CHƯƠNG 1<br />
<br />
KINH TẾ MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?<br />
Kinh tế môi trường nghiên cứu các vấn đề về môi trường với cách nhìn và phương pháp<br />
phân tích của kinh tế học. Bạn có thể vẫn nghĩ rằng kinh tế học hầu như chỉ nói về các<br />
quyết định trong kinh doanh và làm thế nào để có được lợi nhuận trong hệ thống Tư bản<br />
chủ nghĩa. Điều này không đúng trong trường hợp này. Kinh tế học nghiên cứu tại sao và<br />
làm thế nào mà con người – có thể là người tiêu thụ, nhà sản xuất, các tổ chức phi lợi<br />
nhuận hay các cơ quan nhà nước – đưa ra các quyết định sử dụng các nguồn tài nguyên có<br />
giá trị. Kinh tế học được chia thành kinh tế vi mô – nghiên cứu hành vi của các cá nhân<br />
hay các nhóm nhỏ và kinh tế vĩ mô – nghiên cứu hoạt động kinh tế của toàn bộ nền kinh tế.<br />
Kinh tế môi trường có nguồn gốc từ cả hai chuyên ngành này, nhưng chủ yếu vẫn là từ<br />
kinh tế vi mô. Nghiên cứu kinh tế môi trường, cũng giống như tất cả các môn kinh tế học<br />
khác, quan tâm đến vấn đề cơ bản là phân phối các nguồn tài nguyên khan hiếm cho các<br />
mục đích sử dụng có tính cạnh tranh. Các khái niệm về sự khan hiếm, chi phí cơ hội, sự<br />
đánh đổi, lợi ích biên và chi phí biên là chìa khóa để hiểu các vấn đề môi trường và cách<br />
thức giải quyết các vấn đề đó.<br />
Kinh tế môi trường sử dụng những khái niệm quen thuộc trong kinh tế học. Sự khác biệt<br />
giữa kinh tế môi trường với các môn học kinh tế khác nằm ở chỗ kinh tế môi trường tập<br />
trung nghiên cứu xem các hoạt động kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến môi trường tự<br />
nhiên – không khí, nước, đất và vô số các giống loài sinh vật. Các quyết định kinh tế của<br />
con người, các nhà sản xuất và chính phủ có thể gây ra những ảnh hưởng có hại đến môi<br />
trường tự nhiên. Việc chôn lấp chất thải rắn vào môi trường tự nhiên đã tạo ra ô nhiễm và<br />
suy thoái các hệ sinh thái. Điều đó dẫn đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên không tối<br />
ưu. Tại sao điều này lại xảy ra trong hệ thống kinh tế? Tại sao con người không tính đến<br />
các ảnh hưởng từ các hoạt động kinh tế lên môi trường thiên nhiên? Kinh tế môi trường sẽ<br />
trả lời các câu hỏi này. Điều quan trọng không kém là kinh tế môi trường nghiên cứu và<br />
đánh giá các phương cách khác nhau để đạt được mục đích sử dụng tối ưu xã hội tất cả các<br />
nguồn tài nguyên, trong đó có tài nguyên môi trường.<br />
Để đạt được những nhiệm vụ này, chúng ta xây dựng một mô hình phân tích tuy đơn giản<br />
nhưng hiệu quả. Giống như tất cả các khía cạnh của kinh tế học, chúng ta sẽ tập trung vào<br />
các phân tích biên liên quan đến sự đánh đổi giữa chi phí biên và lợi ích biên. Trong khi<br />
tiêu chí hiệu quả kinh tế vẫn là tiêu chí chủ yếu trong việc đánh giá các kết quả và các<br />
chính sách, các nhà kinh tế môi trường cũng xem xét các tiêu chí khác để lựa chọn giữa<br />
nhiều chính sách khác nhau nhằm nổ lực cải thiện môi trường – ví dụ như tiêu chí công<br />
bằng. Nếu tiêu chí hiệu quả kinh tế không thể đạt được, và các mục tiêu môi trường được<br />
thiết lập dựa vào các tiêu chuẩn khác, thì phương pháp kinh tế có thể giúp ích rất nhiều cho<br />
người đưa ra quyết định trong việc đạt được những mục tiêu mong muốn.<br />
Mục tiêu của chương này là làm cho các bạn quen với các khái niệm và công cụ phân tích<br />
cơ bản của kinh tế vi mô được sử dụng trong kinh tế môi trường. Chúng ta sẽ làm rõ bằng<br />
cách nào kinh tế môi trường giúp trả lời những câu hỏi quan trọng về nền kinh tế và môi<br />
trường của chúng ta với những ví dụ rất thực tế. Đầu tiên chúng ta xem xét ý nghĩa chính<br />
của “phương pháp kinh tế học” sau đó là ví dụ về ô nhiễm do xe máy. Mặc dù bài viết này<br />
không sử dụng nhiều các công cụ kinh tế vĩ mô, nhưng chúng ta giới thiệu trong phần 1<br />
này một ví dụ về vấn đề chính mà các nhà kinh tế học đã xét đến – tăng trưởng kinh tế có<br />
<br />
Barry Field & Nancy Olewiler<br />
<br />
1<br />
<br />
nhất thiết dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường theo thời gian hay không? Trong<br />
chương 2 chúng ta sẽ xem xét các mối quan hệ rộng lớn giữa nền kinh tế với môi trường và<br />
định nghĩa một số từ ngữ quan trọng về ô nhiễm. Sau đó chúng ta sẽ nghiên cứu những<br />
nguyên lý kinh tế cần thiết.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP KINH TẾ<br />
Tại sao con người lại hành xử theo các cách thức gây hủy hoại môi trường? Có nhiều cách<br />
trả lời cho câu hỏi này. Một cách trả lời là suy thoái môi trường có nguồn gốc từ các hành<br />
vi vô đạo đức của con người. Vì thế, ví dụ, lý do con người gây nên ô nhiễm là do họ thiếu<br />
sức mạnh đạo đức để kiềm chế các hành vi gây suy thoái môi trường. Nếu điều này là đúng<br />
thì cách để con người ngừng gây ô nhiễm là phải gia tăng mức nhận thức đạo đức môi<br />
trường trong xã hội. Thật ra, phong trào môi trường đã hướng rất nhiều người tập trung vào<br />
các vấn đề đạo đức môi trường, đã khảo sát về mặt đạo đức của tác động đó lên môi trường<br />
thiên nhiên của con người. Những câu hỏi thuộc về đạo đức này rõ ràng là mối quan tâm<br />
cơ bản đối với bất kỳ một xã hội văn minh nào. Chắc chắn một trong những lý do chính mà<br />
các vấn đề môi trường đã thắp lên ngọn lửa quan tâm của xã hội là ý thức trách nhiệm đạo<br />
đức tạo nên sự chú ý của nhiều người rên đấu trường chính trị.<br />
Nhưng phương pháp dựa vào sự thức tỉnh đạo đức để ngăn ngừa ô nhiễm tạo ra nhiều vấn<br />
đề. Bởi con người không có một cái nút đạo đức để mà bấm và các vấn đề môi trường<br />
nghiêm trọng không thể chờ được quá trình lâu dài để xây dựng lại ý thức đạo đức. Bản<br />
thân ý thức đạo đức cũng không giúp đuợc chúng ta trong các quyết định về những vấn đề<br />
xã hội khác mang tính chất đạo đức, ví dụ như: nghèo đói, nhà ở, chăm sóc y tế, giáo dục,<br />
tội phạm v.v. Trong một thế giới đầy những mục tiêu cạnh tranh nhau, chúng ta phải lo đến<br />
rất nhiều vấn đề rất thực tế như: liệu chúng ta có đang chọn đúng mục tiêu môi trường<br />
không; liệu chúng ta có cưỡng chế thực hiện được các chính sách không; liệu chúng ta có<br />
đạt được tác động lớn nhất với số tiền ta sử dụng không v.v. Nhưng vấn đề lớn nhất trong<br />
phương pháp kiểm soát ô nhiễm dựa vào đạo đức chính là giả thiết cơ bản của nó cho rằng<br />
con người gây ô nhiễm là vì họ kém đạo đức. Không phải sự kém ý thức đạo đức sẽ dẫn<br />
đến phá hoại môi trường mà chính là cách thức chúng ta tạo nên hệ thống kinh tế để trong<br />
đó mọi người cần phải tìm công việc làm để sinh sống.<br />
Vì vậy cách thứ hai để nghiên cứu vấn đề tại sao con người gây ô nhiễm là quan sát cách<br />
thức xây dựng nền kinh tế và thể chế, và bằng cách nào chúng hướng mọi người đưa ra các<br />
quyết định gây hậu quả phá hoại môi trường. Các nhà kinh tế học tin rằng:<br />
“Con người gây ô nhiễm bởi vì đó là phương cách rẻ nhất để giải quyết một<br />
vấn đề rất thực tế là làm thế nào để thải bỏ các phế phẩm sinh ra sau khi sản<br />
xuất và tiêu dùng hàng hóa.”<br />
Con người ra những quyết định như thế trong quá trình sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ chỉ<br />
trong một tập hợp các thể chế 1 kinh tế và xã hội nhất định. Những thể chế này tạo ra các<br />
khuyến khích kinh tế hướng mọi người đưa ra các quyết định chỉ theo cách này mà không<br />
phải là cách khác. Khuyến khích là điều làm cho người ta bị cuốn hút hay từ chối điều<br />
chỉnh hành vi của mình bằng cách nào đó. Một “khuyến khích kinh tế” trong kinh tế là<br />
điều gì đó hướng nỗ lực của con người trong sản xuất và tiêu dùng theo một hướng nhất<br />
định. Chúng ta thường nghĩ các khuyến khích kinh tế là bao gồm những phần thưởng về<br />
mặt của cải vật chất; con người có động lực để hành xử theo cách giúp họ tăng được tài sản<br />
vật chất. Nhưng cũng có những khuyến khích phi vật chất hướng mọi người điều chỉnh<br />
<br />
Barry Field & Nancy Olewiler<br />
<br />
2<br />
<br />
hành vi kinh tế của họ, ví dụ như lòng tự trọng; mong muốn bảo tồn một môi trường tươi<br />
đẹp hơn hay mong ước trở thành hình mẫu tốt cho người khác noi theo. Những gì mà<br />
chúng ta sẽ nghiên cứu là:<br />
Các quá trình khuyến khích hoạt động như thế nào, và<br />
Làm thế nào để cấu trúc lại chúng nhằm hướng mọi người ra các quyết định và xây<br />
dựng lối sống ngày càng thân thiện với môi trường hơn.<br />
Một phát biểu đơn giản mà chúng ta vẫn thường nghe đó là ô nhiễm là hậu quả của động<br />
cơ lợi nhuận. Theo quan điểm này thì các nền kinh tế sản xuất tư nhân của các quốc gia<br />
công nghiệp hóa, người ta được thưởng cho việc tối đa hóa lợi nhuận, tức là chênh lệch<br />
giữa giá trị của cái đuợc sản xuất ra và giá trị của những gì được sử dụng trong quá trình<br />
sản xuất. Hơn thế, nếu suy nghĩ theo cách này, thì lợi nhuận mà các chủ doanh nghiệp cố<br />
gắng tối đa hóa thuần túy chỉ là lợi nhuận bằng tiền. Khi theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, các<br />
chủ doanh nghiệp không nghĩ đến những tác động môi trường do các hoạt động của họ gây<br />
ra bởi vì điều này không có lợi gì cho họ cả. Vì vậy, với cách tìm kiếm lợi nhuận không bị<br />
kiểm soát này, cách duy nhất giảm ô nhiễm môi trường là làm suy yếu động cơ lợi nhuận.<br />
Nhưng giải pháp này không thể áp dụng được. Không chỉ các tập đoàn có động cơ lợi<br />
nhuận là gây ô nhiễm; những người tiêu dùng riêng lẻ cũng gây ra thiệt hại khi họ làm<br />
những việc như đổ sơn xuống cống rãnh hay để xe phát còi xe ầm ĩ. Vì các cá nhân này<br />
không có bảng hạch toán lời lỗ, nên không phải do động cơ lợi nhuận khiến họ gây ô<br />
nhiễm. Tương tự như thế với các cơ quan nhà nước, trong vài trường hợp cũng gây ô<br />
nhiễm nghiêm trọng, ngay cả khi họ không có động cơ lợi nhuận. Nhưng lý lẽ thuyết phục<br />
nhất chống lại quan điểm cho rằng việc chạy theo lợi nhuận gây nên ô nhiễm là từ những<br />
sự kiện chính trị ở những nước Đông Âu và các nước thuộc Liên xô cũ. Khi xảy ra sụp đổ<br />
chế độ cộng sản, chúng ta mới biết được sự phá hủy môi trường to lớn đã xảy ra ở một số<br />
nơi – ô nhiễm không khí và tài nguyên nước nặng nề ở rất nhiều nơi, với những tác động<br />
chủ yếu tới sức khỏe con người và hệ sinh thái. Nhiều trường hợp ô nhiễm vượt quá những<br />
trường hợp ô nhiễm môi trường tồi tệ nhất ở các nước theo cơ chế thị trường. Chúng đã<br />
xảy ra trong một hệ thống kinh tế mà ở đó động cơ lợi nhuận hoàn toàn không có. Đơn<br />
giản điều này có nghĩa là bản thân động cơ lợi nhuận không phải là nguyên nhân chính<br />
phá hủy môi trường.<br />
Trong các phần và các chương tiếp theo chúng ta sẽ thấy tầm quan trọng của các động cơ<br />
khuyến khích khi phân tích xem các hệ thống kinh tế hoạt động như thế nào. Bất kỳ hệ<br />
thống nào cũng sinh ra những tác động phá hủy môi trường nếu như những khuyến khích<br />
trong hệ thống đó không được xây dựng để tránh việc phá hủy đó. Chúng ta phải nhìn kỹ<br />
vào bên trong hệ thống kinh tế để hiểu được hệ thống các khuyến khích hoạt động như thế<br />
nào và phải thay đổi chúng ra sao để có được nền kinh tế phát triển hợp lý mà không có tác<br />
đông phụ gây tàn phá môi trường. Hai khái niệm quan trọng để hiểu các khuyến khích liên<br />
quan đến môi trường là ngoại tác và quyền sở hữu tài sản. Các khái niệm này được giải<br />
thích chi tiết trong các chương sau, nhưng chủ yếu chúng bao hàm vấn đề thiếu quyền sở<br />
hữu đối với các nguồn tài nguyên môi trường. Điểm cơ bản là:<br />
Thiếu quyền sở hữu đối với các nguồn tài nguyên môi trường có nghĩa là có rất<br />
ít khuyến khích để con người tính đến hậu quả môi trường do hành động của<br />
họ gây ra.<br />
<br />
Barry Field & Nancy Olewiler<br />
<br />
3<br />
<br />
Điểm này đưa đến một số câu hỏi cần suy nghĩ là: Nếu không ai chủ sở hữu không khí, thì<br />
làm thế nào có thể định giá các hoạt động phát thải? Có ai có thể định giá không khí sạch<br />
để ngăn chặn sự phát thải miễn phí?<br />
<br />
MỘT MINH CHỨNG THỰC TẾ: SƯƠNG MÙ VÀ XE MÁY<br />
Mỗi năm ở Canada, các phương tiện giao thông phát thải khoảng 11% tổng lượng carbon<br />
dioxide, 17% lượng nitogen oxide, 20% lượng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và 47%<br />
lượng CO. Các hợp chất này góp phần gây nên hiện tượng sương mù trong thành phố, mưa<br />
acid và sự ấm lên toàn cầu. Môi trường bị ô nhiễm như thế này ảnh hưởng ngược trở lại<br />
sức khỏe con người và hệ sinh thái, sự sinh tồn của giống loài, chi phí sản xuất hàng hóa và<br />
dịch vụ và sự hưởng thụ cảnh vật xung quanh chúng ta. Các nhà môi trường Canada dự<br />
đoán rằng khoảng 6.000 người Canada chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí và làm tăng<br />
thêm hàng chục ngàn người nhiễm bệnh hô hấp do bị ô nhiễm. Tiếp xúc với sương mù<br />
trong thành phố làm tăng các bệnh ung thư ở trẻ em lên 25% và tăng bệnh hen suyễn ở trẻ<br />
em lên 400%. Mưa acid làm thay đổi các hệ sinh thái, giết chết cá, các loài lưỡng cư và các<br />
chủng loài sống dưới nước khác và ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng. Một chủ đề gây<br />
tranh cãi là sự ấm lên toàn cầu có thể dẫn đến gia tăng sự thay đổi hệ sinh thái với những<br />
tác động trên toàn thế giới. Sử dụng xe ô tô dẫn đến hiện tượng kẹt xe, làm tăng thời gian<br />
lái xe, gây tai nạn và nói chung là làm mọi người cáu gắt, góp phần gây nên “những cơn<br />
thịnh nộ trên đường phố”.<br />
Vì vậy lái một chiếc xe ô tô ảnh hưởng đến tất cả người khác (dù họ có lái xe hay không)<br />
và môi trường của chúng ta. Đây là một ảnh hưởng ngoại tác. Khi lái xe đi học hay đi làm<br />
hay đi tắm biển, bạn đã hưởng lợi trực tiếp từ các dịch vụ giao thông. Những người khác là<br />
người ngoài cuộc lại gánh chịu những tác động tiêu cực từ việc lái xe của bạn như: ô nhiễm<br />
không khí, kẹt xe, và các tác động khác. Những người ngoài cuộc không kiểm soát việc lái<br />
xe của bạn. Và cái giá phải trả cho việc lái xe là chi phí trực tiếp của bạn trong xăng dầu,<br />
bảo trì, và chi phí xe hơi hàng tháng, không phản ánh những tác động tiêu cực mà bạn đã<br />
gây ra cho người khác – Vì vậy các từ ngoại tác và ảnh hưởng ngoại tác là nhằm mô tả<br />
tình huống này. Chúng ta sẽ xem xét chi tiết trong chương 4 các loại khuyến khích nào, cá<br />
nhân hay có sự trợ giúp của chính phủ, để giải thích các ngoại tác. Bây giờ chúng ta hãy<br />
suy nghĩ thêm một chút về các ngoại tác của xe máy và xem ta có thể làm gì với chúng. Để<br />
làm được điều đó, chúng ta xem xét khái niệm về khuyến khích.<br />
<br />
CÁC KHUYẾN KHÍCH: GIA ĐÌNH VÀ VIỆC SỬ DỤNG XE Ô TÔ<br />
Khi bạn lái xe, một chiếc xe thể thao hay xe tải, chi phí mà bạn phải trả cho mỗi km đi trên<br />
đường phản ánh chi phí cá nhân của bạn – xăng, dầu, bảo hiểm, v.v. Chi phí này không bao<br />
gồm sự phá hoại do phát thải từ xe của bạn gây ra cho người khác và môi trường; thêm<br />
nữa, chúng phản ánh chi phí sản xuất xăng dầu, tiền lời cho người bán lẻ v.v. Bạn sẽ phản<br />
ứng lại khi có những thay đổi trong chi phí cá nhân này, ví dụ như sẽ lái xe nhiều hơn khi<br />
giá xăng hạ thấp và ít hơn khi giá xăng lên cao. Những loại khuyến khích tích cực nào mà<br />
chúng ta có thể thực hiện để khiến người lái xe giảm giảm được lượng phát thải? Có một<br />
công thức đơn giản có thể giúp chúng ta thấy được cần sử dụng khuyến khích như thế nào:<br />
Tổng lượng phát thải = Số lượng xe Số km đi trên đường trung bình<br />
thải của mỗi km<br />
<br />
Barry Field & Nancy Olewiler<br />
<br />
Lượng phát<br />
<br />
4<br />
<br />
Các khuyến khích có thể nhằm vào mục tiêu giảm số lượng của xe trên đường, số km đi<br />
trung bình, và số phát thải mỗi km. Thêm nữa, chúng ta có thể quan tâm đến nơi mà mọi<br />
người lái xe của họ. Một xe hoạt động ở thành phố Toronto, Montreal hay Vancouver sẽ<br />
tác động mạnh mẽ lên sương mù đô thị nhiều hơn cùng loại xe đó hoạt động ở vùng ngoại<br />
ô Moose Jaw, Saskatchewwan. Tuy nhiên phát thải carbon dioxide sẽ góp phần làm ấm lên<br />
toàn cầu bất kể xe đó được lái ở đâu.<br />
Những khuyến khích tích cực nào có thể làm thay đổi hành vi của mọi người? Ở<br />
Vancourver, tất cả xe hơi, xe thể thao và xe tải nhẹ phải qua kiểm tra “khí thải” (Aircare<br />
test) 2 năm 1 lần. Việc kiểm tra này nhằm xem khí thải của xe có cao hơn tiêu chuẩn cho<br />
phép của chính phủ không. Mục đích của chính sách này là tạo một khuyến khích cho các<br />
chủ xe thường xuyên bảo trì xe của họ và vì vậy sẽ giảm sự phát thải trên mỗi km. Làm thế<br />
nào để chúng ta ảnh hưởng lên số km xe chạy? Câu trả lời về mặt kinh tế là tăng chi phí lái<br />
xe trên một km. Điều này khuyến khích mọi người thường xuyên tối thiểu hóa số lần đi bởi<br />
vì điều này trực tiếp giảm bớt chi phí của họ. Một ví dụ trong khuyến khích trực tiếp nhằm<br />
làm tăng chi phí lái xe là đánh thuế lên số km xe đi. Điều này có thể làm được bằng cách<br />
đánh thuế hàng năm khi mọi người đổi bằng lái xe. Một khuyến khích trực tiếp nữa là đánh<br />
thuế trên xăng dầu, như vậy là tăng chi phí lái xe. Làm thế nào để chúng ta có thể tác động<br />
lên lượng xe lưu thông trên đường? Điều này có thể được làm với việc đánh thuế hàng năm<br />
trên chủ xe hay chương trình mua lại, nghĩa là trả tiền cho những người vứt bỏ xe cũ của<br />
họ. Các xe cũ sẽ gây ô nhiễm trên mỗi km nhiều hơn xe mới là loại ít hao nhiên liệu và ít ô<br />
nhiễm. Chúng ta có thể nghĩ đến những khuyến khích khác có thể làm thay đổi hành vi.<br />
Những khuyến khích này có thể bao gồm cả các chương trình quảng cáo và giáo dục thông<br />
tin khiến cho mọi người biết quyết định lái xe của họ sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng<br />
không khí và tình trạng sức khỏe của họ như thế nào.<br />
<br />
CÁC KHUYẾN KHÍCH CHO DOANH NGHIỆP<br />
Khuyến khích cũng có thể áp dụng cho các doanh nghiệp. Chúng ta lấy ví dụ các nhà sản<br />
xuất xe và phụ tùng xe. Tất cả cơ sở công nghiệp đều hoạt động trong hệ thống khuyến<br />
khích hiện hành như: tăng lợi nhuận nếu họ ở hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Các<br />
cơ sở có động cơ khuyến khích sử dụng bất kỳ yếu tố sẵn có nào nhằm làm kết quả sản<br />
xuất của họ tốt hơn theo tiêu chí tối đa hóa lợi nhuận. Một cách làm mang tính truyền<br />
thống là sử dụng môi trường để thải bỏ rác. Động cơ của việc làm này là vì các dịch vụ<br />
môi trường là miễn phí, cho nên việc sử dụng đầu vào miễn phí càng nhiều càng tốt là cách<br />
làm cho cơ sở sản xuất tăng lợi nhuận. Thách thức là ở chỗ ta tìm ra những khuyến khích<br />
khác để làm thay đổi hành vi của cơ sở để họ sử dụng các dịch vụ môi trường như là một<br />
hoạt động có chi phí chứ không còn là một hàng hóa miễn phí.<br />
Phương pháp sử dụng chính sách là tạo ra luật hay qui định về số lượng phát thải của cơ sở<br />
và sau đó cưỡng chế thực hiện chúng. Canada có bảng hướng dẫn tiêu thụ nhiên liệu trung<br />
bình cho công ty (CAFC) cho tất cả các xe hơi mới và xe tải nhẹ được sản xuất ở trong<br />
nước. Các nhà sản xuất xe đồng ý thiết kế xe hơi và xe tải nhẹ của họ đạt mức tiêu thụ<br />
nhiên liệu trung bình hàng năm. Bảng hướng dẫn cho xe hơi được giới thiệu vào năm 1978<br />
ở mức 13,1 lít /100km, sau đó được hạ xuống 8,6 lít/100km vào năm 1986 và được giữ đến<br />
nay. Bảng hướng dẫn cho xe tải nhẹ được đưa ra vào năm 1995 là 11,4 lít /100km. Hiệu<br />
suất nhiên liệu của tất cả các xe hơi trên đường tăng từ 15 lít /100km vào năm 1965 lên 7,4<br />
lít/100km vào năm 2003. Xe tải nhẹ hiện nay trung bình dưới 11 lít/100km.<br />
<br />
Barry Field & Nancy Olewiler<br />
<br />
5<br />
<br />