intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:173

13
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng)" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng công tác tuyển chọn VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng), trên cơ sở đó, xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng) và bước đầu ứng dụng, đánh giá hiệu quả các tiêu chuẩn đã xây dựng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyển chọn nói riêng và đào tạo VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO MAI THẾ LÂM XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN TUYỂN CHỌN VẬN ĐỘNG VIÊN PENCAK SILAT LỨA TUỔI 14 – 15 (NỘI DUNG ĐỐI KHÁNG) LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI – 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO MAI THẾ LÂM XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN TUYỂN CHỌN VẬN ĐỘNG VIÊN PENCAK SILAT LỨA TUỔI 14 – 15 (NỘI DUNG ĐỐI KHÁNG) Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 914 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đoàn Thao 2. TS. Nguyễn Trọng Bốn HÀ NỘI – 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Mai Thế Lâm
  4. MỤC LỤC Trang bìa Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt trong luận án Danh mục các đơn vị đo lường trong luận án Danh mục các biểu bảng, sơ đồ, hình vẽ trong luận án Phần mở đầu 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1. Cơ sở lý luận về tuyển chọn tài năng thể thao 5 1.1.1. Các khái niệm liên quan 5 1.1.2. Những khuynh hướng trong tuyển chọn tài năng thể thao 9 1.1.3. Những quy luật phát triển thành tích thể thao – cơ sở dự 12 báo thành tích của vận động viên 1.1.4. Cơ sở y sinh học của tuyển chọn tài năng thể thao 16 1.2. Đặc điểm huấn luyện vận động viên Pencak Silat 18 1.2.1. Đặc điểm môn Pencak Silat 18 1.2.2. Đặc điểm tâm lý của vận động viên Pencak Silat 22 1.2.3. Đặc điểm các tố chất thể lực cho vận động viên Pencak Silat 24 1.2.4. Đặc điểm kĩ thuật của vận động viên Pencak Silat 31 1.2.5. Đặc điểm biến đổi hình thái, chức năng của vận động viên 32 Pencak Silat 1.3. Phương pháp tuyển chọn vận động viên Pencak Silat 36 1.3.1. Các yếu tố cấu thành năng lực thể thao của vận động viên 36 Pencak Silat 1.3.2. Phương pháp tuyển chọn vận động viên Pencak Silat 39 1.3.3. Nội dung tuyển chọn vận động viên Pencak Silat lứa tuổi 40 14 - 15 1.4. Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi 14 – 15 42 1.4.1. Đặc điểm sinh lý lứa tuổi 14 – 15 42 1.4.2. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi 14 - 15 44
  5. 1.5. Các công trình nghiên cứu liên quan 47 1.5.1. Các công trình nghiên cứu về tuyển chọn thể thao ngoài nước 47 1.5.2. Các công trình nghiên cứu về đánh giá trình độ tập luyện 50 và tuyển chọn môn Pencak Silat trong nước 1.6. Nhận xét chương 1 54 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC 55 NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 55 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 55 2.1.2. Khách thể nghiên cứu 55 2.2. Phương pháp nghiên cứu 55 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 55 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm 56 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm 56 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 56 2.2.5. Phương pháp kiểm tra tâm lý 61 2.2.6. Phương pháp kiểm tra y học 63 2.2.7. Phương pháp toán học thống kê 66 2.3. Tổ chức nghiên cứu 70 2.3.1. Thời gian nghiên cứu 70 2.3.2. Phạm vi nghiên cứu 71 2.3.3. Địa điểm nghiên cứu 71 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 72 3.1. Thực trạng công tác tuyển chọn vận động viên Pencak Silat 72 lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng) 3.1.1. Thực trạng sử dụng phương pháp tuyển chọn vận động 72 viên Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng) 3.1.2. Thực trạng sử dụng các chỉ tiêu, tiêu chuẩn tuyển chọn 74 vận động viên Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng) 3.1.3. Thực trạng hiệu quả tuyển chọn vận động viên Pencak 75 Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng)
  6. 3.1.4. Bàn luận về thực trạng công tác tuyển chọn VĐV Pencak 76 Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng) 3.2. Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên Pencak Silat 81 lứa tuổi 14 – 15 ( nội dung đối kháng) 3.2.1. Lựa chọn các test, chỉ tiêu tuyển chọn nam vận động viên 81 Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng) 3.2.2. Diễn biến tăng trưởng các chỉ tiêu tuyển chọn nam vận 86 động viên Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng) 3.2.3. Xác định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tuyển chọn nam vận 87 động viên Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng) 3.2.4. Xác định tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố thành 89 phần trong tuyển chọn nam vận động viên Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng) 3.2.5. Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn nam vận động viên 92 Pencak Silat lứa tuổi 14 - 15 (nội dung đối kháng) 3.2.6. Quy trình xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn nam vận động 98 viên Pencak Silat lứa tuổi 14 - 15 (nội dung đối kháng) 3.2.7. Bàn luận về tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên Pencak 100 Silat lứa tuổi 14 – 15 ( nội dung đối kháng) 3.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả tiêu chuẩn tuyển chọn vận 110 động viên Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng) 3.3.1. Ứng dụng tiêu chuẩn tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên 110 Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng) 3.3.2. Đánh giá hiệu quả của các tiêu chuẩn đã xây dựng 110 3.3.3. Bàn luận về ứng dụng và đánh giá hiệu quả tiêu chuẩn 112 tuyển chọn vận động viên Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng) KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 117 Kết luận 117 Kiến nghị 118 Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án Tài liệu tham khảo Phụ lục
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN HA - Huyết áp HLTT - Huấn luyện thể thao. HLV - HLV. TDTT - Thể dục thể thao TĐC - Tốc độ cao TĐTL - Trình độ tập luyện TT - Thứ tự VĐV - VĐV XPC - Xuất phát cao DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬN ÁN Bit/s - Bít/giây cm - Centimet đ - Điểm l/min - Lần/phút kg - Kilôgam s - Giây mmHg - Milimét Thuỷ ngân
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ TRONG LUẬN ÁN Thể loại Số Nội dung Trang 1.1 Giới hạn tuổi của các vùng đạt thành tích thể thao Sau 12 (nữ) 1.2 Giới hạn tuổi của các vùng đạt thành tích thể thao Sau 12 (nam) 1.3 Độ tuổi đạt thành tích thể thao cao nhất 13 1.4 Lứa tuổi đạt thành tích thể thao cao nhất và thâm 14 niên tập luyện 1.5 Thời gian tập luyện cần thiết để trở thành kiện 15 tướng thể thao 1.6 Độ di truyền của các tố chất vận động 16 1.7 Độ di truyền của các đặc trưng tâm lí, trí lực và 18 cá tính 1.8 Các yếu tố đặc trưng cơ bản của VĐV Pencak 41 Biểu Silat bảng 3.1 Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng phương 72 pháp tuyển chọn VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng) 3.2 Thực trạng sử dụng các chỉ tiêu, tiêu chuẩn tuyển Sau 74 chọn VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng) 3.3 Thực trạng hiệu quả tuyển chọn VĐV Pencak 75 Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng) 3.4 Kết quả phỏng vấn lựa chọn test tuyển chọn nam Sau 83 VĐV Pencak silat lứa tuổi 14 – 15 nội dung đối kháng (n = 35) 3.5 Tính thông báo của các test tuyển chọn nam Sau 85 VĐV Pencak silat lứa tuổi 14 – 15 nội dung đối
  9. Thể loại Số Nội dung Trang kháng 3.6 Độ tin cậy của các test tuyển chọn nam VĐV Sau 85 Pencak silat lứa tuổi 14 – 15 nội dung đối kháng 3.7 Diễn biến tăng trưởng các chỉ tiêu tuyển chọn qua các giai đoạn ở lứa tuổi 14 (n = 22) Sau 86 3.8 Diễn biến tăng trưởng các chỉ tiêu tuyển chọn qua các giai đoạn ở lứa tuổi 15 (n = 22) 3.9 Hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu tuyển chọn ở nam VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 (n = 22) Sau 88 3.10 Hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu tuyển chọn ở nam VĐV Pnecak Silat lứa tuổi 15 (n = 22) 3.11 Hệ số tương quan giữa các yếu tố thành phần và 90 thành tích thi đấu của nam VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 3.12 Hệ số tương quan giữa các yếu tố thành phần và thành tích thi đấu của nam VĐV Pencak Silat lứa tuổi 15 91 3.13 Tỷ trọng ảnh hưởng () theo lứa tuổi của các Biểu nhóm yếu tố tuyển chọn với thành tích thi đấu bảng nam VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14-15 3.14 Kiểm định tính phân bố chuẩn của các chỉ tiêu tuyển chọn nam VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 (n = 22) 3.15 Kiểm định tính phân bố chuẩn các chỉ tiêu tuyển Sau 95 chọn nam VĐV Pencak Silat lứa tuổi 15 (n = 22) 3.16 Tiêu chuẩn phân loại các chỉ tiêu tuyển chọn nam VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 - thời điểm ban đầu
  10. Thể loại Số Nội dung Trang 3.17 Tiêu chuẩn phân loại các chỉ tiêu tuyển chọn nam VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 - thời điểm sau một năm tập luyện 3.18 Tiêu chuẩn phân loại các chỉ tiêu tuyển chọn nam VĐV Pencak Silat lứa tuổi 15 - thời điểm ban đầu 3.19 Tiêu chuẩn phân loại các chỉ tiêu tuyển chọn nam VĐV Pencak Silat lứa tuổi 15 - thời điểm sau một năm tập luyện 3.20 Bảng điểm tuyển chọn nam VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 - thời điểm ban đầu 3.21 Bảng điểm tuyển chọn nam VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 – sau 1 năm tập luyện 3.22 Bảng điểm tuyển chọn nam VĐV Pencak Silat lứa tuổi 15 - thời điểm ban đầu 3.23 Bảng điểm tuyển chọn nam VĐV Pencak Silat lứa tuổi 15 – sau 1 năm tập luyện 3.24 Tổng điểm các yếu tố thành phần sau khi đã quy 96 đổi theo tỷ trọng ảnh hưởng 3.25 Bảng điểm quy đổi các nhóm yếu tố thành phần từ thang điểm 10 sang thang điểm có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng của nam VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 Sau 97 3.26 Bảng điểm quy đổi các nhóm yếu tố thành phần từ thang điểm 10 sang thang điểm có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng của nam VĐV Pencak Silat lứa tuổi 15 Biểu 3.27 Tiêu chuẩn tuyển chọn tổng hợp nam VĐV 98
  11. Thể loại Số Nội dung Trang bảng Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố thành phần 3.28 Kết quả kiểm tra ngược thông qua tiêu chuẩn Sau tuyển chọn đã xây dựng - thời điểm sau 1 năm 111 tập luyện – lứa tuổi 14 3.29 Kết quả kiểm tra ngược thông qua tiêu chuẩn tuyển chọn đã xây dựng - thời điểm sau 1 năm tập luyện – lứa tuổi 15 3.30 Kết quả ứng dụng các tiêu chuẩn tuyển chọn 112 VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 nội dung đối kháng theo phương pháp xác định hệ số tuyển chọn 1.1 Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành tài năng 6 thể thao 1.2 Hệ thống kỹ thuật của Pencak Silat Sau 31 Sơ đồ 1.3 Các yếu tố hợp thành chất lượng kĩ – chiến thuật 32 của VĐV môn Pencak Silat 1.4 Cấu trúc năng lực thể thao 37 1.5 Cấu trúc trình độ huấn luyện của VĐV thể thao 38 3.1 Tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố tới 92 thành tích thi đấu ở nam VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 Biểu đồ 3.2 Tỷ trọng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố tới 92 thành tích thi đấu ở nam VĐV Pencak Silat lứa tuổi 15
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Pencak Silat là một môn phái võ thuật của thế giới có nguồn gốc từ Malaysia, Indonesia... và du nhập vào Việt Nam năm 1989 (sau Sea Games 15 ở Malaysia). Do tính chiến đấu, tính nghệ thuật và tính hấp dẫn cao mà môn phái võ này đã thu hút đông đảo thanh thiếu niên nước ta tham gia tập luyện. Cho đến nay đã trải qua hơn 30 năm phát triển ở Việt Nam, phong trào tập luyện Pencak Silat quần chúng ở nước ta cũng đang có xu hướng phát triển. Nhiều địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hoá... hàng trăm câu lạc bộ Pencak Silat đã ra đời cuốn hút hàng ngàn võ sinh thanh thiếu niên tham gia tập luyện điều này đã tạo cơ sở vững chắc cho thể thao thành tích cao của môn Pencak Silat phát triển. Không những vậy, Pencak Silat đã trở thành một trong những môn mũi nhọn của thể thao Việt Nam, điều này thể hiện ở tổng số huy chương vàng, bạc, đồng đạt được ở các kỳ Sea Games, Asiad và thế giới. Chiến lược phát triển Thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 đã xác định: "Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao, gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp kế cận; thống nhất quản lý phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp theo hướng tiên tiến, bền vững, phù hợp với đặc điểm thể chất và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân; nâng cao thành tích thi đấu, giữ vững vị trí là một trong 3 quốc gia có thành tích thể thao đứng đầu khu vực Đông Nam Á, tiến tới thu hẹp khoảng cách trình độ đối với thể thao châu Á và thế giới. Tăng cường hội nhập quốc tế, tích cực thực hiện chủ trương, đường lối ngoại giao nhân dân của Đảng và Nhà nước". Chiến lược cũng xác định Pencak Silat là một trong 22 môn thể thao trọng điểm loại 2 [63]. Để có thể duy trì được vị trí đứng đầu ở khu vực và vươn lên vị trí cao hơn trong các cuộc thi đấu Pencak Silat châu lục và thế giới thì trong công tác đào
  13. 2 tạo vận động viên (VĐV) Pencak Silat, không thể không coi trọng công tác tuyển chọn và huấn luyện một cách khoa học. Tuyển chọn thể thao là hình thức tổ chức xã hội, bao gồm hệ thống các phương pháp nghiên cứu sư phạm, tâm lý, xã hội và y sinh học, trên cơ sở đó làm bộc lộ khả năng thích ứng của trẻ ở các lứa tuổi nhi đồng, thanh thiếu niên đối với một môn thể thao cụ thể hay một nhóm môn thể thao. Nhiệm vụ của tuyển chọn là xác định và đánh giá kịp thời, đúng khả năng tiềm ẩn và năng lực của VĐV trẻ trong suốt quá trình tham gia tập luyện tương thích với đặc thù của môn thể thao [4], [15], [24], [44], [84]. Tuyển chọn thể thao là một quá trình nhiều năm, qua nhiều thang bậc. Trên cơ sở nghiên cứu toàn diện năng lực của VĐV, tuyển chọn thể thao tạo nên tiền đề thuận lợi để hình thành và hoàn thiện những năng lực ấy trong môn thể thao đã chọn. Hiện nay, những cơ sở về tổ chức và phương pháp của hệ thống tuyển chọn thiếu niên và nhi đồng vào các trường thể thao thanh thiếu niên cơ bản đã được xây dựng hoàn chỉnh. Tài năng thể thao tùy thuộc nhiều vào những tư chất di truyền có tính ổn định và bảo tồn cao. Bởi vậy, khi dự báo tài năng thể thao trước hết cần chú ý những đặc điểm ít biến đổi có liên quan trực tiếp đến thành tích thể thao tương lai [4], [15], [24], [44], [84]. Pencak Silat là môn thể thao có tính đối kháng cá nhân mạnh mẽ, thi đấu võ Pencak Silat đầy sự gay cấn, nhịp độ trận đấu cao, thời gian theo hiệp, sự căng thẳng của thi đấu đối kháng, sự chuẩn bị các hoạt động ứng phó trong điều kiện thời gian rất ngắn. Các dạng hành động chủ yếu của VĐV võ Pencak Silat như sự di chuyển, những kỹ thuật tay, chân, những quét và đánh ngã, đều có sự liên quan trực tiếp tới sự mạo hiểm nhất định. Vì vậy đòi hỏi phải có sự dũng cảm và bình tĩnh tự tin. do vậy đặc thù cơ bản của môn này là: Tốc độ, tính linh hoạt, khả năng phối hợp các kĩ thuật, đầu óc phán đoán và sức mạnh. Cơ sở để đảm bảo thắng lợi ở mỗi trận đấu là nhịp độ nhanh, ra đòn biến hóa – đa dạng,
  14. 3 phản ứng kịp thời trước mọi tình huống, đòn đánh chính xác, tập trung chú ý cao độ với sự ổn định về tâm lý và ý chí quyết tâm cao. Tuy nhiên một VĐV khi chưa đủ các điều kiện và yếu tố để chiến thắng thì họ vẫn có thể thành công trong thi đấu bằng cách phát huy các mặt mạnh để bù đắp các mặt yếu của mình (VĐV hạn chế tầm vóc thì phải tích cực sử dụng các chiến thuật áp sát để hạn chế lợi thế của đối phương, hoặc nếu VĐV hạn chế về sức mạnh thì cần phải biến hóa các đòn thế, di chuyển mau lẹ, thay đổi mục tiêu tấn công để đối phương không kịp trở tay) [1], [8]. Thực tiễn công tác huấn luyện VĐV Pencak Silat trong những năm qua cho thấy, hầu hết các huấn luyện viên (HLV) Pencak Silat đều tiến hành huấn luyện VĐV chủ yếu theo kinh nghiệm, việc ứng dụng khoa học vào công tác huấn luyện còn nhiều hạn chế, kết quả công tác huấn luyện chưa khai thác hết tiềm năng của Pencak Silat Việt Nam. Đặc biệt, trong công tác tuyển chọn, mặc dù nhận thức được ý nghĩa, vai trò song thực tiễn cho thấy, các HLV chủ yếu tuyển chọn bằng kinh nghiệm cũng như kết quả thi đấu của VĐV, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác tuyển chọn còn nhiều hạn chế, dẫn tới nhiều trường hợp tuyển sai hoặc thải loại sai, vừa tốn thời gian, công sức, tiền của, vừa ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo VĐV Pencak Silat. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tuyển chọn trong huấn luyện thể thao của các tác giả như: Nguyễn Mạnh Hùng (1993), Nguyễn Đương Bắc (1996), Nguyễn Đức Phong (2004), Trần Tuấn Hiếu (2005), ... Song ở môn Pencak Silat mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu của các tác giả Lê Trọng Đồng (2008), Bùi Trọng Khôi (2010) song mới được triển khai ở phạm vi luận văn thạc sĩ giáo dục học. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng)”.
  15. 4 Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành với mục đích được đánh giá thực trạng công tác tuyển chọn VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng), trên cơ sở đó, xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng) và bước đầu ứng dụng, đánh giá hiệu quả các tiêu chuẩn đã xây dựng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyển chọn nói riêng và đào tạo VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 nói chung. Mục tiêu nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu của luận án, chúng tôi dự kiến giải quyết các mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Thực trạng công tác tuyển chọn VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng). Mục tiêu 2: Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng). Mục tiêu 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng). Giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết rằng công tác tuyển chọn VĐV Pencak Silat chưa thực sự đạt được hiệu quả cao nguyên nhân chính là chưa xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn tuyển chọn khoa học, phù hợp và có hiệu quả cho VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng). Nếu xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn tuyển chọn khoa học, phù hợp, có hiệu quả sẽ giúp quá trình tuyển chọn diễn ra đúng hướng, chính xác, lựa chọn được các VĐV có tài năng thể thao, từ đó nâng cao hiệu quả công tác tuyển chọn VĐV Pencak Silat lứa tuổi 14 – 15 (nội dung đối kháng) nói riêng và hiệu quả đào tạo VĐV Pencak Silat nói chung.
  16. 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận về tuyển chọn tài năng thể thao 1.1.1. Các khái niệm liên quan Tài năng thể thao: Tài năng thể thao là sự kết hợp ổn định của các khả năng vận động, tâm lý, cũng như các tư chất giải phẫu - sinh lý, tạo thành tiềm năng tổng hợp để đạt thành tích cao ở môn thể thao đó. Khái niệm tài năng thể thao còn bao gồm cả những phẩm chất tâm lý của từng cá thể, nhờ đó con người có thể đạt được thành tích trong hoạt động của mình. Như vậy, hạt nhân của tài năng thể thao còn bao gồm cả các quá trình tâm lý, nhờ đó các phương thức hoạt động được điều chỉnh hợp lý và có chất lượng [4], [15], [24], [44], [84]. Tài năng thể thao không mang tính chất bẩm sinh, nhưng những tiền đề sinh vật học tự nhiên như: đặc điểm giải phẫu – sinh lý, năng lực chuyển hóa sinh học... là những yếu tố cơ bản để phát triển tài năng thể thao thì lại luôn mang tính di truyền. Nói cách khác, con người không có tính di truyền đối với các hình thức hoạt động, nhưng lại có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác những khả năng sinh học để tiếp thu các hoạt động [23]. Khả năng đạt thành tích cao hay thấp trong hoạt động vận động nào đó tùy thuộc vào mức độ và chất lượng của sự kết hợp ấy. Bởi vậy, cần phải nhận thức rõ không phải năng khiếu thể thao quyết định thành tích thể thao mà chỉ xảy ra tình huống: khả năng đạt thành tích thể thao phụ thuộc vào năng khiếu thể thao mà thôi. Bản thân những tư chất sinh học mới chỉ là những tiền đề sinh học, trong đó các dạng năng khiếu còn chưa bộc lộ. Vì vậy, để một tài năng thể thao có được thành tích thể thao cao trong tương lai, cần phải tập luyện lâu dài nhằm xây dựng vững chắc được các kỹ năng, kỹ xảo động tác của môn thể thao chuyên sâu và rèn luyện các phẩm chất cần thiết [4], [15], [24], [70], [84].
  17. 6 Một thành tích thể thao nổi bật – là kết quả không chỉ của quá trình khổ luyện, mà còn là kết tinh của các năng lực mang đặc điểm di truyền vốn có của chính VĐV. Theo V.Đ.Xiatrin (Nga, 1992), mối quan hệ giữa các yếu tố đó có thể được biểu diễn theo sơ đồ 1.1 [84]. Tài năng thể thao Các yếu tố, môi trường, điều Huấn luyện khoa học có định kiện xã hội hướng Khả năng thích ứng – là phức hợp giữa đặc điểm bẩm sinh và các tố chất hình thành trong cuộc sống phù hợp cho một môn TT Năng lực – là đặc điểm cá nhân được hình thành trong quá trình phát triển Dấu hiệu tiềm ẩn – là đặc điểm sinh lý – giải phẫu bẩm sinh Tổ hợp gen cần Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành tài năng thể thao (theo V.Đ.Xiatrin) [84] Như vậy, tài năng thể thao là sự tổng hòa những đặc điểm về hình thái, chức phận, tâm lý và những đặc điểm khác của con người kết hợp với sự tập luyện kiên trì, lâu dài để đạt được những kết quả kỷ lục trong từng môn thể thao cụ thể.
  18. 7 Tuyển chọn thể thao: Là hình thức tổ chức xã hội, bao gồm hệ thống các phương pháp nghiên cứu sư phạm, tâm lý, xã hội và y sinh học, trên cơ sở đó làm bộc lộ khả năng thích ứng của trẻ ở các lứa tuổi nhi đồng, thanh thiếu niên đối với một môn thể thao cụ thể hay một nhóm môn thể thao. Nhiệm vụ của tuyển chọn là xác định và đánh giá kịp thời, đúng khả năng (tiềm ẩn) và năng lực của VĐV trẻ trong suốt quá trình tham gia tập luyện tương thích với đặc thù của môn thể thao [4], [15], [24], [44], [84]. Định hướng thể thao: Định hướng thể thao là hình thức tổ chức sử dụng hệ thống các phương pháp cho phép xác định, ghi nhận xu hướng chuyên môn hóa của VĐV trẻ trong một nội dung hay một môn thể thao cụ thể. Nhiệm vụ định hướng thể thao là việc đánh giá năng lực của một con người cụ thể, trên cơ sở đó đề xuất hướng chuyên môn phát triển phù hợp nhất với cá thể đó. Như vậy có thể thấy, nhiệm vụ trọng tâm của định hướng thể thao là lựa chọn một dạng hoạt động phù hợp cho mỗi trẻ; Còn nhiệm vụ của tuyển chọn thể thao là việc lựa chọn được những đặc điểm thích ứng của cơ thể trẻ xuất phát từ chính những yêu cầu của môn thể thao đó [4], [15], [24], [44], [84]. Năng lực: Năng lực là những đặc điểm mang tính cá thể, cho phép hoàn thành một công việc hay một nhiệm vụ nào đó với sự thành công ở một mức độ nhất định. Năng lực không mang tính bẩm sinh di truyền, mà hình thành trong quá trình phát triển, trong học tập và trong hoạt động cá thể. Như vậy, năng lực thể thao là đặc điểm mang tính cá thể, cho phép VĐV thực hiện và hoàn thành một nhiệm vụ vận động nào đó với một thành tích nhất định, được hình thành trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao.
  19. 8 Quá trình hình thành các năng lực diễn ra trên cơ sở của các dấu hiệu tiềm ẩn về đặc điểm giải phẫu – sinh lý bẩm sinh, mà trước hết là đặc điểm năng lực bẩm sinh của hệ thần kinh trung ương, của cấu trúc cơ thể, của các thuộc tính bộ máy thần kinh – cơ,… Các thuộc tính thần kinh không quyết định đến quá trình phát triển của năng lực, nhưng trên nền của chúng sẽ làm giảm nhẹ quá trình hình thành nhân cách, trong khi năng lực là sự phối hợp nhất quán của cả năng lực tâm lý và sinh lý [4], [15], [24], [44], [84]. Mức độ phát triển năng lực thể thao diễn ra không đồng đều và có đặc tính giai đoạn. Một cách tương đối, người ta phân chia mức độ phát triển năng lực thể thao theo 3 mức độ: Năng lực chung – đó là năng lực cần thiết để hoàn thiện có hiệu quả một hoạt động thể thao bất kỳ. Các năng lực này bao gồm: sức khỏe tốt, chức năng sinh lý bình thường, yêu lao động, có trí khí, tính bền bỉ ... Các thành phần chung của năng lực thể thao, bao gồm: nắm bắt nhanh chóng kỹ thuật, thích nghi với sự căng cơ cao, mức độ chuẩn bị chức năng cao, hồi phục sau vận động diễn ra nhanh và hiệu quả... Các thành phần chuyên môn của năng lực thể thao, bao gồm: thành tích tăng nhanh, mức độ phát triển các tố chất chuyên môn cao, trạng thái sung sức và độ ổn định thành tích cao trong các cuộc đối kháng ... Cấu trúc năng lực thể thao trong các môn thể thao là không đồng nhất và mức độ hoàn thiện phụ thuộc vào giai đoạn huấn luyện, cũng như sự tương tác giữa các đặc điểm di truyền và các đặc điểm được hình thành trong cuộc sống [4], [15], [24], [44], [84]. Dự báo tài năng thể thao: Về bản chất, dự báo tài năng thể thao là quá trình nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền, hoặc là quá trình nghiên cứu, tìm kiếm những đặc tính
  20. 9 đặc trưng cũng như sự ổn định của những đặc tính đó trong quá trình phát triển của đối tượng nghiên cứu. Trong hoạt động TDTT, để có được những VĐV thể thao tài năng người ta thường tiến hành dự báo và tuyển chọn năng khiếu thể thao. Theo nhiều nhà khoa học, dự báo tài năng thể thao phải dựa trên hai cơ sở quan trọng là ảnh hưởng của di truyền và sự phát triển ổn định của các chỉ tiêu, test để dự báo [4], [15], [24], [44], [84]. 1.1.2. Những khuynh hướng trong tuyển chọn tài năng thể thao Công tác đào tạo lực lượng VĐV kế cận và sự phát triển của khoa học TDTT trong những thập niên gần đây đã trải qua một số giai đoạn quan trọng. Bước đột phá nhiều dấu ấn nhất được tiến hành vào giữa những năm 70 khi khoa học TDTT vấn đề ảnh hưởng của những nhân tố kế thừa đối với những khả năng thể thao đã được nghiên cứu trên cơ sở của các phương pháp đo lường thể thao. Ngay từ giai đoạn này đã có nhiều số liệu thực tế về mức độ phát triển sức bền được coi là yêú tố cơ bản của hoạt động vận động. Nhân tố động lực học chính là phương tiện đánh giá năng khiếu thể thao của VĐV. Những thành tựu nghiên cứu trong nhưng năm 80 và đầu 90 trong lĩnh vực tuyển chọn và định hướng TDTT đã tạo ra cơ sở tốt không chỉ nhằm giải quyết một loạt những nhiệm vụ then chốt về phương pháp mà còn xây dựng những nền tảng cho việc dự báo triển vọng của các VĐV trẻ. Một trong những kết luận mang tính nguyên tắc là sự cấp thiết của việc xác định các thuộc tính riêng biệt dưới tác động của những bài tập kiểm tra và mức độ phát triển trạng thái tâm lý phổ biến của VĐV trẻ trong các giai đoạn định hướng và hoàn thiện thể thao khác nhau. Các cơ sở phương pháp luận này được thể hiện rõ nhất ở những nguyên tắc “quyết định luận” và “đồng nhất luận” do V.N. Bal-Xevitr thiết lập khi nghiên cứu công nghệ mới trong quá trình đào tạo lực lượng Olympic kế cận và các VĐV có trình độ chuyên môn cao. Quan điểm phương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2