intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 4: Hiệu quả kinh tế và thị trường

Chia sẻ: Money Money | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

80
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích chính của chương này là áp dụng một mô hình thị trường vào các vấn đề chất lượng môi trường. Thị trường là thể chế mà người mua và người bán tương tác lẫn nhau thông qua số lượng và giá cả của các loại hàng hóa hay dịch vụ nhất định. Điểm giao nhau giữa đường cung và đường cầu thể hiện sản lượng và mức giá duy nhất có thể thỏa mãn đồng thời cả người mua lẫn người bán. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 4: Hiệu quả kinh tế và thị trường

CHƯƠNG 4<br /> <br /> HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG<br /> Chương này bao gồm các mục tiêu sau: đưa ra khái niệm hiệu quả kinh tế như là một chỉ<br /> số để khảo sát xem nền kinh tế hoạt động như thế nào và như là một tiêu chuẩn cho việc<br /> thẩm định xem nền kinh tế đó có hoạt động đúng với khả năng của nó hay không. Hiệu quả<br /> kinh tế là một khái niệm đơn giản nhưng là một khái niệm nhận được nhiều đề nghị xem<br /> như là một tiêu chuẩn để đánh giá sự hoạt động của một hệ thống kinh tế hoặc một phần<br /> của hệ thống kinh tế đó. Nhưng khái niệm này cần được dùng với sự cẩn trọng. Có phải<br /> một hệ thống thị trường, tự bản thân nó, sẽ cho ra các kết quả đạt hiệu quả kinh tế? Một xí<br /> nghiệp riêng lẻ hay một nhóm các xí nghiệp có thể được đánh giá hiệu quả khi khảo sát các<br /> chi phí và những lợi ích tư nhân từ hoạt động kinh doanh. Song, để đánh giá kết quả về mặt<br /> xã hội của các xí nghiệp này, chúng ta phải sử dụng khái niệm “hiệu quả kinh tế” với nghĩa<br /> rộng hơn. Hiệu quả kinh tế phải bao gồm toàn bộ các giá trị về mặt xã hội và cả các kết quả<br /> của những quyết định kinh tế, đặc biệt là những kết quả về môi trường. Thảo luận về mối<br /> liên hệ giữa hiệu quả kinh tế và tính công bằng cũng rất quan trọng.<br /> Mục tiêu thứ hai của chương này là nhằm giải đáp câu hỏi liệu rằng một hệ thống thị<br /> trường, tự bản thân nó, có thể tạo được kết quả mang tính hiệu quả xã hội hay không.<br /> Hiệu quả xã hội nghĩa là tất cả thị trường hoạt động mà không có bất kỳ sự biến dạng nào,<br /> kể cả biến dạng gây nên ô nhiễm. Chúng ta khảo sát các nguồn gốc của những thất bại thị<br /> trường về môi trường, chúng có thể ngăn cản thị trường đạt được hiệu quả xã hội. Từ điều<br /> này sẽ dẫn đến chương tiếp theo, chương mà chúng ta sẽ khảo sát vấn đề về chính sách; đó<br /> là, nếu một nền kinh tế không đạt hiệu quả xã hội, và các vấn đề môi trường nảy sinh thì<br /> các loại chính sách nào chúng ta có thể sử dụng để hiệu chỉnh tình trạng này?<br /> Hiệu quả kinh tế là một tiêu chí có thể áp dụng ở nhiều mức độ: để sử dụng nguyên liệu<br /> đầu vào và để xác định các mức sản lượng đầu ra. Chúng ta tập trung vào mức độ thứ hai<br /> vì cuối cùng chúng ta mong muốn áp dụng ý tưởng cho “đầu ra” là chất lượng môi trường.<br /> Có hai vấn đề cần được quan tâm là:<br />  Sản lượng cần phải sản xuất là bao nhiêu?<br />  Sản lượng thực tế được sản xuất là bao nhiêu?<br /> Vấn đề đầu xoay quanh khái niệm về hiệu quả, vấn đề thứ hai liên quan đến cách thức thị<br /> trường hoạt động bình thường.<br /> <br /> HIỆU QUẢ KINH TẾ<br /> Trong chương trước, chúng ta đã xem xét đến 2 mối quan hệ: quan hệ giữa sản lượng với<br /> giá sẵn lòng trả, và quan hệ giữa sản lượng với chi phí sản xuất biên. Chỉ xét riêng một<br /> trong hai mối quan hệ này thì không thể cho chúng ta biết được mức sản lượng mong<br /> muốn tốt nhất theo quan điểm xã hội. Để xác định mức sản lượng này, chúng ta phải kết<br /> hợp chúng với nhau.<br /> Quan điểm chính yếu của hiệu quả kinh tế là nên có sự cân bằng giữa lợi ích<br /> biên và chi phí biên của quá trình sản xuất.<br /> <br /> Barry Field & Nancy Olewiler<br /> <br /> 1<br /> <br /> Hiệu quả cũng phải có một điểm tham chiếu. Điều “có hiệu quả” đối với một người, trong<br /> quan điểm cân bằng giữa chi phí và lợi ích của chính người đó, có thể lại “không hiệu quả”<br /> cho người khác. Chúng ta muốn có một khái niệm của hiệu quả mà có thể áp dụng cho<br /> tổng thể nền kinh tế. Điều này có nghĩa là khi ta xem xét đến chi phí biên, ta phải xem xét<br /> toàn bộ những khoản chi phí của việc sản xuất ra đối tượng cụ thể đang được nói đến,<br /> không quan tâm đến ai là người tạo ra và những chi phí này có được định giá trên thị<br /> trường hay không. Khi ta bàn về giá sẵn lòng trả biên, ta phải khẳng định rằng nó đại diện<br /> chính xác cho tất cả các giá trị mà con người trong xã hội đặt ra cho đối tượng, bao gồm cả<br /> các giá trị phi thị trường. Điều này không nhất thiết có nghĩa rằng tất cả mọi người sẽ<br /> đưa ra giá trị cho tất cả hàng hóa, nó chỉ có nghĩa là không có giá trị nào bị bỏ quên.<br /> Hiệu quả xã hội đòi hỏi tất cả giá trị thị trường và phi thị trường hợp nhất<br /> trong lợi ích biên và chi phí biên của sản xuất. Nếu điều này được thỏa mãn,<br /> hiệu quả xã hội đạt được khi lợi ích biên bằng với chi phí biên của quá trình<br /> sản xuất.<br /> Làm thế nào chúng ta có thể xác định được mức sản lượng đạt hiệu quả xã hội? Chúng ta<br /> có thể dùng phân tích đồ thị và đại số bằng cách kết hợp hai mối quan hệ đã thảo luận ở<br /> chương trước lại với nhau. Trong hình 4-1, chúng ta vẽ đường tổng giá sẵn lòng trả biên<br /> (MWTP) và đường tổng chi phí biên (MC) cho loại sản phẩm đang nói đến. Chương 3 đã<br /> diễn giải về nguồn gốc của các đường này. Cân bằng hiệu quả xã hội xảy ra tại mức sản<br /> lượng mà MWTP = MC. Hình 4.1 thể hiện sản lượng cân bằng là 40 đơn vị và MWTP<br /> tương ứng là 20$.<br /> Cũng có thể tìm ra điểm cân bằng hiệu quả sản xuất xã hội bằng cách phân tích đại số. Ví<br /> dụ tại trang sau minh họa cho cách này.<br /> <br /> Giá<br /> <br /> Hình 4-1: Xác định mức sản lượng đạt hiệu quả xã hội<br /> <br /> 100<br /> MWTP<br /> (Giá sẵn lòng trả biên)<br /> <br /> 80<br /> 60<br /> <br /> a<br /> <br /> 40<br /> <br /> MC<br /> (Chi phí biên)<br /> <br /> 20<br /> b<br /> <br /> c<br /> 20<br /> <br /> 40<br /> QE<br /> <br /> 60<br /> <br /> 80<br /> <br /> 100<br /> <br /> Xuất lượng<br /> <br /> MWTP bằng MC xác định điểm cân bằng đạt hiệu quả xã hội. Sản lượng cân bằng (Q E) là 40 đơn vị với<br /> MWTP tương ứng là 20$. Tại điểm cân bằng hiệu quả xã hội, thặng dư xã hội đạt cực đại. Thặng dư xã hội,<br /> phần diện tích (a+b) nhận được từ sự chênh lệch giữa tổng giá sẵn lòng trả và tổng chi phí.<br /> <br /> Ví dụ: Cách giải bằng phân tích đại số mức sản lượng hiệu quả xã hội<br /> 1. Để xác định vị trí cân bằng hiệu quả xã hội, xác định phương trình của MWTP và<br /> MC. Ký hiệu QD là lượng cầu hàng hóa và QS là lượng cung hàng hóa. Phương<br /> trình được xây dựng với dạng tuyến tính để dễ dàng cho sự tính toán.<br /> <br /> Barry Field & Nancy Olewiler<br /> <br /> 2<br /> <br /> MWTP = 100 – 2QD<br /> MC = 5 QS<br /> 2. Giá trị cân bằng được xác định theo cách đại số bằng cách cho MWTP bằng với<br /> MC và trước tiên xác định sản lượng cân bằng mà tại đó QD = QS = QE, với QE là<br /> sản lượng cân bằng.<br /> 100 – 2QE = 0.5QE<br /> QE = 40<br /> 3. MWTP tại vị trí cân bằng có thể được xác định bằng cách thay QE vào hoặc<br /> phương trình MWTP hoặc phương trình MC:<br /> MWTP = 100 - 2(40) = 20$.<br /> Sự bằng nhau của giá sẵn lòng trả biên và chi phí sản xuất biên dùng xác định xem sản<br /> lượng có đạt hiệu quả xã hội hay không. Có một cách khác để xem xét khái niệm về hiệu<br /> quả này. Khi mức sản lượng đạt hiệu quả xã hội, tức là giá trị xã hội ròng được xác định<br /> là tổng giá sẵn lòng trả trừ tổng chi phí, lúc đó hiệu quả xã hội là lớn nhất. Thực tế, chúng<br /> ta có thể đo giá trị ròng này trên hình 4-1. Tại điểm QE bằng 40, tổng giá sẵn lòng trả bằng<br /> khoản tương ứng với vùng bên dưới đường giá sẵn lòng trả biên, từ gốc tọa độ đến QE.<br /> Diện tích này bao gồm tổng của 3 phần diện tích nhỏ: a+b+c. Mặt khác, tổng chi phí bao<br /> gồm phần diện tích bên dưới đường chi phí biên, tức là phần c. Giá trị xã hội ròng là<br /> (a+b+c) trừ đi c, bằng phần diện tích (a+b).<br /> Có nhiều tên gọi cho diện tích (a+b). Vùng này được gọi là giá trị xã hội ròng hoặc lợi ích<br /> ròng hoặc thặng dư xã hội (1). Ở các mức sản lượng khác, giá trị tương ứng của tổng giá<br /> sẵn lòng trả trừ tổng chi phí sản xuất sẽ nhỏ hơn diện tích (a+b) này. (Các vấn đề được<br /> phân tích ở cuối chương sẽ yêu cầu bạn chứng minh phát biểu này).<br /> Tính toán định lượng giá trị xã hội ròng<br /> 1. Tính diện tích a: Phần diện tích a là một tam giác với đáy bằng 40 và đường cao<br /> là 80. Diện tích a bằng ½ (40 nhân 80) = 1.600$.(2).<br /> 2. Tính diện tích b: Phần diện tích b là một tam giác khác có đáy bằng 40 và đường<br /> cao 20, tính được giá trị diện tích là 400$.<br /> 3. Tổng diện tích (a+b) = 1.600$ + 400$ = 2.000$ = giá trị xã hội ròng.<br /> 4. Ở đây không cần tính diện tích phần c bởi vì nó nằm ngoài phương trình:<br /> Giá trị xã hội ròng = (a+b+c) - (c) = (a+b).<br /> Các vấn đề để suy nghĩ (và giải quyết) cho ví dụ này<br /> 1. Điều gì sẽ xảy ra cho sự cân bằng hiệu quả xã hội và giá trị xã hội ròng nếu như<br /> MWTP = 200 - 2QD? Nếu như MC tăng gấp đôi thành MC = QS?<br /> 2. Ai là người nhận phần thặng dư xã hội này và tại sao nó được gọi là thặng dư?<br /> (1)<br /> <br /> Trong chương 6, thặng dư xã hội ròng sẽ được liên hệ với những khái niệm về thặng dư người sản xuất và<br /> thặng dư người tiêu dùng.<br /> (2)<br /> Nhớ lại, trong chương 3, chúng ta đã xác định giao điểm với trục tung của đường MWTP bằng cách cho<br /> Qd = 0 trong phương trình MWTP.<br /> <br /> Barry Field & Nancy Olewiler<br /> <br /> 3<br /> <br /> Các mô hình mà chúng ta nghiên cứu trong sách này gắn với các nền kinh tế tại một thời<br /> điểm. Khi chúng ta thảo luận về khía cạnh thời gian của các vấn đề môi trường, thì việc<br /> phát triển các mô hình để xác định rõ các tác động này không thuộc phạm vi của sách này.<br /> Hiệu quả trong các mô hình của chúng ta là hiệu quả tĩnh. Nghĩa là, nó gắn với các thị<br /> trường và các hoạt động tại một thời điểm. Hiệu quả động xem xét đến sự phân phối các<br /> tài nguyên theo thời gian. Trong khi hai khái niệm đều bao gồm sự cân bằng giữa lợi ích<br /> biên với chi phí biên thì hiệu quả động sẽ phức tạp hơn, bởi vì sự đánh đổi giữa các điểm<br /> thời gian bao hàm các vấn đề về sự suy kiệt về các nguồn vốn môi trường, sự không thể<br /> đảo ngược, cho dù có chiết khấu các giá trị tương lai hay không v.v.(3)<br /> <br /> HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG<br /> Trên phương diện toàn xã hội, sản xuất đạt mức hiệu quả khi lợi ích biên bằng với chi phí<br /> sản xuất biên, đó là khi lợi ích ròng đạt cực đại, không liên quan đến ai là người hưởng các<br /> lợi ích ròng đó. Hiệu quả không phân biệt các cá nhân với nhau. Một đô la trong lợi ích<br /> ròng của một cá nhân cũng được xem bằng với giá của một đô la đối với các cá nhân khác.<br /> Khái niệm tối ưu Pareto nói đến một trạng thái cân bằng được phát biểu rõ ràng hơn về<br /> trạng thái phúc lợi mà các cá nhân có thể có. Cân bằng tối ưu Pareto là tình trạng cân bằng<br /> ở đó không thể làm cho bất kỳ một người nào đó tốt hơn lên mà không làm cho người khác<br /> thiệt thòi. Tối ưu Pareto là một trạng thái cân bằng hiệu quả. Nhưng một trạng thái cân<br /> bằng hiệu quả có thể là tối ưu Pareto hay không còn phụ thuộc vào điểm xuất phát của nền<br /> kinh tế. Hiện trạng, hoặc tại thời điểm phân tích, sẽ có liên quan đến việc một trạng thái<br /> cân bằng hiệu quả có thỏa mãn tiêu chuẩn tối ưu Pareto hay không. Chúng ta sẽ giải quyết<br /> vấn đề này trong chương 10.<br /> Trong thực tế, trạng thái cân bằng có thể đạt hiệu quả nhưng không có cơ chế thị trường<br /> mà ở đó những “người thắng” có thể bồi thường cho những “người thua”. Đây là lý do vì<br /> sao sự phân phối thu nhập và của cải là sự quan tâm của các nhà kinh tế học. Khi một kết<br /> quả mang lại lợi ích cho người giàu với thiệt hại thuộc về người nghèo thì nó thường bị<br /> xem là bất bình đẳng. Nói theo cách khác, một kết quả có hiệu quả theo quan điểm ở phần<br /> trên thì không cần phải bình đẳng trên thực tế.<br /> Sự bình đẳng có quan hệ chặt chẽ với việc phân phối của cải trong xã hội. Nếu sự phân<br /> phối này được chú trọng như là sự công bằng cần thiết, thì các quyết định về các mức sản<br /> lượng thay thế có thể được tạo ra chỉ dựa vào tiêu chuẩn về hiệu quả. Nhưng nếu sự phân<br /> phối của cải không công bằng, thì bản thân tiêu chuẩn về hiệu quả có thể bị nhiều hạn chế.<br /> Sự phân phối thu nhập và của cải có thể có tác động đến cách phân bổ các tài nguyên. Tuy<br /> nhiên, khi nói như vậy, chúng ta phải thừa nhận là trong đánh giá các kết quả kinh tế, sự<br /> nhấn mạnh tương đối về hiệu quả và sự công bằng là một vấn đề gây ra rất nhiều tranh cãi.<br /> Đó là các tranh cãi trong các đấu trường chính trị, và là các cuộc tranh cãi cả trong chính<br /> các nhà kinh tế học.<br /> Vấn đề phân phối và công bằng được thảo luận xuyên suốt trong sách này. Chương 6 sẽ<br /> thuyết minh về các thuật ngữ mô tả các tác động phân phối của các chính sách môi trường.<br /> Trong chương 9, sự công bằng về kinh tế là một trong những tiêu chí để đánh giá các chính<br /> sách môi trường.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Khái niệm và cách tính chiết khấu được thảo luận trong chương 6<br /> <br /> Barry Field & Nancy Olewiler<br /> <br /> 4<br /> <br /> THỊ TRƯỜNG<br /> Vấn đề cốt lõi của phần này là: liệu rằng một hệ thống thị trường có cho ta kết quả đạt hiệu<br /> quả xã hội? Hệ thống thị trường này là một hệ thống mà các quyết định kinh tế chủ yếu về<br /> sản xuất bao nhiêu được đưa ra bởi sự tương tác hầu như tự do giữa người mua và người<br /> bán. Hiệu quả xã hội đòi hỏi sản xuất ở mức QE đơn vị sản lượng. Chúng ta có thể dựa<br /> hoàn toàn vào thị trường để xác định mức sản lượng này hay không?<br /> Các nhà kinh tế lo lắng về vấn đề này bởi vì Canada, nhìn chung, là một nền kinh tế thị<br /> trường. Về mọi mặt, một hệ thống thị trường bình thường sẽ cho những kết quả kinh tế tốt<br /> hơn nhiều hệ thống khác. Một hệ thống thị trường cũng chứa đựng các cơ chế khuyến<br /> khích mà, trong nhiều trường hợp, có thể được khai thác nhằm mục tiêu cải thiện chất<br /> lượng môi trường. Một trong những cơ chế này là sự khuyến khích tối thiểu hóa chi phí có<br /> nguồn gốc từ quá trình cạnh tranh. Một cơ chế khác là động lực tìm kiếm các cách thức để<br /> sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ rẻ hơn bằng các công nghệ khác nhau, nhập liệu rẻ hơn,<br /> hoặc thay đổi cơ cấu tổ chức tốt hơn. Nếu chúng ta có thể khai thác được các cơ chế này để<br /> giúp đạt được các mục đích môi trường thì cả hai nhiệm vụ của chúng ta sẽ dễ dàng hơn và<br /> chi phí cơ hội cho xã hội sẽ thấp hơn là nếu chúng ta cố để vứt bỏ toàn bộ hệ thống cũ và<br /> chấp nhận một bộ định chế khác.<br /> Thị trường là một định chế nơi người mua và người bán các hàng hóa, dịch vụ hoặc các<br /> yếu tố sản xuất tiến hành trao đổi, thỏa thuận với nhau. Mọi người tìm kiếm kết quả tốt<br /> nhất cho họ. Người mua muốn trả một mức giá thấp, trong khi người bán muốn nhận được<br /> một mức giá cao. Tất cả các mục tiêu mâu thuẫn này sẽ được cân bằng thông qua sự điều<br /> chỉnh giá của thị trường. Trạng thái cân bằng được thiết lập tại điểm mà cung bằng với cầu.<br /> Tại vị trí giao nhau, mức giá cân bằng và số lượng cân bằng được xác định. Điều này được<br /> minh họa trên hình 4-2, với QM là số lượng cân bằng được mua và bán trên thị trường, và<br /> PM là mức giá cân bằng. Để một thị trường làm việc hiệu quả, phải có sự cạnh tranh giữa<br /> các người bán và giữa các người mua. Không một ai trong đó đủ lớn để hoạt động của họ<br /> có thể làm ảnh hưởng đến giá thị trường, hoặc là có đủ quyền lực để có thể điều khiển cách<br /> mà thị trường hoạt động. Giá cả phải được tự do điều chỉnh.<br /> <br /> Barry Field & Nancy Olewiler<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
24=>0