CHƯƠNG 12<br />
<br />
THUẾ VÀ TRỢ CẤP PHÁT THẢI<br />
Nếu chúng ta muốn xây nhà, chúng ta phải mua vật liệu xây dựng; không người nào có thể<br />
cho chúng ta miễn phí. Nếu muốn có kiến trúc sư, thợ mộc làm nhà chúng ta phải thuê họ,<br />
họ sẽ không làm việc nếu không được gì cả. Nói cách khác để sử dụng dịch vụ của những<br />
người này chúng ta phải trả tiền cho họ. Chúng ta thường làm như vậy bởi vì những dịch<br />
vụ và hàng hoá này được mua và bán ở thị trường. Việc trả tiền cho họ khuyến khích<br />
chúng ta sử dụng những đầu vào này một cách tiết kiệm và hiệu quả tối đa có thể được.<br />
Cách tiếp cận khuyến khích kinh tế khi lập chính sách môi trường cũng hoạt động theo<br />
cách như vậy. Cho tới thời gian gần đây người ta đã có thể sử dụng dịch vụ tiếp nhận chất<br />
thải của môi trường mà không phải trả tiền, điều này không khuyến khích họ nghĩ về hậu<br />
quả môi trường cũng như không tiết kiệm trong việc sử dụng những tài nguyên môi trường<br />
này. Phương pháp khuyến khích kinh tế nhằm thay đổi tình hình này.<br />
Có hai loại chính sách khuyến khích dựa vào thị trường: (1) thuế và trợ cấp và (2) giấy<br />
phép phát thải có thể chuyển nhượng. Cả hai đều đòi hỏi người quản lý triển khai và giám<br />
sát kết quả, vì vậy chúng ít phân quyền hơn so với luật nghĩa vụ pháp lý hoặc để cho các<br />
bên thỏa thuận về mức ô nhiễm. Người quản lý quy định mức giá cho ô nhiễm qua thuế<br />
hoặc trợ cấp và quy định khối lượng phát thải cho phép với giấy phép thải có thể chuyển<br />
nhượng. Với công cụ giấy phép, thị trường sẽ quyết định giá ô nhiễm. Với mỗi chính sách,<br />
chủ thể gây ô nhiễm tự quyết định lượng ô nhiễm sẽ thải dựa trên giá ô nhiễm mà họ phải<br />
trả. Hiện nay ở Canada việc sử dụng công cụ khuyến khích kinh tế còn hạn chế, chính phủ<br />
đang dự định sử dụng chúng rộng rãi hơn.<br />
Ở Hoa kỳ, luật môi trường đã bắt đầu đưa vào nhiều loại hệ thống giấy phép phát thải có<br />
thể chuyển nhượng. Các quốc gia khác, đặc biệt là châu Âu, lệ thuộc nhiều vào các chương<br />
trình thuế phát thải. Chương này sẽ khảo sát yếu tố kinh tế của thuế và trợ cấp phát thải;<br />
Chương 13 sẽ đề cập phương pháp sử dụng giấy phép phát thải có chuyển nhượng.<br />
Các nhà kinh tế học từ lâu đã ủng hộ ý tưởng đưa các chính sách khuyến khích kinh tế<br />
nhiều hơn vào các chính sách về môi trường. 1 Những chính sách này có thể đóng vai trò<br />
giúp cho các chính sách về môi trường trở nên sắc sảo hơn trong nhiều trường hợp, cũng<br />
như giúp làm tăng đáng kể tính hiệu quả về chi phí của các chính sách này. Nhưng chúng<br />
ta cũng cần phải nhớ một điều đã được đề cập đến trước đây: Khó có một chính sách riêng<br />
lẻ nào có thể được coi là chính sách tốt nhất trong mọi trường hợp. Các chính sách dựa trên<br />
động cơ khuyến khích kinh tế cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chúng có những mặt<br />
mạnh và cũng có những mặt yếu. Những mặt mạnh thì đủ mạnh để khuyến khích người ta<br />
trông cậy vào chúng trong nhiều trường hợp. Nhưng cũng có nhiều vấn đề về môi trường<br />
mà chúng tỏ ra không hữu ích bằng các phương pháp giải quyết khác.<br />
<br />
1<br />
<br />
Vào những năm 1930 một nhà kinh tế học đã nhấn mạnh vai trò của thuế như là một phương pháp nội hóa<br />
ngoại tác là A.C. Pigou. Từ đó thuế môi trường thường được gọi là thuế Pigou.<br />
<br />
Barry Field & Nancy Olewiler<br />
<br />
1<br />
<br />
THUẾ PHÁT THẢI<br />
Phương pháp đơn giản nhất dựa trên động cơ khuyến khích kinh tế để kiểm soát việc xả<br />
một loại chất thải nào đó là cho phép một cơ quan quản lý công cộng đưa ra những khuyến<br />
khích về mặt tài chánh để thay đổi việc xả chất thải đó. Có thể làm được điều này bằng hai<br />
cách: bằng cách đánh thuế mỗi đơn vị phát thải hoặc trợ cấp cho mỗi đơn vị chất thải được<br />
cắt giảm.<br />
Trước hết chúng ta hãy xem xét đến thuế phát thải, đôi khi còn được gọi là “phí phát thải”.<br />
Thuế phát thải ngụ ý rằng chủ thể gây ô nhiễm có thể thải bất kỳ khối lượng chất thải bị<br />
đánh thuế nào họ muốn, nhưng họ phải trả thuế cho mỗi đơn vị phát thải (ví dụ, tấn). Ví<br />
dụ, một số chính phủ chấu Âu đánh thuế hàm lượng cácbon của nhiên liệu để giảm thải khí<br />
CO2 và cải thiện vấn đề nóng lên toàn cầu. Khi thực thi thuế phát thải tác nhân xả thải phải<br />
trả tiền cho dịch vụ môi trường – vận chuyển, pha loãng, và phân huỷ – giống như họ phải<br />
trả tiền cho các đầu vào khác hoặc hàng hoá họ sử dụng. Mỗi khi ô nhiễm được “định giá”<br />
bởi thuế, những ai phát thải sẽ có động cơ thải ít hơn; có nghĩa là bảo tồn việc sử dụng dịch<br />
vụ môi trường của họ. Họ làm điều này bằng cách nào? Bằng bất cứ cách nào mà họ muốn<br />
(trong khuôn khổ hợp lý). Điều này nghe có vẻ như đùa bỡn nhưng thực tế chính nó lại là<br />
ưu điểm của kỹ thuật này. Bằng cách để cho các đối tượng gây ô nhiễm được tự do quyết<br />
định cách nào tốt nhất để làm giảm việc xả chất thải, loại hình chính sách này nhằm sử<br />
dụng ngay chính năng lực và óc sáng tạo cũng như lòng mong muốn tối thiểu hóa chi phí<br />
của các công ty để tìm ra cách ít tốn kém nhất để cắt giảm chất thải. Có thể áp dụng kết<br />
hợp nhiều phương án như xử lý, thay đổi quy trình sản xuất nội bộ, thay đổi các nhập<br />
lượng, tái chế, chuyển qua hướng tạo ra những sản phẩm bớt gây ô nhiễm hơn<br />
Cốt lõi của phương pháp thuế là tạo ra động cơ khuyến khích kinh tế để chính<br />
các đối tượng gây ô nhiễm tự tìm phương cách tốt nhất nhằm cắt giảm mức<br />
phát thải, thay vì để các giới chức ở cấp trung ương quyết định việc này cần<br />
phải được thực hiện như thế nào.<br />
<br />
Kinh tế học cơ bản về thuế phát thải<br />
Hoạt động chính của thuế phát thải được mô tả ở Hình 12-1. Những con số đề cập một<br />
nguồn thải một chất gây ô nhiễm có đường chi phí giảm ô nhiễm biên MAC = 200 – 4E.<br />
Giả sử người quản lý quy định mức thuế 100$/tấn/tháng. Bảng ở phía trên trình bày phân<br />
tích bằng số, trong khi đó phía dưới thể hiện thông tin này bằng đồ thị. Cột thứ hai thể hiện<br />
chi phí giảm ô nhiễm biên (MAC) và cột thứ 3 thể hiện tổng chi phí giảm ô nhiễm (TAC) ở<br />
mỗi mức phát thải. Hai cột cuối thể hiện tổng tiền thuế hàng tháng mà nhà máy phải trả ở<br />
những mức ô nhiễm khác nhau và tổng chi phí thực thi tư nhân.<br />
Tổng chi phí tư nhân của việc thực thi thuế phát thải là tổng của chi phí giảm ô<br />
nhiễm và tiền thuế của chủ thể gây ô nhiễm.<br />
Như chúng ta sẽ thấy, những chi phí này không giống như chi phí xã hội. Tổng chi phí tối<br />
thiểu 3.750$ đạt được tại mức phát thải 25 tấn mỗi tháng. Có thể thấy lôgíc đằng sau vấn<br />
đề này bằng cách xem xét chi phí giảm ô nhiễm biên. Nếu không có quy định, chủ thể gây<br />
ô nhiễm thải E0=50 tấn mỗi tháng và trả tiền thuế 5.000$ (50 tấn nhân 100$); nếu chủ thể<br />
gây ô nhiễm giảm thải tới mức 45 tấn, chi phí giảm ô nhiễm tăng 50$, nhưng tiền thuế tiết<br />
kiệm được là 500$. Theo lôgic này, có thể cải thiện kết quả bằng cách tiếp tục giảm thải<br />
chừng nào thuế suất còn lớn hơn chi phí giảm ô nhiễm biên. Nguyên tắc nhà máy tuân theo<br />
Barry Field & Nancy Olewiler<br />
<br />
2<br />
<br />
là: giảm thải đến khi chi phí giảm ô nhiễm biên bằng thuế suất. Điều này được thể hiên<br />
bằng đồ thị ở phần dưới hình 12-1. Nhắc lại<br />
Chủ thể gây ô nhiễm tối thiểu hoá tổng chi phí tư nhân của họ bằng cách giảm<br />
thải tới khi thuế suất bằng chi phí giảm ô nhiễm biên.<br />
Hình 12-1: Khái niệm kinh tế học cơ bản của thuế phát thải<br />
Phát thải<br />
Chi phí giảm ô<br />
Tổng chi phí<br />
Tổng tiền thuế<br />
(tấn/tháng)<br />
nhiễm biên ($)<br />
giảm ô nhiễm<br />
hàng tháng<br />
50<br />
45<br />
40<br />
35<br />
30<br />
25<br />
20<br />
15<br />
10<br />
5<br />
0<br />
<br />
0<br />
20<br />
40<br />
60<br />
80<br />
100<br />
120<br />
140<br />
160<br />
180<br />
200<br />
$<br />
200<br />
<br />
0<br />
50<br />
200<br />
450<br />
800<br />
1250<br />
1800<br />
2450<br />
3200<br />
4050<br />
5000<br />
<br />
5000<br />
4500<br />
4000<br />
3500<br />
3000<br />
2500<br />
2000<br />
1500<br />
1000<br />
500<br />
0<br />
<br />
Tổng chi phí của<br />
chủ thể gây ô<br />
nhiễm ($)<br />
5000<br />
4550<br />
4200<br />
3950<br />
3800<br />
3750<br />
3800<br />
3950<br />
4200<br />
4550<br />
5000<br />
<br />
MAC<br />
<br />
Thuế/tấn<br />
=100<br />
<br />
a<br />
<br />
0<br />
<br />
b<br />
<br />
25<br />
<br />
50<br />
E0<br />
<br />
Phát thải<br />
(tấn/tháng)<br />
<br />
Đánh thuế phát thải 100$ mỗi tấn chất thải mỗi tháng. Bảng trên cho thấy chi phí giảm ô nhiễm biên và<br />
tổng chi phí giảm ô nhiễm, tiền thuế, và tổng chi phí. Tổng chi phí giảm ô nhiễm là nhỏ nhất ở mức thải<br />
là 25 tấn mỗi tháng. Điều đó được thể hiện bằng đồ thị tại điểm đường thuế cắt đường MAC. Diện tích a<br />
là tiền thuế; diện tích b là tổng chi phí giảm ô nhiễm.<br />
<br />
Sau khi chủ thể gây ô nhiễm giảm mức phát thải đến 25 tấn mỗi tháng, tổng tiền thuế (hàng<br />
tháng) là 2.500$. Chi phí giảm ô nhiễm hàng tháng là 1.250$. Trên đồ thị, tổng chi phí<br />
giảm ô nhiễm tương ứng diện tích phía dưới hàm MAC, ký hiệu là b ở trên sơ đồ. Tổng<br />
tiền thuế bằng lượng phát thải nhân với thuế suất, hoặc diện tích hình tam giác ký hiệu là a.<br />
Như vậy tổng chi phí tư nhân là diện tích (a+b).<br />
Giả sử chủ thể gây ô nhiễm là một nhà máy. Tại sao nhà máy không thể không quan tâm<br />
đến thuế, tiếp tục gây ô nhiễm như đã từng làm, và chuyển thuế cho người tiêu dùng dưới<br />
hình thức giá cao hơn? Nếu nhà máy phát thải 50 tấn, tổng chi phí của nhà máy là 5.000$<br />
mỗi tháng, bao gồm toàn bộ tiền thuế. Như vậy là cao hơn nhiều so với 3.750$ mà nhà máy<br />
có thể đạt được bằng cách giảm thải tới mức 25 tấn mỗi tháng. Nếu hoạt động trong môi<br />
trường cạnh tranh hoàn hảo, nhà máy tồn tại bằng cách tối đa hóa lợi nhuận. Do đó để tối<br />
Barry Field & Nancy Olewiler<br />
<br />
3<br />
<br />
đa hóa lợi nhuận, nhà máy phải làm mọi cách để tối thiểu hóa tổng chi phí, bao gồm cả<br />
thuế phát thải. Phản ứng của nhà máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thuế càng cao giảm<br />
phát thải càng nhiều và ngược lại. Trong ví dụ của hình 12-1, mức thuế 50$ làm nhà máy<br />
giảm đến mức 37,5 tấn/tháng, trong khi mức thuế 180$ làm giảm phát thải tới 5 tấn/tháng.<br />
Cũng vậy, hàm số chi phí giảm ô nhiễm biên càng dốc, phát thải giảm càng ít khi có thuế.<br />
Chúng ta sẽ quay lại vấn đề này ở phần dưới đây. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng nếu nhà<br />
máy không hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thuế sẽ không hoạt động theo<br />
cách chúng ta đã phân tích. Cũng vậy, những nhà máy bán sản phẩm của mình trên thị<br />
trường quốc tế và cạnh tranh với những đối thủ không phải trả thuế môi trường không thể<br />
nào chuyển một phần thuế sang người tiêu thụ.<br />
<br />
Thuế và tiêu chuẩn phát thải<br />
So sánh công cụ thuế và công cụ tiêu chuẩn phát thải. Với thuế, tổng chi phí của công ty là<br />
3.750$. Giả sử thay vào đó, nhà chức trách ban hành một tiêu chuẩn phát thải quy định<br />
công ty phải giảm phát thải xuống tới mức 25 tấn/tháng. Trong trường hợp này, tổng chi<br />
phí của công ty chỉ là 1,250$ cho phần giảm ô nhiễm. Do đó, hệ thống thuế cuối cùng lại<br />
gây ra nhiều chi phí cho công ty hơn công cụ tiêu chuẩn. Với công cụ tiêu chuẩn, công ty<br />
có cùng mức chi phí giảm ô nhiễm như với công cụ thuế nhưng vẫn sử dụng miễn phí dịch<br />
vụ môi trường, trong khi với hệ thống thuế, công ty phải trả tiền cho dịch vụ môi trường<br />
này. Trong khi các công ty gây ô nhiễm thích công cụ tiêu chuẩn hơn thuế phát thải, có lý<br />
do để ta thấy rằng tại sao xã hội lại thích công cụ thuế hơn công cụ tiêu chuẩn.<br />
<br />
Mức thuế hiệu quả xã hội<br />
Trong tình trạng có cạnh tranh, mức thuế đánh càng cao thì phát thải giảm càng nhiều,<br />
nhưng cụ thể là cần phải định ra một mức thuế cao đến bao nhiêu? Nếu chúng ta biết hàm<br />
thiệt hại biên và hàm giảm ô nhiễm biên, câu trả lời sẽ là định mức thuế sao cho có được<br />
mức phát thải hiệu quả, như có thể thấy ở Hình 12-2. Chúng ta thêm hàm thiệt hại biên<br />
MD = 4E vào cùng với đường MAC trong hình 12-1. Cho MD bằng MAC ta có thuế suất<br />
hiệu quả xã hội là 100$/tấn. Nếu nhà chức trách biết thông tin của cả hai hàm số này thì có<br />
thể tính được mức thuế trên mỗi đơn vị phát thải.<br />
Chi phí thực thi của chính sách thuế là bao nhiêu? Chúng ta phải phân biệt chi phí tư nhân<br />
và chi phí xã hội. Chúng ta đã định nghĩa chi phí thực thi tư nhân, bằng tổng chi phí giảm ô<br />
nhiễm cộng tiền thuế. Trong hình 12-2, chi phí tư nhân là diện tích e cộng diện tích<br />
(a+b+c+d). Nhưng chi phí thực thi tư nhân không đại diện cho chi phí nguồn lực xã hội<br />
phải gánh chịu khi áp dụng chính sách thuế. Chúng ta quan tâm đến chi phí xã hội<br />
Chi phí thực thi xã hội chỉ bao gồm những nguồn lực cần thiết để đạt mục tiêu<br />
môi trường; nghĩa là không bao gồm tiền thuế.<br />
Thuế thực sự là khoản thanh toán chuyển giao, là khoản thanh toán các tác nhân gây ô<br />
nhiễm trả cho khu vực công và cuối cùng là cho xã hội, những người thụ hưởng lợi ích từ<br />
chi tiêu công. Người gây ô nhiễm cũng có thể là người thụ hưởng những lợi ích này. Do đó<br />
khoản thanh toán chuyển giao không phải là chi phí xã hội của chính sách. Như vậy chi phí<br />
thực thi xã hội là diện tích e, là tổng chi phí giảm ô nhiễm của người gây ô nhiễm.<br />
Xã hội cũng quan tâm đến lợi ích xã hội ròng của chính sách thuế.<br />
<br />
Barry Field & Nancy Olewiler<br />
<br />
4<br />
<br />
Lợi ích xã hội ròng của một chính sách được định nghĩa là tổng thiệt hại giảm<br />
được trừ chi phí thực thi xã hội<br />
Hình 12-2: Thuế phát thải hiệu quả xã hội<br />
$<br />
200<br />
<br />
MD<br />
MAC<br />
<br />
f<br />
<br />
100<br />
a<br />
<br />
c<br />
e<br />
d<br />
<br />
b<br />
0<br />
<br />
10<br />
E1<br />
<br />
25<br />
E*<br />
<br />
50 Phát thải<br />
E0 (tấn/tháng)<br />
<br />
Cân bằng hiệu quả xã hội đạt được với mức thuế bằng 100$/tấn. Đây là mức “giá” mà MD =<br />
MAC. Chi phí thực thi tư nhân là tổng tiền thuế phải trả, diện tích (a+b+c+d), cộng với tổng chi<br />
phí giảm ô nhiễm, là diện tích e. Tổng chi phí thực thi xã hội là TAC. Lợi ích ròng của công cụ<br />
thuế là tổng thiệt hại mất đi, diện tích (e+f) trừ TAC, là diện tích f.<br />
<br />
Ví dụ: Tính toán lợi ích xã hội ròng trong hình 12-2<br />
Các bước thực hiện như sau:<br />
1. Tính tổng thiệt hại giảm được.<br />
Tổng thiệt hại giảm được chính là diện tích dưới đường MD giới hạn bởi mức phát thải ban<br />
đầu và mức phát thải hiệu quả xã hội, E*.<br />
Đây là diện tích (e + f) = 3.750$.<br />
2. Tính tổng chi phí giảm ô nhiễm.<br />
TAC = diện tích e = 1.250$.<br />
3. Tính lợi ích xã hội ròng.<br />
Lợi ích xã hội ròng = Tổng thiệt hại giảm được trừ tổng chi phí giảm ô nhiễm.<br />
Lợi ích xã hội ròng = diện tích (e + f) trừ diện tích e = 2.500$.<br />
Chúng ta có thể so sánh lợi ích xã hội ròng của thuế phát thải với tiêu chuẩn phát thải tại<br />
mức phát thải hiệu quả xã hội, 25 tấn/tháng. Lợi ích xã hội ròng của công cụ tiêu chuẩn<br />
bằng với lợi ích xã hội ròng của công cụ thuế tại cùng một mức phát thải. Sự khác biệt nằm<br />
ở tác động lên người gây ô nhiễm.<br />
Giảm phát thải từ E0 = 50 đến E* = 25 tấn mỗi tháng làm giảm thiệt hại xuống còn (e + f).<br />
Thiệt hại cón lại là (b + d), là khoản chi phí ít hơn khoản tiền công ty trả thuế. Điều này<br />
khẳng định ý tưởng thuế phát thải dựa trên quyền sử dụng tài nguyên môi trường, chứ<br />
không phải dựa trên khái niệm đền bù. Nhưng cũng có nhiều người phê phán loại thuế<br />
<br />
Barry Field & Nancy Olewiler<br />
<br />
5<br />
<br />