intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Những vẻ đẹp trong thơ Hoàng Cầm

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

29
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Những vẻ đẹp trong thơ Hoàng Cầm được thực hiện với mục tiêu nhằm tìm hiểu sâu hơn về vùng đất Kinh Bắc truyền thống được xem là nơi lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc; góp một phần nhỏ vào việc làm nổi bật lên những vẻ đẹp trong thơ Hoàng Cầm cả về nội dung và nghệ thuật; giúp những độc giả yêu mến thơ Hoàng Cầm, có dịp cảm nhận sâu sắc hơn về nét riêng của thơ Hoàng Cầm khi viết về vùng quê Kinh Bắc. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Những vẻ đẹp trong thơ Hoàng Cầm

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC NHỮNG VẺ ĐẸP TRONG THƠ HOÀNG CẦM NGUYỄN THỊ MỸ DUNG Hậu Giang, 2013
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC NHỮNG VẺ ĐẸP TRONG THƠ HOÀNG CẦM Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGUYỄN LÂM ĐIỀN NGUYỄN THỊ MỸ DUNG Hậu Giang, 2013
  3. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Minh Bắc (2009), Thơ Hoàng Cầm với văn hóa Kinh Bắc, Nxb Hội Nhà văn. 2. Phạm Hữu Cƣờng (2011), “Hoàng Cầm – Từ ngƣời đến thơ” in trong Hoàng Cầm hồn thơ độc đáo, Nxb Hội Nhà văn. 3. Nguyễn Việt Chiến (2011), “Hoàng Cầm – Ông hoàng của thơ trữ tình duy mĩ đã ra đi” in trong Hoàng Cầm hồn thơ độc đáo, Nxb Hội Nhà văn. 4. Đỗ Chu (2011), “Sân trƣớc một nhành mai” in trong Hoàng Cầm hồn thơ độc đáo, Nxb Hội Nhà văn. 5. Nam Dao (20110, “Một vị thuốc đắng, một vị thơ” in trong Hoàng Cầm hồn thơ độc đáo, Nxb Hội Nhà văn. 6. Nguyễn Đăng Điệp (2011), “Ngƣời dệt thơ từ những giấc mơ…” in trong Hoàng Cầm hồn thơ độc đáo, Nxb Hội Nhà văn. 7. Nguyễn Lâm Điền, Trần Văn Minh (2012), Giáo trình văn học Việt Nam 1945 – 1957, Nxb Đại học Cần Thơ. 8. Vũ Hà (2011), “Thi sĩ hồn cốt Kinh Bắc” in trong Hoàng Cầm hồn thơ độc đáo, Nxb Hội Nhà văn. 9. Đỗ Đức Hiểu (2011), “Hoàng Cầm” in trong Hoàng Cầm hồn thơ độc đáo, Nxb Hội Nhà văn. 10. Thụy Khuê (2011), “Sa mạc Hoàng Cầm: Về Kinh Bắc” in trong Hoàng Cầm hồn thơ độc đáo, Nxb Hội Nhà văn. 11. Mã Giang Lân (2004), Văn học Việt Nam 1945 – 1954, Nxb Giáo dục. 12. Mã Giang Lân (1957), Thơ Việt Nam 1954 – 1964, Nxb Giáo dục. 13. Tân Linh (2011), “Cúi lạy mẹ con trở về Kinh Bắc” in trong Hoàng Cầm hồn thơ độc đáo, Nxb Hội Nhà văn. 14. Nguyễn Đăng Mạnh (2011), “Mấy ý nghỉ nhỏ về thơ Hoàng Cầm” in trong Hoàng Cầm hồn thơ độc đáo, Nxb Hội Nhà văn. 15. Nguyễn Đăng Mạnh (2005), Những bài giảng về tác gia văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Đại học Sƣ phạm. 16. Phongdiep.vn
  4. 17. Nguyễn Trọng Tạo (2011), “Hoàng Cầm, Ông hoàng thơ tình” in trong Hoàng Cầm hồn thơ độc đáo, Nxb Hội Nhà văn. 18. Thanh Thảo (2011), “Hoàng Cầm ra đi, 1 - Thế giới - Thơ còn lại” in trong Hoàng Cầm hồn thơ độc đáo, Nxb Hội Nhà văn. 19. Nguyễn Bích Thuận (2007), Tủ sách văn học dùng trong nhà trường, Nxb Tổng hợp Đồng Nai. 20. Tuoitre.com. 21. Kiều Vân (2009), Thi ca Việt Nam chọn lọc, Nxb Tổng hợp Đồng Nai. 22. Vietgle.vn. 23. Hoài Việt (1997), Hoàng Cầm thơ văn & cuộc đời, Nxb Văn hóa – Thông tin Hà Nội.
  5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 5 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 5 CHƢƠNG 1: Những nét chính về cuộc đời và con đƣờng thơ của Hoàng Cầm 1.1 Những nét chính về cuộc đời ................................................................... 6 1.1.1 Sơ lƣợc tiểu sử ................................................................................ 6 1.1.2 Con ngƣời ........................................................................................ 9 1.2 Con đƣờng thơ Hoàng Cầm ................................................................... 11 1.2.1 Thơ Hoàng Cầm trƣớc 1945 ......................................................... 11 1.2.2 Thơ Hoàng Cầm từ 1946 – 1986................................................... 12 1.2.3 Thơ Hoàng Cầm sau 1986............................................................. 16 1.2.4 Quan niệm thơ của Hoàng Cầm .................................................... 18 CHƢƠNG 2: Những vẻ đẹp về nội dung trong thơ Hoàng Cầm 2.1 Vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa quê hƣơng Kinh Bắc ............................ 23 2.1.1 Vẻ đẹp thiên nhiên vùng Kinh Bắc ............................................... 23 2.1.2 Vẻ đẹp văn hóa vùng Kinh Bắc .................................................... 26 2.2 Vẻ đẹp con ngƣời Kinh Bắc .................................................................. 35 2.2.1 Vẻ đẹp của tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc ..................................... 35 2.2.2 Vẻ đẹp trong đời sống tình cảm gia đình ...................................... 40 2.2.3 Vẻ đẹp của tình yêu lứa đôi........................................................... 44 CHƢƠNG 3: Những vẻ đẹp về nghệ thuật trong thơ Hoàng Cầm 3.1 Vẻ đẹp của hình ảnh thơ ....................................................................... 50 3.1.1 Hình ảnh thơ phong phú, đa dạng................................................. 50 3.1.2 Hình ảnh thơ mới lạ, độc đáo ........................................................ 55 3.2 Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ..................................................................... 57 3.2.1 Vẻ đẹp qua cách sử dụng từ láy ................................................... 57 3.2.2 Vẻ đẹp qua cách sử dụng màu sắc ............................................... 60
  6. 3.2.3 Vẻ đẹp ở cấu trúc câu thơ ............................................................. 66 3.3 Giọng điệu ............................................................................................ 68 3.3.1 Giọng điệu đắm thắm, thiết tha .................................................... 69 3.3.2 Giọng tự hào ................................................................................. 71 3.3.3 Giọng suy tƣ, trăn trở ................................................................... 73 KẾT LUẬN ............................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (Giảng viên hướng dẫn) ---------------------------- 1. GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: ............................................................................. 2. SINH VIÊN THỰC HIỆN: ................................................................................... MSSV: …………………………………..KHÓA: ................................................ 3. TÊN ĐỀ TÀI: ........................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 1. Đánh giá chung quá trình làm luận văn tốt nghiệp: 1.1. Chuyên cần: ...................................................................................................... 1.2. Thái độ: ............................................................................................................. 1.3. Khác: ................................................................................................................ ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... 2. Đánh giá luận văn: 2.1. Đặt vấn đề (theo 5 bƣớc): .................................................................................. ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 2.2. Nội dung chính: ................................................................................................ ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................
  8. ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 2.3. Chú thích, thƣ mục: ........................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... 2.4. Hình thức trình bày: .......................................................................................... 2.4.1. Dung lƣợng (trang): .................................................................................... 2.4.2. Khuôn khổ: .................................................................................................. 2.4.3. In ấn: ........................................................................................................... 2.4.4. Trình bày: .................................................................................................... 2.4.5. Chính tả, ngữ pháp: ..................................................................................... ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 3. Đánh giá, xếp loại: ...................................................................................................... Đánh giá: ............................................................................................................... ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Xếp loại: ................................................................................................................ ................................................................................................................................ ………, ngày tháng năm 20 Giảng viên hƣớng dẫn (Kí và ghi rõ họ tên)
  9. LỜI CẢM TẠ  Suốt bốn năm học tập tại trƣờng nhờ sự hƣớng dẫn tận tình của quý thầy cô và sự nổ lực hết mình của bản thân, tôi đã trang bị đủ những kiến thức cơ bản để hoàn thành tiểu luận này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô trƣờng Đại học Võ Trƣờng Toản. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Lâm Điền, thầy đã tận tình hƣỡng dẫn, giúp đỡ tôi tìm hƣớng đi và phƣơng pháp cụ thể trong quá trình viết tiểu luận này. Xin chúc thầy luôn luôn dồi dào sức khoẻ và thành công trên con đƣờng trồng ngƣời.Và tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ trong Thƣ viện Thành phố Cần Thơ, thƣ viện Khoa Sƣ phạm trƣờng Đại học Cần Thơ, trung tâm học liệu trƣờng Đại học Cần Thơ, thƣ viện trƣờng Đại học Võ Trƣờng Toản,… cảm ơn gia đình và bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành khóa luận này. Do thời gian và năng lực nghiên cứu có giới hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong quý thầy cô thông cảm và cho ý kiến đóng góp để luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Mỹ Dung
  10. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện. Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Mỹ Dung
  11. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bắc Ninh, xưa nay nổi tiếng là chiếc nôi của nền văn hóa Việt Nam với nhiều phong tục, cảnh sắc thiên nhiên mang đậm nét đẹp truyền thống cùng làng tranh Đông Hồ xuôi theo dòng sông Đuống, sông Thương, sông Cầu làm nên một vẻ đẹp cổ kính mà chỉ nơi đây mới có. Là quê hương của những điệu Quan họ ngọt ngào của những con người tài hoa lịch lãm, Kinh Bắc thơ mộng, đa tình đã sinh ra, nuôi dưỡng và chấp cánh cho bao hồn thơ bay xa. Trong đó có Hoàng Cầm - một thi sĩ suốt đời làm thơ vì tình yêu, vì vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Tôi biết thơ Hoàng Cầm khi còn trung học, chỉ một lần được nghe cô kể về ông nhưng tôi đã rất yêu thích thơ ông và yêu thích mối tình làm nên chiếc “Lá Diêu Bông” ngày nào. Đọc thơ Hoàng Cầm tôi luôn cảm nhận được lòng say mê, sự trân trọng và tình yêu ông dành cho quê hương cho con người Kinh Bắc. Bởi, những câu từ thấm đậm phong vị quê hương và cảnh sắc thiên nhiên vô cùng nên thơ, cùng nét đẹp say đắm của con người nơi đây “cười như mùa thu tỏa nắng” nơi Kinh Bắc ngàn năm vẫn đẹp. Từ đó, tôi càng cảm thấy yêu mến và trân trọng tình cảm mà Hoàng Cầm đã dành cho thơ cho quê hương của mình. Vì thế, khi có dịp tiếp cận với thơ Hoàng Cầm tôi càng nhận thấy trong thơ ông có nhiều điểm đặc sắc trong cách thể hiện cả về nội dung lẫn nghệ thuật, mà đặc biệt là những vẻ đẹp về quê hương về con người Kinh Bắc được nhà thơ thể hiện đầy đủ ở mọi khía cạnh. Đề tài Những vẻ đẹp trong thơ Hoàng Cầm, là một vấn đề mới mẻ có ý nghĩa thiết thực cho những người yêu mến thơ Hoàng Cầm và yêu mến vẻ đẹp vùng Kinh Bắc truyền thống này. Đất nước ngày càng đổi mới, xã hội ngày càng giàu đẹp, con người cũng ngày càng phát triển và tất cả phải luôn thay đổi cho phù hợp với thời đại. Thế nhưng, Kinh Bắc vẫn là vùng đất truyền thống, mang vẻ đẹp cổ kính luôn giữ gìn và sản sinh ra những nét đẹp tinh thần ngàn đời cho con người Việt Nam. Với những lí do trên, tôi quyết định chọn vấn đề Những vẻ đẹp trong thơ Hoàng Cầm làm đề tài luận văn tốt nghiệp và nghiên cứu nó bằng tất cả sự cố gắng và say mê của bản thân. -1-
  12. 2. Lịch sử vấn đề Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thơ Hoàng Cầm, thế nhưng nghiên cứu về vẻ đẹp quê hương ở một phương diện khái quát thì hầu như chưa có, mà chỉ có những nhận xét chung chung hay những bài bình luận, phân tích các bài thơ viết về vẻ đẹp quê hương một cách riêng lẻ. Thơ Hoàng Cầm thường tập trung miêu tả những vẻ đẹp đậm chất Kinh Bắc, luôn để người đọc có dịp được thả hồn mình theo những khung cảnh tuyệt vời ấy. Trong Hoàng Cầm hồn thơ độc đáo, Vũ Hà nhận xét “ Thơ Hoàng Cầm dìu chúng ta qua những chùa chiền, lăng miếu, những cầu, những bến, những cây lá, hội hè, qua những con mắt đa tình của những người con gái xứ quê. Ông đứng giữa Nguyễn Bính, Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử, nhưng có cốt cách riêng của mình. Ông đa tình, kiêu sang và ẩn ức.” [1; tr. 65]. Còn trong Thơ Hoàng Cầm với văn hóa Kinh Bắc, Nguyễn Thị Minh Bắc cũng nhận xét “ Với thơ Hoàng Cầm ta gặp những đặc trưng bản sắc văn hóa của vùng quê quan họ như: núi Thiên Thai, chùa Bút Tháp, sông Cầu nước chảy lơ thơ, sông Thương đôi dòng thương nhớ, sông Đuống màu mỡ phù sa…Con người Kinh Bắc mang vẻ đẹp tài hoa, lịch lãm, mang dấu ấn lối sống nơi phủ chúa cung vua; có nét duyên dáng của người con gái quê quan họ trong trang phục “mớ ba mớ bảy” và vẻ quyến rủ riêng khi đội nón “ ba tầm quai thao” súng sính trong ngày hội.” [5; tr. 1]. Đỗ Chu nhận định “ Hoàng Cầm…, là ngọn gió lành, là hồn cốt của xứ Kinh Bắc, là sự hoành tráng sang trọng, là âm vang của miền đất ngàn năm văn vật.” [118; tr. 18]. Nguyễn Đăng Điệp cũng cho rằng “ Trong thơ Việt thế kỉ XX chưa một ai sánh được Hoàng Cầm khi viết về Kinh Bắc. Đây không phải là chuyện đề tài mà là chuyện hồn cốt, độ sâu của tình cảm hóa vào chữ nghĩa, tình điệu.” [35: tr. 323]. Thơ Hoàng Cầm không chỉ nổi bật với những vẻ đẹp thiên nhiên, phong tục mang đậm dấu ấn Kinh Bắc mà hình ảnh của người con gái quê cũng luôn xuất hiện trong thơ ông với dáng vẻ yêu kiều, thướt tha. Bàn về vấn đề này, Phạm Hữu Cường nhận xét “ hiện thân cho vẻ đẹp lí tưởng, vẻ đẹp linh hồn trong thế giới thơ Hoàng Cầm có lẽ chính là người phụ nữ. Nàng là trung tâm của sự sống, là kết tinh của vẻ đẹp đất trời, cứ suốt đời ám ảnh người thơ. Nàng mang dáng dấp của một khát vọng lớn lao để biết bao tâm hồn đeo đuổi, vươn tới. Không có nàng, chắc chắn cõi -2-
  13. thơ Hoàng Cầm sẽ khác. Nàng xuất hiện ở đâu là ở đó dường như sáng lên những màu rực rỡ, những vẻ đẹp tinh khôi, những đường nét thanh tú, rộn rã những âm thanh và ngào ngạt hương thơm…Chính Hoàng Cầm cũng đã chiêm nghiệm và khẳng định đó là “dáng thơ” của cả cuộc đời mình” [ 265; tr.355]. Thơ Hoàng Cầm nổi tiếng từ thời kháng chiến chống Pháp, ông được xem là một trong những ngọn cờ đầu của trường phái duy mĩ đã đưa những nét đẹp quê hương bay cao, bay xa trên thi đàn. Đánh giá về thơ Hoàng Cầm Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét “Hai lần đọc thơ Hoàng Cầm . Hai lối thơ khác nhau lắm nhưng cả 2 đều có cái gì đó rất Hoàng Cầm. Hình như có một không gian Kinh Bắc, một thời gian Kinh Bắc rất đỗi cổ kính trong thơ anh. Và trên cái nền thời gian, không gian ấy cứ thấp thoáng một cô gái quê Kinh Bắc của một thuở nào, có vẻ đẹp duyên dáng tình tứ “ cười như mùa thu tỏa nắng” tất cả được vẽ bằng một ngọn bút tài hoa, đệm theo một nhạc điệu buồn..” [ 28; tr. 56]. Bàn về vấn đề thơ Hoàng Cầm Đỗ Đức Hiểu nhận định rằng “ Thơ Hoàng Cầm không phải như thơ Vũ Hoàng Chương ( nhà thơ đô thị với phố xá đô thị, sàn nhảy đô thị , tiệm hút đô thị…. ), mà là một vùng cỏ cây, sông hồ nhè nhẹ bay của thôn quê Kinh Bắc, được siêu thực hóa thành cỏ bồng thi, cầu Bà Sấm, bến Cô Mưa và Lá Diêu Bông, hay những người con gái ảo mờ, những mối tình hư ảo xứ Kinh Bắc, xóa nhòa trong mưa bụi bay.” [12; tr. 241]. Trong Thơ Hoàng Cầm Nam Dao cũng nhận xét “ Hoàng Cầm còn vận vào người một vị thơ. Vị của những vần thơ sang nhất, đẹp nhất nhưng cũng xót xa nhất của dòng thơ Việt Nam thế kỉ 20” [274; tr.535]. Và nói đến vấn đề này Tân Linh nhận định rằng “ Thơ Hoàng Cầm ám ảnh một nỗi buồn, nhưng đó là nỗi buồn đẹp trong trẻo và đầy mộng mị” [ 38; tr.128]. Trong Hoàng Cầm hồn thơ độc đáo Phạm Hữu Cường cũng nhận xét“ Thơ Hoàng Cầm thành công từ chính những điều nghịch lí, những gì có vẻ trái quy luật ấy. Vì thế, thế giới thơ Hoàng Cầm dầy đặc những sự đối lập, những mâu thuẫn, những tương phản. Thơ ông hát bằng những thủ pháp truyền thống ấy của văn học lãng mạn, nó đậm chất lãng mạn, nhưng cũng chính vì thế mà cảm quan hiện thực càng trở nên sâu sắc”. [ 175; tr. 351] Có nhiều ý kiến, đánh giá khác nhau nhưng cơ bản thơ Hoàng Cầm vẫn mang một vẻ đẹp mê hồn, làm cho người đọc như được lạc vào một thế giới vừa thực vừa -3-
  14. ảo. Cũng bàn về vấn đề này trong Hoàng Cầm hồn thơ độc đáo Thanh Thảo có nhận xét “ Có người nói thơ Hoàng Cầm như những lẩm nhẩm bùa chú, lại như một nghi lễ thờ cúng, nó kính cẩn mà hoang sơ. Với một thế giới thơ như thế, người ta chỉ nên chấp nhận chứ không cần giải mã. Và theo tôi cách đọc thơ Hoàng Cầm là bất chợt đọc một đoạn thơ nào đó trong một bài thơ nào đó của ông. Rồi ngớt. Rồi lại đọc ở một lúc khác. Đó là cách đọc những cơn mưa rào, là sự đồng cảm tự nhiên và thốt nhiên với chính thế giới mà mình đang sống cùng với thế giới mà mình chưa biết nhưng có thể sống. Thơ Hoàng Cầm kết nối được những thế giới khác nhau như thế để cho ta cảm giác vừa mơ hồ vừa rõ rệt về một giấc mơ.” [ 70; tr. 134]. Nói đến vấn đề thơ Hoàng Cầm Nguyễn Việt Chiến cũng có nhận xét “ Có nhiều người cho rằng Hoàng Cầm là ông hoàng của thơ tình, theo tôi, trước hết Hoàng Cầm là ông hoàng của thơ trữ tình duy mỹ và những sáng tác thơ của ông trong hơn nửa thế kỉ qua đã nói lên điều ấy. Thơ trữ tình của Hoàng Cầm có một phong thái rất đặc biệt và đặc thù, tên tuổi của ông đã làm rạng danh cả một vùng Kinh Bắc – cái nôi của nền văn hóa sông Hồng. Theo tôi, những câu thơ trữ tình của ông được ủ bằng một chất men đặc biệt, trong đó có thể thấy cái ngậm ngùi thương nhớ của những câu ca vùng quan họ còn bịn rịn đâu đây, cái bình yên siêu thoát của những tiếng chuông chùa vẫn bảng lảng ngân nga trong xa vắng và cái gần gũi với hồn người Việt.” [ 31; tr. 99-100]. Nguyễn Trọng Tạo cũng nhận định rằng “ Thơ của ông đã lay động hồn tôi kì lạ. Nó không giống thơ thế hệ chúng tôi đang làm. Nó có một không gian xa xăm mơ hồ, một thời gian phức hợp không rõ thời nào, một ngôn ngữ nhòe mờ sáng láng. Hình như nó hội đủ cả ngôn thi, tâm thi, thần thi, cả ý thức, tâm thức và vô thức với một “thần lực Hoàng Cầm” …nó mới hơn Thơ Mới và nó khác thơ chúng tôi đang làm. Chính con người đó từ lâu đã mang tới một “ sông Đuống nghiêng nghiêng” trong tâm thức bao người. Tôi nể phuc ông thật sự, và mong có dịp được gặp ông.” [Sài Gòn GP 9.5.2011]. Cuộc đời ông gắn liền với quê hương với đất nước“ Sự nghiệp văn chương của Hoàng Cầm cũng như con người ông luôn ẩn dấu những tầng dày văn hoá Việt Nam, sâu sắc và chân thành. Ngôn từ của ông sáng láng, dạt dào và thấm đậm tâm linh. Dân tộc và tình yêu luôn là nguồn cảm hứng thơ ca bất tận của ông, nó vừa -4-
  15. thủ thỉ chân tình vừa hào hùng sảng khoái, nó vừa nghiêm cẩn thiêng liêng vừa yêu kiều quyến rũ”. ( tuoitre.com) Trên đây chỉ là những nhận xét chung về thơ Hoàng Cầm. Những vẻ đẹp trong thơ Hoàng Cầm là một đề tài mới mẻ, chưa có một công trình nghiên cứu nào. Thực hiện đề tài này chúng tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu những vẻ đẹp quê hương trong thơ Hoàng Cầm nói riêng và thơ ca Việt Nam nói chung. 3. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu đề tài Những vẻ đẹp trong thơ Hoàng Cầm, chúng tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về vùng đất Kinh Bắc truyền thống được xem là nơi lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc. - Với đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc làm nổi bật lên những vẻ đẹp trong thơ Hoàng Cầm cả về nội dung và nghệ thuật. - Giúp những độc giả yêu mến thơ Hoàng Cầm, có dịp cảm nhận sâu sắc hơn về nét riêng của thơ Hoàng Cầm khi viết về vùng quê Kinh Bắc. 4. Phạm vi nghiên cứu - Để hoàn thành đề tài trong điều kiện và phạm vi cho phép, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát những vẻ đẹp của thơ Hoàng Cầm quanh quyển Hoàng Cầm thơ của Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2011. - Mặt khác, chúng tôi khảo sát thêm một số bài thơ, tập thơ của các nhà thơ khác để so sánh đối chiếu với thơ Hoàng Cầm. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài Những vẻ đẹp trong thơ Hoàng Cầm chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân loại những vẻ đẹp và các thủ pháp nghệ thuật trong thơ mà Hoàng Cầm đã sử dụng. - Phương pháp so sánh được sử dụng để làm nổi bật lên những vẻ đẹp riêng biệt của vùng quê Kinh Bắc so với những vùng quê khác. - Thao tác phân tích, bình giảng, để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. -5-
  16. CHƢƠNG 1 NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ CUỘC ĐỜI VÀ CON ĐƢỜNG THƠ CỦA HOÀNG CẦM 1.1. Những nét chính về cuộc đời 1.1.1. Sơ lƣợc tiểu sử Hoàng Cầm ( 1922 – 2010), tên khai sinh là Bùi Tằng Việt, sinh tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Quê gốc ở làng Lạc Thổ, nay là xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Nơi đây xưa kia có tên là Luy Lâu coi như thủ đô nước Giao Châu thế kỷ thứ nhất. Hoàng Cầm, sinh ra và lớn lên trong tiếng hát quan họ vùng Kinh Bắc xưa, nơi được xem là chiếc nôi của nền văn hoá Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là quê hương của làng tranh Đông Hồ với những “ mẹ con đàn lợn âm dương”, với những “đám cưới chuột” mang nét đẹp cổ xưa. Hoàng Cầm sinh trưởng trong một gia đình nhà nho nghèo. Bố là cụ Bùi Văn Nguyên, dạy chữ Hán và làm thuốc bắc ở Bắc Giang. Ông cũng là người yêu nước có khí tiết, đã tham gia các phong trào Đông Kinh nghĩa thục, Đông du rồi Việt Nam Quốc dân Đảng của Nguyễn Thái Học. Mẹ là bà Nguyễn Thị Duật, quê làng Bựu Xim, Tiên Du, Thuận Thành, lúc trẻ có nhan sắc hát Quan họ hay nổi tiếng trong huyện. Vì không gia sản, nên làm nghề bán hàng xén nhỏ trong các chợ huyện. Tên ông được ghép từ địa danh quê hương: Phúc Tằng và Việt Yên. Thuở nhỏ ông học tiểu học, trung học đều ở Bắc Giang và Bắc Ninh đến năm 1938 ra Hà Nội học trường Thăng Long. Năm 1940 ông đỗ tú tài toàn phần và bước vào nghề văn, dịch sách cho Tân dân xã của Vũ Đình Long. Từ đó, ông lấy bút danh là tên một vị thuốc đắng trong thuốc bắc - Hoàng Cầm. Người vợ đầu tiên là Hoàng Thị Hoàn. Năm 1944, do Thế chiến thứ hai xảy ra quyết liệt nên ông đưa gia đình về lại quê gốc ở Thuận Thành. Cũng tại nơi đây, ông bắt đầu tham gia hoạt động thanh niên cứu quốc của Việt Minh, Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông về Hà Nội thành lập đoàn kịch Đông Phương. Khi chiến tranh Đông Dương bùng nổ -6-
  17. ông theo đoàn kịch rút ra khỏi Hà Nội biểu diễn lưu động ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn Tây, Thái Bình một thời gian rồi giải thể. Năm 1947 lấy bà Tuyết Khanh ( diễn viên chính đóng vai Kiều Loan). Tháng 8 năm 1947, ông cùng bà Tuyết Khanh tham gia Vệ quốc dân ở chiến khu 12 và cuối năm đó thành lập đội tuyên truyền văn nghệ, đội văn công, văn nghệ đầu tiên. Năm 1952, ông được cử làm Trưởng đoàn văn công Tổng cục chính trị hoạt động biểu diễn cho quân dân vùng tự do và phục vụ các chiến dịch. Tháng 10 năm 1954 đoàn văn công về Hà Nội. Đầu năm 1955, do đoàn văn công mở thêm nhiều bộ môn, Hoàng Cầm được giao nhiệm vụ trưởng đoàn kịch nói. Cuối năm 1955, ông về công tác ở Hội Văn nghệ Việt Nam làm công tác xuất bản. Tháng 4 năm 1957, ông tham gia thành lập Hội Nhà văn Việt Nam và được bầu vào Ban chấp hành. Tuy nhiên không lâu sau do vụ án “ Nhân Văn Giai Phẩm” ông phải rời khỏi Hội Nhà văn vào năm 1958 và về hưu non năm 1970 khi đó ông mới 48 tuổi. Năm 1982 bị bắt giam 18 tháng vì tác phẩm Về Kinh Bắc. Năm 1988, Hoàng Cầm được phục hồi Hội tịch Hội Nhà văn Việt Nam và xuất bản Men đá vàng. Ông nổi tiếng với vở kịch thơ Hận Nam Quan, Kiều Loan và các bài thơ Lá Diêu Bông, Bên kia sông Đuống… Bài thơ Bên kia sông Đuống được chọn vào giảng dạy trong giáo trình trung học phổ thông. Năm 1992, Hoàng Cầm viết tập thơ Về cõi em. Từ 1993- 2002 viết và xuất bản nhiều tập thơ, truyện và kịch tiêu biểu là: Về Kinh Bắc, 99 tình khúc, Gọi đôi…Đến năm 2005, vở kịch Kiều Loan được công diễn tại nhà hát Tuổi trẻ. Năm 2006, xuất bản tác phẩm Hoàng Cầm - kịch - thơ. Ngoài bút danh Hoàng Cầm ông còn có các bút danh: Bằng Việt, Lê Thái, Lê Kỳ Anh, Bằng Phi. Đầu năm 2007, ông được nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Thời gian cuối đời ông sống tại Hà Nội và mất do bệnh nặng. -7-
  18. Tác phẩm - Kịch thơ: - Hận Nam Quan (1942) - Kiều Loan (1992) - Lên đường Tân Dân ( 1952) - Cô gái nước Tần (1952) - Trương Chi ( chưa xuất bản), đánh dấu sự trở lai của Hoàng Cầm với kịch thơ sau 1954 có trích trên báo Văn số 24 (18/10/1957) in lại trên Trăm hoa đua nở trên đất bắc của Hoàng Văn Chí. - Kịch: - Ông cụ Liêu (1951) - Đêm Lào Cai (1957) - Truyện: - Hai lần chết (1941) - Thoi mộng (1940) - Thơ: - Mắt thiên thu (1941) - Bên kia sông Đuống (1993) - Tiếng hát quan họ (1956) - Về Kinh Bắc (1994) - 99 tình khúc, thơ tình chọn lọc 1941 – 1955 (1955) - Mưa Thuận Thành (1987) - Lá Diêu Bông (1993) - Men đá vàng (1989) - Về cõi em - Gọi đôi (2002) - Hoàng Cầm – kịch – thơ (2006) - Đêm liên hoan (1947) - Quê hương (1955) - Tuyển thơ Hoàng Cầm ( 2011) - Hoàng Cầm – Hồn thơ độc đáo (2011) - Dịch, phóng tác: -8-
  19. - Hận ngày xanh (1940) - Bông sen trắng (1941) - Những truyện thần thoại rút từ Nghìn lẻ một đêm: Mang xuống Tuyền đài (1942). Cây đèn thần (1942), Tỉnh giấc mơ vua (1942). - Những niềm tin (1965) - Mối tình cuối cùng (1988) 1.1.2. Con ngƣời Hoàng Cầm, thuộc lớp người sinh ra để làm thơ để cống hiến cho nghệ thuật. Thật khó để có thể nhận xét hết về Hoàng Cầm, con người ông cũng như thơ luôn thay đổi theo thời gian đa dạng, phức tạp và sâu sắc. Sẽ khó có thể nhận ra tác giả thơ lãng mạn tuổi 20: “Những khoảng trời buồn phơ phất lại Anh đàn em hát níu xuân xanh” ( Nếu anh còn trẻ) Hay một cậu bé ngây thơ với mối tình đầu trong sáng mà theo suốt cuộc đời: “ Từ thuở ấy Em cầm chiếc lá đi đầu non cuối bể Gió quê vi vút gọi Diêu bông hời… …ới diêu bông” ( Lá diêu bông) Ở nửa cuối cuộc đời Hoàng Cầm, người ta dễ thấy ông là con người uỷ mị, thậm chí nhu nhược, có gì đó nữ tính. Có thể trong sâu xa con người ông phần “âm” có sẵn đã nổi lên do hoàn cảnh khốn cùng ông bị đẩy vào. Trong hoàn cảnh ấy, cái “âm”, cái “ẩn” có tác dụng bảo toàn, che chở. Vì thế người ta dễ quên đi gương mặt hùng của anh bộ đội Hoàng Cầm trong tấm ảnh mũ nam áo trấn thủ ngày mới giải phóng thủ đô, quên đi giọng ngâm thơ sang sảng trên đài phát thanh của một Hoàng Cầm trong đêm liên hoan: “ Đầu nhấp nhô như sóng bể ngang tàng Ta muốn hét cho vỡ toang lồng ngực -9-
  20. Vì say sưa tình thân thiết Vệ quốc đoàn ” ( Đêm liên hoan) Hay mê mài những: “ Em mặc yếm thắm Em thắt lụa hồng Em đi trẩy hội non sông cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh ” ( Bên kia sông Đuống ) Đến tuổi 70, 80 thì ta lại thấy ông trở lại nhạc điệu thi ảnh. Ở cái tuổi cuối đời Hoàng Cầm vẫn chạy theo những mối tình đơn phương, ảo vọng, vẫn “ níu xuân xanh”. Phải chăng Hoàng Cầm chính là mẫu người “ luôn là người già nhất và trẻ nhất trong làng ” như thi hào Tagor của Ấn Độ đã từng nói? Hoàng Cầm không phải là mẫu người chỉ biết mơ mộng về tình yêu mà trái lại ông luôn hành động, biến tình yêu thành hiện thực. Hoàng Cầm luôn biết trân trọng những tình cảm tốt đẹp đã có: “ Họ xa nhau từ lâu Còn lại tiếng mưa ngâu Gõ nhịp giọt gianh thềm đêm vắng Và một dòng thơ trang trải nợ ban đầu” ( Chuyện lâu rồi) Tha thứ để nối lại để nâng đỡ cho nhau biết bao là đau khổ, đắng cay: “…Là em từ gốc bể Bỗng gặp anh chân trời Lồng chăn ấm trăng soi Đắp bằng kín nỗi đau vô tận Vằng vặc li thương hay kiếp người” ( Gặp) Hay đôi khi là một lời tha thiết: “ Ru em cời mảnh trăng gầy Đắp vai anh giữa đầm lầy sa chân Ru em mượt lá thiên thần - 10 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2