Luận án Thạc sĩ Văn học: Cảm hứng nhân đạo trong thơ trữ tình của Xuân Diệu
lượt xem 14
download
Luận án Thạc sĩ Văn học: Cảm hứng nhân đạo trong thơ trữ tình của Xuân Diệu giới thiệu tới các bạn những đặc điểm chính của cảm hứng nhân đạo trong thơ trữ tình của Xuân Diệu; sự vận động của cảm hứng nhân đạo trong thơ trữ tình của Xuân Diệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Thạc sĩ Văn học: Cảm hứng nhân đạo trong thơ trữ tình của Xuân Diệu
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM NGỌC HÙNG CẢM HỨNG NHÂN ĐẠO TRONG THƠ TRỮ TÌNH CỦA XUÂN DIỆU LUẬN ÁN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh 2000
- MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................3 DẪN NHẬP ...............................................................................................................4 1/ MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI: ...................................................................... 4 2/ LỊCH SỬ ĐỀ TÀI. ..................................................................................................... 4 3/PHẠM VI ĐỀ TÀI: ................................................................................................... 10 4/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .......................................................................... 10 5/ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN................................................................................... 11 6/ CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN DẪN NHẬP. ............................................................. 11 CHƯƠNG 1: Những đặc điểm chính của cảm hứng nhân đạo trong thơ trữ tình của Xuân Diệu. ...............................................................................................13 1.1.Cảm hứng nhân đạo của Xuân Diệu trước yêu cầu giải phóng cá nhân. .......... 13 1.2.Cảm hứng nhân đạo của Xuân Diệu trước nhu cầu hưởng thụ và phát triển những khát vọng chính đáng của con người. ............................................................. 27 CHƯƠNG 2: Sự vận động của cảm hứng nhân đạo trong thơ trữ tình của Xuân Diệu. ..............................................................................................................49 2.1.Sự mở rộng của cảm hứng nhân đạo trong thơ trữ tình Xuân Diệu. ................. 49 2.2.Sự chuyển đổi trong cảm hứng nhân đạo của thơ trữ tình Xuân Diệu .............. 73 KẾT LUẬN .............................................................................................................93 THƯ MỤC THAM KHẢO ...................................................................................99
- DẪN NHẬP 1/ MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI: Xuân Diệu là một tác giả tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại thế kỷ XX, là đại biểu không chỉ xuất sắc của phong trào thơ mới 1932 - 1945 mà còn là một trong những nhà thơ hàng đầu của thơ ca Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945 Thơ Xuân Diệu đã được tuyển chọn vào chương trình môn văn bậc Trung học Cơ sở và Phổ thông Trung học. Đặc biệt trong chương trình Văn học Việt Nam hiện đại ở Đại học và Cao đẳng, Xuân Diệu được đưa vào với tư cách là một tác giả lớn. Xuân Diệu là một hiện tượng phong phú và đa dạng, không chỉ phong phú đa dạng về loại thể sáng tác, về đề tài phản ánh mà còn về bút pháp nghệ thuật. Vì vậy "hiện tượng Xuân Diệu" đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà phê bình văn học và cả các thầy cô giáo. Đề tài của chúng tôi nhằm mục đích tìm hiểu cảm hứng nhân đạo trong thơ trữ tình của Xuân Diệu, xuyên suốt cả thời gian gần nửa thế kỷ sáng tác của ông, để vừa thấy tính chất thống nhất, vừa thấy được sự vận động chuyển đổi của một hiện tượng văn học. Nghiên cứu đề tài này giúp cho việc giảng dạy thơ Xuân Diệu ở trường Đại học, Cao Đẳng và trường phổ thông ngày càng được tốt hơn. 2/ LỊCH SỬ ĐỀ TÀI. Xuân Diệu một nhà thơ lớn có vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong cả cuộc đời cầm bút của mình, Xuân Diệu đã để lại cho đời một di sản văn học phong phú và đa dạng với nhiều thể loại khác nhau : Thơ, văn xuôi, phê bình, dịch thuật v.v...Nhưng thơ ca chiếm một vị trí quan ương, đặc biệt là thơ trữ tình. Các tác phẩm thơ trữ tình của Xuân Diệu được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích và trân trọng, nhiều bài thơ được đưa vào trong nhà trường cấp 2 và cấp 3.
- Từ trước đến nay việc nghiên cứu và tìm hiểu về thơ Xuân Diệu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. • Trước năm 1945. Ngay từ khi mới xuất hiện ưên thi đàn, Xuân Diệu đã lọt vào "mắt xanh" của những người có tên tuổi và uy tín trong giới văn sĩ. Dù cách nhìn nhận và đánh giá của tác giả về Xuân Diệu có những điểm này, điểm khác không giống nhau, nhưng nhìn chung các bài viết đều thống nhất đánh giá cao đóng góp và vị trí hàng đầu của Xuân Diệu trong phong trào thơ mới. Trên báo Ngày nay số 46, Thế Lữ - người đi đầu tiên của phong trào thơ mới đã có nhận xét chuẩn xác : "Thơ của ông không phải là "văn chương" nữa, đó là lời nói, là tiếng reo vui hay năn nỉ, là sự chân thành cảm xúc, hoặc là những tình ý rạo rực biến lẫn trong những thanh âm... Xuân Diệu, nhà thi sĩ của tuổi xuân, của lòng yêu và của ánh sáng" (52). Hoài Thanh trong Thi Nhân Việt Nam đã xếp Xuân Diệu vào vị trí chủ chốt và khẳng định : "Cái náo nức xôn xao của Xuân Diệu cũng là cái náo nức xôn xao của thanh niên Việt Nam". (39,116) "Bởi Xuân Diệu đã gởi trong thơ của người lẫn với một chút hương xưa của đất nước, bao nhiêu nỗi niềm của thanh niên lúc bấy giờ". (39,116) Vũ Ngọc Phan, với lời đánh giá rất trân trọng trong cuốn Nhà văn hiện đại: " Xuân Diệu là người đem đến cho thơ ca Việt Nam nhiều cái mới nhất", "Bây giờ người ta hiểu Xuân Diệu. Người ta thấy Xuân Diệu đằm thắm, nồng nàn nhất trong các nhà thơ mới. cả ý lẫn lời đều thiết tha, làm nhiều người thanh niên ngây ngất" (34,715) Dương Quảng Hàm, cũng đánh giá rất cao Xuân Diệu, theo ông, thơ Xuân Diệu là thơ của "một tâm hồn đầy thơ mộng", "khao khát yêu thương", chứa chan tình cảm lãng mạn". (8,441) • Sau năm 1945. Sau cách mạng tháng Tám có thời kỳ do những hoàn cảnh xã hội nhất định, thơ ca lãng mạn ít được nghiên cứu rộng rãi, thậm chí có lúc còn bị phê phán, kết tội. Thơ trước
- cách mạng của Xuân Diệu không nằm ngoài tình cảnh chung đó. Có những thời điểm nhiều nhà thơ lãng mạn kể cả Xuân Diệu phải tự phủ nhận mình. Do vậy, thơ mới nói chung, thơ Xuân Diệu nói riêng nếu có được tìm hiểu, đề cập đến cũng chỉ trong các công ưình có tính chất học thuật như các bộ lịch sử văn học, các giáo trình đại học, các bài nghiên cứu, các chuyên luận khoa học... Trong bộ giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam của ĐHSP, giai đoạn 1930-1945 được viết trong tập V, trong cuốn sách này, Nguyễn Hoành Khung đã phân tích những đặc điểm chung của thơ Xuân Diệu như: "Sức hấp dẫn của thơ Xuân Diệu ưước hết là ở chủ nghía ái tình" (23,124 ) "Thơ Xuân Diệu mang cái buồn vô cớ, tâm trạng cô đơn trong thơ Xuân Diệu đã trở thành một cảm giác nhục thể, rất trực tiếp, thấm thìa." (23,127) Trong cuốn "Sơ thảo LSVHVN 1930-1945" của Viện văn học, NXB văn học Hà Nội 1946, Xuân Diệu được nhắc đến cùng với một số nhà thơ khác. Các tác giả nhận xét : "Xuân Diệu là một tâm hồn nhạy bén và giàu mơ mộng" "có một niềm đau xót nhất định đối với cuộc sống của những người xấu số", "nhà thơ muốn sống và ham sống nhưng chưa tìm ra con đường sống sáng sủa" (51,156-157). Trong cuốn "Thơ mối những bước thăng trầm" Lê Đình Kỵ viết: " ...nhưng phải đến Thơ mới, tình yêu mới thực sự có vị trí sòng phang, và đây là một biểu hiện tích cực của văn thơ, gắn liền với sự khẳng định cá nhân (individu ), với yêu cầu được giải phóng về mặt tình cảm " (19,98). Sau đó tác giả viết tiếp về Xuân Diệu Xuân Diệu đã dồn vào các bài thơ "Vội vàng", "Giục giã" và một số bài, số đoạn thơ khác , khát vọng sống của mình . Có thể coi đó là những bài ca dâng lên cuộc sống " Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối " không phải là cứ sống xả láng, mà để đối chọi với cách sống lê thê, buồn tẻ, phí phạm hết đời người. (19, 99) Nguyễn Duy Bình, trong bài viết in trên báo Văn nghệ cũng nhận xét:"Ngay từ những ngày đầu, Xuân Diệu lao vào giữa biển người cách mạng. Anh làm thơ ca ngợi đất nước sống lại tưng bừng, mừng nhân dân được giải phóng". (2)
- "Thơ của Xuân Diệu nhanh nhẹn xuống đường, quắc mắt nảy lửa đánh vào mặt bọn bán nước. Thi sĩ nhập vào đội ngũ cách mạng một cách hăng say. Tranh đấu trở thành chiến sĩ niềm vui lớn của nhà thơ" .(2) Trong cuốn Nhà thơ Việt Nam hiện đại, Mã Giang Lân khi viết về thơ Xuân Diệu đã nhận xét thơ Xuân Diệu là niềm say sưa khát khao cuộc sống, là tâm hồn nồng nhiệt với tình yêu : "làm sao sống được mà không yêu. Không nhớ không thương một kẻ nào?". Sống và yêu, đều sôi nổi như muốn thoát ra ngoài nếp sống buồn tẻ hằng ngày. Không trốn lên thiên đàng "mãi mãi ở vườn trần". (21,99) Đi theo chặng đường thơ Xuân Diệu, Mã Giang Lân nhận xét tiếp " Đất nước được giải phóng, cách mạng đem lại cho Xuân Diệu cái đích của cuộc sống, hướng sáng tác của anh (Xuân Diệu-PNH) vào mục tiếu phục vụ nhân dân. Anh say sưa cảm nhận cuộc sống với một nguồn thơ mới yêu đời ".(21,100) Phần cuối bài viết Mã Giang Lân khái quát những sáng tác của Xuân Diêu : " Xuân Diệu có tiếng nói xuyên suốt cả thời kỳ sáng tác, đó là tiếng nói sôi nổi tha thiết một cách bộc trực, trẻ trung, một năng lực cảm thụ tinh tế, dồi dào ".(21,118) Trong một bài viết riêng về Xuân Diệu, Lê Đình Kỵ cho rằng: " những bài thơ có tên "Dâng , Mời yêu, Lạc quan, Nụ cười xuân, Xuân không mùa...". Thơ này không thì thầm không cốt thâm trầm, mà thích kêu to, nói lớn, vì nó chân tình tha thiết, say đắm nên không ai thấy đôi khi nó cũng khá ào ạt ". (19, 232) Sau đó Lê Đình Kỵ viết tiếp : "Khát vọng giao cảm, yêu thương có một đối tượng chắc chắn hơn là thiên nhiên. Với tình yêu, với thiên nhiên Xuân Diệu đều thiết tha say đắm như nhau. Ngôn ngữ dành cho thiên nhiên, ngôn ngữ của thiên nhiên cũng là ngôn ngữ của tình yêu". (19,234) Phan Cự Đệ trong phần "Nỗi niềm riêng chung" tác giả cho rằng, " Nhà thơ - (Xuân Diệu- PNH) nhắc đến những giọt lệ đau buồn ngày xưa, lúc ấy "Kho của cải" của người thi sĩ "chỉ còn lại hàng lệ ngọc" và "khóc là ngôn ngữ để tỏ yêu đương" Bấy giờ nhà thơ cũng bị xúc động tràn trề. Nhưng không phải là giọt lệ tê tái, bùi ngùi của ngày
- xưa mà là giọt lệ bắt nguồn từ bao la vĩ đại, từ nghĩa lớn của nhân quần sông núi", "chan chứa tình người". (43,218) Nguyễn Đăng Mạnh trong phần cuối của bài: Xuân Diệu khát khao giao cảm với đời đã viết : "không có sự giao cảm giữa những con người thì cuộc đời chỉ là sa mạc, chỉ là hư vô. Nào ở đâu, ở đâu, có ai còn chưa biết sự có mặt của Xuân Diệu trên đời này với trái tim tha thiết yêu đương? Câu hỏi đó không ngừng thôi thúc nhà thơ". (43,130) Lý Hoài Thu ương bài : "Nỗi buồn và sự cô đơn trong thơ Xuân Diệu nhận xét : Xuân Diệu bước vào thế giới tình yêu là đã mang theo trái tim nhân hậu : rất mực chân thành vị tha. Đây là một phẩm chất đặc biệt cao qui của vị "Hoàng đế tình yêu" này. Dầu tình yêu đã cướp đi của ông rất nhiều niềm vui sôi nổi và trả lại cho ông sự đau khổ triền miên nhưng không vì thế mà ông coi khinh căm ghét". (43,302) Lưu Khánh Thơ trong bài : "Nghệ thuật cấu tứ trong thơ tình Xuân Diệu, cũng nhận xét: “Trong tất cả các nhà thơ hiện đại, có lẽ Xuân Diệu là người đưa lại cho ta nhiều hơn cả một nhận thức về tình yêu không phải trong cô đơn và khoảng cách mà còn là trong bù đắp và mất mát, trong hạnh phúc và khổ đau, bởi lẽ trước hết, ông là thi sĩ số một của tình yêu người tràn đầy niềm khao khát giao cảm với đời, cả tinh thần và vật chất”.(43,309) Nguyễn Xuân Sanh khi nghĩ về Xuân Diệu cũng nhận xét : "Tập thơ đầu của Xuân Diệu ca ngợi tình yêu và cái bơ vơ cô quạnh thoáng buồn xao xuyến của tình người, ca ngợi các không gian và thời gian man mác của mùa thu" và khẳng định Xuân Diệu là nhà thơ bảo vệ cho đến cuối đời những giá trị " nhân bản nhân văn, và trau dồi phẩm chất cao đẹp của cái đẹp con người, nhân cách cũng như trách nhiệm của nhà thơ, tác giả". (43,403) Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức trong phần viết về Xuân Diệu của cuốn Nhà văn Việt Nam 1945-1975 đã nhận xét " Cái tôi có phần riêng tư, cá nhân chủ nghĩa mất đi và dần thay thế bằng một cái tôi trữ tình chân thành, sôi nổi, đa dạng. Luôn bám sát những sự kiện chính trị, chan hoa với cuộc sống lao động và chiến đấu của quần chúng... Anh (
- Xuân Diệu - PNH) nói lên trực tiếp mạnh mẽ lòng căm giận kẻ thù và tình cảm xót xa trước cảnh đồng bào miền Nam trong những ngày còn nước sôi lửa bỏng ". ( 7 - 600) Đi theo chặng đường thơ của Xuân Diệu, các tác giả Phan Cự Đệ và Hà Minh Đức nhận xét tiếp : " Ngày nay những nhân vật trữ tình trong thơ anh đông vui, giàu khích lệ, luôn tạo được sự chia sẻ, chan hòa với cái tôi trữ tình của nhà thơ. Phần lớn họ là những con người có thực ngoài đời đang lao động và chiến đấu trên nhiều trận tuyến. (7, 600) Một nhà nghiên cứu nước ngoài trong một bài báo năm 1985 đã nhận xét về Xuân Diệu: "Nhà thơ, nhà văn, nhà báo Xuân Diệu căm phẫn tố cáo chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa khủng bố quốc tế, nạn diệt chủng, những hành động dã man của bọn quân phiệt trên hành tinh của chúng ta". (43,445) Với tựa đề: Một nhà thơ lớn đã đi xa, một tác giả Pháp Mirây Găngxen nhận xét: "Người ta bảo Xuân Diệu là nhà thơ của tình yêu. Làn tóc anh đen, mềm, đôi mắt anh đen nhánh, giọng nói anh ấm áp và trầm bỗng. Lứa đôi tìm kiếm người thương ở trung tâm thơ ca của anh", "Tình thương mênh mông cảm xúc luôn mới mẻ, anh mang trong lòng nỗi đau thương của bà mẹ bị vùi dập do lễ giáo phong kiến" và đi đến khẳng định : "anh nói về phụ nữ bằng trái tim trẻ thơ, quí trọng vô cùng và thương yêu dịu dàng". (43,447) Điểm qua những bài viết và những công trình nghiên cứu về Xuân Diệu, có thể nhận xét một cách khái quát là việc nghiên cứu về cảm hứng nhân đạo trong thơ Xuân Diệu đã được các tác giả đề cập đến ở góc độ này, ở bình diện kia. Tuy nhiên vì các bài viết và các công trình nghiên cứu này tập trung giải quyết các vấn đề theo hướng khác. Do vậy vấn đề về cảm hứng nhân đạo chưa được đặt ra như một nội dung có tính chất riêng, hệ thống. Luận án của chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra một cách nhìn xuyên suốt, tương đối có hệ thống về cảm hứng nhân đạo trong thơ trữ tình Xuân Diệu ở cả hai giai đoạn, hai thời kỳ sáng tác. Những ý kiến, những nội dung quí báu của các công trình đã nghiên cứu về Xuân Diệu sẽ được tiếp thu, kế thừa.
- 3/PHẠM VI ĐỀ TÀI: Sáng tác của Xuân Diệu phong phú về nội dung và đa dạng về thể loại . Cái nhìn bao trùm khắp các thể loại sẽ giúp ta nhận rõ được chân dung Xuân Diệu. Với ngót năm mươi năm hoạt động văn chương, Xuân Diệu đã để lại gần năm mươi tác phẩm thơ, truyện, trường ca, phê bình, dịch thuật... Song phần thơ của Xuân Diệu luôn được xem là bộ phận quan trọng nhất để tìm hiểu đánh giá những gì thuộc về bản sắc , phong cách cốt lõi của Xuân Diệu. Hơn thế nưa, nhắc đến Xuân Diệu là người ta nghĩ ngay đến ông chúa thơ tình của Việt Nam . Phần thơ trong giới hạn của đề tài này, chúng tôi sẽ khảo sát qua thơ trữ tình. Tuy nhiên phần truyện ngắn của Xuân Diệu như:"Tỏa Nhị Kiều", “Phấn thông vàng”, với những tương quan về nội dung, về cảm hứng với đề tài này cũng được nhắc đến với ý nghía tham khảo và so sánh. 4/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Khi đặt vấn đề nghiên cứu cảm hứng nhân đạo trong thơ trữ tình của Xuân Diệu, chúng tôi nhận thức rằng: Xuân Diệu là một nhà thơ lớn với số lượng tác phẩm nhiều và phong phú, đa dạng về nhiều phương diện. Hơn nưã, quá trình sáng tác của Xuân Diệu kéo dài gần nửa thế kỷ với những biến chuyển thay đổi của hoàn cảnh xã hội. Việc tìm hiểu cảm hứng nhân đạo xuyên suốt cả đời thơ của ông, là khó khăn phức tạp. Luận án sử dụng các phương pháp : -Phương pháp hệ thống: Hệ thống trong việc sử dụng tư liệu dẫn chứng thơ trữ tình của Xuân Diệu . Phương pháp này khai triển ở cả chương I và chương II của luận án. -Phương pháp biến sinh lịch sử: Triển khai chủ yếu ở chương I. - Phương pháp so sánh: Luận án so sánh giữa tác giả Xuân Diệu với các tác giả khác có thể cùng thời, khác thời (đồng đại, lịch đại), cả trong nước và ngoài nước. Phương pháp này triển khai ở cả chương I và chương II. Đặc biệt, ở chương II luận án trong khi phân tích tổng hợp đã kép hợp với so sánh, đối chiếu ngay trong nội dung
- thơ trữ tình của Xuân Diệu để thấy sự chuyển đổi, mở rộng, tập trung của cảm hứng nhân đạo. Ngoài ra luận án còn sử dụng các thủ pháp khác như vừa lựa chọn vừa kết hợp phân tích, tổng hợp để giúp cho việc tìm và hiểu đúng những nội dung chính của cảm hứng nhân đạo trong thơ trữ tình của Xuân Diệu. 5/ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN. Luận án cố gắng đưa ra một hướng lý giải, tổng hợp, đánh giá về đặc điểm chính của cảm hứng nhân đạo trong thơ trữ tình Xuân Diệu về hai nội dung lớn: 1/ Trước yêu cầu giải phóng cá nhân và nhu cầu hưởng thụ, phát triển những khát vọng chính đáng của con người. 2/ Sự vận động của cảm hứng nhân đạo qua các khía cạnh cụ thể là mở rộng và chuyển hóa. Qua những đặc điểm chính về cảm hứng nhân đạo, khẳng định tình cảm, tư tưởng đối với con người, đối với nhân dân, đất nước của Xuân Diệu. 6/ CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN DẪN NHẬP. 1. Mục đích ý nghĩa của đề tài 2.Lịch sử nghiên cứu đề tài 3.Phạm vi đề tài 4.Phương pháp nghiên cứu 5.Những đóng góp của luận án 6.Cấu trúc của luận án.
- NỘI DUNG: CHƯƠNG MỘT Những đặc điểm chính của cảm hứng nhân đạo trong thơ trữ tình của Xuân Diệu. 1/ Cảm hứng nhân đạo của Xuân Diệu trước yêu cầu giải phóng cá nhân. 2/ Cảm hứng nhân đạo của Xuân Diệu trước nhu cầu hưởng thụ và phát triển những khát vọng chính đáng của con người. CHƯƠNG HAI Sự vận động của cảm hứng nhân đạo trong thơ trữ tình Xuân Diệu. 1/ Sự mở rộng và tập trung của cảm hứng nhân đạo. 2/ Sự vận động chuyển hóa của cảm hứng nhân đạo. KẾT LUẬN. THƯ MỤC THAM KHẢO.
- CHƯƠNG 1: Những đặc điểm chính của cảm hứng nhân đạo trong thơ trữ tình của Xuân Diệu. 1.1.Cảm hứng nhân đạo của Xuân Diệu trước yêu cầu giải phóng cá nhân. Văn học Việt Nam thời trung đại do ảnh hưởng của tinh thần phi ngã của Nho giáo và Phật giáo nên nhìn chung cái "tôi" chưa có mặt. Riêng ở thời Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, ít nhiều cái "tôi" đã xuất hiện nhưng sau đó lại chìm đi vì những lý do chủ quan và khách quan. Đến nửa đầu thế kỷ XX thì có sự thay đổi. Mặc dù cả dân tộc còn bị trói buộc trong vòng nô lệ nhưng xã hội đã xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, lại thêm có ảnh hưởng tư tưởng văn hóa tư sản từ bên ngoài vào thì cái "tôi" tất yếu có điều kiện trỗi dậy. Nó vừa là đối tượng phản ánh tự giác của văn học vừa là động lực quan trọng của tiến bộ lịch sử. Cái "tôi" cá nhân với ý nghĩa chân chính phải là động lực sáng tạo lớn lao không chỉ trong nghệ thuật mà còn trong cuộc sống con người nói chung. Ra đời trong hoàn cảnh xã hội như vậy, phong trào thơ lãng mạn 1932 - 1945 đã làm được những việc mà trước đó văn học nước nhà chưa quan tâm :"Các nhà thơ mới đã có những đóng góp to lớn cho văn học dân tộc trong việc phát hiện ra cái tôi và làm cho nó bộc lộ ra hết sự phong phú, phức tạp, hấp dẫn của một cái tôi bản thể, cái tôi con người, cái tôi với tư cách là một đối tượng nhận thức và phản ánh của thơ ca như một giai đoạn phát triển của ý thức văn học, một khâu trong suốt cả tiến trình mà chỉ trong những điều kiện xã hội, lịch sử, văn hóa cụ thể mới xuất hiện như một tai yếu lịch sử". (24,162) Là một nhà thơ của thời đại, là một thành viên xuất sắc của phong trào Thơ mới, Xuân Diệu chịu ảnh hưởng sâu sắc của cách nhìn ấy. Đó là cái nhìn đề cao con người cá nhân, giải phóng cá nhân. Đây cũng là một đặc điểm chính trong cảm hứng nhân đạo của thơ Xuân Diệu trước cách mạng. Tất nhiên, nét cảm hứng này không phải chỉ có ở riêng Xuân Diệu mà có trong cảm hứng của hầu hết các nhà thơ của phong trào Thơ mới này. Thơ mới đã đề cao cái tôi như một đối tượng khám phá của nghệ thuật. Một trong những
- đặc điểm quan trọng của thơ mới là quan niệm về con người đã thay đổi "Cảm hứng sáng tạo gắn liền với cá nhân tự ý thức, tự khẳng định đưa đến một bước ngoặc quyết định trong lịch sử thơ ca Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại. Thơ mới là thơ của cái tôi". (19,46) Nhiều nhà nghiên cứu phê bình khác cùng với Hoài Thanh cũng từng cho rằng phân biệt giữa thơ cũ và thơ mới chỉ qui về hai chữ "ta" và "tôi", trong thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh khẳng định: "Ngày thứ nhất ai biết đích xác ngày nào - chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực bỡ ngỡ. Nó lạc loài nơi đất khách. Bởi nó mang theo quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: quan niệm cá nhân. Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân. Chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, các bản sắc cá nhân chìm đắm ương gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả". (9,52) Thật vậy, trong thơ Việt Nam thời trung đại, con người cá nhân, cá thể chưa có mà chìm lẫn vào vũ trụ, sống, chết, tồn tại đều được suy ngẫm, chiêm nghiệm trong quan niệm hòa nhập với vũ trụ. Đến thơ mới, đặc biệt là Xuân Diệu, ý thức về con người cá nhân, cảm hứng nhân đạo trước yêu cầu giải phóng cá nhân phát ưiển hơn bao giờ hết. Đúng như một ý kiến đã nhận xét: "Từ 1936 thơ mới ngày đi sâu vào cái tôi. Lối diễn đạt cũng tinh tế sâu sắc hơn. Người ta chịu ảnh hưởng của Baudelaire, Vevlaine.., nhiều hơn Chateaubriand, Lamartine. Người đầu tiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của Baudelaire là Xuân Diệu". (6,190) Tuy chịu ảnh hưởng của Baudelaire nhưng Xuân Diệu không đi sâu về cái tôi cực đoan như Baudelaire mà mở rộng cái tôi của mình với đời. Nghĩ cùng thiên hạ đau bao thuở Thương vấn làm chi nên tự thương Kẻ đi đày Và nhà thơ cũng sớm làm quen với cái chết tất yếu của con người bình thường, tình thương vẫn còn mãi với hồn ông:
- Tháng năm qua chôn lấp mộ hoang tàn Hoà với đất mình lôi thôi đã chết Nhưng hương hồn còn luyến ở không gian Tình mai sau Chính vì Xuân Diệu tâm huyết với đời, vì có tấm lòng yêu thương bao la mà các thế hệ sau này càng hiểu vì sao nhà thơ sớm đi theo cách mạng, hòa mình vào cuộc sống chung của dân tộc, gắn bó máu thịt với nhân dân. Đối với Xuân Diệu, con người đang sống đang hiện hữu là một tiểu vũ trụ tồn tại trong đại vũ trụ của thiên nhiên, chứ không lẫn vào thiên nhiên, lẫn vào cỏ cây sông núi như quan niệm trước đây. Con người trong thơ Xuân Diệu ý thức đầy đủ về sự tồn tại của mình: Ta đứng đây vĩnh viễn giữa mùa đông Tuyết trên đầu vĩnh viễn choá từng không Trán vĩnh viễn nặng mai sầu trái đất. Ta là một, là riêng, là thứ nhất, Không có chi bè bạn nổi cùng ta Bởi ghen trời, ta ngạo nghễ xông pha. Hy Mã Lạp Sơn Hoặc: Chân nổi gió cứ mặt trời thẳng đến, Quên lắng nghe bờ bụi tỉ tê nhau. Và Ta mang hồn trèo lên những đỉnh cao Để hóng gió của ngàn phương gửi tới
- Mênh mông Cũng chính "Xuân Diệu trong một bài viết của mình đã nhắc lại ý một nhà thơ nước ngoài là có rất nhiều nam nữ thanh niên rất ham đọc thơ ông bởi nhà thơ đã nói hộ họ cái "rạo rực băn khoăn" của thời một thời tuổi trẻ, một cái tôi cá nhân được biểu hiện ra bằng niềm vui, bằng ước mơ, khát vọng".(24,165) Đối với Xuân Diệu con người không những là tiêu vũ trụ tồn tại trong đại vũ trụ mà con người còn là trung tâm của vũ trụ, của thế giới tự nhiên. Do vậy, trong văn học trước đây, thế giới tự nhiên được xem là chuẩn mực cho con người. Văn học muốn khắc họa cái dép của con người phải lấy nét đẹp của tự nhiên làm kiểu mẫu, làm thước đo. Thì bây giờ Xuân Diệu đảo ngược trở lại, trong con mắt thẩm mỹ của ông con người thành chuẩn mực cho thế giới: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa Vội vàng Lá liễu dài như một nét mi Nhị hồ Xuân Diệu là một thi sĩ của tình yêu. Cho nên thi sĩ thường nhìn thiên nhiên qua cái đẹp của người thiếu nữ. Cách nhìn này cũng có trong thơ Hàn Mạc Tử, nhưng làm cho người đọc dễ ngợp bởi trăng bị biến thành người con gái lả lời .'"Trăng nằm sống soài trên cành liễu. Đợi gió đông về để lả lơi", " Ô kia bóng nguyệt trần truồng tắm" (Hàn Mạc Tử). Xuân Diệu viết bạo nhưng đời hơn: Hơi gió thổi như ngực người yêu đến Tình mai sau Một lần nữa, Xuân Diệu đã khẳng định rõ ràng chân lý mà cha ông đã đúc kết: "Người ta là hoa của đất". Trong vũ trụ có bộ ba tam tài thì con người là yếu tố trung tâm, con người là đẹp nhất và phụ nữ là giai nhân, là đẹp hơn hết. Đối với Xuân Diệu nét đẹp
- kỳ diệu, hình hài hấp dẫn của con người mà tạo hóa ban cho lại kết tinh ở phía các cô gái. Đề cao con người cá nhân trong sáng tạo nghệ thuật, thế giới thơ Xuân Diệu đầy "thanh sắc trần gian". Từ quan niệm thẩm mỹ, từ cá tính sáng tạo đó, con người có mặt trong thơ Xuân Diệu là những con người có ý thức rõ rệt về mình, ý thức đến độ nghênh ngàng ngạo nghễ: Lòng rộng quá chẳng chẳng chịu khung nào hết Chân tự do đạp phăng cả hàng rào Mênh mông Đó là con người khao khát sống, không lùi bước trước gian nguy thử thách của cuộc đời để tận hưởng những lý thú của cuộc sống. Đối với Xuân Diệu cảm hứng nhân đạo trong việc giải phóng cá nhân là phải thỏa mãn tối đa những nhu cầu của cuộc sống vật chất, của những tình cảm, cảm giác phức tạp, mãnh liệt của cái tôi. Thơ Xuân Diệu toát lên một nhu cầu mãnh liệt được cảm thông. Con người rất có ý thức về bản ngã ấy không viết về cái tôi khép kín chỉ biết có mình mà quan tâm đến cái tôi rộng mở với cuộc đời. Cái tôi ấy cần "Phơi trải" cần "Trình bày". Nhà thơ như cây thông đem cho đời những Phấn thông vàng và Gửi hương của lòng mình cho gió khắp bốn phương, mong mỏi đến với những tâm hồn đồng cảm của đời, chứ không phải một thế giới mông lung của vũ trụ với mây,gió, ữăng, hoa, tuyết, núi, sông. Đó là sự sống của thế giới "mới bắt đầu mơn mởn" của "má kề bên gối sánh" của: Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng Cho chếnh chóng mùi thơm cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi
- Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi Vội vàng Bao nhiêu cảnh đẹp của thiên nhiên vũ trụ mà các nhà thơ xưa chỉ "chiêm ngưỡng" thì bây giờ Xuân Diệu đến thật gần để mà tận hưởng các thế giới trần gian của mình. Với vầng trăng" các thi nhân xưa chỉ biết ngắm để mà than thở: Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi Trần thế em nay chán nữa rồi Cung quế đã ai ngồi đó chửa? Cành đa xin chị nhăc lên chơi Muốn làm thằng cuội - Tản Đà Còn Xuân Diệu nhìn trăng trong sự so sánh với nét đẹp của con người: Trăng vú mộng đã muôn đời thi sĩ Gió giơ hai tay mơn trớn vẻ tròn đầy Ca tụng Thế giới tự nhiên trong thơ Xuân Diệu do đó cũng mang đậm chất sống của cuộc đời, của con người. Cảm hứng nhân đạo của thơ trữ tình Xuân Diệu trước cách mạng còn được thể hiện ở việc đấu tranh cho quyền tự do của chủ thể sáng tạo. Thơ lãng mạn của Xuân Diệu cùng với Thế Lữ, Huy Thông, Huy Cận, Hàn Mạc Tử đã khẳng định cái tôi như một bản lĩnh tích cực ương cuộc sống, như một chủ thể sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật. Xuân Diệu là người đầu tiên khẳng định cái tôi cá thể hóa trong cảm thụ thế giới và thiên nhiên. Đây là hình ảnh con cò của Vương Bột: Lạc hà dữ cô lô tề phi Thu thuỷ công trường thiên nhất sắc
- Vương Bột Lặng lẽ bay ! Bay trong bầu thời mênh mông như muốn hòa tan vào thế giới vĩnh cửu, thế giới phi ngã. Còn con cò của Xuân Diệu nửa như muốn bay lên cao hơn, nhanh hơn, nửa như không muốn. Nó mang cái xôn xao khó hiểu kiểu Xuân Diệu: Mây biếc về đâu bay gấp gấp Con cò trên ruộng cánh phân vân Thơ Duyên Đúng như nhà phê bình Hoài Thanh đã nhận xét:"Từ con cò của Vương Bột đến con cò của Xuân Diệu có sự cách biệt của hơn một ngàn năm và của hai thế giới". (39,117) Từ góc độ này sẽ dẫn tới sự thay đôi về hình thức thơ ca và cảm hứng trong sáng tác. Một sự thay đổi có thể ví với một cuộc cách mạng và đây là một đóng góp chưa từng có cho sự phát triển mang tính đột biến của văn học. Suy cho cùng sự phát triển này có nguồn gốc từ quan niệm hướng tới con người, là khát vọng trả lại cho văn học ý nghĩa nhân bản của nó. Trong việc trở về với cái tôi của thơ mới nói chung và thơ Xuân Diệu nói riêng nó còn chứng tỏ sự gặp gỡ giao hòa của văn học dân tộc với văn học nhân loại mà trước hết là văn học Trung Quốc. Thiên nhiên trong thơ Đường là một thiên nhiên chung chung mang tính chất vĩnh cửu với thời gian. Thiên nhiên trong thơ mới lãng mạn nói chung và thơ Xuân Diệu nói riêng là một thiên nhiên được cảm thụ qua cái tôi cá thể hóa. Thế giới của thơ Đường là thế giới của cái ta, của cộng đồng, của chung. Trong thơ Đường người đọc có thể gặp các kiểu trăng: Sáng ngắm gương buồn thay mái tuyết Đêm ngâm thơ thấy lạnh trăng ngà Vô đề - Lý Thượng Ẩn đến vầng trăng chung chung vĩnh cửu: Ngoài kia trăng chiếu bên sông thuở nào
- Cuộc nhân thế trải bao kim cổ Trăng vẫn sáng tỏ xưa nay Nào người trăng chiếu là ai? Ngoài kia trăng chiếu sông dài chảy xuôi Xuân giang hoa nguyệt dạ - Trương Nhược Hư Hoặc trong thơ thời Lý Trần ở Việt Nam cũng có những vầng trăng có "ánh sáng diệu kỳ bừng chiếu giữa tâm linh vừa tĩnh lặng vô bờ mà cũng vừa chấn động cả vũ trụ cái động lớn lao không âm hưởng chỉ người trong cuộc mới nghe thấy. Động và tĩnh đã hòa nhập làm một, cái này cũng là cái kia không còn phân biệt". (48,140) Còn trong thơ mới, nhất là trong thơ Xuân Diệu thì chỉ có vầng trăng cá thể hóa kiểu: Anh bồi hồi sung sướng Hiểu tình em vẫn đấy Vẫn nhớ trăng hò hẹn Vẫn một vầng đắm say Trăng sáng Ở bình diện này Hàn Mạc Tử cũng có những điểm giống Xuân Diệu. Trong thơ Hàn Mạc Tử trăng sao cũng là chúa tể của hồn thơ: Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt Như đón tình xa một ý thơ Hàn Mạc Tử Trăng trong thơ Hàn Mạc Tử là không gian tràn đầy ánh sáng và mộng ước. Trăng là người bạn tri âm giúp cho thi sĩ vượt qua nỗi đau riêng vươn tới cái kỳ vĩ, vĩnh hằng của vũ trụ, vươn tới khát vọng sống của con người.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học tâm lý: Nhận thức về các vấn đề giới tính của sinh viên Cao đẳng Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
113 p | 222 | 49
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Bính
135 p | 372 | 48
-
Luận án Thạc sĩ khoa học Ngữ văn: Bút pháp xây dựng nhân vật trí thức trong truyện ngắn Nam Cao và Lỗ Tấn
69 p | 214 | 36
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Giọng điệu thơ Chế Lan Viên
114 p | 170 | 34
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Cảm hứng nghệ thuật trong thơ Tản Đà
148 p | 113 | 30
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học tâm lý: Nhận thức và thái độ của sinh viên Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh về tệ nghiện hút trong trường học
138 p | 119 | 28
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Sự phát triển về hình thức của thể thơ thất ngôn bát cú trong thơ Nôm qua Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương và Nguyễn Khuyến
89 p | 160 | 25
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Bước đầu tìm hiểu truyện kể dân gian về các địa danh ở Nam Bộ
270 p | 125 | 20
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Vận dụng bút pháp nghệ thuật thơ Đường vào việc giảng dạy thơ Đường ở trường phổ thông
143 p | 106 | 18
-
Luận án Thạc sĩ Luật học: Định tội danh tội cướp giật tài sản trong giai đoạn điều tra từ thực tiễn thành phố Hà Nội
77 p | 25 | 17
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
118 p | 88 | 17
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại khách sạn Midtown Huế
137 p | 89 | 16
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Vấn đề giáo dục con người trong thơ văn Nguyễn Trãi
139 p | 99 | 16
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Nhà văn Tô Hoài với mảng "Truyện loài vật"
133 p | 156 | 13
-
Luận án Thạc sĩ Luật học: Quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự Việt Nam
106 p | 24 | 12
-
Luận án Thạc sĩ Văn học: Khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa của Margaret Mitchell trong tác phẩm “Cuốn theo chiều gió”
107 p | 87 | 11
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Ngô Tất Tố - Nhà báo thành tựu xuất sắc qua mảng Tạp văn - Tiểu phẩm
116 p | 97 | 8
-
Luận án Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn xuôi nghệ thuật của Nguyên Hồng trước cách mạng tháng tám
67 p | 89 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn