intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Khoa học Cây trồng: Nghiên cứu tuyển chọn và xác định một số biện pháp kỹ thuật cho giống dưa lê (Cucumis melo L.) nhập nội tại Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:183

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm xác định được một số biện pháp canh tác phù hợp cho giống dưa lê mới được tuyển chọn như: Mật độ trồng, lượng phân bón đạm (N), kali (K), phòng trừ bệnh hại phổ biến, thử nghiệm gốc ghép nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa lê tại Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học Cây trồng: Nghiên cứu tuyển chọn và xác định một số biện pháp kỹ thuật cho giống dưa lê (Cucumis melo L.) nhập nội tại Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NCS. LÊ THỊ KIỀU OANH NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO GIỐNG DƯA LÊ (Cucumis melo L.) NHẬP NỘI TẠI THÁI NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG THÁI NGUYÊN – NĂM 2021
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NCS. LÊ THỊ KIỀU OANH NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO GIỐNG DƯA LÊ (Cucumis melo L.) NHẬP NỘI TẠI THÁI NGUYÊN Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 9.62.01.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Đào Thanh Vân 2. TS. Ngô Thị Hạnh THÁI NGUYÊN – NĂM 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả trong luận án này là trung thực, không trùng lặp với những kết quả đã được công bố và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài và hoàn thành luận án đều đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 02 năm 2021 Tác giả Lê Thị Kiều Oanh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tổ chức, cá nhân, của các thầy, cô, các bạn đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm, phòng Đào tạo, khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm đã trực tiếp hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập. Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm; Bộ môn bảo vệ thực vật đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô hướng dẫn khoa học: GS.TS Đào Thanh Vân trường Đại học Nông Lâm và TS. Ngô Thị Hạnh - Bộ môn Rau gia vị – Viện Nghiên cứu Rau Quả đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ Viện Nghiên cứu Rau Quả đã hết sức tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thí nghiệm và thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Hoàng Ngọc Huy – công ty Vinasia đã hỗ trợ một phần nguồn vật liệu thực hiện đề tài. Tôi luôn biết ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Thái Nguyên, tháng 02 năm 2021 Tác giả Lê Thị Kiều Oanh
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii MỤC LỤC .................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ................................................................... xi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... xi MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................................3 4. Những đóng góp mới của đề tài .............................................................................3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................... 5 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài....................................................................................5 1.2. Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây dưa lê ......................................................7 1.2.1. Nguồn gốc, phân bố ......................................................................................7 1.2.2. Phân loại........................................................................................................7 1.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ dưa lê trên thế giới và Việt Nam ..........................10 1.3.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ dưa lê trên thế giới .........................................10 1.3.2 Tình hình sản xuất, tiêu thụ dưa lê ở Việt Nam ...........................................14 1.4. Tình hình nghiên cứu về cây dưa lê trên thế giới và Việt Nam ........................19 1.4.1. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống dưa lê ..............................................19 1.4.2. Tình hình nghiên cứu kỹ thuật canh tác dưa lê ...........................................25 1.4.3. Tình hình nghiên cứu kỹ thuật ghép trong sản xuất giống dưa lê ..............41 1.5. Kết luận rút ra từ phần tổng quan ......................................................................49 Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........ 51 2.1 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................51 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .....................................................................52 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................52 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................52
  6. iv 2.3. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................52 2.3.1 Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống dưa lê vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2017 tại Thái Nguyên .......52 2.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác giống dưa lê Geum je .....52 2.3.3. Xây dựng mô hình sản xuất dưa lê giống Geum Je vụ Xuân Hè năm 2019 tại Thái Nguyên............................................................................................53 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................53 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng và xây dựng mô hình .............53 2.4.2. Xây dựng mô hình sản xuất dưa lê giống Geum Je vụ Xuân Hè năm 2019 tại Thái Nguyên............................................................................................57 2.4.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...............................................................59 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ..........................................................................64 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 65 3.1 Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, đặc điểm hình thái và năng suất các giống dưa lê Hàn Quốc trồng vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2017 tại Thái Nguyên....65 3.1.1. Thời gian sinh trưởng của các giống dưa lê ................................................65 3.1.2 Khả năng sinh trưởng thân nhánh của các giống dưa lê ..............................67 3.1.3. Đặc điểm ra ra, đậu quả và tỷ lệ đậu quả dưa lê của các giống thí nghiệm ......68 3.1.4. Đặc điểm hình thái của các giống và kích thước quả dưa lê ......................70 3.1.5. Tình hình sâu bệnh hại các giống dưa lê.....................................................74 3.1.6. Năng suất và chất lượng các giống dưa thí nghiệm ....................................79 3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống dưa lê nhập nội Geum Je ....85 3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất giống dưa lê Geum je trong vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2018 tại Thái Nguyên .............85 3.2.2 Ảnh hưởng của phân đạm và kali đến sinh trưởng và năng suất giống dưa lê Geum je trong vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2018 tại Thái Nguyên ......96 3.2.3 Nghiên cứu và đánh giá hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật đối với bệnh hại dưa lê trong vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2018 tại Thái Nguyên ..........111 3.2.4. Ảnh hưởng của gốc ghép đến sinh trưởng và năng suất giống dưa lê Geum Je trong vụ Xuân Hè năm 2018 tại Thái Nguyên .....................................121
  7. v 3.3. Kết quả xây dựng mô hình sản xuất dưa lê vụ Xuân Hè năm 2019 tại Thái Nguyên ..........................................................................................................132 3.3.1. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của mô hình sản xuất dưa lê vụ Xuân Hè 2019 tại Thái Nguyên .....................................................................132 3.3.2. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất dưa lê vụ Xuân Hè năm 2019 .......................................................................................................133 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................................... 134 1. Kết luận ..............................................................................................................134 2. Đề nghị ...............................................................................................................135 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 136
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AVRDC : Asian Vegetable Research and Development Center – The World Vegetable Center Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau Châu Á – Trung tâm rau Thế giới BVTV : Bảo vệ thực vật CS : Cộng sự CT : Công thức CV : Coefficient of Variation - Hệ số biến động ĐC : Đối chứng FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations - Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc KHKT : Khoa học kỹ thuật KLTB : Khối lượng trung bình LSD.05 : Least Significant Difference - Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 95% NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu Nxb : Nhà xuất bản P : Probability – Xác suất RCBD : Randomized Complete Block Design -Khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh TGST : Thời gian sinh trưởng WHO : World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng dưa lê các loại (dưa lưới, dưa vàng, dưa thơm…) trên thế giới ................................................................ 11 Bảng 1.2. Tình hình sản xuất dưa lê ở các châu lục năm 2018 ................................... 11 Bảng 1.3. Mười quốc gia xuất khẩu dưa lớn trên thế giới năm 2017 .......................... 13 Bảng 2.1. Các giống dưa lê trong thí nghiệm .............................................................. 51 Bảng 3.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống dưa lê trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2017 tại Thái Nguyên ............ 65 Bảng 3.2. Số nhánh và đường kính thân của các giống dưa lê trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2017 tại Thái Nguyên ............................................... 67 Bảng 3.3. Khả năng ra hoa đậu quả của các giống dưa lê ........................................... 69 Bảng 3.4. Đặc điểm hình thái các giống dưa lê trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2017 tại Thái Nguyên ...................................................................... 70 Bảng 3.5. Kích thước quả, độ dày thịt quả của các giống dưa lê thí nghiệm vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2017 tại Thái Nguyên .............................. 73 Bảng 3.6. Thành phần và mức độ phổ biến sâu, bệnh hại trên các giống dưa lê trong vụ Xuân Hè 2017 tại Thái Nguyên .............................................. 74 Bảng 3.7. Thành phần và mức độ phổ biến sâu, bệnh hại trên các giống dưa lê trong vụ Thu Đông 2017 tại Thái Nguyên ................................................ 76 Bảng 3.8. Mức độ bệnh hại trên các giống dưa lê thí nghiệm trong vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2017 tại Thái Nguyên ............................................ 77 Bảng 3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống dưa lê trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2017 tại Thái Nguyên ....................... 80 Bảng 3.10. Hương thơm, độ giòn và thời gian bảo quản quả của các giống dưa lê Hàn Quốc trồng tại Thái Nguyên .................................................... 82 Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu chất lượng quả các giống dưa lê tại Thái Nguyên ........... 83 Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế của các giống dưa lê thí nghiệm vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2017, tại Thái Nguyên ...................................................... 84 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng của giống dưa lê Geum Je trồng vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên ........................................................................................ 85
  10. viii Bảng 3.14. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số nhánh và đường kính thân của giống dưa lê Geum Je trồng vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên ................................................................................ 86 Bảng 3.15. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số hoa và tỷ lệ đậu quả của giống dưa lê Geum Je trồng vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên .............................................................................................. 87 Bảng 3.16 Thành phần và mức độ phổ biến sâu, bệnh hại trong các mật độ trồng vụ Xuân Hè 2018 ............................................................................. 88 Bảng 3.17.Thành phần và mức độ phổ biến sâu, bệnh hại trong các mật độ trồng vụ Thu Đông 2018 ........................................................................... 89 Bảng 3.18. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm bệnh hại của giống dưa lê Geum Je trồng vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên .............................................................................................. 91 Bảng 3.19. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất giống dưa lê Geum Je trồng vụ Xuân Hè và Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên ...................................................................... 92 Bảng 3.20. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu chất lượng quả dưa lê giống Geum Je trồng vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên .............................................................................................. 95 Bảng 3.21. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của dưa lê Geum Je vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2018 .......................................... 96 Bảng 3.22. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến thời gian sinh trưởng của giống dưa lê Geum Je trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên ................................................................................ 97 Bảng 3.23. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến số nhánh cấp 2 của giống dưa lê Geum Je trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên .............................................................................................. 99 Bảng 3.24. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến số hoa, tỷ lệ đậu quả của giống dưa lê trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên ..................................................................................................... 101 Bảng 3.25. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NK đến thành phần và mức độ phổ biến sâu hại trên giống dưa lê Geum Je trong vụ Xuân Hè và Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên ............................................................. 102
  11. ix Bảng 3.26. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NK đến tỷ lệ bệnh hại dưa lê trong vụ Xuân Hè và vụ Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên ..................... 103 Bảng 3.27. Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của dưa lê vụ Xuân Hè 2018 tại Thái Nguyên ............. 105 Bảng 3.28 Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của dưa lê trong vụ Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên ............................................................................................ 106 Bảng 3.29 Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến chất lượng quả dưa lê trong vụ Xuân Hè và Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên .......................... 109 Bảng 3.30. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón NK đến hiệu quả kinh tế của dưa lê vụ Xuân Hè và Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên ................................ 110 Bảng 3.31. Thành phần và mức độ phổ biến các loại sâu hại chính trên dưa lê vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2018 ....................................................... 111 Bảng 3.32. Thành phần và mức độ phổ biến các bệnh hại chính trên dưa lê vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2018 ....................................................... 112 Bảng 3.33. Hiệu lực phòng trừ bệnh phấn trắng vụ Xuân Hè và Thu Đông 2018........ 115 Bảng 3.34. Hiệu lực của một số thuốc BVTV đối với bệnh sương mai trên cây dưa lê trong vụ Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên ............................. 116 Bảng 3.35. Ảnh hưởng của một số loại thuốc BVTV đến số nhánh và đường kích thân dưa lê trong vụ Xuân Hè và Thu Đông năm 2018 tại Thái Nguyên ............................................................................................ 117 Bảng 3.36. Ảnh hưởng của một số loại thuốc BVTV đến số hoa cái, số quả đậu của dưa lê vụ Thu Đông năm 2018 tại Thái Nguyên ........................ 118 Bảng 3.37. Ảnh hưởng của một số loại thuốc BVTV đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất dưa lê vụ Xuân Hè và Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên .............................................................................. 118 Bảng 3.38. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến một số chỉ tiêu chất lượng quả dưa lê vụ Xuân Hè và Thu Đông 2018 tại Thái Nguyên ......................... 120 Bảng 3.39. Tỷ lệ sống, tỷ lệ xuất vườn của dưa lê ghép trong vụ Xuân Hè 2019 và 2020 tại Thái Nguyên ................................................................ 121 Bảng 3.40. Ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng sinh trưởng thân nhánh của dưa lê trong vụ Xuân Hè năm 2019 và 2020 .................................... 122
  12. x Bảng 3.41. Ảnh hưởng của gốc ghép đến số hoa cái và tỷ lệ đậu quả của dưa lê trong vụ Xuân Hè năm 2019 và 2020 .................................................. 124 Bảng 3.42.Thành phần và mức độ phổ biến sâu, bệnh hại trên các gốc ghép tham ra thí nghiệm vụ Xuân Hè 2019 tại Thái Nguyên .......................... 126 Bảng 3.43. Thành phần và mức độ phổ biến sâu, bệnh hại vụ Xuân Hè 2020 ......... 126 Bảng 3.44. Ảnh hưởng của một số loại gốc ghép đến tình hình bệnh hại chính trên cây dưa lê ghép trong vụ Xuân Hè năm 2019, 2020 .............. 127 Bảng 3.45 Ảnh hưởng của một số loại gốc ghép đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của dưa lê ghép trong vụ Xuân Hè 2019 và 2020 ................. 128 Bảng 3.46. Ảnh hưởng của gốc ghép đến một số chỉ tiêu chất lượng quả dưa lê vụ Xuân Hè năm 2019 và năm 2020 tại Thái Nguyên ........................ 130 Bảng 3.47. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống Geum Je vụ Xuân Hè năm 2019tại Thái Nguyên ........................................................ 132 Bảng 3.48. Sơ bộ hạch toán kinh tế mô hình sản xuất thử nghiệm giống dưa lê Geum Je năm 2019 tại Thái Nguyên ................................................... 133
  13. xi DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Đặc điểm quả một số nhóm dưa lê tiêu biểu theo Pitrat (2008) ....................9 Hình 3.1. Hình thái thân lá và hoa dưa lê ....................................................................71 Hình 3.2. Đặc điểm hình thái quả khi thu hoạch các giống dưa lê ..............................72 Hình 3.3 Cây dưa lê ghép bằng phương pháp áp bên dùng kẹp ................................122 Hình 3.4 Các loại gốc ghép dưa lê thí nghiệm ..........................................................123 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Diễn biến bệnh phấn trắng và sương mai qua các giai đoạn sinh trưởng của cây dưa lê vụ Xuân Hè năm 2018 ................................. 114 Biểu đồ 3.2. Diễn biến bệnh phấn trắng và sương mai ở các giai đoạn sinh trưởng cây dưa lê vụ Thu Đông năm 2018 ............................................. 114
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dưa lê (Cucumis melo L.) là rau ăn quả thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae) có nguồn gốc từ châu Phi, sau đó được trồng lan rộng ra các nước Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc và ngày nay được trồng ở tất cả các nước trên thế giới (Vũ Văn Liết và Hoàng Đăng Dũng, 2012). Dưa lê có thời gian sinh trưởng ngắn, quả sử dụng ăn tươi có hương vị thơm ngon, màu sắc hấp dẫn, hàm lượng dinh dưỡng phong phú có lợi cho sức khỏe nên được nhiều người ưa thích. Ngoài cung cấp năng lượng và chất xơ, quả dưa lê giàu các vitamin A, B, C, chất khoáng, chất chống oxy hóa như β- caroten. Trong 01 g dưa lê có tới 20,4 µg β-caroten, gấp khoảng 100 lần so với táo, 20 lần so với cam và 10 lần so với chuối (Tạ Thu Cúc, 2005). Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng trong quả dưa lê phụ thuộc vào giống và kỹ thuật canh tác (Trương Thị Hồng Hải và cs, 2019). Ở nước ta, cây dưa lê đã được trồng từ lâu nhưng vẫn duy trì quy mô diện tích sản xuất nhỏ, chưa trở thành cây trồng có thu nhập chính cho người nông dân. Sản xuất dưa lê phát triển chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó có hạn chế do thiếu bộ giống và biện pháp kỹ thuật phù hợp cho các vùng sinh thái dẫn tới năng suất thấp và chất lượng không ổn định, đặc biệt việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu bệnh hại và phân bón hóa học nên sản phẩm không an toàn, chưa tạo được niềm tin cho người tiêu dùng. Mặt khác sản phẩm quả dưa lê dùng ăn tươi, thời gian bảo quản quả trong điều kiện thường ngắn, quả rất dễ thối hỏng, do vậy gây nhiều rủi ro cho người sản xuất nếu tiêu thụ không kịp thời. Trong thời gian gần đây, nhu cầu tiêu thụ dưa lê ngày càng lớn nên cây dưa lê đang phát triển mạnh ở một số tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Hà Nội đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài các giống thuần truyền thống được trồng từ lâu đời như dưa lê trắng Hà Nội, dưa lê mật Bắc Ninh hay dưa lê Hải Dương cho quả nhỏ, thơm và vị ngọt, các công ty giống cây trồng (Nông Hữu, Trang Nông và Thần Nông) đã đưa vào sản xuất một số giống dưa lê lai F1 nhập nội như: Ngân Huy, Thu Mật (246), Thiên Hương (221), Thu Hoa (1217), Kim Cô Nương (1382), Nữ Thần
  15. 2 (1054), Kim Cúc, Ngọc Thanh Thanh. Các giống này cho năng suất cao, quả to, đa dạng về màu sắc và hình dạng (Trương Thị Hồng Hải và cs, 2019). Từ năm 2015 - 2016, Viện Nghiên Cứu Rau Quả đưa vào khảo nghiệm, đánh giá giống dưa lê nhập nội từ Hàn Quốc và bước đầu tuyển chọn được một số giống triển vọng với một số đặc tính ưu việt như năng suất cao, chất lượng tốt, mẫu mã quả đẹp và chống chịu bệnh hại khá (Ngô Thị Hạnh và cs, 2017). Các giống triển vọng này cần được tiếp tục nghiên cứu, đánh giá ở các vùng khí hậu khác nhau trước khi giới thiệu ra sản xuất. Chính vì vậy đây là cơ sở cho việc lựa chọn vật liệu nghiên cứu của đề tài. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc có mật độ dân số khá cao, nhu cầu tiêu thụ rau quả tươi ngày càng lớn do tập trung nhiều khu công nghiệp và các trường đại học, cao đẳng. Tỉnh có điều kiện tự nhiên phù hợp trồng các loại rau ăn quả trong đó có cây dưa lê. Mặc dù hiện nay cây dưa lê đã được bố trí trong cơ cấu cây trồng ở một số khu vực trong tỉnh như huyện Phú Bình, huyện Đại Từ, thị xã Phổ Yên, tuy nhiên diện tích, sản lượng quả thấp, chất lượng không cao, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong tỉnh. Để đẩy mạnh phát triển sản xuất dưa lê đem lại hiệu quả kinh tế cao và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh, cần nghiên cứu, tuyển chọn được bộ giống dưa lê tốt và xây dựng các biện pháp kỹ thuật giải quyết những hạn chế trong sản xuất dưa lê hiện nay tại Thái Nguyên nói riêng và trong cả nước nói chung. Xuất phát từ yêu cầu thực tế và từ luận cứ khoa học, thực tiễn nêu trên chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn và xác định một số biện pháp kỹ thuật cho giống dưa lê (Cucumis melo L.) nhập nội tại Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tuyển chọn được giống dưa lê Hàn Quốc nhập nội có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu tại Thái Nguyên, để bổ sung vào bộ giống phục vụ sản xuất. - Xác định được một số biện pháp canh tác phù hợp cho giống dưa lê mới được tuyển chọn như: Mật độ trồng, lượng phân bón đạm (N), kali (K), phòng trừ bệnh hại phổ biến, thử nghiệm gốc ghép nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa lê tại Thái Nguyên.
  16. 3 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở dữ liệu khoa học có ý nghĩa và tin cậy phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy: - Cung cấp cơ sở dữ liệu về đặc tính sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh của một số giống dưa lê mới khi trồng tại Thái Nguyên; - Cung cấp thông tin ứng dụng về mật độ trồng, phân bón, thuốc phòng trừ bệnh hại phổ biến và gốc ghép phù hợp cho cây dưa lê Hàn Quốc nhập nội được trồng tại Thái Nguyên. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Bổ sung giống dưa lê mới có triển vọng cho năng suất cao và chất lượng tốt vào bộ giống dưa hiện có tại địa phương. Xác định mật độ trồng phù hợp, liều lượng phân bón hợp lý, loại thuốc phòng trừ bệnh hại hiệu quả cho giống dưa lê Geum Je tại Thái Nguyên. - Góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất dưa lê an toàn, đạt năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho vùng trung du và miền núi phía Bắc. 4. Những đóng góp mới của đề tài - Xác định và giới thiệu ra sản xuất giống dưa lê Hàn Quốc nhập nội Geum Je cho năng suất quả cao hơn giống đối chứng (Ngân Huy); mẫu mã và lý tính quả tốt, đồng thời có thời gian bảo quản dài hơn giống đối chứng, trồng phù hợp trong vụ Xuân Hè và Thu Đông tại Thái Nguyên. - Hoàn thiện một số biện pháp kỹ thuật chính cho giống dưa lê được tuyển chọn “Geum Je”: + Mật độ trồng thích hợp trong vụ Xuân Hè là 11.000 cây/ha và vụ Thu Đông là 13.000 cây/ha trên luống rộng 1,5 m với khoảng cách cây tương ứng là: 0,6 m và 0,5 m; + Tổ hợp phân bón có hiệu quả trên nền 30 tấn phân hữu cơ + 60 kg P2O5 ở vụ Xuân Hè là 120 kg N + 110 kg K2O và ở vụ Thu Đông là 90 kg N + 110 kg K2O; + Sử dụng thuốc Ridomil Gold có khả năng phòng trừ hiệu quả cao đối với bệnh phấn trắng ở vụ Xuân Hè, bệnh sương mai vụ Thu Đông;
  17. 4 + Sử dụng gốc ghép dưa Mán cho khả năng sinh trưởng, năng suất quả cao hơn đối chứng không ghép, sử dụng gốc ghép bầu Sao cho chất lượng quả cao hơn đối chứng, năng suất cao hơn đối chứng nhưng không ổn định.
  18. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Dưa lê là loại rau ăn quả có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao, quả có vị ngọt, thơm do vậy thường sử dụng để ăn tươi hoặc làm nước giải khát được người tiêu dùng ưa thích và lựa chọn. Tuy nhiên, để đạt dược năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất dưa lê cần chọn được giống tốt, đồng thời xác định được các biện pháp kỹ thuật phù hợp cho giống mới. Giống có vai trò rất quan trọng, góp phần nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng. Năng suất cây trồng có thể tăng lên một cách đáng kể nếu chọn được giống có tiềm năng năng suất cao và phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng. Hiện nay ở Việt Nam ngoài một số giống dưa lê địa phương đã sản xuất từ lâu thì các giống mới chủ yếu là giống nhập nội từ một số nước như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ixraen... có năng suất cao và chất lượng tốt. Tuy nhiên, trước khi đưa vào sản xuất ở một vùng cần đánh giá khả năng thích ứng của giống với từng điều kiện sinh thái khác nhau, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp. Giống dưa lê Hàn Quốc được nhập nội vào Việt Nam trong chương trình hợp tác giữa Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) và Tổng cục phát triển nông thôn Hàn Quốc (RDA) từ năm 2014. Viện Nghiên cứu Rau quả đã khảo nghiệm một số giống triển vọng tại tỉnh Hà Nội, Bắc Giang, Thái Bình trong vụ Xuân Hè năm 2017. Kết quả bước đầu đánh giá và tuyển chọn hai giống triển vọng là Super 007 và Chamsa Rang có năng suất đạt lần lượt từ 27,5-29,8 tấn/ha và 29,7 - 31,5 tấn/ha, chất lượng quả ngon, mẫu mã quả đẹp và chống chịu tốt với bệnh phấn trắng (Ngô Thị Hạnh và cs., 2017). Tuy nhiên, kết quả khảo nghiệm ở một số vùng khác có năng suất thấp hơn. Trong vụ Xuân 2017 tại Quảng Xương, Thanh Hóa giống Super 007 đạt 21,68 tấn/ha, Chamsa Rang 13,54 tấn/ha, Geum Je 15,7 tấn/ha (Lê Huy Quỳnh và Trần Công Hạnh, 2017). Kết quả nghiên cứu trên khẳng định rằng, năng suất và chất lượng dưa lê không chỉ phụ thuộc vào giống mà còn phụ thuộc vào các biện pháp kỹ thuật và
  19. 6 điều kiện đất đai, khí hậu. Khảo nghiệm giống và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật cho dưa lê Hàn Quốc chưa được thực hiện tại tỉnh Thái Nguyên, do vậy cần có nghiên cứu để lựa chọn được giống và xây dựng biện pháp canh tác phù hợp. Mật độ, khoảng cách trồng ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất cây trồng. Theo nghiên cứu của Adeyeye và cs (2017) trên giống dưa lê ngọt (Cucumis melo.var. cantalupensis) tại Nigeria cho thấy khoảng cách trồng 50 x 50 cm (40.000 cây/ha) đạt năng suất cao hơn khoảng cách trồng 25 x 25 cm và 30 x 30 cm. Nghiên cứu khác của Rodriguez và cs. (2007) trên giống dưa lê Gal-152 trồng trong nhà màng tại Florida cho thấy mật độ trồng 4,1 cây/m2 có năng suất cao hơn mật độ 1,7; 2,5 và 3,3 cây/m2. Giống dưa lê F1 Ngân Huy VA. 69 và Ngân Hương VA.68 với phương thức trồng bò trên đất mật độ phù hợp là 400 - 600 cây/360 m2, khoảng cách trồng cây cách cây 0,35 x 0,40 m, luống rộng 1,2 - 1,5 m. Đối với giống dưa lê Hàn Quốc Super 007 Honey, trồng khoảng cách cây cách cây 0,4 - 0,5 m, luống rộng 1,7 - 1,8 m (Trịnh Khắc Quang và cs., 2014). Phân bón là nhân tố quan trọng trong nghiên cứu năng suất và chất lượng nông sản. Các kết quả nghiên cứu tỷ lệ giữa liều lượng phân bón cho thấy, tỷ lệ N:K=1:1 là lý tưởng nhất cho dưa vàng (Trích theo Bouzo, 2018), còn theo Hochmuth, 1992 thì tỷ lệ này là 1,5:1, theo Rincon-Sanchez và cs., (1998) tỷ lệ phù hợp là 2:1. Tuy nhiên liều lượng phân bón khác nhau phụ thuộc vào giống, đất đai và thời vụ canh tác. Dưa lê rất mẫn cảm với các loại sâu bệnh hại như sâu xanh, bọ dưa, ruồi đục quả, bệnh phấn trắng, bệnh sương mai, bệnh nứt thân chảy nhựa, bệnh héo dây. Để hạn chế sâu bệnh hại đối với dưa lê, đặc biệt kiểm soát bệnh trong đất bằng biện pháp hóa học gặp nhiều khó khăn (Agrios, 2004). Đối với bệnh héo rũ hại dưa lê do nấm Fusarium trong đất, sử dụng giống kháng được đề xuất là giải pháp hiệu quả, tuy nhiên giải pháp này khó thực hiện vì cho đến nay chưa có giống dưa lê Hàn Quốc nào có khả năng kháng bệnh (Lee và cs., 2015). Tương tự, chưa có giống dưa lê nào kháng tuyến trùng được thương mại hóa tại Hàn Quốc (Seo và Kim, 2017). Nghiên cứu gốc ghép làm tăng khả năng kháng bệnh và tuyến trùng bắt đầu được quan tâm từ năm 1920 (Lee, 1994; Lee và cs., 2010). Mục đích chính của cây ghép làm tăng khả năng kháng bệnh trong đất đã được nghiên cứu trên cây họ bầu bí
  20. 7 (Wenjing Guan và cs., 2019), ngoài ra các bệnh trên thân lá và chống chịu với điều kiện bất lợi như chịu nóng, chịu lạnh, chịu mặn, chịu hạn (Louws và cs., 2010; Lee và cs., 2010; Kumar và cs., 2017). Như vậy, để đưa giống dưa lê mới vào sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao cho mỗi vùng sinh thái cần nghiên cứu để lựa chọn được giống phù hợp và xây dựng biện pháp canh tác cho giống dưa lê mới. 1.2. Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây dưa lê 1.2.1. Nguồn gốc, phân bố Dưa lê (Cucumis melo L.) là rau ăn quả thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae) có nguồn gốc cũng chưa thực sự rõ ràng (Robinson và Decker-Walters, 1997). Nhiều tác giả cho rằng nguồn gốc cây dưa lê ở miền Tây châu Phi. Sau đó được lan truyền sang châu Á, rồi du nhập đến các nước châu Âu. Cuối cùng nhà thám hiểm Columbus đã đưa cây trồng này đến châu Mỹ. Dưa lê Hàn Quốc (Cucumis melo L. var. makuwa) được gọi bằng tiếng Hàn là “chamoe”, là một loại quả được trồng phổ biến ở Hàn Quốc. Các nghiên cứu về sự phân bào và dòng di truyền cho thấy dưa lê Hàn Quốc có nguồn gốc ở miền Đông Ấn Độ. Sau đó được đưa vào Trung Quốc qua con đường tơ lụa, từ đó được du nhập vào Hàn Quốc và Nhật Bản (Lim, 2012). 1.2.2. Phân loại Dưa lê (Cucumis melo) thuộc Bộ bầu bí (Cucurbitales), họ bầu bí (Cucurbitaceae), Chi dưa: Cucumis, loài: Cucumis melo L. Phân loại cây dưa lê có nhiều quan điểm khác nhau: Theo Munger và Robinson (1991) sử dụng mô tả của Naudin (1959) sắp xếp các nguồn gen dưa lê vào bảy nhóm như sau: 1. C. melo var. agrestis: thân mảnh, là cây đơn tính cùng gốc, đều có hoa đực và hoa cái trên cùng một thân phát triển như cỏ dại ở các nước châu Á, châu Phi và Nam Mỹ. Quả rất nhỏ (
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2