lăk. Do vậy những biến động về kinh tế chính trị, kinh tế văn hóa của vùng đất Tây Nguyên đều tác động đến người Ê-đê ở Phú Yên. Mùa hè năm 1947, địch lập đồn ở Hai-Riêng, Cà Lúi, Bà-Lá, Ma phu, đưa quân chiếm các xã Eabá, Eabia, Suối Trai, Krông-Pa. Ngày 5 tháng 1 năm 1948, từ Cheo Reo, Ai Nu, địch mở rộng cuộc hành quân đánh xuống Củng Sơn, bị ta chặn đánh quyết liệt buộc phải rút về Cà Lúi. “ Đầu năm 1948, bọn giặc Pháp mở cuộc hành quân dọc theo sông H’Năng và sông Ba càn qua sông Ba rồi chúng nó lên dốc
- 7 M’hăm tại buôn Bầu, trung đoàn 84 Nơ-Trang-Lơng phục kích đánh địch trên đồi M’hăm, thu được một đoàn voi tiếp tế của địch” 4. Với âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, Mỹ nhanh chân nhảy vào thay thế thực dân Pháp và ngang nhiên xóa bỏ hiệp định ngừng chiến ở Việt Nam, Mỹ-Ngụy đưa quân đóng đồn Hai Riêng, Tân Vinh, Cà Lúi, mở các cuộc hành quân đốt nhà, phá rẫy, dồn dân. Trước tình hình đó tỉnh ủy Phú Yên, huyện ủy Sơn Hòa đã có những chủ trương và biện pháp chống trả kẻ thù. Mùa hè năm 1963 lực lượng vũ trang ở các xã Eabá, Eatrol, Eabia, Đức Bình, buôn Thung đánh tan các cuộc càn quét quy mô lớn của địch từ Buôn Ma Thuột kéo xuống. Để chuẩn bị giải phóng Phú Yên đồng bào Ê-đê ở các xã Eabar, Eabia, Eatrol, Suối Trai, Cà Lúi và buôn Bầu, đã không quản gian khổ hy sinh, ngày đêm bám trụ làm đường, chặt tre, đan mê lót đường, làm cầu để xe chở hàng hóa, đ ạn dược, thuốc men chi viện cho chiến trường Phú Yên. Qua hai cuộc kháng chiến đã có 213 người con của dân tộc Ê-đê hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, đây là những trang sử hào hùng trong truyền thống đánh giặc ngoại xâm của đồng bào Ê-đê ở xã Eabar nói riêng và Phú Yên nói chung.[9] 1.2.4. Hoạt động kinh tế Cư trú trong môi trường phần lớn phụ thuộc vào thiên nhiên, vì vậy kinh tế nông nghiệp trong đó rẫy chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống bà con. Đất rẫy thích hợp là loại đất rừng già có nhiều cây lớn, có thảm thực vật dày. Khi tiến hành khai phá, đồng bào luôn quan tâm bảo vệ rừng, tránh hủy diệt giun đất và hủy diệt tràn lan, biến đất đai thành đồi trọc. Lúc chọn được đám rẫy, đồng bào không chặt phá hết mà để lại những khoảnh rừng lớn để chống xói mòn, đồng thời lấy cây làm nhà, và chỉ sau một vài năm khi đất canh tác đã bạc màu họ mới phát tiếp và cứ sau vài năm họ lại quay về chỗ cũ canh tác. Do điều kiện tự nhiên, nơi cư trú của người Ê-đê xã Eabar, về đất đai chủ yếu là đất pha cát nghèo chất dinh dưỡng nên người Ê-đê phải đi xa vào các sườn núi, chủ yếu ở phía đông nam để khai phá đất đai, do đó từ lâu người Ê-đê ở đây đã có kiểu cư trú ngoài buôn 5 4 Theo lời kể của Ông Ma Not ( sinh năm 1920, ở buôn Chung, xã Eabar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên). 5 Là hình thức cư trú khá phổ biến của người Ê-đê xã Eabar, họ dựng các ngôi nhà nhỏ “chòi”, có sàn cao gần nơi canh tác, thường là dưới các chân đồi, có các vật dụng và đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt và sản xuất. Họ ở đó trong suốt quá trình chăm sóc cho đến khi thu hoạch, rồi họ lại quay về ngôi nhà chính của mình ở trong buôn.
- 8 và cư trú trong buôn, kiểu cư trú này thích nghi với sản xuất nông nghiệp, tiện lợi canh tác. * Một số nông cụ truyền thống: Trong sản xuất kinh tế người Ê-đê xã Eabar sử dụng một số công cụ như xà gạc, wăng-briêng, wăng wit, gùi lớn để thu hoạch, hwar.. Rìu là công cụ để chặt, đốn cây lớn dùng trong quá trình phát dọn nương rẫy. Đồng thời, rìu cũng dùng để chẻ những cây gỗ lớn để đốn củi phục vụ cho sinh hoạt nấu nướng thường ngày. Xà gạc là một lưỡi dao có mỏ cặp, cán bằng tre hoặc gỗ được tra (cố định) vào phía đầu cong của cán, lưỡi và cán là hai đường song song. Người đàn ông Ê- đê khi đi ra ngoài thường có thói quen đem theo xà gạc trên vai để phát dọn nương rẫy đồng thời đó cũng là vũ khí khi gặp thú dữ. Wăng-briêng là chiếc cuốc nhỏ để làm cỏ ở những vùng có cây cỏ nhỏ mọc và xới đất gồm một lưỡi sắt nhỏ giống như lưỡi liềm. Wăng wit là loại cuốc nhỏ dùng để làm cỏ lúa, bắp, so với wăng briêng thì lưỡi nhỏ và dài hơn, phần đầu lưỡi nhọn dần, được uốn cong và lắp vào cán, nó gần giống như lưỡi dao bẻ cong lại, mặt lưỡi không vuông góc với cán mà hơi nghiêng. Gùi (pung guj) là phương tiện vận chuyển chủ yếu và phổ biến của người Ê-đê xã Eabar. Gùi thường được đan bằng tre hoặc mây, phần đáy bằng gỗ đ ược được đẽo thành 4 mặt khá vuông góc. Gùi thường được đan thành hình khối tr ụ tròn, có mặt vành to và nhỏ dần ở phần đáy, có hai quai được bện bằng dây r ừng thường là mây, hoặc cây cổ rùa một đầu buộc vào vành gùi, đầu kia buộc vào đáy gùi. (xem phụ lục hình ảnh, hình 10). Trong các dụng cụ thì cày và bừa là hai loại dụng cụ hỗ trợ tốt trong việc cày và xới đất, có thể được đẽo bằng gỗ hoặc lấy cây tre già ghép l ại, cày c ủa người Ê-đê giống của người Việt, chỉ khác một điều là vì cày và bừa của họ được thiết kế cho hai con bò kéo một lần. Những người Ê-đê ở đây cho rằng nếu cái cày mà dùng 1 con bò kéo thì nó sẽ kéo yếu hơn, cày sẽ không sâu và lúc trồng lúa s ẽ không năng suất. Mặt khác, họ rất yêu những con vật nuôi, nên họ không muốn vật nuôi làm nặng nhọc. Chính vì điều đó, người Ê-đê xã Eabar không có một
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại công ty liên doanh làng quốc tế Hướng Dương
83 p | 529 | 183
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương
100 p | 654 | 144
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong - Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa
91 p | 691 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu loại hình du lịch nông nghiệp tại Trang trại Đồng Quê – Ba Vì – Hà Nội
105 p | 390 | 87
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần Hồng Nhật
67 p | 386 | 78
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Thực trạng tổ chức hoạt động lễ tân tại khách sạn Harbour View, Hải Phòng
75 p | 272 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Khai thác giá trị văn hóa Phật giáo phục vụ phát triển du lịch tại thành phố Huế
123 p | 264 | 58
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Khai thác văn hóa ẩm thực Hải Dương phục vụ hoạt động du lịch
88 p | 183 | 52
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu về văn hoá ứng xử trong Công ty Cổ phần Du lịch và Thương Mại Phương Đông
92 p | 305 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu nghiệp vụ phục vụ bàn tại khách sạn Sài Gòn Hạ Long
106 p | 286 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Xây dựng một số chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện dành cho sinh viên khoa văn hóa du lịch – trường đại học dân lập Hải Phòng
76 p | 380 | 47
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu di tích và lễ hội đền Nghè, Hải Phòng để khai thác phục vụ du lịch
80 p | 207 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Hoàn thiện hệ thống tài liệu nghiệp vụ lễ tân theo ISO 9001:2000 tại khách sạn Việt Trung
62 p | 223 | 41
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng
94 p | 184 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Hà Nam
81 p | 178 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Nghi lễ cày Tịch điền Đọi Sơn huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam với phát triển du lịch
96 p | 169 | 31
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Đặc điểm và giá trị văn hóa của dân tộc Tày tại Định Hóa -Thái Nguyên. Hiện trạng và giải pháp
70 p | 171 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Khai thác tài nguyên nhằm phát triển văn hóa du lịch ở lưu vực sông Giá huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
75 p | 149 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn