intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:229

151
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận gồm 3 chương: Chương 1 - Những vấn đề cơ sở; Chương 2 - Văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ nhìn từ phương diện nội dung; Chương 3 - Văn hóa dân gian trong thơ Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ nhìn từ phương diện nghệ thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)

Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới<br /> (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)<br /> <br /> BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> KHOA NGỮ VĂN<br /> <br /> <br /> KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP<br /> Ngành Sư phạm Văn<br /> <br /> YẾU TỐ VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁC<br /> CỦA MỘT SỐ NHÀ THƠ THUỘC PHONG TRÀO THƠ MỚI<br /> (NGUYỄN BÍNH, ANH THƠ, ĐOÀN VĂN CỪ)<br /> <br /> Người thực hiện:<br /> <br /> Hồ Trọng Việt<br /> K38.601.171<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> <br /> PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Điệp<br /> <br /> Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 5 – 2016<br /> 2<br /> <br /> Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới<br /> (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)<br /> <br /> LỜI CẢM ƠN<br /> Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành<br /> đến PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Điệp đã nhận lời và hướng dẫn em tận tình. Những lời<br /> góp ý và động viên chân thành của cô trong suốt quá trình em lên ý tưởng, hình thành đề<br /> cương, viết bài hoàn chỉnh là động lực giúp em hoàn thành khóa luận.<br /> Bên cạnh đó, em cũng muốn gửi cảm ơn đến các thầy cô ở thư viện trường Đại<br /> học Sư Phạm Tp.HCM và thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.HCM đã giúp đỡ em trong<br /> quá trình tìm kiếm tài liệu.<br /> Em cũng chân thành cảm ơn cô Tạ Thị Hà Thanh, là giáo viên hướng dẫn em ở<br /> trường THPT Nguyễn Công Trứ đã luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em để em có thể<br /> chu toàn công việc thực tập và bảo đảm viết khóa luận đúng hạn.<br /> Em xin chúc các thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, đạt nhiều thành công tốt đẹp trong<br /> công việc.<br /> Trân trọng<br /> <br /> Hồ Trọng Việt<br /> <br /> 3<br /> <br /> Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới<br /> (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> DẪN NHẬP<br /> NỘI DUNG<br /> CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ<br /> 1.1 Giới thuyết các khái niệm............................................................................. 19<br /> 1.1.1 Khái niệm văn hóa ............................................................................ 19<br /> 1.1.2 Khái niệm văn hóa dân gian ............................................................. 21<br /> 1.1.3 Các thành tố văn hóa dân gian .......................................................... 22<br /> 1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và văn học viết ................................... 26<br /> 1.2.1 Lí luận về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học ............................. 26<br /> 1.2.2 Ảnh hưởng của văn hóa dân gian đối với một số tác giả văn học viết27<br /> 1.2.2.1. Đối với một số tác giả trên thế giới........................................ 27<br /> 1.2.2.2. Đối với một số tác giả ở Việt Nam ........................................ 29<br /> 1.3. Đôi nét về phong trào Thơ mới và vị trí của ba nhà thơ trong phong trào<br /> Thơ mới ................................................................................................... 38<br /> 1.3.1 Đôi nét về phong trào Thơ mới ........................................................ 38<br /> 1.3.2 Vị trí của ba nhà thơ trong phong trào Thơ mới ............................... 42<br /> 1.4 Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ - cuộc đời và sự nghiệp ................ 43<br /> 1.4.1 Nguyễn Bính ..................................................................................... 43<br /> 1.4.2 Anh Thơ ............................................................................................ 45<br /> 4<br /> <br /> Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới<br /> (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)<br /> <br /> 1.4.3 Đoàn Văn Cừ .................................................................................... 46<br /> CHƯƠNG 2. VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH, ANH THƠ,<br /> ĐOÀN VĂN CỪ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG<br /> 2.1 Tín ngưỡng dân gian .................................................................................... 49<br /> 2.2 Phong tục tập quán dân gian ........................................................................ 54<br /> 2.3 Lễ hội dân gian ............................................................................................ 71<br /> 2.4 Nghệ thuật dân gian ..................................................................................... 79<br /> 2.5 Tri thức dân gian ......................................................................................... 89<br /> 2.6 Ngữ văn dân gian.......................................................................................... 95<br /> CHƯƠNG 3. VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH, ANH THƠ,<br /> ĐOÀN VĂN CỪ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT<br /> 3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................... 101<br /> 3.2 Nghệ thuật xây dựng kết cấu ...................................................................... 107<br /> 3.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ .................................................................... 111<br /> 3.4 Nghệ thuật chọn lựa hình ảnh..................................................................... 126<br /> 3.5 Nghệ thuật sử dụng thể thơ ........................................................................ 130<br /> KẾT LUẬN ................................................................................................................... 137<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 140<br /> PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 146<br /> <br /> 5<br /> <br /> Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong trào Thơ mới<br /> (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ)<br /> <br /> DẪN NHẬP<br /> 1. Lí do chọn đề tài<br /> Văn hóa được xem như là nguồn mạch sáng tạo và khám phá văn chương. Hiện<br /> nay, do có sự mở rộng trong quan niệm và các phương diện tiếp cận, văn chương không<br /> chỉ được nhìn nhận dưới góc độ tư tưởng, triết học, mỹ học…mà còn được đặt trong mối<br /> quan hệ với văn hóa. Góc nhìn văn hóa đòi hỏi nhà nghiên cứu phải đặt tác phẩm không<br /> chỉ trên diện rộng mà còn nằm ở chiều sâu, trong mối liên hệ với các hoạt động khác<br /> nhau của con người, dựa vào các qui luật và giá trị thường hằng chi phối cuộc sống con<br /> người trong lịch sử. Trên cơ sở đó, với việc đi sâu khám phá nội hàm văn hóa ẩn chứa<br /> trong lớp vỏ ngôn từ, các nhà nghiên cứu có thể bóc tách hết vẻ đẹp của tác phẩm từ<br /> nhiều khía cạnh khác nhau. Do vậy, việc vận dụng những quan điểm và thành tựu của văn<br /> hóa để lí giải văn học được xem là hướng nghiên cứu khoa học và khá phổ biến hiện nay.<br /> Trong cuốn “Thi pháp văn học Nga cổ”, ĐX.Likhatrop đã lí giải vì sao phải<br /> nghiên cứu thi pháp văn học Nga cổ nói riêng và thi pháp văn học nghệ thuật nói chung:<br /> “Qúa trình văn hóa của mỗi dân tộc, không chỉ là quá trình biến cải, tạo nên cái mới mà<br /> còn là quá trình giữ gìn cái cũ, quá trình tìm thấy cái mới trong cái cũ” 1. Đúng vậy,<br /> không riêng ở Nga, bất cứ nền văn học nào trên thế giới cũng đều chịu ảnh hưởng và chi<br /> phối bởi nguồn mạch dân gian. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh sự ảnh hưởng của văn<br /> hóa dân gian mỗi dân tộc đối với các tác gia lớn trên thế giới như: Shakespeare (Anh),<br /> Tagore (Ấn Độ), Pushkin (Nga), Ngô Thừa Ân, Bồ Tùng Linh (Trung Quốc),<br /> Kawabata (Nhật Bản)…Ở Việt Nam, các tác giả từ trung đại đến hiện đại đều có sự tiếp<br /> thu một cách nhất định đối với “vốn văn học cổ” của dân tộc: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,<br /> Hồ Xuân Hương…Trở về với văn hóa dân gian là xu hướng chung của lịch sử văn học<br /> và thi pháp văn học không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.<br /> Trong phong trào Thơ mới, bên cạnh các nhà thơ chịu ảnh hưởng của văn hóa<br /> Pháp thì vẫn còn đó các nhà thơ lặng lẽ trở về với ngôi làng ẩn sau lũy tre, với hương<br /> 1<br /> <br /> Dẫn theo Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội<br /> <br /> 6<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2