intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp: Viện trợ của Trung Quốc đối với Việt Nam giai đoạn (1954 - 1975)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

28
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Viện trợ của Trung Quốc đối với Việt Nam giai đoạn (1954 - 1975)" hoàn thành sẽ góp phần làm rõ hơn về một giai đoạn lịch sử Việt Nam hiện đại, về mối quan hệ Việt - Trung. Từ đó giúp nhân dân Việt Nam - Trung Quốc hiểu hơn về mối quan hệ hai nước trong quá khứ, đồng thời rút ra những bài học cần thiết nhằm xây dựng quan hệ Việt - Trung ngày càng tốt đẹp, bền chặt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Viện trợ của Trung Quốc đối với Việt Nam giai đoạn (1954 - 1975)

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM LỊCH SỬ VIỆN TRỢ CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN (1954 – 1975) ĐINH CẨM TÚ BÌNH DƯƠNG, THÁNG 05 NĂM 2015
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SỬ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA 2011 – 2015 VIỆN TRỢ CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN (1954 – 1975) Chuyên ngành : Sƣ phạm Lịch sử Giảng viên hƣớng dẫn : Th.S NGYỄN THỊ MAI Sinh viên thực hiện : ĐINH CẨM TÚ MSSV : 1156020026 Lớp : D11LS01 BÌNH DƯƠNG, THÁNG 05 NĂM 2015
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thủ Dầu Một, khoa Lịch sử, quý Thầy Cô trong khoa đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Mai, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận. Cảm ơn gia đình, bạn bè, những người thân đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận. Lời cuối cùng xin kính chúc quý Thầy Cô thật nhiều sức khỏe để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trồng người, đào tạo nên thế hệ trẻ cho đất nước. Bình Dương, tháng 05 năm 2015 Sinh viên Đinh Cẩm Tú i
  4. LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Bình Dương, tháng 05 năm 2015 GV HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên) ii
  5. LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Bình Dương, tháng 05 năm 2015 GV PHẢN BIỆN (Ký và ghi rõ họ tên) iii
  6. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................ ii LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN .............................................. iii A. DẪN LUẬN ...........................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4 4. Phương pháp............................................................................................................4 5. Nguồn tài liệu ..........................................................................................................4 6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................5 7. Bố cục ......................................................................................................................5 B. NỘI DUNG ............................................................................................................7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ ĐỂ TRUNG QUỐC VIỆN TRỢ CHO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN (1954 – 1975) .................................................................................................7 1.1 Mối quan hệ lịch sử - văn hóa lâu đời giữa Việt Nam và Trung Quốc ..........7 1.2 Quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc trƣớc khi hai nƣớc thiết lập quan hệ ngoại giao ....................................................8 1.3 Việt Nam - Trung Quốc - thành viên của các nƣớc Xã hội Chủ nghĩa ........10 1.4 Trung Quốc - đồng minh của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp ....11 Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................15 CHƢƠNG 2: VIỆN TRỢ CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1964 ...................................................................................................17 2.1 Bối cảnh lịch sử.................................................................................................17 2.1.1 Bối cảnh Quốc tế ..............................................................................................17 2.1.2 Bối cảnh Trung Quốc .......................................................................................18 2.1.3 Bối cảnh Việt Nam ...........................................................................................20 2.2 Viện trợ của Trung Quốc đối với Việt Nam giai đoạn 1954 – 1964..............22 2.2.1 Viện trợ quân sự, vũ khí ...................................................................................22 2.2.2 Viện trợ kinh tế ................................................................................................23 2.2.3 Viện trợ hậu cần, xây dựng cơ sở vật chất .......................................................25 iv
  7. 2.2.4 Giúp đỡ chuyên gia, đào tạo học sinh, cán bộ .................................................26 2.3 Đặc điểm viện trợ giai đoạn 1954 - 1964 .........................................................27 2.4 Ý nghĩa viện trợ giai đoạn 1954 - 1964 ............................................................29 Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................31 CHƢƠNG 3: VIỆN TRỢ CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1965 – 1975 ..................................................................................................33 3.1 Bối cảnh lịch sử..................................................................................................33 3.1.1 Sự chuyển hướng trong quan hệ giữa các nước lớn với Trung Quốc ..............33 3.1.2 Nội tình Trung Quốc ........................................................................................36 3.1.3 Tình hình Việt Nam ........................................................................................37 3.2 Viện trợ của Trung Quốc đối với Việt Nam giai đoạn 1965 – 1975..............39 3.2.1 Viện trợ quân sự ...............................................................................................39 3.2.2 Viện trợ vũ khí .................................................................................................41 3.2.3 Viện trợ quân nhu .............................................................................................42 3.2.4 Viện trợ kinh tế ................................................................................................42 3.2.5 Giúp xây dựng cơ sở vật chất ...........................................................................43 3.3 Đặc điểm viện trợ giai đoạn 1965 - 1975 .........................................................44 3.4 Tác động của viện trợ giai đoạn 1965 - 1975 ..................................................45 3.4.1 Đối với Trung Quốc .........................................................................................45 3.4.2 Đối với Việt Nam ............................................................................................46 Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................................49 KẾT LUẬN ..............................................................................................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................57 PHỤ LỤC .................................................................................................................62 v
  8. A. DẪN LUẬN 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng, trong suốt chiều dài lịch sử quan hệ giữa hai nước chứa đựng nhiều thăng trầm, phức tạp. Giai đoạn được xem là tốt đẹp nhất, thấm đượm tình cảm anh em một nhà là giai đoạn 1950 - 1975 - giai đoạn Trung Quốc viện trợ cho Chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên, những số liệu về việc Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam cho đến nay vẫn chưa được thống nhất từ hai phía do cả Việt Nam và Trung Quốc chưa giải mã nguồn tư liệu của mình. Chính vì vậy, khi chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp, tác giả đã quyết định chọn vấn đề “Viện trợ của Trung Quốc đối với Việt Nam giai đoạn (1954 - 1975)” để nghiên cứu. Sở dĩ tác giả chỉ chọn mốc thời gian từ 1954 – 1975, không chọn mốc từ 1950, vì giai đoạn 1950 - 1954 đã có một số tài liệu nghiên cứu. Với việc lựa chọn đề tài này, tôi mong muốn sau khi đề tài hoàn thành sẽ góp phần làm rõ hơn về một giai đoạn lịch sử Việt Nam hiện đại, về mối quan hệ Việt - Trung. Từ đó giúp nhân dân Việt Nam - Trung Quốc hiểu hơn về mối quan hệ hai nước trong quá khứ, đồng thời rút ra những bài học cần thiết nhằm xây dựng quan hệ Việt - Trung ngày càng tốt đẹp, bền chặt hơn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Có thể nói mảng đề tài quan hệ Việt - Trung đã thu hút nhiều sự đầu tư, nghiên cứu của giới khoa học trong và ngoài nước. Đặc biệt, quan hệ Việt - Trung trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam 1950 - 1975 đã có nhiều công trình nghiên cứu như: Nguyễn Thị Mai Hoa với công trình“Các nước Xã hội Chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975)” do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật phát hành, công trình này trình bày sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước Xã hội Chủ nghĩa cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đường lối lãnh đạo của Đảng ta thời kì này. Tuy nhiên, công trình này chỉ trình bày chung chung về viện trợ của các nước Xã hội Chủ nghĩa cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, chưa đi sâu nghiên cứu viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam vào từng giai đoạn cũng như từng nội dung viện trợ cụ thể. 1
  9. Nguyễn Thị Phương Hoa với Luận án“Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam giai đoạn 1950 – 1975”. Với Luận án này tác giả tập trung trình bày quan hệ giữa hai nước, về phần viện trợ thì tác giả chỉ đề cập khái quát ở một số phương diện, không trình bày chi tiết về số lượng, phương diện viện trợ cụ thể. Nguyễn Huy Toàn với “Sự thật về những lần xuất quân của Trung Quốc và quan hệ Việt - Trung” của Nhà xuất bản Đà Nẵng, trình bày những nội dung liên quan đến quan hệ Việt - Trung trong hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, Đế quốc Mĩ của nhân dân Việt Nam, tác phẩm cải chính một số nội dung về mối quan hệ Việt - Trung trong giai đoạn này mà các tác giả Sa Lực, Mân Lực trong tác phẩm “9 lần xuất quân lớn của Trung Quốc”, do Nhà xuất bản Tứ Xuyên phát hành đã trình bày trái với sự thật. Công trình“Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua” của Nhà xuất bản Sự thật - Hà Nội, đề cập đến những nhìn nhận trái ngược nhau giữa những tác giả Trung Quốc và những tác giả Việt Nam về quan hệ Việt - Trung giai đoạn (1945 – 1975). Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Huỳnh với “Cuộc kháng chiến chống Mĩ của Việt Nam - tác động của những nhân tố quốc tế”, Nhà xuất bản Chính trị, trong tác phẩm này, tác giả đã phân tích rõ bàn cờ chính trị, mối quan hệ giữa các nước lớn với Chiến tranh Việt Nam. Từ đó đưa ra những tác động của mối quan hệ giữa các nước lớn đến diễn biến, kết quả của Chiến tranh Việt Nam. Ngoài ra còn có những bài viết liên quan đến vấn đề này được đăng trên các tạp chí như: tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, tạp chí Lịch sử Quân sự, tạp chí nghiên cứu Quốc tế. Nổi bật là những bài viết của các tác giả: Nguyễn Văn Quyền, với bài “Sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với Việt Nam những năm 1965 - 1968”, tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 7 (95) - 2009, bài “Sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước Xã hội Chủ nghĩa cho Việt Nam những năm 1965 -1968”, tạp chí Lịch sử Quân sự, số 4 - 2012 và bài “Tìm hiểu sự giúp đỡ của các nước Xã hội Chủ nghĩa cho Việt Nam giai đoạn 1954 -1964, tạp chí Lịch sử Quân sự, số 10 – 2008. Với những bài viết này, tác giả tuy có đề cập đến viện trợ của các nước Xã hội Chủ nghĩa, đặc biệt là viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam, nhưng tác giả chỉ trình bày những giai đoạn ngắn, không trình bày tất cả viện trợ của Trung Quốc cho Chiến tranh Việt 2
  10. Nam 1954 - 1975; Nguyễn Phương Hoa với bài “Quan hệ Trung - Việt trong thời kì chiến tranh lạnh (1950 - 1975)”, tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 3(115) - 2011, trình bày về mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn 1950 - 1975, Nguyễn Phương Hoa với bài viết “Viện trợ của Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam”, tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 5(84) - 2008, trình bày về viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam trong thời kì Việt Nam kháng chiến chống Pháp; tác giả Nguyễn Thị Mai Hoa với bài viết “Yếu tố kinh tế trong rạn nứt quan hệ Việt - Trung giai đoạn 1972 - 1975”, số 59 – 2013, theo phân tích các nguồn lưu trữ của Việt Nam, trình bày về việc Mĩ - Trung bắt tay với nhau làm ảnh hưởng đến mối quan hệ Việt – Trung; Nguyễn Thị Mai Hoa với “Nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh, “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong xử lý quan hệ Việt - Xô - Trung (1954 - 1969)”, tạp chí Lịch sử Quân sự, số 5 - 2010, bài viết này đề cập mối quan hệ tam giác giữa ba nước, cũng như xung đột giữa Xô - Trung trong vấn đề viện trợ cho Việt Nam, và chủ trương, chính sách ngoại giao của Đảng, Nhà nước Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trước mâu thuẫn Xô - Trung; Nguyễn Khắc Huỳnh với bài viết “Hệ thống Xã hội Chủ nghĩa lớn mạnh đồng minh và hậu phương quốc tế vững chắc của Việt Nam”, tạp chí Lịch sử Quân sự, số 6 - 2008, “Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược”, tạp chí Lịch sử Quân sự, số 10 - 2008, “Quan hệ Mĩ - Xô -Trung và đường lối độc lập, tự chủ của Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước”, tạp chí Lịch sử Quân sự, số 5 - 2007, trình bày khái quát về sự ủng hộ tinh thần lẫn vật chất của các nước Xã hội Chủ nghĩa cho Chiến tranh Việt Nam. Đây là những công trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu ở những góc độ khác nhau, những ấn phẩm này là nguồn tài liệu đã cung cấp cho tác giả những thông tin, kiến thức bước đầu có liên quan đến đề tài để tác giả tiến hành nghiên cứu. Tuy nhiên, những công trình này không bàn luận cụ thể, chi tiết về viện trợ của Trung Quốc cho Chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975). Vì vậy, từ việc kế thừa ít nhiều những công trình trên, tác giả cố gắng trình bày, phân tích cụ thể về viện trợ của Trung Quốc cho Chiến tranh Việt Nam. Từ đó rút ra đặc điểm, ý nghĩa của viện trợ đối với Việt Nam và cả Trung Quốc, với mong muốn bồi đắp thêm những hiểu biết về vấn đề này. 3
  11. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Viện trợ của Trung Quốc đối với Việt Nam giai đoạn (1954 - 1975). Phạm vi nghiên cứu: từ năm 1954 đến năm 1975, tương ứng với thời kì Việt Nam kháng chiến chống Mĩ. 4. Phƣơng pháp Phƣơng pháp luận: trong suốt quá trình thực hiện đề tài “Viện trợ của Trung Quốc đối với Việt Nam giai đoạn (1954 – 1975)” tác giả đứng trên lập trường quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam để nhìn nhận về Chiến tranh Việt Nam, về viện trợ của Trung Quốc đối với Việt Nam giai đoạn (1954 – 1975). Phƣơng pháp nghiên cứu: để hoàn thành đề tài, tác giả đã dựa vào hai phương pháp: phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Bên cạnh đó, do đề tài liên quan nhiều đến số liệu, nên tác giả sử dụng các phương pháp như: thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp tư liệu, để xử lí số liệu nhằm giải quyết mục tiêu, nhiệm vụ mà đề tài đặt ra. 5. Nguồn tài liệu Tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề “Viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam (1954 – 1975)” còn khá hạn chế. Đây là trở ngại lớn trong quá trình thực hiện đề tài, nhưng để hoàn thành đề tài này tác giả đã tập hợp các tư liệu của các Ban ngành Nhà nước như Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước….Đây là nguồn tài liệu gốc, có giá trị lịch sử cao và có ý nghĩa quan trọng cung cấp những thông tin xác thực giúp tác giả thực hiện tốt đề tài này. Ngoài nguồn tư liệu từ các Ban ngành Nhà nước, tác giả còn sử dụng những tài liệu đã được in thành sách của các tác giả trong và ngoài nước; các tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, tạp chí Lịch sử Quân sự, tạp chí Quốc tế… cũng được tập hợp, xem xét, khai thác một cách hợp lý để phục vụ cho đề tài. Các nguồn tài liệu này được tập hợp ở Cục lưu trữ Thành phố Hồ Chí Minh, các thư viện trường Đại học Thủ Dầu Một, thư viện tỉnh Bình Dương, thư viện Tổng Hợp Tp. HCM và các trang Internet. 4
  12. 6. Đóng góp của đề tài Viện trợ của Trung Quốc đối với Việt Nam giai đoạn (1954 - 1975) - giai đoạn có nhiều biến cố trong lịch sử Việt Nam, vì vậy đề tài sẽ góp phần làm rõ hơn về lịch sử Việt Nam hiện đại. Thông qua viện trợ của Trung Quốc đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975), đề tài sẽ làm rõ hơn về quan hệ Việt - Trung thời hiện đại - một mối quan hệ đầy thăng trầm, rắc rối. Từ đó rút ra những bài học nhằm xây dựng quan hệ Việt - Trung ngày càng tốt đẹp, bền chặt hơn. Đề tài khi hoàn thành sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo, cung cấp những thông tin cơ bản về quan hệ Việt - Trung giai đoạn (1954 - 1975) cho những sinh viên quan tâm đến vấn đề này. 7. Bố cục Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được cấu trúc trong 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở để Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: chương này sẽ đưa ra những cơ sở khiến Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Những cơ sở gồm: Việt - Trung có mối quan hệ lịch sử, văn hóa lâu đời; mối quan hệ mật thiết giữa hai Đảng; Việt Nam - Trung Quốc đều là thành viên của các nước Xã hội Chủ nghĩa; an ninh của Trung Quốc. Chƣơng 2: Viện trợ của Trung Quốc đối với Việt Nam giai đoạn 1954 - 1964: trong giai đoạn này, với mốc mở đầu là năm 1954 - năm Mĩ trực tiếp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, và năm kết thúc là năm 1964 gắn liền với sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”. Từ việc xem xét bối cảnh quốc tế, nội tình Trung Quốc, và tình hình Chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn này, bài viết sẽ trình bày cụ thể, chi tiết số liệu viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam. Từ đó rút ra đặc điểm và ý nghĩa của viện trợ đối với Việt Nam, Trung Quốc trong giai đoạn 1954 - 1964. Chƣơng 3: Viện trợ của Trung Quốc đối với Việt Nam giai đoạn 1965 - 1975: giai đoạn này với mốc mở đầu là năm 1965 và mốc kết thúc là năm 1975 tương ứng với năm kết thúc cuộc chiến tranh chống Đế quốc Mĩ của nhân dân Việt Nam. Sau sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”, quan hệ quốc tế có nhiều biến đổi, có ảnh hưởng 5
  13. trực tiếp đến viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam. Chính vì thế trong giai đoạn 1965 - 1975, bài nghiên cứu sẽ phân tích những diễn biến mới trong quan hệ giữa các nước lớn: Xô – Trung, Mĩ - Trung, nội tình Trung Quốc, tình hình Chiến tranh Việt Nam. Từ đó trình bày phương diện, số lượng, chủng loại các mặt hàng Trung Quốc viện trợ cho Chiến tranh Việt Nam và rút ra nhận xét, đánh giá về đặc điểm, tác động của viện trợ đối với Việt Nam cũng như Trung Quốc trong giai đoạn này. 6
  14. B. NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CƠ SỞ ĐỂ TRUNG QUỐC VIỆN TRỢ CHO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN (1954 – 1975) 1.1 Mối quan hệ lịch sử - văn hóa lâu đời giữa Việt Nam và Trung Quốc Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, đông dân. Với ưu thế vượt trội về dân số, diện tích, lịch sử hình thành, bề dày văn hóa, Trung Quốc luôn tự cho mình là “trung tâm” của vũ trụ, ngay tên nước “Trung Hoa” cũng đã thể hiện tư duy này của Trung Quốc. Vì tự cho mình là “trung tâm” của vũ trụ nên Trung Quốc coi khinh những nước xung quanh, xem những nước láng giềng là chư hầu, có nghĩa vụ phải phục tùng Trung Quốc, gọi những dân tộc khác với thái độ miệt thị: Nhung, Di, Man, Dịch. Chính tư duy này đã quyết định đến chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Trung Quốc luôn tìm cách để gây ảnh hưởng đối với những nước xung quanh, mỗi khi mạnh lên, Trung Quốc lại mang quân đi chinh phạt các nước lân bang. Trong khi đó, Việt Nam - một quốc gia láng giềng, có chung đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc cũng không tránh khỏi những cuộc chinh phạt của phong kiến phương Bắc. Hầu như không có triều đại nào Trung Quốc không đem quân tấn công, nhằm xâm chiếm, đồng hóa dân tộc Việt Nam. Trung Quốc là một nước lớn mạnh, vì thế để đảm bảo an ninh, ổn định cho sự nghiệp phát triển đất nước, Việt Nam luôn chủ trương giữ quan hệ hòa hiếu với Trung Quốc, đồng thời kiên quyết đấu tranh để khẳng định quyền độc lập, tự chủ của dân tộc mình. Tuy nhiên quan hệ giữa hai nước thời cổ - trung đại cũng không hoàn toàn là một bức tranh tối màu. Trong một ngàn năm Bắc thuộc, mặc dù phải sống dưới sự cai trị khắc nghiệt, phải chịu đựng cảnh “sát phu, hiếp phụ”, “bỏ xác cho hổ đói lên rừng bắt chim chả, chặt ngà voi Voi; chịu để giao long ăn thịt xuống biển mò ngọc trai, kiếm đồi mồi”[43] cho phong kiến Trung Quốc, nhưng cũng chính trong thời gian này, Việt Nam đã học tập, tiếp thu, tiếp biến rất nhiều điều từ nền văn hóa - văn minh Trung Hoa. Vì vậy, trong nền văn hóa hai nước có rất nhiều nét tương đồng 7
  15. nhau. Chính sự gần gũi về địa lí, tương đồng văn hóa, lịch sử đã tạo cở sở cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Việt - Trung. Trong suốt thời kì cổ - trung đại, quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc là mối quan hệ bất bình đẳng, mối quan hệ giữa nước lớn và nước nhỏ. Đây là một mối quan hệ đặc biệt, quan hệ này được hình thành và được duy trì dựa trên sự gần gũi về địa lý, tương đồng về lịch sử, văn hóa. Nhưng đến đầu thế kỉ XIX, các nước châu Âu đã hoàn thành Cách mạng Tư sản và tràn sang xâm lược các quốc gia phương Đông nhằm giải quyết những vấn đề cho sự phát triển Chủ nghĩa Tư bản. Một nước lớn như Trung Quốc cũng bị thực dân phương Tây thôn tính, cai trị. Vì vậy, mối quan hệ nước lớn - nước nhỏ giữa Trung Quốc - Việt Nam trở thành mối quan hệ bình đẳng. Như vậy, bên cạnh sự gần gũi về địa lí, sự tương đồng về văn hóa thì đến thế kỉ XIX, Trung - Việt lại có cùng hoàn cảnh lịch sử - bị các nước thực dân, đế quốc xâm lược, thôn tính. Do đó đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc đều là mục tiêu của mỗi bên, nên Việt - Trung đã cùng hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, cùng đấu tranh chống kẻ thù chung. Điều này làm cho mối quan hệ hai nước thêm gắn bó hơn. 1.2 Quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc trƣớc khi hai nƣớc thiết lập quan hệ ngoại giao Mối quan hệ giữa những người Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc được hình thành từ khi Nguyễn Ái Quốc còn hoạt động ở Pháp, Liên Xô. Câu nói của Chu Ân Lai đã thể hiện khá rõ nét mối quan hệ được thiết lập từ rất sớm giữa những nhà lãnh đạo hai nước: “Năm 1922, tôi bắt đầu quen với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1925, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Quảng Châu để hỗ trợ cho Cách mạng Trung Hoa. Đấy là một mối quan hệ máu thịt”[10; 14]. Trong thời gian này, cả hai nước đều nằm dưới ách đô hộ của Chính quyền thực dân, đế quốc. Chính vì cùng chung hoàn cảnh, có cùng mục tiêu là đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân, đế quốc nên mối quan hệ giữa hai Đảng lại càng gắn bó hơn. Như trong bức thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc gửi cho Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1934 có viết “Đã mấy năm nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Đông Dương liên hiệp huynh đệ rất mật thiết trong trường đấu tranh chống tụi thù chung”[30; 29]. 8
  16. Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Trung Quốc. Trong quá trình hoạt động cách mạng ở đây, Hồ Chí Minh đã tham gia đóng góp tích cực cho sự nghiệp cách mạng Trung Quốc. Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài báo như: Trung Quốc và Thanh niên Trung Quốc, Chính sách Thực dân Anh, Người Nhật Bản muốn khai hóa Trung Quốc như thế nào? để tố cáo âm mưu xâm lược Trung Quốc, vạch trần những tội ác mà phátxít, thực dân đã gây ra đối với nhân dân Trung Quốc, đồng thời kêu gọi nhân dân thế giới ủng hộ cách mạng Trung Quốc. Tháng 12 - 1927, cuộc Khởi nghĩa Quảng Châu bùng nổ, nhiều thanh niên Việt Nam đang học ở Trung Quốc đã hăng hái tham gia cùng quân khởi nghĩa chống lại hành động bắt bớ, tàn sát Đảng viên Đảng Cộng sản của bọn phản động Quốc dân Đảng. Theo tinh thần “cứu Trung Quốc cũng là tự cứu mình”[26; 44], Việt Nam đã hỗ trợ lực lượng cách mạng Trung Quốc đấu tranh chống lại Quốc dân Đảng. Việt Nam đã giúp đỡ rất nhiều lương thực, vũ khí và đưa cả bộ đội cùng phối hợp với quân dân Trung Quốc xây dựng khu tác chiến ở biên khu Điền Quế, Việt Quế. Biên giới Bắc Việt Nam đã trở thành căn cứ địa của các tổ chức cơ sở Đảng và lực lượng vũ trang của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc giành được thắng lợi, ngày 1 - 10 - 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Mối quan hệ Việt - Trung không phải là mối quan hệ một chiều, mà là mối quan hệ hai chiều, giúp đỡ lẫn nhau. Khi Trung Quốc gặp khó khăn, Việt Nam nhiệt tình giúp đỡ với khả năng có thể và ngược lại, Trung Quốc đã có những hành động thiết thực góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, những tổ chức Đảng đầu tiên của Việt Nam đã được thành lập ở Quảng Châu (Trung Quốc). Các lớp huấn luyện chính trị đặc biệt cho cán bộ Việt Nam cũng được các Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc như: Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ, Trần Diên Niên, Lý Phú Xuân trực tiếp giảng dạy, Trung Quốc giúp xuất bản báo chí cách mạng để truyền tải về Việt Nam. Trong quá trình hoạt động bí mật, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ chí nghĩa, chí tình của các đồng chí Đảng Cộng sản Trung Quốc. Khi Thực dân Pháp tăng cường đàn áp những người Cộng sản Việt Nam, nhiều Đảng viên đã được trú ngụ trên đất Trung Quốc, tránh được sự truy lùng, tàn sát của 9
  17. địch. Nhờ có sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Trung Quốc mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã khôi phục được lực lượng, liên lạc giữa Đảng viên Việt Nam ở Trung Quốc với lực lượng cách mạng trong nước được duy trì. Sự giúp đỡ nhiệt tình của Đảng và nhân dân Trung Quốc đã góp phần làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam, dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2 - 9 - 1945). Tháng 1 - 1950, Việt Nam và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Nhà nước. Lịch sử quan hệ Việt - Trung chuyển sang giai đoạn mới. 1.3 Việt Nam - Trung Quốc - thành viên của các nƣớc Xã hội Chủ nghĩa Cách mạng Trung Quốc thành công, tháng 10 - 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời - một đất nước rộng lớn, đông dân chọn đi theo con đường Xã hội Chủ nghĩa đã làm tăng sức mạnh của hệ thống Xã hội Chủ nghĩa. Chính vì Việt Nam - Trung Quốc có sự tương đồng về chế độ chính trị, nên Trung Quốc đã tích cực giúp đỡ cho cách mạng Việt Nam. Ngày 15 - 1 - 1950, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi Thông điệp đến Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tuyên bố chính thức công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ngay lập tức ngày 18 - 1 - 1950, Trung Quốc tuyên bố công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau sự kiện này, hàng loạt các nước dân chủ trên thế giới đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Từ đây, trong cuộc chiến tranh chống Thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam đã có một hậu phương vững chắc là Trung Quốc, các nước Xã hội Chủ nghĩa, cùng nhân dân tiến bộ trên thế giới. Với mục đích trao đổi ý kiến, tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc cho cách mạng Việt Nam, ngày 21 - 1 - 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm Trung Quốc. Chuyến đi này đã đạt được thành công rực rỡ. Đáp lại mong muốn của Việt Nam, Phó chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ phát biểu “Cuộc kháng chiến ở Việt Nam do Đảng Việt Nam lãnh đạo rất đúng và rất hay, Đảng Trung Quốc hết sức giúp Đảng Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ đó”[7; 60]. Về phần viện trợ, Phó chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ cũng nói “Chúng tôi quyết tâm chi viện cho cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam. (…) Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ nghiêm chỉnh nghiên cứu nội 10
  18. dung và phương pháp viện trợ, chúng tôi sẽ xác định cụ thể theo yêu cầu của các đồng chí”[7; 60]. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, mục tiêu chính của Liên Xô là tăng cường ảnh hưởng ở châu Âu để cạnh tranh với Mĩ, châu Á lúc bấy giờ chưa phải là mục tiêu của Liên Xô. Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công, Liên Xô và Trung Quốc đã tiến hành phân công nhiệm vụ. Liên Xô có nhiệm vụ giúp đỡ phong trào cách mạng vô sản ở các nước châu Âu. Trung Quốc có trách nhiệm giúp đỡ phong trào cách mạng vô sản ở các nước châu Á. Vậy, Trung Quốc chi viện cho Chiến tranh Việt Nam một phần là vì sự phân công nhiệm vụ giữa Liên Xô và Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc giúp Việt Nam vì sau khi Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, những nhà lãnh đạo Trung Quốc rất lo sợ nguy cơ bị tấn công bởi vũ khí hạt nhân. Do đó, Trung Quốc thực hiện chính sách “nhất biên đảo” nghiêng về phía Liên Xô để được Liên Xô bảo vệ, tránh bị tấn công bởi vũ khí hạt nhân của Mĩ, và Trung Quốc giúp Việt Nam cũng vì mục đích bảo vệ an ninh của Trung Quốc. Trung Quốc lo sợ Chiến tranh Việt Nam sẽ lan sang Trung Quốc, giúp Việt Nam là cách phòng ngừa từ xa, giúp Trung Quốc bảo đảm được an ninh cho chính mình. 1.4 Trung Quốc - đồng minh của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp Từ khi được các nước Xã hội Chủ nghĩa công nhận, thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam nhận được sự viện trợ to lớn từ các nước, trong đó nhiều và lớn nhất là từ Trung Quốc. Trung Quốc chính là nước đóng vai trò chính yếu viện trợ cho Việt Nam trong giai đoạn 1950 - 1954. Điều này được thể hiện trong sự phân công nhiệm vụ giữa Liên Xô và Trung Quốc: “Trách nhiệm giúp Việt Nam chống Pháp chủ yếu vẫn do Trung Quốc đảm nhận, vì Trung Quốc và Việt Nam có nhiều mối liên hệ trong quá khứ cũng như hiện tại”[12; 527]. Theo thỏa thuận trên Trung Quốc đã xúc tiến viện trợ cho Việt Nam.  Sự giúp đỡ về cố vấn; huấn luyện và đào tạo cán bộ Trong giai đoạn đầu tiến hành kháng chiến chống Pháp, Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn nhất là thiếu kinh nghiệm trong chiến đấu. Chính vì thế, Hồ Chí Minh đã yêu cầu Trung Quốc đưa cố vấn sang giúp Việt Nam. Đáp lại lời yêu cầu của Bác, Mao Trạch Đông đã nói “Hồ Chí Minh và nhiều người Việt Nam từng 11
  19. tham gia và giúp đỡ cuộc đấu tranh cách mạng của Trung Quốc, có người còn đổ máu hy sinh. Bây giờ các đồng chí sang giúp đỡ cuộc đấu tranh chống Pháp của họ, hoàn toàn là việc nên làm” (…) Mao Trạch Đông căn dặn: “Làm cố vấn chính là làm tham mưu…, không được bao biện làm thay, càng không thể làm “Thái thượng hoàng”, chỉ tay năm ngón”[34; 11]. Tháng 8 - 1950, Trung Quốc đã cử đoàn cố vấn quân sự và chính trị sang giúp Việt Nam. Đoàn cố vấn gồm 79 người, trong đó có 4 người lãnh đạo gồm: La Quý Ba nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc với chức vụ là Trưởng đoàn cố vấn, Trưởng đoàn cố vấn về quân sự là Vi Quốc Thanh, Mai Gia Sinh là cố vấn về công tác tham mưu, Mã Tây Phu làm cố vấn về công tác hậu cần [36; 48]. Khi Việt Nam quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung Quốc đã cử đồng chí Trần Canh là Phó Tư lệnh Quân khu Tây Nam Trung Quốc trực tiếp làm cố vấn cho Việt Nam trong trận này. Đồng chí Trần Canh đã đưa ra những ý kiến đóng góp có giá trị cho cách mạng Việt Nam. Điển hình là về địa điểm tấn công mở đầu Chiến dịch Biên Giới. Theo tướng Trần Canh thì đánh Đông Khê làm điểm đột phá là thích hợp. Đánh Đông Khê để kéo viện binh địch lên là chiến thuật “đánh điểm diệt viện” mà Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc thường dùng trong chiến tranh chống Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. Đánh Đông Khê sẽ có điều kiện tiêu diệt sinh lực địch là tiền đề để giải phóng đất đai. Ý kiến này hoàn toàn phù hợp với phương hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trùng khớp với ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Việt Nam giành thắng lợi trong Chiến dịch Biên Giới mở ra một thời kì mới trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Chiến thắng này đã minh chứng cho chủ trương đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như là ý kiến của các cố vấn Trung Quốc. Các cố vấn Trung Quốc luôn sát cánh cùng với quân dân Việt Nam, tham gia tích cực vào công tác xây dựng lực lượng, công tác hậu cần, xây dựng kế hoạch tác chiến, chuẩn bị chiến trường cho đến công tác huấn luyện kĩ thuật chiến thuật. Ngoài đoàn cố vấn quân sự, Trung Quốc còn trợ giúp Việt Nam nhiều đoàn cố vấn về kinh tế, tài chính, chỉnh đốn tổ chức và cải cách ruộng đất. Bên cạnh các cố vấn Trung Quốc sang giúp Việt Nam, vào tháng 6 - 1950, Việt Nam đã cử 3.100 người sang học ở Trung Quốc, với 650 cán bộ học bổ túc trung và sơ cấp, 1.200 học đào tạo, chỉ huy bộ binh sơ cấp, còn lại học về binh 12
  20. chủng như công binh, pháo binh [28; 451]. Ba trung đoàn Việt Nam khi sang Trung Quốc nhận vũ khí vào năm 1950, đã được Trung Quốc huấn luyện quân sự. Trung đoàn 45 là trung đoàn pháo binh hạng nặng đầu tiên và trung đoàn pháo cao xạ 367 của Việt Nam cũng do Trung Quốc giúp huấn luyện. Trên phương diện giáo dục, Trung Quốc đã giúp Việt Nam xây dựng khu học xá Quế Lâm - nơi đào tạo nhiều nhân vật tài năng như thiếu tướng Hồ Sĩ Liêm, tiến sĩ Nguyễn Mộng Sinh, tiến sĩ Nguyễn Đỗ Bảo v.v…  Sự giúp đỡ về quân sự, vũ khí và hậu cần Tháng 3 - 1950, trong khi làm việc với Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông đã khẳng định “Việt Nam cần trang bị 10 đại đoàn để đánh thắng Pháp, trước mắt hãy trang bị cho 6 đại đoàn có mặt ở miền Bắc”[31; 43], trong hai năm 1951 và 1952, Trung Quốc đã giúp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xây dựng một trung đoàn lựu đạn pháo 105 ly [45]. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung Quốc đã trang bị cho Việt Nam 3.600 viên đạn pháo 105 ly (số đạn pháo này nằm trong 24 khẩu pháo mà Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam năm 1953), một tiểu đoàn DKZ 75 ly và một tiểu đoàn hỏa tiễn 6 nòng, hai tiểu đoàn này đã tham gia trong đợt tiến công cuối cùng trong chiến dịch [31; 44]. Tiếp đó, Trung Quốc còn đưa thêm 7.400 viên đạn 105 ly, nhưng số đạn này đã không được sử dụng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vì vận chuyển khó khăn nên không đến kịp [31; 44]. Hơn thế, Trung Quốc đồng ý để Việt Nam đưa một số đơn vị sang Trung Quốc để nhận vũ khí và tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc sẽ là hậu phương trực tiếp của Việt Nam. Được sự cho phép từ Trung Quốc,“trong năm 1950, 2 trung đoàn của Đại đoàn 308 đã theo đường Hà Giang qua Mông Tự nhận vũ khí. Tiếp đó, trung đoàn 209 theo đường Cao Bằng qua Hoa Đông thuộc tỉnh Quảng Tây thay đổi trang bị” [45], hai trung đoàn khác của Việt Nam phải ở lại chiến trường Cao Bằng để đánh địch cũng nhận được vũ khí do Trung Quốc trực tiếp chuyển sang. Để đảm bảo cho công tác hậu cần, ngày 6 - 8 - 1950, Tổng cục Hậu cần Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã thành lập văn phòng ở Nam Ninh. Vùng Quảng Tây (Trung Quốc) trở thành nơi quá cảnh hàng viện trợ của các nước Xã hội Chủ nghĩa khác cho Việt Nam, tại đây Trung Quốc cho mở trường đào tạo cán bộ, nhân viên kĩ thuật, quân sự và chữa trị bệnh cho thương binh Việt Nam. Trong 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2