intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết Engenie Grandet

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

24
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết Engenie Grandet được thực hiện với mục tiêu nhằm viết nên những điều tâm đắc mà Balzac đặt ra trong tác phẩm cũng như khẳng định một lần nữa giá trị của tác phẩm không chỉ đối với nhà văn mà còn cho nhân loại. Nó là viên gạch đầu tiên để xây thành tòa lâu đài-bởi tác phẩm là thiên kiệt tác đánh dấu sự trưởng thành trong sự nghệp sáng tác Balzac. Tác phẩm đánh dấu sự quá độ từ chủ nghĩa lãng mạn sang chủ nghĩa hiện thực, đem lại cho Balzac một vị trí trên văn đàn của nhân loại. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết Engenie Grandet

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT EUGENIE GRANDET PHÙNG TRUNG HÂN Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  2. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC Giảng viên hướng dẫn: Sinh vên thực hiện: LÊ NGỌC THÚY PHÙNG TRUNG HÂN Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
  3. LỜI CẢM TẠ  Sau một thời gian dài nghiên cứu cùng với sự nỗ lực của bản thân và cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Lê Ngọc Thúy, tôi đã hoàn thành khóa luận này. Nhân đây, tôi xin chân thành gửi đến cô Lê Ngọc Thúy lời biết ơn sâu sắc. Trong suốt thời gian thực hiện khóa luận, cô luôn luôn động viên và nhiệt tình chỉ dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tôi cũng gửi lời biết ơn đến Trường Đại học Võ Trường Toản và các thầy cô Khoa Khoa học Cơ bản. Dù có rất nhiều cố gắng, tuy nhiên do trình độ người viết còn hạn chế nên khóa luận còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để luận văn hoàn thiện hơn. Sinh viên thực hiện Phùng Trung Hân
  4. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện Phùng Trung Hân
  5. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nói đến nhà văn lớn của Pháp không thể không nhắc đến Balzac - một nhà văn vĩ đại. Cái vĩ đại đó được hình thành trong trường hợp đặc biệt, không giống như những nhà văn được thiên phú như Xtăng-đan giỏi toán, lại càng không giống Huy- gô biểu lộ thi tài từ rất sớm mà ngược lại tài năng của Balzac đươc hình thành từ việc đam mê đọc sách, sự rèn luyện và sự trải nghiệm qua những thăng trầm trong cuộc đời không bình yên của mình. Balzac một nhà văn kiệt xuất của Pháp nói riêng, cả thế giới nói chung với số lượng tác phẩm ông đã để lại cho nhân loại không chỉ có giá trị về mặt nội dung mà còn về giá trị thẩm mĩ. Bằng sự quan sát cuộc sống tinh tế và tầm bao quát rộng, ông đã lên án, vạch trần tất cả mọi xấu xa của xã hội thối nát đương thời. Balzac là người tiên phong nói về cái xấu, cái ác, phơi bày tất cả không gì che đậy của giai cấp thống trị mà việc làm ấy các nhà văn đương thời thường né tránh. Mỗi tác phẩm của Balzac tạo thành Tấn trò đời phản ánh một giai đoạn lịch sử xã hội Pháp. Từng khía cạnh, từng mảnh ghép trong một bức tranh của một tác phẩm là một vấn đề bức thiết mà Balzac đặt ra cho người đọc giải quyết gắn với đời sống thường nhật của con người. Tưởng chừng như những vấn đề ấy diễn ra bình thường nhưng lại diễn ra chẳng bình thường. Thật tinh tế, Balzac đã phát hiện phản ánh nó từ những việc nhỏ nhặt nhất đến những vấn đề lớn có liên quan đến cộng đồng, quốc gia dân tộc. Những tác phẩm ấy giữ một vai trò quan trọng trong thế giới Tấn trò đời nếu chúng ta vô tình tách một trong những tác phẩm ấy ra sẽ phá vỡ tính thống nhất, chặt chẽ của một hệ thống, bởi Balzac muốn tác phẩm của mình phản ánh mọi phương diện, mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực trong xã hội. Balzac đã vẽ nên bức tranh xã hội Pari nữa đầu thế kỉ XIX một cách chân thực và đầy đủ mọi phương diện của đời sống văn hóa tinh thần. Để rồi, Balzac đau đớn phải bật cười một cách chua xót khi phát hiện cuộc sống như một tấn bi kịch đầy giả dối, dở khóc dở cười trong mối quan hệ giữa con người với con người. Mặc dù biết bản thân kiến thức cũng như vốn sống còn nhiều hạn chế nhưng với sự yêu thích Balzac - một con người giàu nghị lực, lao động không mệt mỏi và sức sáng tạo nghệ thuật phi thường không những người đọc kính nể mà còn làm cho giới văn học cúi đầu nể phục bởi sức sáng tạo và lao động nghệ thuật, đặc biệt là sự 1
  6. cống hiến của ông đối với văn học nghệ thuật. Tôi xin mạnh dạn viết những điều suy nghĩ, cách cảm của mình về thiên kiệt tác Engenie Grandet. Rất mong được sự đóng góp ý kiến và sự chỉ dạy của quý thầy cô để luận văn này ngày một phong phú và hoàn thiện hơn. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ. Trong quá trình tìm kiếm tài liệu tham khảo cũng như tìm hiểu về tác phẩm của Balzac, chúng tôi nhận thấy cho đến nay đã có nhiều bài báo được đăng tải và các công trình nghiên cứu về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của ông trong bộ Tấn trò đời với những nhận định, đánh giá trái chiều giữa các nhà phê bình và những nhà nghiên cứu văn học trong và ngoài nước. Vấn đề Balzac đặt ra trong những tác phẩm của mình là những vấn đề lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với lịch sử Pháp. Chúng ta cần đi sâu nghiên cứu những vấn đề ấy để làm rõ bản chất của xã hội mà mọi thói xấu được ngụy trang khéo léo trong cuộc sống bề bộn, hối hả chạy theo tiền tài danh vọng để có cách nhìn nhận, đánh giá khách quan, chính xác, công tâm trên cơ sở khoa học. Chính vì thế, Hội nghiên cứu về Balzac đã được thành lập nhằm công nhận những đóng góp của ông trên lĩnh vực văn học nghệ thuật. Balzac là một nhà văn lớn và tác phẩm của ông gây nhiều tranh cãi cho giới chuyên môn. Một cây đại thụ như Balzac chắc hẳn là một đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà lí luận, phê bình. Vì thế, ông có sức ảnh hưởng rất lớn không chỉ nền văn học Pháp mà cả nền văn học thế giới với những tác phẩm có giá trị vượt thời gian. Do vậy, Balzac luôn là nguồn đề tài thu hút sự chú ý của báo chí, nhà phê bình không chỉ trong nước mà cả thế giới đều quan tâm. *Công trình nghiên cứu của các chuyên gia nước ngoài: Hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Honore de Balzac. Trong đó, phải kể đến công trình nghiên cứu tiêu biểu về thủ pháp tái xuất hiện nhân vật trong Tấn trò đời. Năm 1908, Marcel Proust trong “Chống Sainte-Beuve” đã viết “ Tính thống nhất nội tại, không giả tạo” của “ Tấn trò đời” và chính ông ghi nhận đầu tiên về sự có mặt của nhân vật tái xuất hiện trong bộ tiểu thuyết.[ 12; tr.2]. Năm 1965, André Maurois cũng đã phát hiện chiều thứ tư của nhân vật đó là “Chiều sâu không gian” thông qua thủ pháp tái xuất hiện [12; tr.2] 2
  7. Năm 1970, André Wumser trong “La commédie Hummaine” cũng thừa nhận thủ pháp này. Gần đây, với công trình nghiên cứu có giá trị của mình, Rose Torrassier cũng đề cập đến thủ pháp tái xuất hiện trong “ Tiểu thuyết Pháp thế kỉ XIX”.[12; tr.2 ]. Đề tựa cuốn Eugenie Grandet xuất bản năm 1972, một nhà phê bình Pháp nói rằng “Eugenie Grandet thật mới mẻ vì “ màu sắc tỉnh lẻ rất đậm” của nó, vì trong nó không có gì là “ tiểu thuyết” theo quan niệm thông thường bấy giờ, bởi vậy Eugenie Grandet , “ mà ngày nay chúng ta coi là điển hình của tiểu thuyết, đối với đương thời lại có cái gì như một cuốn phản – tiểu thuyết”[4; tr.346-347] Còn Goóc-ki nhà văn vĩ đại Nga coi “ Balzac là một đề tài vô tận và trên sức mình”. Goóc-ki nhận định “ chiều rộng của tầm mắt, sự táo bạo của tư tưởng, tính chính xác của ngôn từ và những điều tiên đoán thiên tài về tương lai mà trong đó có nhiều điều mà ngày nay đã được xác nhận-khiến Balzac trở thành một trong những người thầy vĩ đại nhất của nhân loại”.[4; tr.298] Cho nên “ vấn đề Balzac trước hết là vấn đề của chủ nghĩa hiện thực, của các nhà hiện thực phê phán trong xã hội phong kiến tư bản, khi sự phản ánh trung thành với chân lí khách quan của đời sống không thể không đồng thời là sự phê phán, tố cáo”. Nhân kỉ niệm một trăm ngày Balzac qua đời, Pi-e A-bra-ham trân trọng “Cám ơn Balzac, người đầu tiên ở Pháp xác định được với những chi tiết cực kì chính xác, với sự minh mẫn cực kì sáng tạo, căn bệnh chúng ta vẫn đang đau bởi vì một bộ máy xã hội, đặc biệt là bộ máy tiền tài, không hề thay đổi ở Pháp từ Balzac cho đến ngày nay”.[4; tr.304]. Có thể tổng hợp lại về cuộc đời cũng như sự nghiệp của Balzac “ về thực chất là vấn đề đấu tranh giữa các nhận định, các quan điểm khác nhau xung quanh chủ nghĩa hiện thực phê phán. Ở “ Balzac-con người” cũng như “ Balzac-tác giả” đầy mâu thuẫn, những mâu thuẫn phức tạp và biện chứng, do hoàn cảnh xuất thân, do thời đại và do xã hội quy định”. [4; tr.305] *Công trình nghiên cứu của các chuyên gia Việt Nam: Balzac là nhà văn nước ngoài và cụ thể là nhà văn Pháp nên chúng ta gặp không ít khó khăn khi tiếp xúc tác phẩm. Chúng ta tìm hiểu tác phẩm của Balzac đa phần là qua bản dịch của các dịch giả. Chính dịch thuật là chiếc cầu nối rút gần 3
  8. khoảng cách về ngôn ngữ giúp chúng ta hiểu được những gì mà tác giả muốn truyền tải đến độc giả của mình một cách đầy đủ, chính xác. Trong giáo trình“ Văn học lãng mạn và văn học hiện thực phương Tây đầu thế kỉ XIX” của Đặng Thị Hạnh và Lê Hồng Sâm có nhận định “ Khác với những tác phẩm của Xtăng-dan chìm trong sự lạnh nhạt khi tác giả còn sống, để càng về sau càng được chú ý, những cuốn tiểu thuyết của Balzac nổi tiếng ngay khi vừa mới xuất hiện, có điều không chỉ là tiếng lành. Những ý kiến khác biệt, và cho đến nay “vấn đề Balzac” vẫn còn đặt ra. Pi-e-Đéx nhà văn nhà nghiên cứu Pháp, đòi mọi người từ bỏ thái độ bình thản trước những vấn đề đã giải quyết”. [4; tr.294]. Cũng trong giáo trình này, tác giả nhận xét “ Eugenie Grandet là câu chuyện buồn về người đàn bà có khả năng tuyệt vời để làm vợ, làm mẹ, nhưng lại không chồng, không con, không thân thích. Thế mà, cô thiếu nữ Eugenie xuất hiện lần đầu trong tác phẩm vào buổi lễ sinh nhật, lại là ở giữa những kẻ cầu hôn mà sự kình địch, cuộc cạnh tranh ráo riết được toàn thể dân Saumur say sưa theo dõi. Và khi cuốn tiểu thuyết chấm dứt, mười năm sau, nàng Eugenie - quả phụ vẫn tiếp tục bị săn đuổi. Vòng vây khép kín không lối thoát, quanh Eugenie cô đơn “ con chiên trong trắng sống lẻ loi giữa đám người ích kỷ, hằm hè chực vựt lông nó, chiếm đoạt của cải nó” như ý nghĩ cuối cùng của mẹ nàng” [4; tr. 345]. Trong bài giới thiệu về tiểu thuyết Eugenie Grandet tác giả Huỳnh Lý có viết “ nếu có thể hình dung Tấn trò đời là một bức tranh rộng lớn thì chúng ta vẫn thấy, trong khi góp phần biểu hiện chủ đề chung của bức tranh mảng Eugenie Grandet mang sắc màu và đường nét riêng. Trước mắt là Saumur u buồn cô tịch, Pari ẩn hiện phía sau, một Đức mẹ vừa hoài thai trong đau khổ nhẫn nại ngồi nhìn thế giới sôi bùng, một lũ quỷ nhảy nhót quanh mồi, một quỷ vương tàn bạo vừa chút hơi thở cuối cùng sau khi đánh bao nhiêu phù phép lặng lẽ, hiểm ác vào đầu những quỷ và người gần xa. Tất cả: màu đen tấm áo Đức mẹ, màu xám lũ quỷ; màu đỏ quỷ vương – tất cả đều hiện rõ nét trong một ánh sáng vàng” [6; tr.7] Bên cạnh đó, Huỳnh Lý còn nhận định “ Eugenie Grandet cũng là bản ký sự quá trình tích lũy đẫm máu của một tên tư sản mả phát, mà thói keo bẩn trở thành tập quán luôn “ tồn tại trong người như một bản năng”- lão Grandet. Eugenie Grandet còn là lịch sử phát triển, lịch sử sinh sôi nảy nở của đồng tiền vàng – đồng tiền tư bản. Eugenie Grandet hơn thế, là lịch sử của một thời đại, một xã hội – thời 4
  9. đại Pháp, xã hội Pháp ba mươi năm đầu thế kỉ XIX, nhìn ở sự biến đổi của nó” [6; tr.8]. Tiếp theo ông viết “ ánh sáng kim tiền trong Eugenie Grandet phơi bày một cuộc vật lộn ráo riết của một xã hội thượng lưu tư sản, trong đó tồn tại một hạng người lấy lợi và danh làm lẽ sống. Sừng sững trên mặt nền trang Eugenie Grandet là hình tượng Grandet. Từ một người thợ đóng thùng, lão Grandet đã trở thành “ông Grandet” trong con mắt kính phục của người dân” [6; tr.8-9]. Cũng cùng bàn về tiểu thuyết Eugenie Grandet trên Tạp chí Sông Hương còn đăng tải bài phát biểu của giáo sư trường Pari VII là Nicole Mozet “ Eugenie Grandet là cuốn tiểu thuyết của thời gian ngưng đọng”[13; tr.1]. Trong Eugénie Grandet, “ Mỗi người mỗi vật đều phải tuân theo luật bảo quản do Grandet áp đặt. “Không làm hao tổn một cái gì” là công thức của lão. Giống như loài quạ, mà Gradet nói rằng “giống như mọi người, chúng ăn thứ chúng tìm thấy”, với lão, những con người cũng tự nuôi sống bằng xác chết: “Chẳng phải chúng ta sống bằng người chết đó sao? Thế thừa kế là gì vậy?”. Chính vì cháu trai lão bị phá sản mà lão cảm thấy “một kiểu trắc ẩn” đối với chàng, trong khi lão vẫn nghĩ rằng “bố chết trước con” là điều bình thường. Cái chết chẳng quan trọng gì với Grandet, trừ phi cái chết đó có nguy cơ mở ra một khoản về “thừa tự”khiến lão bị truất quyền sở hữu. Chỉ trong trường hợp đó chết mới thành một tai họa trọng đại”. [13; tr.2] Trên Tạp chí Sông Hương số 123 (tháng 5) có đăng bài của Đặng Anh Đào bàn về tiểu thuyết Eugenie Grandet. Ông viết “Balzac viết trong Ơgiêni Grăngđê về những ý niệm chính nghĩa và phi nghĩa, về đạo đức: “Hắn không có ý niệm nhất định về chính nghĩa và phi nghĩa, khi thấy ở cái xứ này coi là đạo đức thì xứ kia lại cho là tội ác”.[14; tr.2-3]. Cũng trong tạp chí này, ông viết “ ngay cả một khái niệm mà chúng ta thấy nhắc đi nhắc lại ở tác phẩm, nhân vật của Balzac là nhân vật mang “passion” (dục vọng) thì cách hiểu qua tiếng Việt của chúng ta cũng có phần chưa ổn. “Passion” ở nhân vật của Balzac không phải luôn luôn là cái gì xấu. Viết Ơgiêni Grăngdê, Balzac “đã nói đến sự đối lập ngay chính giữa phòng khách của lão Grandet, ở đấy có hai mẹ con Eugenie, “những ngoại lệ kỳ khôi trong đám người sống hoàn toàn về vật chất ấy”.[14; tr.3-4]. Luận văn này mạnh dạn nghiên cứu vấn đề mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về Balzac nhưng “ vấn đề Balzac” vẫn còn nhiều tranh luận. Vì vậy, nghiên cứu về tiểu thuyết Eugenie Grandet để tìm ra những khía cạnh mới không 5
  10. phải là chuyện dễ dàng và chắc hẳn có gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Để có thể hoàn thành luận văn, không chỉ dựa vào năng lực, kiến thức chủ quan mà người viết còn dựa vào một số tài liệu được đề cập trong danh mục tài liệu tham khảo. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Việc tìm hiểu về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác trong Tấn trò đời của Balzac không phải là một việc dễ. Cho đến nay, vấn đề Balzac và tác phẩm của ông vẫn có một sức hút mãnh liệt đối với những nhà nghiên cứu, được tranh luận sôi nổi. Để đánh giá đúng giá trị nội dung lẫn hình thức nghệ thuật ta không chỉ nghiên cứu tác phẩm mà còn phải tìm hiểu thật kĩ con người và cuộc đời chi phối đến việc sáng tác văn học, để chúng ta nghi nhận những đóng góp to lớn của Balzac cho văn học Pháp nói riêng thế giới nói chung. Luận văn này một lần nữa nghiên cứu tác phẩm Balzac mà cụ thể là tiểu thuyết Eugenie Grandet. Việc làm đề tài này không phải là mới nhưng người thực hiện đề tài mạnh dạn viết nên những điều tâm đắc mà Balzac đặt ra trong tác phẩm cũng như khẳng định một lần nữa giá trị của tác phẩm không chỉ đối với nhà văn mà còn cho nhân loại. Nó là viên gạch đầu tiên để xây thành tòa lâu đài-bởi tác phẩm là thiên kiệt tác đánh dấu sự trưởng thành trong sự nghệp sáng tác Balzac. Tác phẩm đánh dấu sự quá độ từ chủ nghĩa lãng mạn sang chủ nghĩa hiện thực, đem lại cho Balzac một vị trí trên văn đàn của nhân loại. Qua việc thực hiện đề tài này, tôi học được rất nhiều về cách làm việc, cách xây dựng nhân vật với những nét tính cách độc đáo, về việc miêu tả ngoại hình và đặc biệt là về chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác Balzac. Qua đó, nó giúp tôi rèn luyện được kĩ năng nghiên cứu tác phẩm, cách nhìn nhận vấn đề một cách khoa học, đa diện để có kiến thức phục vụ cho học tập nâng cao kiến thức cũng như phục vụ cho công việc sau này. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Balzac là một trong những “ vì sao” đã từng tỏa sáng trên bầu trời văn học. Và tác phẩm của ông cũng thế, nó như “viên kim cương” nằm sâu, để người đời không thể nào không đi kiếm, đi tìm.Tác phẩm của ông trong Tấn trò đời cũng như những viên kim cương ấy, nó thử thách sự khắc nghiệt mặc cho dư luận có đánh giá tốt xấu 6
  11. ra sao nhưng thời gian sẽ là thước đo khách quan khẳng định giá trị đích thực của tác phẩm. Tác phẩm trong Tấn trò đời là một bức tranh về đời sống xã hội Pháp được bày ra trước mắt người đọc mà trong đó mỗi tiểu thuyết là một bộ phận của bức tranh ấy, nếu thiếu một bộ phận thì mất hết giá trị của bức tranh cũng như Tấn trò đời. Do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế cũng như tính chất và yêu cầu chỉ giới hạn nên chỉ chọn một tác phẩm trong sự nghiệp sáng tác của Balzac trong Tấn trò đời. Cụ thể là tìm hiểu đặc điểm tiểu thuyết Eugenie Grandet. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để hoàn thành luận văn này người viết có sử dụng những phương pháp sau: Phương pháp phân tích. Ở phương pháp này, người viết đi sâu vào vấn đề, mổ xẻ từng chi tiết nhỏ và lí giải chúng bằng sự hiểu biết của bản thân. Phương pháp tổng hợp. Tức đi vào khảo sát, thu thập các vấn đề có liên quan. Sau đó tổng hợp lại và ghi nhận lại những vấn đề, những tư liệu giúp ích cho bài nghiên cứu. Ngoài ra, người viết còn sử dụng phương pháp so sánh,….. 7
  12. CHƯƠNG 1: THỜI ĐẠI TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM 1.1. TÌNH HÌNH LỊCH SỬ XÃ HỘI NƯỚC PHÁP THẾ KỈ XIX 1.1.1. Tình hình lịch sử xã hội Sự hình thành và thống trị của chủ nghĩa tư bản ở một số nước phương Tây tiên tiến như Anh, Pháp đã làm thay đổi bộ mặt của xã hội. Sự thay đổi ấy có sự tác động không nhỏ của đồng tiền. Và chính đồng tiền làm cho xã hội trên con đường công nghiệp hóa đã nảy sinh ra những sự phân hóa về mặt đẳng cấp, với sự xuất hiện của các tầng lớp thống trị (người giàu có trong xã hội-tư sản) và tầng lớp bị trị mới (đó là những người nghèo-vô sản) với những mối quan hệ mới. Giai cấp tư bản với nền kinh tế phát triển và công nghiệp hóa vượt bậc đã làm chủ xã hội, điều khiển cuộc sống xã hội theo những nguyên tắc của nó, trên cơ sở thỏa hiệp với chế độ quân chủ phong kiến ở giai đoạn đầu và hoàn toàn chiếm vị trí chủ chốt ở giai đoạn về sau. [11; tr.74-75]. Từ những nguyên nhân trên đã dẫn đến mâu thuẫn và sự phân hóa đẳng cấp sâu sắc. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế đã kéo theo sự thay đổi nền tảng văn hóa tinh thần, thay đổi các chuẩn mực và cách nhìn về các quan hệ giữa con người và con người, con người với xã hội. [11; tr.75]. 1.1.2. Đời sống văn hóa tinh thần Tiền đề tư tưởng tinh thần: Trước sự bất bình đẳng trong xã hội phân chia giai cấp, nhiều học thuyết xã hội ra đời trong ý hướng tìm lại sự thăng bằng, khắc phục những bất công xã hội giữa các giai cấp trong quan hệ kinh tế xã hội mới. Trước hết là các khuynh hướng cải cách xã hội (sau này được gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng) như: Học thuyết Saint Simon xuất hiện trong khoảng những năm 1830 ở Pháp, học thuyết Fourier (Le Fourierlsme) trong khoảng 1840, là người đã thốt ra câu: “ Quyền tư hữu là quyền ăn cắp” và một số tác phẩm của ông như: Triết lí về sự cùng khổ lí thuyết về quyền sở hữu. [11, 75 tr]. Chủ nghĩa cơ đốc xã hội ( Le Christianisme social) của La Menais thể hiện qua tác phẩm “ Lời người tín đồ” (Lé Paroles de croyant, 1834), một tác phẩm được viết theo phong cách kinh thánh, trong đó ông quan niệm rằng muốn cứu vãn sự đau khổ của con người, cần phải trả lại quyền tự do cho công dân và thực hiện tinh thần của phúc âm trong các quan hệ xã hội, tác phẩm xác định rằng tư tưởng cộng hòa tự do, bình đẳng và hữu ái anh em chính là thể chế cơ bản nhất do con người đặt ra theo ý muốn của đấng thiêng liêng. Riêng trong lĩnh vực 8
  13. triết học, sự xuất hiện của phép biện chứng của Hégel là một chuyển mình lớn của triết học tây phương, làm thay đổi cách tư duy siêu hình của triết học cổ điển với cách nhìn sự vật trong mọi quan hệ của nó, phép biện chứng của Hégel đã tác động sâu sắc đến nền tảng tư duy Phương Tây và đã chính thức xuất hiện trong đời sống văn hóa tinh thần của phương Tây với “Tuyên ngôn cộng sản” ( Manifestation communiste, 1848). Cũng cùng sản sinh từ quê hương triết học, tiếp thu phép biện chứng của Hégel, triết học Marx trẻ trung đầy sức thuyết phục trước thực tế chủ nghĩa tư bản thời đó.[11; tr.75]. Tất cả những điều trên đều có những tác động sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa hiện thực phê phán phương Tây, đặc biệt ở yếu tố phê phán cơ chế xã hội tư bản và những hậu quả của nó trong mối quan hệ giữa người với người. Ở đây, ta thấy có sự đồng cảm giữa những nhà tư tưởng cộng sản chủ nghĩa và những nhà hiện thực phê phán (chống lại sự tiêu cực của đồng tiền trong xã hội tư bản).[11; tr.75]. Trên lĩnh vực văn học: Sau thời kì rầm rộ phát triển và ngự trị trên văn đàn Pháp chủ nghĩa lãng mạn với những thị hiếu đặc thù của nó (về sự mơ mộng, tưởng tượng, tình cảm, thiên nhiên...) vốn có khuynh hướng làm “ biến dạng thực tế vì những lí do thẩm mĩ hay tình cảm” đã không còn đủ sức đáp ứng với những nhu cầu phản ánh mới của văn học. Sự phản ánh hiện thực ra đời, bắt nguồn từ quan điểm “tôn trọng thực tế” cuộc sống với khuynh hướng “đề cao sự kiện” bắt đầu xuất hiện trong nghệ thuật sáng tạo văn chương. Tiếp thu ảnh hưởng của các triết học và học thuyết xã hội, chủ nghĩa hiện thực của thời kì này đã bắt đầu bằng sự phủ định của các yếu tố mộng mơ và siêu hình, sáng tác theo sự chỉ đạo của sự xúc cảm được coi là một phương pháp chủ đạo trong tư duy nghệ thuật lãng mạn. Nói cách khác, đây là thời kì mà do các nhu cầu lịch sử, khả năng quan sát và tiếp nhận thế giới bên ngoài, phản ánh lại một cách sáng tạo thông qua cái nhìn của lý trí phán đoán, phân tích, phê bình được đề cao và trở thành những nguyên lý đầu tiên của chủ nghĩa hiện thực phê phán (đây là sự thay thế tư duy trực cảm của chủ nghĩa lãng mạn bằng tư duy lý tính nhấn mạnh tính khách quan trong phản ánh hiện thực. Stendhal khẳng định “ Nghệ thuật là một tấm gương trên đường, nó phản ánh khi thì trời xanh, khi thì bùn lầy” và Balzac cho rằng mình chỉ là “người thư kí của thời đại”, hay hơn nữa “ Lí tưởng 9
  14. của một nhà văn vô ngã là khả năng biến hóa đa dạng: vừa là nạn nhân, vừa là đau phủ, quan tòa và bị cáo lần lượt diễn các vai mục sư, người lính, cái cày của nông phu, sự ngây thơ của quần chúng và sự ngu xuẩn tiểu tư sản”. Biến hóa để hội nhập và miêu tả là mục đích của nhà văn hiện thực.[11; tr.75-76] Bên cạnh đó, thế kỉ XIX cũng là thế kỉ đặt nền tảng cho sự phát triển khoa học kĩ thuật ở phương tây. Những sáng chế, phát minh liên tiếp ra đời thay đổi bộ mặt của phương tây. Học thuyết tiến hóa của nhà sinh vật học Charles Darwin, với cái nhìn mới mẻ và cách mạng về các quá trình hình thành của sinh giới, trong đó có cả con người, đã tác động không nhỏ đến cách tư duy của các nhà văn, ví dụ như Balzac đã nhắc nhở nhiều đến Darwin trong lời tựa Tấn trò đời của ông. Trong ý hướng đó, các nhân vật của chủ nghĩa hiện thực phê phán thường có các quá trình phát triển tính cách của mình dựa theo các yếu tố hoàn cảnh.[11; tr.76] 1.1.3. Đặc điểm của văn học hiện thực phê phán Đặc điểm nội dung văn học hiện thực phê phán: Yếu tố lịch sử đã dẫn đến những đặc điểm về nội dung. Đó là sự nổi bật của tinh thần phê phán cơ chế xã hội tư bản và các tiêu cực của nó đã làm cho mối quan hệ giữa người và người trở thành mối quan hệ trục lợi và giả dối, tố cáo sự nô lệ và sự tha hóa của con người trước danh vọng vật chất tiền tài, biến con người thành lạnh lùng, tàn nhẫn dưới sự chỉ huy của đồng tiền....Đây là những cảm hứng chủ đạo của trào lưu hiện thực phê phán. Vì thế, chủ nghĩa hiện thực phê phán dễ gây cho người ta ấn tượng về một thứ thẩm mĩ học sở trường về việc khắc họa cái xấu, cái ác đã in sâu vào sự sáng tạo của nhà văn.[11; tr.76] Từ đặc điểm nội dung, đã dẫn đến sự thay đổi sâu sắc về tính chất và tầm cở của các nhân vật trung tâm của chủ nghĩa hiện thực phê phán. Đó là sự thống trị của các nhân vật phản diện hoặc bị phản diện hóa đóng vai trò trung tâm. Nhân vật chính diện thường mờ nhạt vì không phải là đối tượng chính của văn học hiện thực phê phán. Hình ảnh các anh hùng truyền thống và cổ điển trong các vai trò trung tâm của các tác phẩm bị thay thế bằng những nhân vật phản diện, đối tượng của sự phê phán được xây dựng một cách công phu, và có “tầm cở” riêng của nó. Tuy vậy, cũng không thể bỏ qua yếu tố tìm ẩn sau sự vạch trần cái xấu, cái ác, chính là một thái độ nhân bản sâu sắc, thể hiện qua việc bộc lộ thái độ bất bình trước những tiêu 10
  15. cực xã hội và sự ghê tởm cái ác đã làm hại con người. Các nhà văn hiện thực phê phán không phải thể hiện cái ác chỉ vì nhu cầu nghệ thuật thuần túy.[11; tr.76] Vì vậy, chủ nghĩa hiện thực rất quan tâm đến hiện thực đời sống xã hội. Nó có nhu cầu phản ánh, miêu tả chân thực sự thật khách quan của bức tranh đời sống. Nó có tham vọng đi tìm chân lí, đi tìm bản chất, quy luật của cuộc sống nằm ở bề sâu của các hiện tượng. Nó phân tích lí giải để mong muốn soi sáng chân lí ấy. Do đó, những tác phẩm hiện thực thường đem đến cho người đọc hiểu biết đa dạng, phong phú về cuộc sống. Khát vọng của chủ nghĩa hiện thực là muốn nói lên sự thật. Khi phản ánh cuộc sống, các nhà văn thường đặt chúng trong khung cảnh của một thời đại nhất định để thể hiện cuộc sống một cách chân thật, lịch sử, cụ thể và nhận thức cuộc sống trên quan điểm xã hội lịch sử nhất định. Các nhà văn hiện thực rất ý thức về thời đại mình đang sống và thể hiện thời đại ấy vào trong tác phẩm. Nhưng khác với nhà sử học, nhà văn biết lựa chọn vấn đề, sự kiện quan trọng để thể hiện thời đại mình. Những gì được phản ánh trong tác phẩm của họ không hoàn toàn chính xác như sử học mà quan trọng là khi phản ánh hiện thực phải phù hợp với tinh thần và bản chất thời đại. Về nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực phê phán: Nói đến chủ nghĩa hiện thực phê phán người ta hay đề cập đến quan niệm của Engel, được xem như một nguyên lí về nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỉ XIX về các vấn đề xây dựng nhân vật điển hình và hoàn cảnh điển hình, trong sự kiện lịch sử cụ thể. Văn học hiện thực phê phán Tây Âu nói chung và Pháp nói riêng đã thể hiện được nguyên lí đó trong một thời kì phát triển đặc biệt của nó và đã để lại một số hình tượng nhân vật sâu sắc, ghi đậm dấu ấn về những vấn đề lịch sử của một thời. Ngoài ra, chủ nghĩa hiện thực phê phán Tây Âu còn để lại nhiều vấn đề quan trọng về mặt lí luận như: nghệ thuật điển hình hóa, mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh (xuất hiện kiểu nhân vật tha hóa, nhân vật là sản phẩm của hoàn cảnh) vai trò của hiện thực trong sáng tác văn chương và đã góp phần vào việc hoàn chỉnh thể loại tiểu thuyết hiện đại.[11; tr.77] 11
  16. 1.2. Tác giả và tác phẩm 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác 1.2.1.1. Cuộc đời Honoré de Balzac sinh ngày 20 tháng 5 năm 1799 ở Tua “ một trong những miền tươi vui nhất nước Pháp” trong một gia đình viên chức nhỏ. Bố ông, Béc-na Frăng-xoa Ban-xa là một nông dân thành đạt sau cách mạng tư sản. Balzac có bốn anh em, sau ông là hai em gái và người em trai mà người ta cho là con ngoại tình của mẹ với một nhà quý tộc. Mẹ Balzac là một người cay nghiệt, thiên vị với những đứa con trong gia đình. Bà yêu thương, chiều chuộng hai con nhỏ còn hai đứa lớn là Balzac và Lô-rơ bị coi rẻ, bị phân biệt đối xử. Balzac nhiều lần than phiền chua xót về điều này. Vì có lối sống không đứng đắn trong mối quan hệ ngoài xã hội nên mẹ Balzac bị nhiều nhà viết tiểu sử nhận xét hết sức nghiêm khắc. Trong đó, phải kể đến nhà văn Áo Stê-phan Xvai-kơ miêu tả bà tệ bạc làm Balzac cảm thấy mình “ không bao giờ có mẹ”. Bên cạnh nhà văn Áo còn Viện sĩ Hăng-ri Boóc-đô căm ghét mụ “ bóc lột con trai mình”. Với việc thiên vị của mẹ, ông không chịu nỗi có lúc Balzac thốt ra với mẹ những lời cay độc và quan hệ vốn không đằm thắm giữa hai mẹ con còn căng thẳng thêm vì chuyện làm ăn, tiền bạc. Sống trong cảnh thiếu thốn trong xã hội đồng tiền, đó cũng là chuyện thường trong gia đình, một trong trăm ngàn “cảnh đời tư” mà ông từng miêu tả và thể hiện trong tác phẩm của mình.[4; tr.305-306] Năm 1806 đến 1812, Balzac học tại trường dòng Văng-đôm. Cuối năm ấy, ông theo gia đình chuyển lên Pari.[4; tr.307] Năm 1916, hết bậc trung học, Balzac học luật theo ý muốn của gia đình. Trong quá trình học luật, ông nghe thêm Văn-Triết-Sử tại trường đại học Xoóc-bon rồi quyết định bỏ ngành hái ra tiền theo đuổi sự nghiệp văn học.[4; tr.307] Từ năm 1825-1828, Balzac lao vào việc kinh doanh. Ông làm việc xông xáo vào đủ mọi ngành nào là: Xuất bản, in, chủ bút, nhà báo,...kết quả là bị phá sản với một món nợ khổng lồ. Gần mười năm thất bại, nhưng trong đó Balzac đã thu thập được một số kinh nghiệm lớn với vốn hiểu biết rộng rãi về con người, về xã hội. Ông không chỉ mất mà được lợi cũng nhiều từ thất bại vì “thất bại là mẹ thành công”. Mặc dù vốn kinh doanh không còn nhưng vốn sống thật giàu có. Ông hiểu được cuộc sống trong gia đình tư sản với mặt phải và mặt trái, tỉnh nhỏ nơi mình sống với 12
  17. Pari phồn hoa đô hội, văn phòng luật sư với mọi bí mật của việc kiện tụng và luật pháp, cuộc sống lao động và học tập ở phố nghèo gần những sinh viên, những nhà nghiên cứu cần cù. Ông đồng cảm với họ, những người thợ mà Balzac “cảm thấy mình mặc quần áo rách của họ, đi giầy thủ của họ”. [11; tr.85]. Tất cả những điều đó là tiền đề cho sự phát triển của tài năng Balzac sau này. Năm 1829-1841, đây là thời kì nở rộ của sáng tạo và tài năng. Giai đoạn này, Balzac bắt đầu cho ra đời liên tiếp nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong nhiều cảm hứng khác nhau, đánh dấu một bước chuyển lớn từ các truyện non nớt “của người thợ mới vào nghề” sang những sáng tác già dặn của “chuyên gia”. Những tác phẩm trong giai đoạn này gồm: Miếng da lừa (le Peau de Chagrin, 1831), Người thầy thuốc nông thôn (le Médecin de Campagne, 1833), Đi tìm tuyệt đối (La Recherche a Pabsolue, 1833), Louis Lambert (1832), Seraphita, Eugenie Grandet (1833), Lão Gorio (1834)....[11, 85tr]. Từ 1842 đến năm 1850, Balzac bắt đầu công việc tập hợp các tác phẩm theo chủ đề, theo hệ thống và lấy tên chung cho toàn bộ tác phẩm là Tấn trò đời. [11; tr.86] Kể từ đó, tài năng Balzac được khẳng định, ông trở nên giàu có, nổi tiếng trên văn đàn và đạt được thành tựu. Trong cả cuộc đời dành trọn cho nghệ thuật, Balzac lúc nào cũng lao vào việc sáng tác. Ông làm việc quá sức cho phép, làm 18 tiếng trong một ngày “làm việc! Bao giờ cũng làm việc! Trong đèn thâu đêm nối tiếp từ đêm này sang đêm khác, từ ngày này sang ngày khác”. Ông cần rất nhiều thời gian để nghỉ ngơi nhưng lại dành quá ít cho công việc này nên ông đã mắc bệnh tim. Ông quan niệm “ thiên tài là một sự cố gắng liên tục”, vì làm việc cật lực cộng với lối sống thất thường nên ông kiệt sức không cầm cự được nữa trên cõi đời. Balzac qua đời ở cái tuổi 51, sau khi cưới vợ là một phụ nữ quý tộc. Balzac được an táng tại nghĩa địa Pe-tơ Lasedo trong những ngày mưa gió và người ta kể rằng những người đào huyệt phải lấy chân dậm lên quan tài để nó khỏi nổi lên giữa hồ nước. Đám tang ông không đông đảo, có rất ít người đến chia buồn, không xứng với một con người tạo ra cả thế giới văn chương trong Tấn trò đời. Duy nhất có một người bạn an ủi ông là Victor Huygo lo lắng cho Balzac trong giờ phút sau cùng, tiễn ông về đến mộ phần và đọc bài điếu văn cho người bạn có cuộc đời không may.[11; tr.86] 13
  18. Tư tưởng và tài năng nghệ thuật: Balzac đã từng được công nhận là một nhà hiện thực lớn, trước hết ở nội dung tư tưởng trong tác phẩm của ông, là nhà văn sớm có ý thức về sự tái hiện cuộc đời một cách hoàn chỉnh, ở đủ mọi góc cạnh của nó, đặt vào trong một hệ thống mà ông ví như “ một công trình kiến trúc”. Sáng tác trong một ý thức rõ ràng, ông đã “ thiết lập một vũ trụ” với tính chất và hệ thống vừa hoành tráng từ các tác phẩm của mình. Vũ trụ ấy là cuộc đời nhìn qua nhãn quan của ông để tạo nên một thế giới kiểu Balzac.[11; tr.86] Xã hội của Balzac là xã hội mà trong đó “ vàng là công cụ của sức mạnh xã hội” , “cuộc sống là một vũng bùn”. Như đa số các nhà văn hiện thực phê phán khác, đây là một hiện tượng nổi bật trong các tác phẩm của ông. “ Những nhân vật đức hạnh trong tiểu thuyết Balzac mờ nhạt, đạo đức và duyên dáng không phù hợp với ông” hoặc “ những điển hình trong tiểu thuyết Balzac đều có những cử chỉ, tình cảm và phong cách thông tục. Khi muốn diễn tả sự thanh lịch, quý phái, hào hiệp thì thường Balzac phải khoa trương một cách cầu kì. Người phụ nữ đức hạnh và các cô thiếu nữ được khắc họa một cách ngượng nghịu. Ông tỏ ra đáng ngưỡng mộ nhất là khi đặt vào trong các cảnh đời những con người bị biến dạng bởi nghề nghiệp, bị trở thành xấu đi trong sự lố bịch hoặc trong thói xấu”. [11; tr.86]. Sở trường về việc miêu tả cái xấu, cái ác trong xã hội tư sản một cách thấu đáo và sắc sảo qua một hệ thống ngôn từ và phong cách vô cùng thích hợp với nó, đã là một trong những nguyên nhân gây ra mối ác cảm của giới phê bình đương thời, vì họ đã từng xem ông là một kẻ làm cho văn học trở thành thô thiển.[11; tr.86] Quả thật, những nhân vật gây ấn tượng mạnh nhất và thành công nhất của Balzac là những nhân vật phản diện, thường được tác giả cho xuất hiện nhiều lần trong nhiều tác phẩm để theo dõi cho đến cùng những chặng đường lịch sử của tính cách, số phận, những bước thăng trầm trong cuộc chen chân giữa thế giới của đồng tiền, âm mưu và tội ác (Rastignac xuất hiện trong ba quyển: Lão Gorio, Bước thăng trầm của kĩ nữ, Miếng da lừa; Lucien Chardon xuất hiện trong Vỡ mộng, Bước thăng trầm của kĩ nữ, chứ không phải là các nhân vật đức hạnh lẻ loi, rời rạc, thường đứng ngoài hệ thống của các mối liên hệ chủ chốt trong Tấn trò đời, dù Castex và Surer đã có thống kê về nhân vật này: “ Balzac đã đối lập những nhân vật phản diện và phản diện hóa với những con người bị cô lập trong đức hạnh của họ. 14
  19. Bên cạnh Henriette de Morsauft, người ta thở một hương thơm của trời....Cũng vậy, Eugenie Grandet, Uesule Mirouette là những thiên thần sáng ngời lòng nhân ái....Nhiều người sống trong số này bị đè bẹp dưới bất công xã hội, nhưng họ tỏa ra chung quanh mình một thứ ánh sáng và chứng thực dưới con mắt của nhà tiểu thuyết sự trường tồn của một vài giá trị đạo đức mà Balzac vẫn một mặt tin tưởng, bất chấp sự tàn ác khó phai mờ của những hình tượng mà ông để lại cho chúng ta”.[11; tr. 86] Tuy nhiên, chính Balzac cũng từng khẳng định “ xã hội đã tự tách ra hoặc xích lại gần với những quy tắc vĩnh cửu, với cái chân thực, cái đẹp, tiểu thuyết phải là thế giới tốt đẹp hơn” ( Lời tựa Tấn trò đời). Như vậy, có thể nói rằng hiệu quả của các loại nhân vật là một điều ngoài dự định của Balzac, điều mà ông mong mỏi khi xây dựng hệ thống nhân vật chính diện trong thế giới tiểu thuyết của mình: “ Nếu khi đọc cuốn lịch sử sống của phong tục hiện đại này mà anh, người chủ hiệu, anh không muốn chết như Xê sa Birôtô hoặc sống như Pilơrô hơn là các tên Đuytiê Rooganh, còn cô, người thiếu nữ, không thà chết như Pierét còn hơn là phu nhân ĐơRextô, và bà, người thiếu phụ, không thà chết như phu nhân Đơ Moócxốp còn hơn sống như phu nhân Đơ Nuyxanhgen và anh, người đàn ông, không muốn đem văn minh tới như Bênaki mà lại sống kiểu cỏ cây như Rôgring, không gieo rắc hạnh phúc như người lính già Cơrême mà lại sống như Votơranh thì chắc chắn mục đích của tác giả sẽ không làm được, những sự vận dụng cá thể, những điển hình này, ý nghĩa của muôn nghìn câu chuyện hợp thành cái phong tục lịch sử này sẽ không được lĩnh hội”.[11; tr. 87] Thế giới trong Tấn trò đời thật phong phú. Ngoài các tiểu thuyết hiện thực, còn có tiểu thuyết trữ tình ( Roman romanesque), tiểu thuyết thần bí ( Roman mystique), tiểu thuyết triết lí (Roman philosphique), kể cả tiểu thuyết lãng mạn... mà nếu không nhắc đến thì không thể có cái nhìn đầy đủ về cấu trúc thực sự của Tấn trò đời, thể hiện những góc cạnh khác nhau trong sự tiếp cận của Balzac với cuộc sống và con người.[11; tr.87] Tài năng nghệ thuật của Balzac được thể hiện qua việc xây dựng một hệ thống các biện pháp nghệ thuật độc đáo riêng như: nghệ thuật miêu tả bằng các chi tiết cụ thể của con người và sự vật, nghệ thật khắc họa chân dung và tính cách nhân vật phát triển cao đạt đến những điển hình có giá trị lí luận. Tuy bị cho rằng là người có 15
  20. “ bút pháp thiếu thoải mái, thiếu sự thuần chất nhưng vững vàng cụ thể và đầy cá tính thể hiện một khí chất mạnh mẽ”, với “ lối văn tối tăm hỗn độn” (confus), “ sự thông tục” ( Vulgaire) mà đứng trước nó, nhiều nhà phê bình thời trước như nhà lí luận lãng mạn Sainte Beuve thù ghét, nhà hiện thực duy mĩ Flaubert cau mày: “giá như Balzac biết viết văn!”, và ngay cả với thời nay, André Gide cho rằng Balzac đã làm cho tác phẩm của ông trở thành cồng kềnh bằng “ những yếu tố hỗn tạp, hoàn toàn không thể đồng hóa được bằng tiểu thuyết”, và Marcel Proust lưỡng lự trước câu hỏi “ nghệ thuật của Balzac có hay không?”. Nhưng đồng thời, Gide và Proust cũng thừa nhận rằng “ có những nhược điểm không thể tách rời những phẩm chất của ông”.[11; tr.87] Thật vậy, không thể phủ nhận rằng “ sự quá độ là bề trái của một sức mạnh không gì có thể so sánh, không thể ngăn cản người ta xác định một kĩ thuật hoàn chỉnh “ trong nghệ thuật của Balzac, bao gồm nhiều yếu tố đa dạng, nghệ thuật hiện thực, cũng là một thứ “ mĩ học hiện thực” (Esthétique réaliste) đầy dấu ấn của cá tính sáng tạo của Balzac, trong đó tác giả dù “ rất xa cách với ý hướng thanh lọc cuộc đời, ông đã làm cho nó thành đông đúc, tràn ngập và to lớn hơn, nhưng vũ trụ tiểu thuyết của ông là một vũ trụ được sáng tạo hơn là được mô phỏng”, “ Phương pháp Balzaccien” với những “ Type Balzacien” nổi tiếng. Sự phối hợp nghệ thuật trữ tình với những yếu tố hiện thực chính là các yếu tố nổi bật của một bậc thầy, người đã “ cách tân thể loại trữ tình từ bản chất, bổ sung và hòa nhập vào trong đó tất cả mọi lĩnh vực: triết học, khoa học, lịch sử, chính trị, tôn giáo, xã hội học....” [11; tr. 87-88] 1.2.1.2. Sự nghiệp sáng tác Tấn trò đời tập hợp toàn bộ tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn của Balzac, gồm 97 tác phẩm. Balzac tỏa sáng như một tia chớp, và “Tia chớp tài năng chỉ là kết quả đột biến của quá trình tìm tòi”. Ngay từ năm 1830, hai tập truyện vừa, được in dưới tiêu đề chung Những cảnh đời tư đã là mầm mống đầu tiên của Tấn trò đời . Năm 1832, ý định tập hợp tác phẩm tản mạn hình thành rõ hơn khi Balzac thêm hai tập truyện khác vào Những cảnh đời tư. Năm 1834, ông phác họa Khảo luận phong tục, bộ phận chủ yếu của công trình, năm sau đến Khảo luận triết học rồi Khảo luận xã hội. Nhưng cuối năm 1841, “ cái tên tuyệt vời và sâu sắc” được quyết định. Điều đáng chú ý là thái độ của Balzac với hiện thực được miêu tả, khi ông thay tiêu đề 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2