intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 5: Kinh tế học về chất lượng môi trường

Chia sẻ: Money Money | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

58
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương này phát triển một mô hình kiểm soát ô nhiễm đơn giản. Mô hình này dựa trên khái niệm đánh đổi giữa thiệt hại môi trường và chi phí kiểm soát ô nhiễm. Chúng ta đã xem xét hàm thiệt hại biên. Hàm số này thể hiện thiệt hại xã hội biên từ các mức phát thải khác nhau hoặc các mức độ tích tụ ô nhiễm khác nhau trong môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 5: Kinh tế học về chất lượng môi trường

CHƯƠNG 5<br /> <br /> KINH TẾ HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG<br /> Chương 4 chỉ ra rằng khi có ngoại tác, tài nguyên tự do tiếp cận, hoặc hàng hóa công, hệ<br /> thống thị trường sẽ không đạt được trạng thái cân bằng hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội là<br /> một khái niệm chuẩn tắc trong kinh tế học. Đó là dạng tuyên bố “điều đó sẽ là gì”. Nghiên<br /> cứu yếu tố tác động đến chính sách công giải quyết các vấn đề môi trường là một dạng<br /> kinh tế học chuẩn tắc. Các mục tiêu chính sách cần bao nhiêu SO2 trong không khí, bao<br /> nhiêu phốt phát trong hồ nước, hoặc bao nhiêu lượng chất độc hại trong đất và làm thế nào<br /> thực hiện được các mục tiêu này? Kinh tế học thực chứng nghiên cứu các sự kiện thực tế<br /> đã xảy ra như thế nào, khó khăn nào cần vượt qua. Sản lượng thị trường thực tế và giá<br /> tương ứng của nó là các vấn đề nghiên cứu của kinh tế học thực chứng. Các câu hỏi đại<br /> loại như một nhóm nhà máy nhiệt điện nào đó phát thải ra bao nhiêu sulphur đioxít (SO 2)<br /> và yếu tố nào quyết định lượng nhiên liệu sử dụng là các câu hỏi của kinh tế học thực<br /> chứng.<br /> Một số bước tổng quát trong phân tích chính sách chuẩn tắc:<br /> 1. Nhận dạng mức mục tiêu chất lượng môi trường. Mức mục tiêu có thể dựa vào mức<br /> phát thải hoặc mức tích tụ chất thải trong môi trường.<br /> 2. Quyết định phân chia các mức mục tiêu chất lượng môi trường này cho các nhà sản<br /> xuất như thế nào.<br /> 3. Quyết định các công cụ chính sách để đạt được mức mục tiêu. Phần 4 sẽ khảo sát<br /> kỹ các công cụ chính sách này.<br /> 4. Đặt câu hỏi nên phân phối lợi ích và chi phí của chương trình môi trường như thế<br /> nào và sự phân phối này có hợp lý hay không. Phần 3 sẽ đề cập đến các phương<br /> pháp tính lợi ích và chi phí.<br /> Chương này tập trung vào bước đầu tiên: xác định mức mục tiêu chất lượng môi trường.<br /> Xây dựng chính sách môi trường có hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc có được dữ<br /> liệu các biến số kinh tế và kỹ thuật đúng đắn hay không. Chất gây ô nhiễm ảnh hưởng đến<br /> chất lượng môi trường như thế nào? Nhà sản xuất và người tiêu dùng phản ứng như thế nào<br /> với các chính sách? Trong nhiều trường hợp, chúng ta biết nhiều về phản ứng của nhà sản<br /> xuất và người tiêu dùng hơn là mối liên kết giữa chất gây ô nhiễm và chất lượng môi<br /> trường. Mặc dù khoa học môi trường ngày càng khám phá ra nhiều điều về mối liên kết<br /> này nhưng vẫn còn rất nhiều dữ kiện không chắc chắn. Các nhà khoa học chưa hiểu hết các<br /> tác động khác nhau của chất gây ô nhiễm lên môi trường. Có thể kể một số ví dụ về sự<br /> không chắc chắn khoa học này – chẳng hạn như các tranh luận về nguyên nhân gây hiện<br /> tượng thay đổi khí hậu, hợp chất nào trong nước thải của nhà máy giấy gây bệnh cho các<br /> bãi nuôi sò.<br /> <br /> Barry Field & Nancy Olewiler<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỨC Ô NHIỄM MỤC TIÊU – MÔ HÌNH TỔNG QUÁT<br /> Chẳng có một chính sách công riêng lẻ nào có thể giải quyết được tất cả các vấn đề môi<br /> trường khác nhau. Nhưng chúng ta có thể dùng một mô hình đơn giản để xây dựng nền<br /> tảng cho bất kỳ tình huống chính sách nào. Mô hình này thể hiện một sự đánh đổi đơn giản<br /> thường áp dụng cho tất cả các hoạt động kiểm soát ô nhiễm. Một mặt việc giảm chất thải<br /> góp phần làm giảm thiệt hại mà con người phải gánh chịu do ô nhiễm môi trường; mặt<br /> khác, việc giảm chất thải lại sử dụng những nguồn lực lẽ ra có thể được dùng vào việc<br /> khác. Ví dụ, giảm phát thải sulphur điôxít của một nhà máy nhiệt điện sẽ làm giảm ô nhiễm<br /> không khí và lắng tụ axít. Chất lượng môi trường sẽ tăng và làm lợi cho con người và hệ<br /> sinh thái. Nhưng để giảm phát thải, nhà máy phải lắp đặt thiết bị giảm ô nhiễm hoặc<br /> chuyển qua dùng nhiên liệu chứa ít sulphur hơn (chẳng hạn khí thiên nhiên). Điều này làm<br /> tăng chi phí sản xuất. Nếu nhà máy có thể chuyển chi phí này cho khách hàng gánh chịu,<br /> giá điện sẽ tăng. Người tiêu dùng sẽ tiêu dùng ít hàng hóa hơn. Mô hình đơn giản trong<br /> chương này sẽ trình bày dạng đánh đổi như thế này.<br /> <br /> Thiệt hại do ô nhiễm<br /> Nói thiệt hại do ô nhiễm là nói đến tất cả những tác động bất lợi mà người sử dụng môi<br /> trường phải gánh chịu do suy thoái môi trường. Ví dụ một nhà máy đưa chất thải vào dòng<br /> sông làm ngộ độc các loài thủy sản, làm con người không thể sử dụng cá bắt được từ dòng<br /> sông này nữa. Chất độc nhiễm vào cá bắt đầu tham gia vào chuỗi thức ăn, làm ngộ độc các<br /> loài khác ăn những con cá bị nhiễm độc ban đầu – chẳng hạn như chim đại bàng hoặc chim<br /> ưng. Các thành phố ở lưu vực sông phải bỏ thêm chi phí để xử lý độc tố ra khỏi nguồn<br /> nước sinh hoạt v.v. Ô nhiễm không khí gây thiệt hại đến sức khỏe con người. Các ca tử<br /> vong tăng lên từ bệnh ung thư phổi, viêm phổi kinh niên đều liên quan đến mức độ các<br /> chất ô nhiễm không khí tăng cao, như sunphua điôxít, sợi amiăng, phóng xạ radon. Ô<br /> nhiễm không khí còn gây thiệt hại vật chất – làm xuống cấp vật liệu (ví dụ, các công trình<br /> điêu khắc ngoài trời ở thành phố Florence có từ thời Phục Hưng nay phải đem vào bảo<br /> quản trong nhà do ô nhiễm không khí) hoặc làm hạn chế tầm nhìn. Ngoài những thiệt hại<br /> gây ra cho con người, sự hủy hoại môi trường có thể gây ra ảnh hưởng quan trọng đối với<br /> nhiều yếu tố khác của hệ sinh thái. Các ảnh hưởng đó, như sự hủy hoại thông tin di truyền<br /> ở những loài động thực vật sắp bị tuyệt chủng, rốt cuộc sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với<br /> nhân loại. Đánh giá giá trị thiệt hại môi trường là một trong những công việc hàng đầu của<br /> các nhà khoa học môi trường và các nhà kinh tế học môi trường, và chúng ta sẽ bàn vấn đề<br /> này trong chương 7.<br /> Nói chung, ô nhiễm càng nhiều thì thiệt hại gây ra càng lớn. Để mô tả mối quan hệ giữa ô<br /> nhiễm và thiệt hại, chúng ta sẽ dùng khái niệm hàm thiệt hại.<br /> Một hàm thiệt hại thể hiện mối quan hệ giữa số lượng chất thải và giá trị thiệt<br /> hại của chất thải đó.<br /> Có các dạng hàm số thiệt hại khác nhau:<br /> <br /> <br /> Hàm thiệt hại theo lượng phát thải (Emission damage functions) thể hiện mối quan<br /> hệ giữa lượng phát thải từ một hoặc nhiều nguồn nào đó và thiệt hại môi trường gây ra<br /> từ lượng phát thải đó.<br /> <br /> Barry Field & Nancy Olewiler<br /> <br /> 2<br /> <br /> <br /> <br /> Hàm thiệt hại theo mức độ tích tụ (Ambient damage functions) thể hiện mối quan hệ<br /> giữa mức độ tích tụ của chất thải trong môi trường xung quanh và thiệt hại gây ra.<br /> <br /> <br /> <br /> Hàm thiệt hại biên (Marginal damage functions) thể hiện mức thay đổi thiệt hại từ sự<br /> thay đổi một đơn vị phát thải hay một đơn vị mức độ tích tụ.<br /> <br /> <br /> <br /> Tổng thiệt hại (Total damages) là tổng thiệt hại tại mỗi mức phát thải.<br /> <br /> Trong chương này chúng ta sẽ tập trung phát triển mô hình tổng quát bằng hàm thiệt hại<br /> biên.<br /> <br /> Các hình dạng hàm thiệt hại biên<br /> Hình 5-1 minh họa nhiều dạng hàm thiệt hại biên khác nhau. Hai hàm trên cùng là các hàm<br /> thiệt hại biên theo lượng phát thải; trục hoành thể hiện lượng phát thải vào môi trường<br /> trong một khoảng thời gian nào đó. Sử dụng các đơn vị chính xác (pound, tấn v.v.) trong<br /> bất cứ trường hợp cụ thể nào phụ thuộc vào từng chất ô nhiễm liên quan. Trục tung thể<br /> hiện thiệt hại môi trường dưới dạng tiền tệ. Xét theo những con số thực tế, thiệt hại môi<br /> trường có thể bao gồm nhiều loại tác động khác nhau: số km bờ biển bị ô nhiễm, số người<br /> nhiễm bệnh phổi, số lượng động vật bị tiêu diệt, lượng nước bị nhiễm bẩn v.v. Tất cả mọi<br /> trường hợp ô nhiễm môi trường thường bao gồm nhiều hình thức tác động khác nhau, bản<br /> chất của những tác động này phụ thuộc vào chất gây ô nhiễm có liên quan cũng như thời<br /> gian và địa điểm phát thải. Để xem xét những tác động này một các toàn diện, ta cần phải<br /> gộp chúng thành một đại lượng đơn nhất. Ta sử dụng đơn vị tiền tệ cho mục đích này. Đôi<br /> khi ta có thể dễ dàng biểu diễn thiệt hại bằng đơn vị tiền tệ; chẳng hạn dễ dàng biết người<br /> ta chi bao nhiêu tiền cho chi phí phòng ngừa để tránh bị tác hại của ô nhiễm (ví dụ lắp lớp<br /> cách âm dày hơn để tránh tiếng ồn; mua kính đeo mắt, quần áo bảo vệ ngăn ngừa tác hại<br /> tia cực tím; mua nước uống đóng chai khi hệ thống nước máy bị nhiễm bẩn). Tuy nhiên<br /> trong nhiều trường hợp, thường rất khó đánh giá giá trị thiệt hại biên (chúng ta sẽ khảo sát<br /> kỹ trong chương 7).<br /> Hàm thiệt hại biên theo lượng phát thải ở biểu đồ (a) hình 5-1 cho thấy những thiệt hại biên<br /> ban đầu chỉ tăng vừa phải nhưng sau đó lại tăng nhanh hơn khi lượng chất thải ngày càng<br /> nhiều. Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học môi trường và kinh tế học cho thấy<br /> dường như đây là dạng đường biểu diễn tiêu biểu của nhiều loại chất gây ô nhiễm. Khi<br /> lượng chất thải ít, thiệt hại biên có thể tương đối nhỏ; mức độ tích tụ chất gây ô nhiễm ở<br /> môi trường xung quanh thấp đến nỗi chỉ có những người nhạy cảm nhất trong cộng đồng<br /> dân cư mới bị ảnh hưởng. Nhưng khí lượng phát thải tăng lên, các mức thiệt hại cũng tăng<br /> vọt, và khi lượng phát thải tăng cao hơn nữa, mức thiệt hại biên trở nên rất cao bởi vì các<br /> tác động môi trường ngày càng phát tán và trầm trọng.<br /> Biểu đồ (b) thể hiện một hàm thiệt hại biên theo lượng phát thải có hình dạng gần giống<br /> như trong biểu đồ (a) (tức là cho thấy thiệt hại biên tăng dần), nhưng bắt đầu ở mức cao<br /> hơn trên trục tung và tăng nhanh hơn. Biểu đồ này có thể biểu diễn một chất độc có ảnh<br /> hưởng chết người ngay cả khi lượng phát thải rất thấp.<br /> Hai biểu đồ dưới cùng trong hình 5-1 là các hàm thiệt hại biên theo mức độ tích tụ. Trục<br /> tung thể hiện giá trị tiền tệ của các mức thiệt hại, và trục hoành chỉ mức độ tích tụ chất ô<br /> nhiễm trong môi trường xung quanh, chẳng hạn đơn vị là phần triệu (ppm). Biểu đồ (c) thể<br /> hiện một hàm phức tạp, tăng ở những mức độ tích tụ thấp, sau đó có xu hướng biến thiên<br /> <br /> Barry Field & Nancy Olewiler<br /> <br /> 3<br /> <br /> đều cho đến khi đạt đến những mức tích tụ cao hơn nhiều thì các mức thiệt hại tăng nhanh<br /> hơn. Hàm số này có thể đúng với những chất chẳng hạn như một chất ô nhiễm không khí ở<br /> mức độ tích tụ tương đối thấp đã gây ra thiệt hại rõ rệt đối với một số người nhạy cảm và ở<br /> mức tích tụ tương đối cao thì gây ra thiệt hại cho tất cả mọi người, trong khi ở chặng giữa<br /> thiệt hại biên không tăng nhanh. Biểu đồ (d) thể hiện một hàm thiệt hại biên theo mức độ<br /> tích tụ bắt đầu từ bên phải của gốc tọa độ rồi sau đó tăng tuyến tính theo mức độ tích tụ<br /> trong môi trường xung quanh.<br /> Hình 5-1: Các hàm thiệt hại biên tiêu biểu<br /> (a)<br /> Thiệt<br /> hại<br /> $<br /> <br /> (b)<br /> Thiệt<br /> hại<br /> $<br /> <br /> Lượng chất thải (tấn/năm)<br /> <br /> Lượng chất thải (kg/năm)<br /> <br /> (c)<br /> Thiệt<br /> hại<br /> $<br /> <br /> (d)<br /> Thiệt<br /> hại<br /> $<br /> <br /> Mức độ tích tụ (ppm)<br /> <br /> Mức độ tích tụ (ppm)<br /> <br /> Các hình trên biểu diễn hàm thiệt hại biên theo lượng phát thải và theo mức độ tích tụ. Biểu đồ<br /> (a) và (b) thể hiện hàm phát thải, biểu đồ (c) và (d) là hàm mức độ tích tụ. Hàm thiệt hại biên<br /> minh họa các độ dốc đường thiệt hại biên khác nhau, phụ thuộc vào loại phát thải và địa điểm<br /> phát thải.<br /> <br /> Các biểu đồ (a) và (d) minh họa một đặc tính trên thực tế còn nhiều tranh cãi. Chúng có các<br /> mức ngưỡng: là những trị số của lượng phát thải và mức độ tích tụ trong môi trường xung<br /> quanh mà dưới những trị số đó thì thiệt hại biên bằng không. Như vậy, chất gây ô nhiễm có<br /> thể tăng đến những mức ngưỡng này mà không làm cho các mức thiệt hại tăng lên chút<br /> nào. Như ta sẽ thấy trong các chương kế tiếp, việc giả định có hay không một mức ngưỡng<br /> trong hàm thiệt hại của một số chất ô nhiễm nào đó có ảnh hưởng quan trọng đối với chính<br /> sách kiểm soát môi trường trong thực tế. Đã có rất nhiều lý lẽ hùng hồn bảo vệ việc hàm<br /> thiệt hại cho một loại chất ô nhiễm nào đó có hay không có các mức ngưỡng.<br /> <br /> Hàm thiệt hại biên: Các đặc tính<br /> Hàm thiệt hại biên là yếu tố chủ yếu trong các phân tích chính sách chuẩn tắc. Phần này sẽ<br /> khảo sát các đặc tính của hàm thiệt hại biên. Mặc dù có thể phân tích hàm thiệt hại theo<br /> lượng phát thải hoặc theo mức độ tích tụ, chúng ta sẽ sử dụng hàm theo lượng phát thải vì<br /> sẽ dễ thiết lập các chính sách kiểm soát ô nhiễm hơn khi nhận dạng được nguồn phát thải.<br /> Trong khi hình 5-1 thể hiện các hàm thiệt hại biên phi tuyến, trong phần còn lại của<br /> chương này và các chương tiếp theo, chúng ta sẽ sử dụng hàm thiệt hại tuyến tính để dễ<br /> <br /> Barry Field & Nancy Olewiler<br /> <br /> 4<br /> <br /> dàng tính toán minh họa. Hình 5-2 thể hiện hai hàm thiệt hại biên có lượng phát thải ở trục<br /> hoành theo đơn vị phát thải trên mỗi đơn vị thời gian. Để đơn giản việc phân tích chúng ta<br /> có 2 giả thiết:<br /> <br /> <br /> Chất ô nhiễm là đơn chất, không tích tụ và được phân bổ đều.<br /> <br /> <br /> <br /> Không có mức ngưỡng, nghĩa là mỗi hàm thiệt hại biên đều xuất phát từ gốc tọa độ.<br /> <br /> Chúng ta sẽ thay đổi các giả thiết này trong mục 4 và 5. Trong khi đọc phần này, hãy nghĩ<br /> kết quả của chúng ta sẽ thay đổi như thế nào nếu chất thải là không tích lũy hoặc không có<br /> ngưỡng.<br /> Hàm thiệt hại biên được ký hiệu là MD và mức phát thải là E, được mô tả bằng các hàm số<br /> sau:<br /> MD1 = 0.4E<br /> MD2 = 0.6E<br /> Đầu tiên xem xét hàm MD1. Một đặc tính chủ yếu của hàm này là mối quan hệ giữa thiệt<br /> hại biên và tổng thiệt hại.<br /> Chiều cao của đường thiệt hại biên thể hiện tổng thiệt hại biến đổi bao nhiêu<br /> nếu lượng phát thải thay đổi một mức nhỏ.<br /> Khi mức phát thải là E1 = 30, thiệt hại biên là $12. Nếu mức phát thải tăng 1 tấn, từ 30 lên<br /> 31 tấn, thiệt hại cho người tiếp xúc với lượng phát thải này tăng $12; tương tự, nếu lượng<br /> chất thải giảm một lượng nhỏ, tổng thiệt hại sẽ giảm $12. Bởi vì chiều cao của đường MD,<br /> đo trên trục tung y, đo lường mức thiệt hại biên, diện tích dưới đường này giới hạn bởi tung<br /> độ gốc và mức phát thải thể hiện tổng thiệt hại của mức chất thải này. Trong trường hợp<br /> đường thiệt hại biên MD1 và mức phát thải 30 tấn, tổng thiệt hại là diện tích b, là một tam<br /> giác có diện tích $180 (30 $12). Tại mức phát thải 30 tấn, thiệt hại biên của MD2 là $18 và<br /> tổng thiệt hại là diện tích (a+b) = $270. Do đó:<br /> Tổng thiệt hại của một mức phát thải cho trước là diện tích dưới đường MD<br /> giới hạn từ gốc 0 đến mức phát thải đó.<br /> <br /> Barry Field & Nancy Olewiler<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2