intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Văn hoá truyền thông: Sử dụng các phương tiện truyền thông mới để thu hút khán giả trẻ tại nhà hát tuổi trẻ Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:75

10
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là phân tích, đánh giá việc sử dụng các phương tiện truyền thông mới tại Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng các phương tiện truyền thông mới để thu hút khán giả trẻ tại Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Văn hoá truyền thông: Sử dụng các phương tiện truyền thông mới để thu hút khán giả trẻ tại nhà hát tuổi trẻ Việt Nam

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SỬ DỤNG CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI ĐỂ THU HÚT KHÁN GIẢ TRẺ TẠI NHÀ HÁT TUỔI TRẺ VIỆT NAM Khóa luận tốt nghiệp ngành : Văn hoá truyền thông Giảng viên hƣớng dẫn : Ths. Phạm Thị Hƣơng Sinh viên thực hiện : Phạm Hoàng Minh Mã số sinh viên : 1805VTTA018 Lớp : 1805VTTA Khóa học : 2018 - 2022 HÀ NỘI - 2022
  2. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................1 LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................2 1.1. Một số vấn đề lý luận về phƣơng tiện truyền thông mới ............9 1.1.1. Một số khái niệm liên quan ..........................................................9 1.1.2. Nội dung sử dụng các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của tổ chức ...........................................................................14 1.2. Khái quát về Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam ....................................16 1.2.1. Lịch sử hình thành Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam ........................16 1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam .........17 1.2.3. Cơ cấu của nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam ......................................18 1.2.4. Cơ sở vật chất của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam .........................18 1.2.5. Một số thành tựu của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam ....................19 2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc và Nhà hát Tuổi trẻ về sử dụng các phƣơng tiện truyền thông mới ...................................................................22 2.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về sử dụng các phương tiện truyền thông mới .................................................................................................22 2.1.2. Quan điểm của Nhà hát Tuổi trẻ về sử dụng các phương tiện truyền thông mới .................................................................................................23 2.2. Khả năng sử dụng các phƣơng tiện truyền thông mới để thu hút khán giả trẻ tại Nhà hát Tuổi trẻ ......................................................................26 2.3. Xác định các phƣơng tiện truyền thông mới đƣợc sử dụng để thu hút khán giả trẻ tại Nhà hát Tuổi trẻ ........................................................29
  3. 2.4. Một số ƣu điểm trong quá trình sử dụng các phƣơng tiện truyền thông mới để thu hút khán giả trẻ tại Nhà hát Tuổi trẻ.................................38 2.5. Một số hạn chế trong quá trình sử dụng các phƣơng tiện truyền thông mới để thu hút khán giả trẻ tại Nhà hát Tuổi trẻ.................................39 3.1. Những yếu tố tác động đến việc sử dụng các phƣơng tiện truyền thông mới để thu hút khán giả trẻ tại Nhà hát Tuổi trẻ.................................42 3.2. Một số giải pháp sử dụng hiệu quả các phƣơng tiện truyền thông mới để thu hút khán giả trẻ tại Nhà hát Tuổi trẻ.................................45 3.3. Một số kiến nghị để sử dụng có hiệu quả các phƣơng tiện truyền thông mới để thu hút khán giả trẻ tại Nhà hát Tuổi trẻ.................................49
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả trong bài nghiên cứu là hoàn toàn trung thực. Mọi thông tin nghiên cứu được đều do chính bản thân tôi trực tiếp thực hiện, các tài liệu tham khảo đã được trích dẫn đầy đủ. Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2022 Sinh viên Phạm Hoàng Minh 1
  5. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Sử dụng các phương tiện truyền thông mới để thu hút khán giả trẻ tại nhà hát tuổi trẻ Việt Nam”, tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới tất cả các cá nhân, tập thể đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ths. Phạm Thị Hương là người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu khóa luận. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và các cô chú, anh chị cán bộ nhân viên Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam và đặc biệt là NSƯT Phạm Chí Trung Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam đã cung cấp cho tôi nhiều thông tin quý báu trong suốt quá trình khảo sát làm bài. Tuy nhiên, do kiến thức thực tế, tư duy còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm khoá luận. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bản thân có thể hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! 2
  6. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhà hát Tuổi trẻ được thành lập ngày 10/04/1978, là Nhà hát đầu tiên và duy nhất dành cho thiếu niên và nhi đồng. Trải qua bao thăng trầm, cho đến nay Nhà hát Tuổi trẻ luôn giữ vững được thương hiệu với nhiều vở diễn đa dạng dành cho nhiều tầng lớp khán giả, trở thành sân khấu lý tưởng cho tuổi trẻ thủ đô cũng như tuổi trẻ cả nước. Trong thời đại hiện nay, việc sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng bá hình ảnh của Nhà hát đến với mọi tầng lớp khán giả là rất quan trọng. Đối với nhiều ngành nghề khác, công nghệ mạng, các trang mạng xã hội đã được khai thác và đưa vào sử dụng phục vụ cho việc quảng bá, giới thiệu các sản phẩm khá phổ biến. Nhà hát Tuổi trẻ cũng không thể đứng ngoài lề của xu hướng đó. Tuy vậy, ở Nhà hát Tuổi trẻ, cách thức tiếp cận truyền thông đối với một sản phẩm nghệ thuật có những yếu tố đặc biệt, khác hẳn so với các sản phẩm khác, và còn đặc biệt hơn nữa là bản thân những con người làm công tác truyền thông ở đây là những người đam mê nghệ thuật, hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật nên họ muốn làm ra những sản phẩm truyền thông thực sự có ý nghĩa. Đối với các phương tiện truyền thông truyền thống vốn được Nhà hát sử dụng chủ yếu trong thời gian qua, chẳng hạn như poster, tờ rơi, trong bối cảnh hiện nay và kể cả trong tương lai, chúng vẫn tồn tại, vẫn có ý nghĩa đối với một số nhóm người, một số phân khúc khán giả nhất định. Bên cạnh đó, việc sử dụng các phương tiện truyền thông mới như website, fanpage, YouTube hay Instagram đã được Nhà hát Tuổi trẻ đặc biệt coi trọng. Nhà hát Tuổi trẻ đã ứng dụng và thử nghiệm một số các phương tiện trên đồng thời xây dựng cho mình những bộ công cụ truyền thông riêng phù hợp với đặc thù của Nhà hát. Là một sinh viên đang theo học chuyên ngành Văn hóa truyền thông, nhận thức được việc sử dụng các phương tiện truyền thông mới làm công cụ truyền 3
  7. thông trong bối cảnh hiện nay là điều rất quan trọng và cần thiết, chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Sử dụng các phương tiện truyền thông mới để thu hút khán giả trẻ tại nhà hát tuổi trẻ Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Văn hoá truyền thông. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Các đề tài nghiên cứu về truyền thông và các phương tiên truyền thông mới là chủ đề hấp dẫn đối với nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nước và thế giới. Ở trên thế giới cũng như Việt Nam có khá nhiều công trình đã nghiên cứu về vấn đề này, nổi bật có thể kể đến các công trình sau đây:  Công trình nghiên cứu về truyền thông nói chung: Cuốn Truyền thông: Lý thuyết và kỹ năng cơ bản của Nguyễn Văn Dũng, Đỗ Thị Thu Hằng (2018) bao gồm 8 chương, cung cấp những lý thuyết và kỹ năng truyền thông cơ bản nói chung, truyền thông - vận động xã hội và truyền thông đại chúng... nói riêng.  Các công trình nghiên cứu về phương tiện truyền thông mới nói riêng: Cuốn Truyền thông xã hội của Dave Kerpen (2013) cho thấy mạng xã hội cũng như một bữa tiệc cocktail lớn nhất thế giới, nơi ai cũng có thể lắng nghe người khác nói, tham gia cuộc chuyện trò với bất kỳ ai, bất cứ chủ đề nào họ cho là hấp dẫn, đặc biệt là trong bữa tiệc này có đến hàng trăm triệu người đang lắng nghe và tham gia vào bữa tiệc đó. Marketing mạng xã hội không phải là truyền đi thông điệp của bạn với tần suất lớn nhất - mà là việc truyền tải thông điệp vào mỗi cuộc chuyện trò, lắng nghe thỏa thuận và trao quyền, nên để marketing qua mạng xã hội thành công, đòi hỏi cần có người lắng nghe thông minh và linh hoạt nhất. Ngoài ra, cuốn sách cũng tiết lộ những bí mật thú vị trong việc xây dựng một thương hiệu trên Facebook cũng như mạng truyền thông xã hội khác. Cuốn Phương tiện truyền thông xã hội với giới trẻ Việt Nam của TS Lê Hải (2017) cho thấy sử ảnh hưởng của phương tiện truyền thông xã hội tác động tới 4
  8. giới trẻ Việt Nam, nó ảnh hưởng cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Do vậy cuốn sách đã phân tích và đưa ra nhưng giải pháp để hạn chế mặt tiêu cực của phương tiện truyền thông xã hội tác động tới giới trẻ Việt Nam. Cuốn Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hoá xã hội Việt Nam của Bùi Hoài Sơn (2008) đề cập tới sự phát triển của phương tiện truyền thông mới ở Việt Nam mà tiêu biểu là điện thoại di động và Internet. Được kết cấu làm 3 chương, cuốn sách lần lượt phân tích và trình bày những vấn đề liên quan đến lịch sử phát triển các phương tiện truyền thông mới ở Việt Nam và những thay đổi văn hóa-xã hội ở Việt Nam sau khi xuất hiện các phương tiện truyền thông mới. Cuốn Các loại hình giải trí trên phương tiện truyền thông mới tác động đến lối sống của PGS, TS. Từ Thị Loan (2017) tập trung nghiên cứu về lối sống, các loại hình giải trí trên các phương tiện truyền thông mới và sự tác động của chúng đến lối sống người Việt Nam. Như vậy, có thể thấy, ở những góc tiếp cận khác nhau, đã có khá nhiều nghiên cứu về truyền thông và các phương tiện truyền thông mới. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sử dụng các phương tiện truyền thông mới để thu hút khán giả trẻ tại Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam là chưa nhiều. Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài này là cần thiết, có ý nghĩa và là tài liệu tham khảo quý giá đối với các đơn vị cung cấp các dịch vụ - văn hóa nói riêng và và các cá nhân, tổ chức muốn sử dụng phương tiện truyền thông mới trong hoạt động tại Việt Nam nói chung. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là phân tích, đánh giá việc sử dụng các phương tiện truyền thông mới tại Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng các phương tiện truyền thông mới để thu hút khán giả trẻ tại Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam. 5
  9. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu trên, khoá luận đặt ra các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến phương tiện truyền thông mới. - Phân tích thực trạng sử dụng các phương tiện truyền thông mới để thu hút khán giả trẻ tại Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện truyền thông mới để thu hút khán giả trẻ tại Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động sử dụng các phương tiện truyền thông mới để thu hút khán giả trẻ tại Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Khóa luận nghiên cứu việc sử dụng các phương tiện truyền thông mới để thu hút khán giả trẻ tại nhà hát tuổi trẻ Việt Nam trên ba nền tảng chính là Website, Facebook và kênh Youtube. - Về không gian nghiên cứu: Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam - Về thời gian nghiên cứu: khóa luận nghiên cứu việc sử dụng các phương tiện truyền thông mới để thu hút khán giả trẻ của Nhà hát Tuổi trẻ trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả sưu tầm các cuốn sách, đề tài có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Việc nghiên cứu tài liệu là bước tạo dự liệu tiền đề cho hoạt động nghiên cứu. - Phương pháp điều tra xã hội học: Việc khảo sát sẽ đánh giá được mức độ nhu cầu của khán giả khi tiếp cận các phương tiện truyền thông mới của Nhà hát 6
  10. Tuổi trẻ Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Tác giả tiến hành phát 200 bảng hỏi anket, thông qua mạng internet cho khán giả của Nhà hát Tuổi trẻ (ngẫu nhiên). Thiết kế và xử lý kết quả điều tra bằng chương trình Google Forms. Bảng hỏi được thiết kế bao gồm 18 câu, trong đó sử dụng cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở, tập trung vào sử dụng các phương tiện truyền thông mới để thu hút khán giả trẻ tại Nhà hát tuổi trẻ Việt Nam. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Trên cơ sở những nội dung nghiên cứu, tác giả đã thực hiện phỏng vấn sâu với một số nghệ sĩ làm công tác quản lý tại Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam. Tác giả đã xây dựng bộ câu hỏi tập trung vào việc phân tích, đánh giá việc sử dụng các phương tiện truyền thông đối với hoạt động truyền thống văn hóa của Nhà hát Tuổi trẻ thời gian qua. Với kết quả thu được, tác giả tiếp tục sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích để đưa ra những nhận định khách quan về vấn đề được đưa ra. 6. Những đóng góp của khoá luận - Hệ thống hóa một số vấn đề lý thuyết về các phương tiện truyền thông mới trong thời đại hiện nay. - Phân tích thực trạng sử dụng các phương tiện truyền thông mới để thu hút khán giả trẻ tại Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông mới để thu hút khán giả trẻ tại Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam. Với những nội dung trên, khóa luận có thể là tài liệu tham khảo có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đóng góp cho việc hoạch định chủ trương, chính sách, các đề án nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam cũng như một số tổ chức văn hóa - chính trị - xã hội khác của nước ta. 7. Bố cục của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, tiểu luận được kết cấu thành 3 chương: 7
  11. Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phương tiện truyền thông mới và giới thiệu khái quát Nhà hát tuổi trẻ Việt Nam Chương 2: Thực trạng sử dụng các phương tiện truyền thông mới để thu hút khán giả trẻ tại Nhà hát tuổi trẻ Việt Nam Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông mới để thu hút khán giả trẻ tại Nhà hát tuổi trẻ Việt Nam 8
  12. Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG MỚI VÀ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT NHÀ HÁT TUỔI TRẺ VIỆT NAM 1.1. Một số vấn đề lý luận về phƣơng tiện truyền thông mới 1.1.1. Một số khái niệm liên quan  Khái niệm truyền thông: Truyền thông là một trong những hoạt động căn bản của bất cứ tổ chức xã hội nào, là nền tảng tạo nên cộng đồng, xã hội trong lịch sử loài người và hơn hết là cơ sở thiết lập các mối quan hệ giữa con người với nhau. Truyền thông có hiệu quả nghĩa là những thông tin được truyền đạt một cách nhanh chóng, chính xác, rút ngắn khoảng cách giữa con người và con người với nhau. Có nhiều quan niệm về truyền thông, nổi bật trong số chúng có thể kể đến một số định nghĩa của một số tác giả như Tạ Ngọc Tấn (2001), Nguyễn Văn Dũng, Đỗ Thị Thu Hằng (2018), song tựu chung lại, thì truyền thông là quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng giữa hai hoặc nhiều người nhằm tạo sự liên kết, hiểu biết lẫn nhau để dẫn tới những thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành vi. Như vậy, có thể thấy rằng: - Thứ nhất, truyền thông là một quá trình, mang tính liên tục, nhằm trao đổi hoặc chia sẻ. - Thứ hai, truyền thông phải dẫn tới sự hiểu biết lẫn nhau, yếu tố này cực kỳ quan trọng đối với mục đích và hiệu quả của truyền thông. - Thứ ba, truyền thông phải đem lại sự thay đổi trong nhận thức và hành vi, nếu không, quá trình này sẽ trở nên vô nghĩa.  Phƣơng tiện truyền thông hay phƣơng tiện thông tin (tiếng Anh: media) là việc vận dụng các khả năng của cơ thể, sử dụng những phương tiện có sẵn trong thiên nhiên, những công cụ nhân tạo để diễn tả và chuyển tải những 9
  13. thông tin, thông điệp từ bản thân đến người khác hay từ nơi này sang nơi khác. Phương tiện truyền thông cũng được hiểu là những kênh truyền tải và lưu trữ hoặc công cụ được sử dụng để lưu và gửi thông tin hoặc dữ liệu, qua đó tin tức, giải trí, giáo dục, dữ liệu hoặc tin nhắn quảng cáo được phổ biến. Phương tiện truyền thông bao gồm tất cả phát thanh truyền hình và phương tiện truyền thông hẹp vừa như báo, tạp chí, truyền hình, đài phát thanh, bảng quảng cáo, gửi thư trực tiếp, điện thoại, fax, và internet. Tài liệu lưu trữ dữ liệu được chia thành ba loại lớn theo phương pháp ghi: Magnetic, như đĩa mềm, đĩa, băng, Quang học, chẳng hạn như vi phim Magneto-Optical, như đĩa CD và DVD.  Các phƣơng tiện truyền thông truyền thống, hoặc một số được coi là phương tiện truyền thông cũ, đã được sử dụng trong thế giới tiếp thị / quảng cáo trong nhiều năm. Khi liên quan đến quảng cáo, các phương tiện truyền thông truyền thống bao gồm quảng cáo truyền hình, báo, đài và tạp chí. Những hình thức truyền thông này là những cách vững chắc mà các doanh nghiệp đã đạt được cả người tiêu dùng và các công ty khác trong nhiều thập kỷ. Đó là nguồn gốc của quảng cáo và hình thức phổ biến nhất được các doanh nghiệp sử dụng hàng ngày. Mặc dù phương tiện truyền thông truyền thống có hiệu quả, trong suốt vài năm qua, chúng ta đã thấy ngày càng có nhiều doanh nghiệp sử dụng phương tiện truyền thông mới để tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình.  Phƣơng tiện truyền thông mới là tương lai của quảng cáo. Ngày càng có nhiều người tiêu dùng và doanh nghiệp dựa vào phương tiện truyền thông mới để tìm thông tin của họ. Cuối cùng, phương tiện truyền thông mới đề 10
  14. cập đến nội dung dễ tiếp cận qua nhiều hình thức truyền thông kỹ thuật số khác nhau. Khi liên quan đến quảng cáo, một số ví dụ về phương tiện truyền thông mới bao gồm quảng cáo trực tuyến (nhắm mục tiêu lại, quảng cáo biểu ngữ, v.v.), quảng cáo trực tuyến (phát thanh và truyền hình) và quảng cáo truyền thông xã hội. Mỗi trong số đó là các phương tiện mà các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận người tiêu dùng và các doanh nghiệp khác một cách dễ dàng.  Mối quan hệ giữa các loại hình truyền thông truyền thống/ truyền thông mới đối với đối tƣợng tiêu dùng: Với người tiêu dùng, đôi khi chúng ta gặp phải một câu hỏi hóc búa khi làm thế nào để có được thông tin mà mình đang cần. Hiện nay, ngày càng có nhiều người tiêu dùng sử dụng Internet và các công cụ truyền thông mới như: YouTube, Facebook, Twitter,… để tìm kiếm thông tin nhanh chóng, làm cho quảng cáo truyền thông mới thích hợp với bất kỳ loại hình kinh doanh nào. Tuy nhiên, đồng thời, người tiêu dùng vẫn phải mất một khoảng thời gian tốt trong ngày để sử dụng phương tiện truyền thông truyền thống như: radio, tivi để xem tin tức, và tại những nơi công cộng thì nhiều người đọc tạp chí hay báo giấy vào mỗi buổi sáng.  Truyền thông mới và các phương tiện truyền thông mới: Truyền thông mới được phát triển trên nền tảng công nghệ số và là một khái niệm rộng đồng thời luôn biến đổi cùng sự phát triển của khoa học công nghệ nên không dễ đưa ra một khái niệm hoàn toàn chính xác và đầy đủ. Để dễ hình dung về khái niệm này, có thể liên hệ đến các hình thức thông dụng của nó như: Website; các trang mạng xã hội: Facebook, Twitter, blog...; hoặc các loại hình tương tác khác như: đọc báo qua điện thoại di động, chơi game trên máy tính, sách điện tử... Như vậy, có thể hiểu Truyền thông mới được dùng để định nghĩa tất cả những cách thức truyền thông có nội dung là hình ảnh, âm thanh, chữ viết... được thực hiện dựa trên nền tảng của công nghệ số hóa và mạng Internet, cho phép 11
  15. người dùng truy cập nội dung vào bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu hay trên bất kỳ thiết bị số nào, cũng như cho phép người dùng tương tác và tham gia vào quá trình xây dựng nội dung truyền thông. Trên thực tế, định nghĩa truyền thông mới thay đổi hàng ngày hàng giờ, và sẽ còn vận động không ngừng. Các loại hình truyền thông mới luôn phát triển và biến đổi. Chúng ta khó có thể khẳng định trong tương lai truyền thông mới sẽ thay đổi như thế nào để có một khái niệm chung, bao trùm nhất nhưng có một điều chắc chắn rằng các phương tiện truyền thông mới trong thế kỷ XXI sẽ tiếp tục chuyển mình nhanh chóng và mạnh mẽ dựa vào sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ. Có thể thấy rằng, sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông mới đã làm thay đổi cơ bản không chỉ hoạt động truyền thông mà thay đổi cả đời sống xã hội trên toàn thế giới. Tác giả Bùi Hoài Sơn (2008) trong cuốn sách Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa - xã hội ở Việt Nam khẳng định: “Các phương tiện truyền thông mới là một trong những thành tựu quan trọng nhất mà loài người đạt được trong vòng hai thập kỷ trở lại đây... Sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông mới đã tạo nên những thay đổi văn hóa - xã hội sâu sắc. Những thay đổi ấy không chỉ dừng lại ở những biểu hiện bên ngoài xã hội hay con người, mà nó còn thấm sâu, làm thay đổi bản chất của xã hội cũng như chính đời sống tâm lý, thói quen của mỗi con người. Nó khiến cho xã hội chuyển động với một tốc độ nhanh hơn và các khoảng cách xã hội được thu hẹp hơn rất nhiều. Những giá trị xã hội cũng đang trong quá trình biến đổi.” [10; Tr. 34]. Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông mới thông qua các ứng dụng khoa học - kỹ thuật đã phá vỡ những rào cản về thời gian, không gian địa lý, biên giới lãnh thổ... tạo nên một “thế giới phẳng” như Thomas L. Friedman đã đề cập trong cuốn sách Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ 21 [13; Tr. 55]. Truyền thông mới góp phần tạo nền tảng cho nền văn minh 12
  16. hậu công nghiệp, dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, với khoa học - công nghệ là động lực chính thúc đẩy xã hội phát triển. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới và khu vực, tác động của các phương tiện truyền thông mới đối với truyền thông của Việt Nam nói chung và truyền thông của các ngành, các tổ chức nói riêng là hết sức trực tiếp, sâu rộng. Tiêu biểu là ở cách thức và xu hướng công chúng tiếp nhận thông tin. Khác với trước đây, thông tin mới được tiếp nhận chủ yếu qua các phương tiện truyền thông đại chúng thì hiện nay với sự phát triển bùng nổ của Internet và các phương tiện truyền thông mới thì cách tiếp cận, xu hướng tiếp nhận thông tin, nhu cầu, sở thích của đại bộ phận công chúng truyền thông trước đây đã thay đổi. Với những ưu điểm của mình, các phương tiện truyền thông mới, đặc biệt là truyền thông xã hội đang được sử dụng ngày càng rộng rãi, lấn lướt các phương tiện truyền thông đại chúng cổ điển, được công chúng ngày càng ưa chuộng, tiếp nhận và sử dụng, đặc biệt là giới trẻ. Kéo theo sự chuyển dịch của công chúng truyền thông đại chúng tới các phương tiện truyền thông mới là sự chuyển dịch của tài chính, thương mại, đầu tư và các nguồn lực. Các dịch vụ quảng cáo, tiếp thị là nguồn nuôi sống với báo chí nay chuyển hướng chảy vào các phương tiện truyền thông mới. Không chỉ riêng các cơ quan báo chí, truyền thông đang phải nhanh chóng thay đổi phương thức tổ chức hoạt động của Tòa soạn và phóng viên để thích nghi và tăng cường khả năng cạnh tranh thông tin mà ngay cả các cơ quan của Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội cũng như cá nhân đều coi sử dụng việc sử dụng các phương tiện truyền thông mới, hay mạng xã hội là một kênh truyền thông quan trọng để quảng bá thông tin, nâng cao uy tín, tổ chức các chiến dịch truyền thông, thu hút công chúng bạn đọc, tìm kiếm sự ủng hộ, nắm bắt và định hướng dư luận xã hội, thu thập thông tin... 13
  17. 1.1.2. Vai trò của các phương tiện truyền thông mới trong hoạt động truyền thông của tổ chức  Xây dựng thương hiệu: Có thể thấy rằng, việc xây dựng thương hiệu của tổ chức thông qua sử dựng các phương tiện truyền thông mới kết hợp với môi trường làm việc tại nhà là bước đầu tiên để định vị được thương hiệu của tổ chức trong lòng người sử dụng. Khi tổ chức xây dựng thương hiệu, cần phải xây dựng một hệ thống đồng nhất từ hình ảnh, màu sắc, nội dung đến các thành phần chi tiết hơn như thời gian hoạt động, giới thiệu công ty, địa chỉ website, cách thức liên lạc.. Trong bối cảnh số hóa hiện nay, việc xây dựng thương hiệu thông qua các phương tiện truyền thông mới cũng như một lời giới thiệu đến Google về tổ chức/doanh nghiệp mình, là cách để giúp website được Google biết đến nhanh hơn. Thông qua truyền thông xã hội, tổ chức có thể xây dựng thương hiệu bằng một số cách như: - Tạo bài viết nhắc đến thương hiệu của mình trên các diễn đàn, hội nhóm để mọi người tham gia thảo luận. - Xây dựng lượng khách trung thành bằng cách tạo page, nhóm liên quan đến lĩnh vực mà doanh nghiệp đang cung cấp. Từ đó, có thể thấy được tác động tích cực như sau, nếu thương hiệu của bạn chưa được người dùng biết đến nhiều nhưng vô tình khách hàng nhìn thấy người khác nhắc đến trên các phương tiện truyền thông xã hội thì lúc này cơ hội để người dùng tìm hiểu thông tin về bạn trên Google là rất cao. Đội ngũ khách hàng tiềm năng này bắt đầu tìm kiếm bạn và Google bắt đầu ghi nhận lại các dữ liệu tìm kiếm này. Khi càng có nhiều người quan tâm, thì Google càng dễ nhận ra tổ chức/doanh nghiệp của bạn.  Tạo liên kết: 14
  18. Bên cạnh đó, với số lượng người sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter và các ứng dụng khác vô cùng lớn như hiện nay càng giúp bộ máy tìm kiếm Google tin tưởng và đánh giá tốt về liên kết được chia sẻ trên các trang này, từ đó nâng cao xếp hạng trên kết quả tìm kiếm của Google. Tuy nhiên, Google không thể lúc nào đọc được tất cả các link mà bạn chia sẻ trên đó, mà chỉ có những link được click vào mới được ghi nhận và đánh giá tốt. Do đó, khi chia sẻ liên kết trên các kênh xã hội bạn cần có chiến lược nghiên cứu, chọn lọc những kênh mang lại hiệu quả nhất, để làm được như vậy, cần: Lựa chọn những kênh cho phép chia sẻ link như Facebook, YouTube, Google+, Twitter....; Chọn những kênh có số lượng người dùng nhiều để tăng lượng click vào link.  Tăng tương tác cho website: Có thể thấy rằng, thay vì phải tạo một tài khoản đăng nhập vào website mới có thể tương tác với bài viết, hiện nay hầu như tất cả các website đều được tích hợp plugin Facebook cho phép người dùng có thể bình luận, like, chia sẻ trực tiếp trên bài viết đó. Điều đó góp phần nâng cao được trải nghiệm người dùng, tăng sự tiện lợi cho mọi người khi muốn tương tác với nội dung bạn tạo ra. Khi bài viết nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng giúp Google đánh giá cao hơn về nội dung, chất lượng bài viết từ đó gia tăng được thứ hạng từ khóa trên kết quả tìm kiếm của Google. Do vậy, để tăng tương tác cho bài viết trên website bên cạnh việc xây dựng nội dung hay, hấp dẫn, mang lại giá trị cho người đọc, các doanh nghiệp/tổ chức nên tích hợp thêm các plugin mạng xã hội được nhiều người sử dụng như Facebook, Zalo, Google +... để người dùng thuận tiện hơn trong việc bình luận, chia sẻ, yêu thích nội dung bài viết.  Xây dựng lòng trung thành khách hàng: Phương tiện truyền thông mới được sử dụng để tiếp thị sản phẩm, quảng bá thương hiệu, kết nối với khách hàng hiện tại và thúc đẩy kinh doanh mới. Khách đa 15
  19. phần sẽ tiếp nhận được nội dụng truyền thông qua mạng internet nhanh hơn là các phương tiện truyền thông cũ. Về phản hồi của khách hàng, phương tiện truyền thông mới giúp các cá nhân dễ dàng nói với một công ty và mọi người khác về trải nghiệm của họ với công ty đó, cho dù những trải nghiệm đó là tốt hay xấu. Công ty cũng có thể phản hồi rất nhanh với cả phản hồi tích cực và tiêu cực, chú ý đến các vấn đề của khách hàng và duy trì, lấy lại hoặc xây dựng lại niềm tin của khách hàng.  Phát triển doanh nghiệp: Khách hàng có thể sử dụng các trang web mạng xã hội để đưa ra ý tưởng cho các sản phẩm hoặc chỉnh sửa trong tương lai cho các sản phẩm hiện tại. Trong các dự án công nghệ thông tin, dịch vụ đám đông thường liên quan đến việc thu hút và pha trộn các dịch vụ công nghệ thông tin và kinh doanh từ sự kết hợp giữa các nhà cung cấp bên trong và bên ngoài, đôi khi với đầu vào từ khách hàng hoặc công chúng nói chung. Các doanh nghiệp/ tổ chức tiến hành thu thập dữ liệu từ blog và các trang web truyền thông mạng xã hội và phân tích dữ liệu đó để đưa ra quyết định kinh doanh. Việc sử dụng phổ biến nhất các phân tích truyền thông mạng xã hội là khai thác tâm lý khách hàng để hỗ trợ các hoạt động marketing và dịch vụ khách hàng. 1.2. Khái quát về Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam 1.2.1. Lịch sử hình thành Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam có tên giao dịch quốc tế: Youth Theatre of Viet Nam, là nhà hát quốc gia trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, nằm ở địa chỉ số 11 phố Ngô Thì Nhậm, thành phố Hà Nội, Việt Nam, được thành lập ngày 10 tháng 4 năm 1978 theo quyết định số 20B/VH-QĐ của Bộ Văn hoá và Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch). Qua hơn 40 năm hoạt động kể từ khi thành lập, tập thể lãnh và và cán bộ diễn viên Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam đã không ngừng trau dồi học hổi, tìm tòi sáng tạo trong mỗi bước đi của mình để luôn 16
  20. phù hợp với sự phát triển của xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, mang nhiều lợi ích đến cho xã hội, xứng đáng là những chiến sĩ trên mặt trận văn hoá nghệ thuật của Đảng và nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thành tích của Nhà hát Tuổi trẻ đạt được trong hơn 40 năm qua, đã được khán giả, dư luận báo chí và các đơn vị nghệ thuật trong cả nước đánh giá cao. thương hiệu “Nhà hát Tuổi trẻ ” không chỉ khán giả trong cả nước biết đến, mà Việt kiều và nhiều nước trên thế giới đánh giá cao qua các đợt đi biểu diễn hoặc tham gia các kỳ liên hoan sân khấu quốc tế và đó chính là phần thưởng lớn lao, cao quý nhất cho sự nỗ lực hoạt động của tập thể nghệ sĩ, cán bộ công nhân viên Nhà hát Tuổi trẻ trong hơn suốt 40 năm qua. 1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam  Chức năng: - Nhà hát Tuổi trẻ có chức năng xây dựng và biểu diễn nghệ thuật bao gồm các bộ môn: kịch nói; kịch hình thể; ca - múa - nhạc có nội dung phù hợp với thị hiếu, tâm lý của tuổi trẻ, góp phần giáo dục về chân - thiện - mỹ cho tuổi trẻ và nâng cao trình độ thưởng thức nghệ thuật cho lứa khán giả sẽ là chủ xã hội trong tương lai. - Là thành viên của Hiệp hội sân khấu Thế giới dành cho tuổi trẻ (ASSITEJ), trung tâm ASSITEJ Việt Nam. - Sưu tầm, bảo tồn, nâng cao nghệ thuật thuộc các bộ môn: kịch nói; kịch hình thể; ca - múa - nhạc trong và ngoài nước, nhằm giới thiệu rộng rãi đến mọi tầng lớp khán giả (kể cả khán giả là Việt kiều và quốc tế).  Nhiệm vụ: - Xây dựng tiết mục và biểu diễn nghệ thuật theo chức năng đề ra để phục vụ khán giả trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần và thẩm mỹ của người xem, đặc biệt là lớp trẻ. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0