Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng" là nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất tiến trình tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng nhằm nâng cao kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THU HUYỀN GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM MÔ PHỎNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2022 Hà Nội, tháng 02 năm 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THU HUYỀN GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM MÔ PHỎNG Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử giáo dục Mã số: 09.14.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hướng dẫn khoa học: 1) PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ trinh 2) PGS.TS Lê Thị Thu Hiền HÀ NỘI, 2022
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào. Các thông tin tham khảo từ các nghiên cứu khác đều được trích dẫn nguồn theo đúng quy định. Tác giả luận án
- ii LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Trinh - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền - Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội - những người Thầy đã truyền ngọn lửa đam mê nghiên cứu khoa học và tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tác giả xin chân thành cảm ơn Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và các thầy giáo, cô giáo cùng các nhà khoa học đã quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sư phạm và các phòng, khoa, trung tâm, các thầy giáo, cô giáo, các em sinh viên của Trường Cao đẳng Thái Nguyên và các nhà trường trong địa bàn nghiên cứu đã quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ và giúp đỡ tác giả thực hiện luận án. Đặc biệt, con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới Bố Mẹ hai bên gia đình và xin cảm ơn chồng, các con trai cùng những người thân trong gia đình nội, ngoại - những nguồn động viên, động lực lớn lao nhất để tác giả hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn toàn thể bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, động viên tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2022 Tác giả luận án
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... ii MỤC LỤC .................................................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................................vii DANH MỤC BẢNG............................................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ...................................................................................... xi MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................. 2 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 3 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................................... 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................................ 3 6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................... 3 7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu......................................................................... 4 8. Các luận điểm cần bảo vệ trong luận án ............................................................................. 6 9. Đóng góp mới của luận án .................................................................................................... 6 10. Cấu trúc của luận án ............................................................................................................ 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM MÔ PHỎNG .............................................................................................................................. 8 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ........................................................................ 8 1.1.1. Nghiên cứu về kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ em ......................... 8 1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục qua trải nghiệm ...................................................................... 9 1.1.3. Nghiên cứu về giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng...................................................................................... 16 1.2. KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI .................................................................................................................................... 23 1.2.1. Khái niệm tai nạn thương tích, phòng tránh tai nạn thương tích ............................. 23
- iv 1.2.2. Khái niệm kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi... 27 1.2.3. Các thành tố của kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi .................................................................................................................................................... 30 1.2.4. Sự hình thành kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi .................................................................................................................................................... 34 1.2.5. Đặc điểm kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi .................. 36 1.3. GIÁO DỤC QUA TRẢI NGHIỆM MÔ PHỎNG........................................................ 39 1.3.1. Khái niệm trải nghiệm mô phỏng ................................................................................ 39 1.3.2. Vai trò của trải nghiệm mô phỏng đối với trẻ mầm non .......................................... 41 1.3.3. Quy trình giáo dục qua trải nghiệm mô phỏng của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ........... 43 1.3.4. Đặc điểm giáo dục qua trải nghiệm mô phỏng của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ........... 45 1.4. QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM MÔ PHỎNG ...................... 46 1.4.1. Khái niệm giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng............................................................................................... 46 1.4.2. Quá trình giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng............................................................................................... 48 1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng..................................................................... 58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................................... 63 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM MÔ PHỎNG ........................................................................................................................... 64 2.1. GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON VÀ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM 5 TUỔI ........................................................................... 64 2.1.1. Thể hiện mục tiêu giáo dục giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích..... 64 2.1.2. Thể hiện nội dung giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ............................................................................................................................ 66 2.1.3. Thể hiện phương pháp, hình thức giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi....................................................................................................... 66
- v 2.2. TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM MÔ PHỎNG ............................................................................................................................. 68 2.2.1. Mục đích khảo sát.......................................................................................................... 68 2.2.2. Quy mô, đối tượng, thời gian khảo sát ....................................................................... 69 2.2.3. Nội dung khảo sát.......................................................................................................... 70 2.2.4. Phương pháp và công cụ khảo sát ............................................................................... 70 2.2.5. Tiêu chí và thang đánh giá ........................................................................................... 70 2.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG .............................................. 73 2.3.1. Thực trạng giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng ở trường mầm non ............................................................. 73 2.3.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng tại gia đình .......................................................................... 89 2.3.3. Thực trạng kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi .. 93 2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng ...................................................................................... 98 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................................101 CHƯƠNG 3: TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM MÔ PHỎNG VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................102 3.1. MỘT SỐ YÊU CẦU KHI XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM MÔ PHỎNG ...................................................102 3.2. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM MÔ PHỎNG ...........................................................................................................................104 3.2.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị .................................................................................................105 3.2.2. Giai đoạn 2: Tổ chức hoạt động giáo dục.................................................................110 3.2.3. Giai đoạn 3: Đánh giá - Điều chỉnh ..........................................................................120 3.3. ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM MÔ PHỎNG ...................................................................................123 3.3.1. Điều kiện về môi trường vật chất ..............................................................................123
- vi 3.3.2. Điều kiện về môi trường tâm lý - xã hội ..................................................................124 3.3.3. Các tình huống trải nghiệm mô phỏng được thiết kế giúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhận diện và trải nghiệm cách phòng tránh TNTT an toàn ..............................................124 3.3.4. Bảo đảm cơ hội và sự tham gia, hỗ trợ theo khả năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường .....................................................................................................124 3.4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ĐỂ KIỂM CHỨNG TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI QUA TRẢI NGHIỆM MÔ PHỎNG........................................125 3.4.1. Khái quát về quá trình tổ chức thực nghiệm ............................................................125 3.4.2. Kết quả thực nghiệm vòng 1 ......................................................................................127 3.4.3. Kết quả thực nghiệm vòng 2 ......................................................................................130 3.4.4. Nhận định chung về kết quả thực nghiệm ................................................................152 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................................153 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................................154 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN...............................................................................................................................158 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................159 PHỤ LỤC
- vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 CBQL Cán bộ quản lý 2 CM Cha mẹ 3 ĐC Đối chứng 4 GD Giáo dục 5 GDMN Giáo dục mầm non 6 GDKN Giáo dục kĩ năng 7 GV Giáo viên 8 GVMN Giáo viên mầm non 9 KN Kĩ năng 10 KNS Kĩ năng sống 11 MN Mầm non 12 SL Số lượng 13 TNTT Tai nạn thương tích 14 TN Thực nghiệm
- viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thông tin về GVMN được khảo sát .................................................................. 69 Bảng 2.2. Thông tin về CM trẻ được khảo sát......................................................................................................69 Bảng 2.3. Nhận thức của GVMN về khái niệm KN phòng tránh TNTT ....................................................73 Bảng 2.4. Nhận thức của GV về các KN thành phần của KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ............................................................................................................... 74 Bảng 2.5. Nhận thức của GVMN về khái niệm GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ qua trải nghiệm mô phỏng.............................................................................................................................................................................75 Bảng 2.6. Thực trạng thực hiện mục tiêu GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng ở trường MN ........................................................................................................................76 Bảng 2.7. Thực trạng thực hiện nội dung GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng ở trường MN ........................................................................................................................76 Bảng 2.8. Lựa chọn của GVMN về tiến trình tổ chức hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng ở trường MN ..........................................78 Bảng 2.9. Các phương pháp GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng ở trường MN .................................................................................................................79 Bảng 2.10. Hình thức tổ chức hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng ở trường MN ........................................................................................................................81 Bảng 2.11. Phương pháp đánh giá kết quả GDKN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường MN. .................................................................................................................................................83 Bảng 2.12. Các yếu tố ảnh hưởng đến GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng............................................................................................................................85 Bảng 2.13. Những thuận lợi trong việc GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng ở trường MN............................................................................................86 Bảng 2.14. Những khó khăn trong GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng ở trường MN .......................................................................................................87 Bảng 2.15. Đề xuất của GV về GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng................................................................................................................................................88 Bảng 2.16. Ý kiến của CM trẻ về các KN thành phần của KN phòng tránh TNTT...............89 Bảng 2.17. Nội dung GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng tại gia đình ................................................................................................................................................90
- ix Bảng 2.18. Ý kiến của CM trẻ về việc sử dụng các phương pháp GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng tại gia đình............................................................................91 Bảng 2.19. Ý kiến của CM trẻ về những thuận lợi trong việc GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ qua trải nghiệm mô phỏng...............................................................................................................................92 Bảng 2.20. Ý kiến của CM trẻ về những khó khăn trong GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ qua trải nghiệm mô phỏng......................................................................................................................................92 Bảng 2.21. KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo mức độ...........................................93 Bảng 2.22. KN nhận diện tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi...........94 Bảng 2.23. KN xử lý khi phát hiện tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT ................................................95 Bảng 2.24. KN chủ động thay đổi hành vi bản thân nhằm ứng phó hiệu quả những yếu tố nguy hiểm hoặc giảm thiểu yếu tố nguy cơ gây TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi......................................................96 Bảng 3.1. Một số nội dung GDKN phòng tránh TNTT tương ứng với các chủ đề ở trường MN 106 Bảng 3.2: KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trước và sau TN thăm dò ................ 127 Bảng 3.3. KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhóm TN và nhóm ĐC trước TN (theo mức độ) ............................................................................................................................................................................. 130 Bảng 3.4. KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhóm TN và nhóm ĐC trước TN (theo tiêu chí).............................................................................................................................................................................. 132 Bảng 3.5. KN phòng tránh TNTT của trẻ trai và trẻ gái nhóm TN và nhóm ĐC trước TN ............ 132 Bảng 3.6. Tương quan giữa các KN thành phần của KN phòng tránh TNTT của nhóm TN trước TN.......................................................................................................................................................................... 133 Bảng 3.7. KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhóm TN và nhóm ĐC sau TN (theo mức độ)....................................................................................................................................................... 136 Bảng 3.8. KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhóm TN và nhóm ĐC sau TN (theo tiêu chí).............................................................................................................................................................................. 137 Bảng 3.9. Tần suất điểm đánh giá KN 1 của nhóm TN và nhóm ĐC sau TN ....................... 139 Bảng 3.10. Tần suất hội tụ tiến điểm đánh giá KN 1 của nhóm TN và nhóm ĐC sau TN .............. 139 Bảng 3.11. Tần suất điểm đánh giá KN 2 của nhóm TN và nhóm ĐC sau TN ................................... 141 Bảng 3.12. Tần suất hội tụ tiến điểm đánh giá KN 2 của nhóm TN và nhóm ĐC sau TN ....... 142 Bảng 3.13. Tần suất điểm đánh giá KN 3 của nhóm TN và nhóm ĐC sau TN ................................... 143 Bảng 3.14. Tần suất hội tụ tiến điểm đánh giá KN 3 của nhóm TN và nhóm ĐC sau TN .............. 144 Bảng 3.15. KN phòng tránh TNTT của trẻ trai và trẻ gái nhóm TN và nhóm ĐC sau TN.............. 145
- x Bảng 3.16. Tương quan giữa các KN thành phần của KN phòng tránh TNTT của nhóm TN sau TN .............................................................................................................................................................................. 145 Bảng 3.17. Tham số thống kê kết quả của nhóm TN và nhóm ĐC sau TN ........................................... 146 Bảng 3.18. KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở nhóm TN, trước và sau TN....... 150 Bảng 3.19. KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở nhóm ĐC, trước và sau TN ....................................................................................................................................................................................... 150
- xi DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 3.1. Tiến trình tổ chức hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng ..........................................................................................104 Biểu đồ 2.1. Nhận thức của GVMN về sự cần thiết của việc GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi........................................................................................................... 74 Biểu đồ 3.1. Điểm đánh giá KN 1 lớp ĐC và TN sau TN .................................................139 Biểu đồ 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm đánh giá KN 1 lớp ĐC và TN sau TN .....140 Biểu đồ 3.3. Điểm đánh giá KN 2 lớp TN và lớp ĐC sau TN ..........................................142 Biểu đồ 3.4. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm đánh giá KN 2 lớp TN và ĐC sau TN ......142 Biểu đồ 3.5. Điểm đánh giá KN 3 lớp TN và lớp ĐC sau TN ..........................................144 Biểu đồ 3.6. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm đánh giá KN 3 lớp TN và ĐC sau TN ......144
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Tai nạn thương tích (TNTT) xảy ra ở tất cả các khu vực và ở mọi quốc gia gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tính mạng và chất lượng cuộc sống của con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là đối với trẻ em. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này nhưng việc thiếu KN phòng tránh là nguyên nhân sâu xa nhất. Tại Việt Nam, thống kê của Cục Quản lý môi trường - Bộ Y tế (2017) cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ em bị TNTT, trong đó nhóm tuổi 0 - 4 chiếm 19,5%, nhóm tuổi 5 - 14 chiếm 36,9%. Chính phủ đã ban hành các văn bản chỉ đạo các Bộ, ngành: Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo v.v. cũng như sự phối hợp tích cực của các tổ chức quốc tế như Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), Tổ chức Plan Việt Nam (Plan International), Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SC) v.v. thực hiện các hoạt động phòng, chống TNTT, bước đầu thông qua nhiều cuộc nghiên cứu, khảo sát đánh giá tình hình TNTT trẻ em trên phạm vi toàn quốc. Chính vì vậy, việc GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. Việc GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ em đang nhận được sự quan tâm, chú ý của toàn xã hội, đồng thời đã được đưa vào trong nội dung chương trình GDMN hiện hành. Tuy nhiên, hiệu quả GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ còn thấp, KN của trẻ vẫn bộc lộ nhiều hạn chế trong hành động ứng phó đối với các tình huống hay các mối nguy cơ tiềm ẩn gây TNTT. Trong khi đó, người lớn thường không tin tưởng vào khả năng độc lập xử lý các vấn đề trong cuộc sống của trẻ và tìm cách ngăn cản, cấm đoán trẻ tiếp xúc với các mối nguy hiểm hoặc có thói quen làm giúp trẻ mọi việc. Trẻ em vốn hiếu động và luôn thích thú, tò mò với việc khám phá thế giới xung quanh, và người lớn không phải lúc nào cũng có thể ở bên cạnh để bảo vệ trẻ. Chính vì vậy, thay vì làm giúp trẻ mọi việc, người lớn nên hướng dẫn trẻ tự bảo vệ mình, tự nhận biết và ứng phó với những mối nguy hiểm xung quanh thông qua trải nghiệm mô phỏng các tình huống về TNTT để rèn luyện các KN ứng phó, đó chính là cách tốt nhất để giúp trẻ tránh được những rủi ro trong cuộc sống, sống an toàn, khỏe mạnh và phát triển tốt trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào. Để hình thành và rèn luyện KN phòng tránh TNTT, việc trẻ trải nghiệm bằng chính những hoạt động của mình, bắt chước, tập thử các KN phòng tránh trong những tình huống giả định, mô phỏng là điều kiện cần để trẻ cảm nhận, thực hiện và hiểu được các KN phòng tránh TNTT có kết quả. Nếu chỉ tập bắt chước mà không thực hành thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần, hàng ngày trong các hoạt động GD thích hợp thì kĩ năng sống (KNS) nói chung và KN phòng tránh TNTT nói riêng cũng nhanh chóng mất đi. GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ qua trải nghiệm mô phỏng là hình thức GD phù
- 2 hợp và mang lại hiệu quả vì có khả năng phát huy mạnh mẽ tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong hoạt động nhận thức của trẻ, bên cạnh đó trẻ còn được trải nghiệm một cách phong phú các tình huống phòng tránh TNTT khác nhau trong môi trường GD an toàn, qua đó KN phòng tránh TNTT của trẻ sẽ được hình thành và phát triển bền vững hơn. Trong nghiên cứu lý luận đã có những kết quả nghiên cứu về lý luận giáo dục kĩ năng, kĩ năng phòng tránh TNTT cho trẻ mầm non nhưng cần phải tiếp tục cụ thể hóa tổ chức giáo dục KN phòng tránh TNTT cho trẻ qua các hoạt động trải nghiệm mô phỏng, từ đó tổ chức hoạt động GDKN phòng tránh TNTT theo một tiến trình có hiệu quả. Hiện nay việc GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ đã được các nhà trường mầm non (MN) rất quan tâm và nghiêm túc thực hiện nhưng hầu như chỉ chú trọng việc đầu tư xây dựng môi trường đảm bảo an toàn hơn là thiết kế, tổ chức, hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động đa dạng, phong phú với mục đích GDKN phòng tránh TNTT. Giáo viên mầm non (GVMN) mặc dù đã nhận thức được sự cần thiết của vấn đề, tuy nhiên họ vẫn còn khá lúng túng trong việc xác định nội dung, phương pháp và hình thức, cách tổ chức cho trẻ thực hành, trải nghiệm KN phòng tránh TNTT trong môi trường mô phỏng, vì vậy, chưa thực sự mang lại hiệu quả cao trong quá trình GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ. Trẻ 5 - 6 tuổi đang ở giai đoạn đầu của phát triển nhận thức; với kiểu tư duy phổ quát là trực quan hành động và trực quan - hình tượng. Do vậy việc hình thành KN phòng tránh TNTT cho trẻ nhỏ cần bắt đầu từ việc trải nghiệm hành động cụ thể, trong tình huống cụ thể để dần hình thành kinh nghiệm riêng, ý thức, thái độ, niềm tin; và sau đó, trẻ sẽ chủ động điều chỉnh và điều khiển hành vi thích hợp khi đối mặt với tình huống, nguy cơ mới. Sử dụng trải nghiệm mô phỏng để rèn luyện KN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là một trong các cách tiếp cận GDKN phòng tránh TNTT có hiệu quả vì đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được luyện tập nhiều lần, môi trường trải nghiệm mô phỏng gần giống hiện thực xung quanh trẻ, giúp trẻ thêm hứng thú. Xuất phát từ những lý do như trên chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng” với mong muốn góp phần nâng cao kết quả GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất tiến trình tổ chức hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng nhằm nâng cao KN phòng tránh TNTT cho trẻ.
- 3 3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường MN. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Tiến trình tổ chức các hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, các trường MN đã quan tâm đến GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ, nhưng trên thực tế, KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi còn hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc thực hiện tiến trình tổ chức hoạt động GDKN phòng tránh TNTT chưa chú ý tới trải nghiệm mô phỏng. Nếu tiến trình tổ chức các hoạt động GDKN phòng tránh TNTT dựa vào trải nghiệm mô phỏng đảm bảo sự nhất quán giữa mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động và môi trường GD, thông qua việc tổ chức hướng dẫn trẻ trải nghiệm mô phỏng, rèn luyện các KN phòng tránh TNTT cho trẻ thì sẽ góp phần nâng cao kết quả GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng và thực trạng KN phòng tránh TNTT ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. - Xây dựng tiến trình tổ chức hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng. Thực nghiệm (TN) để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của tiến trình tổ chức hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo mô hình trải nghiệm mô phỏng đã đề xuất. 6. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: + Nghiên cứu việc GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi có liên quan vật dụng, địa điểm hoạt động và hành động của trẻ. + Nghiên cứu các KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi gồm: KN nhận diện tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT; KN xử lý khi gặp tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT; KN chủ động thay đổi hành vi bản thân nhằm ứng phó hiệu quả những tình huống gây TNTT. + Nghiên cứu tiến trình tổ chức hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng.
- 4 - Về khách thể khảo sát: + GVMN: 280 GVMN của 17 trường MN trên địa bàn 5 tỉnh Đông Bắc, gồm: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang. + Trẻ MN: 90 trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại Trường MN 19/5 (Thái Nguyên), Trường MN Xuất Lễ (Lạng Sơn), Trường MN Hoa Hồng (Tuyên Quang). - Địa điểm, thời gian nghiên cứu TN: TN được tiến hành tại Trường MN Đồng Quang và Trường MN Quyết Thắng của TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Thời gian TN từ tháng 9/2019 - 01/2020. 7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận nghiên cứu - Tiếp cận hoạt động: Các KNS nói chung và KN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng được hình thành qua hoạt động, qua trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện các thao tác hành vi. Với GDKN phòng tránh TNTT cần xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, các hình thức trải nghiệm hấp dẫn, phù hợp với trẻ và tổ chức theo một quy trình phù hợp. Đồng thời huy động các nguồn lực từ sự tham gia của gia đình, cộng đồng để không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn mang lại hiệu quả GDKN phòng tránh TNTT ở trẻ. - Tiếp cận hệ thống: GDKN phòng tránh TNTT là một quá trình GD toàn vẹn, có hệ thống được bắt đầu từ xác định mục tiêu, nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức, chuẩn bị các phương tiện phù hợp và đánh giá khách quan. Trong đó cần đặc biệt chú ý đến các tác động GDKN phòng tránh TNTT thông qua các hoạt động, phải đảm bảo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, giúp trẻ được tiếp cận và lĩnh hội các kiến thức phù hợp với lứa tuổi. - Tiếp cận cá nhân: KN và sự hình thành KN mang tính chủ thể, phản ánh đặc điểm tâm lí cá nhân rõ nét. Do vậy, việc hình thành KN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phải tôn trọng đặc điểm cá nhân của trẻ, có như vậy mới phát huy được tính tích cực hoạt động của các em. Khi tổ chức cho trẻ thực hành KN phòng tránh TNTT, nhà GD cần đưa ra những yêu cầu phù hợp với đặc điểm tâm lí cá nhân của trẻ để tạo điều kiện cho trẻ mạnh dạn, tự tin và tích cực tham gia các hoạt động GD để từ đó hình thành và phát triển KN của cá nhân trẻ. - Tiếp cận thực tiễn: Thực tiễn cho thấy các TNTT xảy ra với nguy cơ và mức độ khác nhau ở các vùng miền và với từng cá nhân trẻ. Chính vì vậy việc GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ MN cần dựa trên những điều kiện thực tế ở mỗi địa phương, mỗi trường lớp và vốn KN của từng trẻ sao cho mang lại hiệu quả GD cao nhất. - Tiếp cận phát triển: Sự hình thành và phát triển KN phòng tránh TNTT của trẻ luôn gắn liền với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ qua các giai đoạn lứa tuổi khác nhau. Vì vậy, nhà GD cần đánh giá đúng mức độ hình thành KN này của trẻ ở thời điểm hiện
- 5 tại trong sự vận động, phát triển tâm sinh lý lứa tuổi, từ đó, tiến hành cung cấp kiến thức và tổ chức cho trẻ luyện tập KN phù hợp với mức độ hiện có của trẻ. Đặc biệt, các TNTT khi xảy ra thường gây nguy hiểm đối với trẻ, nên cách học tốt nhất chính là học thông qua quan sát, bắt chước theo mẫu hành động đúng của người lớn và bạn bè xung quanh trong đó, người lớn và bạn bè đóng vai trò hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển KN của trẻ đi từ “vùng phát triển hiện tại” lên “vùng phát triển gần nhất”. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu tài liệu về TNTT và GDKN phòng tránh TNTT ở trẻ em nói chung và trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng, tài liệu về trải nghiệm, trải nghiệm mô phỏng trong GDMN từ đó hệ thống và khái quát hóa cơ sở lý luận của đề tài. 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia về các khái niệm công cụ; KN thành phần của KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi; tiêu chí đánh giá, cách thức đánh giá KN phòng tránh TNTT; tiến trình tổ chức hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng. - Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát trẻ và các hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường MN và ghi lại bằng biên bản quan sát để rút ra những nhận định, đánh giá về đặc điểm tâm lí, mức độ hình thành KN phòng tránh TNTT của trẻ, sự phù hợp về nội dung, phương pháp, hình thức trong GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng phiếu điều tra nhằm khảo sát GVMN về nhận thức, nội dung, phương pháp GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng. Sử dụng bài tập đo nhằm đánh giá mức độ KN phòngtránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. - Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện, trao đổi với giáo viên (GV), cán bộ quản lí (CBQL) chuyên môn, với phụ huynh để tìm hiểu các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đàm thoại, trò chuyện với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi để tìm hiểu về mức độ nhận thức KN phòng tránh TNTT của trẻ. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn, trao đổi với CBQL, GV, cha mẹ (CM) trẻ nhằm tìm hiểu thêm về thực trạng, biện pháp GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng - Phương pháp TN: Sử dụng phương pháp TN sư phạm với mục đích kiểm nghiệm tính đúng đắn, tính khả thi và tính hiệu quả của tiến trình tổ chức các hoạt động
- 6 GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng đã đề xuất theo giả thuyết khoa học. 7.2.3. Phương pháp thống kê toán Chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học, sử dụng phần mềm Excel để xử lý các kết quả thu được trong quá trình khảo sát thực trạng và TN làm căn cứ đánh giá định tính kết quả nghiên cứu. 8. Các luận điểm cần bảo vệ trong luận án 8.1. KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thể hiện cấu trúc gồm: KN nhận diện tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT; KN xử lý khi gặp tình huống/ yếu tố nguy cơ gây TNTT; KN chủ động thay đổi hành vi bản thân nhằm ứng phó hiệu quả những tình huống gây TNTT. 8.2. GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng là một trong các cách tiếp cận GDKN phòng tránh TNTT có hiệu quả vì đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được luyện tập nhiều lần; môi trường trải nghiệm mô phỏng gần giống hiện thực xung quanh trẻ, làm trẻ thêm hứng thú, tích cực tham gia hoạt động. 8.3. Tiến trình tổ chức hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng được tiến hành theo các bước như sau: Tổ chức cho trẻ trải nghiệm tình huống phòng tránh TNTT; Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ, phản hồi kinh nghiệm về KN phòng tránh TNTT; Hướng dẫn trẻ đúc kết kinh nghiệm hình thành khái niệm; Tổ chức cho trẻ vận dụng kinh nghiệm vào những tình huống/ hoàn cảnh mô phỏng khác nhau. 9. Đóng góp mới của luận án 9.1. Về lý luận - Hệ thống hóa và góp phần làm phong phú lí luận về GDKN phòng tránh TNTT, GD qua trải nghiệm mô phỏng, đề xuất tiến trình tổ chức hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng. 9.2. Về thực tiễn - Cung cấp tư liệu thực trạng GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi và mức độ KN phòng tránh TNTT của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại một số trường MN trên địa bàn một số tỉnh Đông Bắc, giúp cho các trường MN có cơ sở để điều chỉnh quá trình GD kịp thời. - Tiến trình tổ chức các hoạt động GDKN phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng được đề xuất là một tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng GVMN. Đồng thời, các trường MN có thể vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế để góp phần nâng cao hiệu quả GD trẻ.
- 7 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng. Chương 2: Thực trạng giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng. Chương 3: Tiến trình tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi qua trải nghiệm mô phỏng và thực nghiệm sư phạm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 160 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 155 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 160 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo ở trường đại học
270 p | 21 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông ngoài công lập thành phố Hà Nội theo tiếp cận năng lực trong bối cảnh hiện nay
239 p | 12 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn Giáo dục công dân cấp trung học cơ sở ở Hà Nội
231 p | 24 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học viết văn bản thuyết minh dựa trên tiến trình viết cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận phát triển năng lực
244 p | 15 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục khởi nghiệp từ nghề truyền thống cho thanh niên nông thôn các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
277 p | 17 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học vật liệu: Nghiên cứu chế tạo nón xuyên trong thiết bị nổ lõm bằng đồng kim loại và composite W-Cu có cấu trúc siêu mịn
126 p | 16 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thực hành thí nghiệm hóa học cho sinh viên ngành Sư phạm Hóa học theo tiếp cận CDIO
272 p | 13 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực thẩm mĩ cho học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua dạy học môn Mĩ thuật
224 p | 9 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực khám phá tự nhiên cho học sinh trong dạy học chủ đề Vật sống, môn Khoa học tự nhiên 6
238 p | 8 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học xác suất và thống kê cho sinh viên ngành kỹ thuật mỏ và kỹ thuật địa chất theo hướng gắn với thực tiễn nghề nghiệp
166 p | 13 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu tài nguyên đất gò đồi phục vụ định hướng phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Bắc Giang
293 p | 14 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên các trường đại học, học viện công an nhân dân theo tiếp cận năng lực
285 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học hình học ở trường trung học cơ sở theo hướng phát triển chương trình ở cấp độ lớp học
226 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động
248 p | 13 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu một số giải pháp tối ưu hóa hiệu năng trong mạng điện toán biên di động
166 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn