Luận án Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học làm cơ sở cho sinh sản nhân tạo và bảo vệ nguồn lợi cá thiều (Arius thalassinus Ruppell, 1837) tại vùng biển Kiên Giang
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của Luận án nhằm thu được các dẫn liệu ban đầu về đặc điểm sinh học và sinh sản của cá thiều, làm cơ sở khoa học cho công tác nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá thiều; góp phần định hướng khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi cá thiều ngoài tự nhiên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh học làm cơ sở cho sinh sản nhân tạo và bảo vệ nguồn lợi cá thiều (Arius thalassinus Ruppell, 1837) tại vùng biển Kiên Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TRẦN VĂN PHƯỚC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC LÀM CƠ SỞ CHO SINH SẢN NHÂN TẠO VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI CÁ THIỀU (Arius thalassinus Ruppell, 1837) TẠI VÙNG BIỂN KIÊN GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHÁNH HÒA – 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TRẦN VĂN PHƯỚC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC LÀM CƠ SỞ CHO SINH SẢN NHÂN TẠO VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI CÁ THIỀU (Arius thalassinus Ruppell, 1837) TẠI VÙNG BIỂN KIÊN GIANG Ngành đào tạo: Nuôi trồng thủy sản Mã số: 9620301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH MÃO KHÁNH HÒA – 2021
- Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Nha Trang Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH MÃO Phản biện 1: PGS.TS. TRẦN ĐẮC ĐỊNH Trường Đại học Cần Thơ Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN TƯỜNG ANH Thành phố Hồ Chí Minh Phản biện 3: TS. HUỲNH MINH SANG Viện Hải Dương học Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại Trường Đại học Nha Trang vào hồi ….giờ, ngày … tháng … năm 2021. Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Trường Đại học Nha Trang
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của luận án:”Nghiên cứu đặc điểm sinh học làm cơ sở cho sinh sản nhân tạo và bảo vệ nguồn lợi cá thiều (Arius thalassinus Ruppell, 1837) tại vùng biển Kiên Giang” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho đến thời điểm này. Khánh Hòa, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án (Ký và ghi rõ họ tên) Trần Văn Phước
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn Ban Lãnh đạo Viện Nuôi trồng Thủy sản, Phòng Đào tạo Sau Đại học và Ban Giám hiệu Trường Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và triển khai thực hiện luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy hướng dẫn là PGS.TS Nguyễn Đình Mão đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận án. Nhân dịp này, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp trong Viện Nuôi trồng Thủy sản đã ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận án. Cám ơn các em sinh viên Khóa 49 ngành Nuôi trồng thủy sản đào tạo tại Kiên Giang đã nhiệt tình hỗ trợ trong quá trình thu thập số liệu. Xin cám ơn Đề tài B2010-13-53 đã hỗ trợ kinh phí cho tôi thực hiện đề tài. Nhân đây, tôi cũng bày tỏ lòng cám ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn! Khánh Hòa, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án (Ký và ghi rõ họ tên) Trần Văn Phước
- i MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................... i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... v DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................vii TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN .......................................... ix KEY FINDINGS ......................................................................................................... x MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 5 1.1. Tình hình nghiên cứu họ cá úc (Ariidae) trên thế giới ........................................... 5 1.1.1. Hệ thống phân loại ............................................................................................. 5 1.1.2. Đặc điểm hình thái ............................................................................................. 6 1.1.3. Đặc điểm sinh thái phân bố ................................................................................ 7 1.1.3.1. Thủy vực phân bố ........................................................................................... 7 1.1.3.2. Phân bố vùng cửa sông.................................................................................... 8 1.1.3.3. Độ mặn ........................................................................................................... 8 1.1.3.4. Nhiệt độ .......................................................................................................... 9 1.1.3.5. Độ trong và độ sâu ........................................................................................... 9 1.1.3.6. Dòng chảy và chất đáy .................................................................................. 10 1.1.3.7. Một số đặc điểm thủy lý thủy hóa ................................................................... 10 1.1.3.8. Mùa vụ cá xuất hiện ...................................................................................... 11 1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng ....................................................................................... 11 1.1.4.1. Chiều dài thân và khối lượng cá .................................................................. 11 1.1.4.2. Tương quan giữa chiều dài toàn thân và khối lượng cá .............................. 12 1.1.4.3. Tuổi và tương quan tuổi với chiều dài cá .................................................... 13 1.1.4.4. Phương trình sinh trưởng và hệ số tương quan của cá ................................ 14
- ii 1.1.4.5. Phát triển phôi và ấu trùng cá ...................................................................... 14 1.1.4.6. Các thông số sinh trưởng và chỉ số tăng trưởng ............................................. 14 1.1.4.7. Tỷ lệ chết ..................................................................................................... 15 1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng ....................................................................................... 15 1.1.5.1. Thành phần thức ăn một số loài thuộc họ cá úc Ariidae giai đoạn ấu trùng và cá con ........................................................................................................... 15 1.1.5.2. Thành phần thức ăn của một số loài thuộc họ cá úc Ariidae giai đoạn trưởng thành .......................................................................................................................... 16 1.1.5.3. Tính ăn của một số loài thuộc họ cá úc Ariidae ............................................. 17 1.1.5.4. Tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân của cá thiều Arius thalassinus .. 17 1.1.6. Đặc điểm sinh học sinh sản .............................................................................. 17 1.1.6.1. Đặc tính và chu kỳ sinh sản của một số loài thuộc họ cá úc Ariidae .............. 17 1.1.6.2. Giới tính và tỷ lệ đực:cái ............................................................................... 18 1.1.6.3. Tuổi và kích thước thành thục sinh dục lần đầu ............................................. 19 1.1.6.4. Tỷ lệ thành thục và nhân tố điều kiện ............................................................ 20 1.1.6.5. Mùa vụ và sức sinh sản ................................................................................. 20 1.1.6.6. Kích thước trứng và phát triển tuyến sinh dục ............................................... 23 1.1.6.7. Ấp và ương nuôi ấu trùng .............................................................................. 23 1.1.7. Hiện trạng khai thác nguồn lợi họ cá úc trên thế giới ........................................ 24 1.2. Tình hình nghiên cứu họ cá úc (Ariidae) ở Việt Nam .......................................... 25 1.2.1. Đặc điểm phân bố của họ cá úc (Ariidae) ......................................................... 25 1.2.2. Đặc điểm hình thái ........................................................................................... 26 1.2.3. Đặc điểm sinh trưởng ....................................................................................... 26 1.2.4. Đặc điểm sinh sản ............................................................................................ 27 1.2.5. Hiện trạng khai thác nguồn lợi họ cá úc tại Việt Nam ...................................... 28 1.3. Một số phương pháp nghiên cứu sinh học cá ....................................................... 28 1.4. Đặc điểm nguồn lợi thủy sản tỉnh Kiên Giang ..................................................... 29 1.4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ................................................................. 29
- iii 1.4.2. Nguồn lợi thủy sản ........................................................................................... 31 1.4.3. Cơ sở hậu cần nghề cá ...................................................................................... 31 1.4.4. Một số giải pháp để phát triển nguồn lợi thủy sản ven bờ trong tương lai ......... 32 CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 36 2.1. Thời gian, địa điểm và vật liệu nghiên cứu .......................................................... 36 2.1.1. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 36 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 36 2.1.3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 36 2.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 36 2.2.1. Cách tiếp cận.................................................................................................... 36 2.2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 37 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 37 2.2.3.1. Số liệu thứ cấp ................................................................................................ 37 2.2.3.2. Số liệu sơ cấp............................................................................................... 38 2.3. Xử lý số liệu ....................................................................................................... 46 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 47 3.1. Đặc điểm hình thái phân loại cá thiều (Arius thalassinus).................................... 47 3.2. Đặc điểm sinh trưởng cá thiều (Arius thalassinus)............................................... 51 3.2.1. Sinh trưởng về chiều dài thân và khối lượng cá thiều ....................................... 51 3.2.2. Mối tương quan giữa chiều dài toàn thân và khối lượng cá ............................... 58 3.2.3. Các thông số sinh trưởng và chỉ số tăng trưởng ................................................ 59 3.3. Đặc điểm dinh dưỡng cá thiều (Arius thalassinus)............................................... 61 3.3.1. Cấu tạo ống tiêu hóa......................................................................................... 61 3.3.2. Thành phần thức ăn .......................................................................................... 64 3.3.3. Độ no dạ dày và các chỉ số dinh dưỡng ............................................................ 68 3.4. Đặc điểm sinh học sinh sản cá thiều (Arius thalassinus) ...................................... 68 3.4.1. Phân biệt giới tính và cấu tạo tuyến sinh dục cá thiều ....................................... 68
- iv 3.4.2. Hệ số thành thục .............................................................................................. 70 3.4.3. Kích thước và tuổi cá thiều thành thục sinh dục lần đầu ................................... 72 3.4.4. Sức sinh sản và đường kính trứng .................................................................... 73 3.4.5. Mùa vụ sinh sản ............................................................................................... 74 3.4.6. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cá cái ............................................ 75 3.5. Các thông số quần đàn của cá thiều ..................................................................... 78 3.6. Một số giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá thiều ......................................................... 82 3.6.1. Sinh sản nhân tạo cá thiều ................................................................................ 82 3.6.2. Tuyên truyền hạn chế khai thác và bảo vệ nguồn lợi cá thiều ........................... 83 3.6.3. Đề xuất một số nhóm giải pháp phát triển nguồn lợi thủy sản (cá thiều) ........... 83 3.6.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách ........................................................... 83 3.6.3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức ............................................................................ 85 3.6.3.3. Nhóm giải pháp về quản lý, truyền thông ...................................................... 85 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 86 4.1. Kết luận .............................................................................................................. 86 4.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 87 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 89 PHỤ LỤC .................................................................................................................... I
- v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn DTSQ : Dự trữ sinh quyển ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ELEFAN : Electronic Length – Frequency Analysis FISAT II : The FAO – ICLARM Stock Assessment Tools GaSI : Gastro-somatic indices GĐ : Giai đoạn RLG : Relative length of gut
- vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các thông số sinh trưởng và chỉ số tăng trưởng .......................................... 15 Bảng 2.1. Tần suất chiều dài toàn thân cá thiều theo thời gian (tháng) ....................... 40 Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu hình thái phân loại của cá thiều ........................................... 47 Bảng 3.2. Kích thước một số chỉ tiêu hình thái cá thiều ............................................. 50 Bảng 3.3. Tỷ lệ (%) các chỉ tiêu hình thái so với Lh và Ls của cá thiều ....................... 51 Bảng 3.4. Chiều dài thân và khối lượng cá thiều khai thác ......................................... 51 Bảng 3.5. Chiều dài (mm) và khối lượng (g) toàn thân cá thiều khai thác .................. 52 Bảng 3.6. Tỷ lệ (%) các nhóm chiều dài toàn thân Lt cá thiều khai thác theo thời gian ....... 55 Bảng 3.7. Tỷ lệ (%) các nhóm khối lượng Wt cá thiều khai thác theo thời gian .......... 57 Bảng 3.8. Kích thước ruột và dạ dày cá thiều ............................................................. 61 Bảng 3.9. Thành phần thức ăn trong dạ dày cá thiều (ntptă = 91) ................................. 65 Bảng 3.10. Tần suất (%) xuất hiện các loại thức ăn trong dạ dày (ntsxh = 91) .............. 67 Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu về dinh dưỡng cá thiều..................................................... 68 Bảng 3.12. Hệ số thành thục của cá thiều cái theo giai đoạn phát triển của TSD ............... 70 Bảng 3.13. Hệ số độ béo của cá thiều......................................................................... 71 Bảng 3.14. Sức sinh sản tuyệt đối (S) và sức sinh sản tương đối (s) của cá thiều ............ 73 Bảng 3.15. Đường kính trứng của cá thiều ................................................................. 74 Bảng 3.16. Tỷ lệ (%) các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục theo thời gian (tháng) (n = 49) ... 75 Bảng 3.17. Tỷ lệ (%) lượng bổ sung quần đàn của cá thiều ........................................ 80
- vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hình thái ngoài của cá thiều Arius thalassinus ............................................... 6 Hình 1.2. Vùng phân bố của họ cá úc (Ariidae)............................................................ 7 Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ................................................................. 37 Hình 2.2. Đo một số thông số hình thái ngoài cá thiều ............................................... 38 Hình 3.1. Hình dạng bên ngoài cá thiều (a: mặt lưng và b: mặt bụng)........................ 48 Hình 3.2. Hình dạng một số chỉ tiêu hình thái cá thiều ............................................... 48 Hình 3.3. Hình dạng của miệng (a) và vị trí râu (b) cá thiều....................................... 49 Hình 3.4. Hình thái vây lưng (a) và da (b) cá thiều .................................................... 49 Hình 3.5. Hình dạng răng của cá thiều ....................................................................... 49 Hình 3.6. Hình dạng ngoài của đầu cá thiều (a) và đầu cá gún (b) .............................. 50 Hình 3.7. Chiều dài toàn thân cá thiều khai thác theo thời gian .................................. 53 Hình 3.8. Phân bố chiều dài toàn thân cá thiều ........................................................... 54 Hình 3.9. Khối lượng cá thiều khai thác theo thời gian (tháng) .................................. 56 Hình 3.10. Phân bố khối lượng cá thiều theo nhóm .................................................... 56 Hình 3.11. Tương quan giữa chiều dài toàn thân và khối lượng cá thiều .................... 58 Hình 3.12. Đường biễu diễn hệ số tăng trưởng K và chỉ số tăng trưởng ø’ ................. 59 Hình 3.13. Hệ các đường cong tăng trưởng của cá thiều ............................................ 60 Hình 3.14. Chỉ số tăng trưởng chiều dài cá thiều (ø’) ............................................. 60 Hình 3.15. Tuổi thọ (tmax) của cá thiều ....................................................................... 61 Hình 3.16. Hình dạng răng hàm trước (a), răng vòm họng (b), răng hầu (c) và thực quản (d)... 62 Hình 3.17. Hình dạng các cung mang cá thiều ........................................................... 62 Hình 3.18. Hình dạng cung mang (a), lược mang (b) và tơ mang (c) cá thiều ............. 62 Hình 3.19. Hình dạng một số nội quan của cá thiều ................................................... 63 Hình 3.20. Hình dạng bên ngoài (a) và bên trong (b) dạ dày cá thiều ......................... 63 Hình 3.21. Hình dạng ruột của cá thiều ...................................................................... 63 Hình 3.22. Một số loại thức ăn của cá thiều ............................................................... 64 Hình 3.23. Tần suất (%) các nhóm thức ăn trong dạ dày cá thiều ............................... 66
- viii Hình 3.24. Tần suất (%) các bậc độ no dạ dày cá thiều (n = 240) ............................... 68 Hình 3.25. Hình dạng vây bụng và lỗ hậu môn cá thiều cái (a) và đực (b) ................. 69 Hình 3.26. Hình dạng buồng trứng của cá thiều ......................................................... 69 Hình 3.27. Hình dạng (a) và vị trí buồng trứng (b) của cá thiều.................................. 69 Hình 3.28. Hệ số thành thục theo thời gian của cá thiều ............................................. 70 Hình 3.29. Hệ số độ béo Q (Fulton, 1902), Qo (Clark, 1928) theo thời gian ............... 72 Hình 3.30. Công thức tính M và tmass.......................................................................... 72 Hình 3.31. Mối tương quan giữa sức sinh sản tuyệt đối với Wt và Lt .......................... 74 Hình 3.32. Buồng trứng GĐ II (a) và tổ chức mô học tế bào trứng GĐ II (b) ............. 76 Hình 3.33. Tế bào trứng GĐ III (a) và tổ chức mô học tế bào trứng GĐ III (b)............. 76 Hình 3.34. Tế bào trứng GĐ IV (a) và tổ chức mô học tế bào trứng GĐ IV (b) ............ 77 Hình 3.35. Tế bào trứng GĐ V (a) và tổ chức mô học tế bào trứng GĐ V (b)............... 77 Hình 3.36. Tế bào trứng GĐ VI (a) và tổ chức mô học tế bào trứng GĐ VI (b) ............ 78 Hình 3.37. Buồng trứng sau khi cá đẻ ........................................................................ 78 Hình 3.38. Đường biểu diễn tỷ lệ chết do khai thác (F) ............................................... 79 Hình 3.39. Đường cong chiều dài toàn thân khai thác chuyển đổi .............................. 79 Hình 3.40. Sản lượng trên lượng bổ sung (Y’/R) và sinh khối trên lượng bổ sung (B’/R) ........ 80 Hình 3.41. Hai đỉnh bổ sung của quần đàn cá thiều .................................................... 81 Hình 3.42. Giá trị các đường đồng sản lượng trên lượng bổ sung (Y’/R).................... 81 Hình 3.43. Khả năng các nhóm chiều dài cá thiều khai thác ....................................... 82
- ix TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Đề tài luận án : Nghiên cứu đặc điểm sinh học làm cơ sở cho sinh sản nhân tạo và bảo vệ nguồn lợi cá thiều (Arius thalassinus Ruppell, 1837) tại vùng biển Kiên Giang. Ngành : Nuôi trồng thủy sản Mã số : 9620301 Nghiên cứu sinh : Trần Văn Phước Khóa : 2010 Người hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Đình Mão Cơ sở đào tạo : Trường Đại học Nha Trang Nội dung: 1. Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên về đặc điểm sinh học cá thiều được công bố ở Việt Nam. 2. Luận án cung cấp hệ thống dữ liệu về đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm dinh dưỡng và đặc điểm sinh học sinh sản của cá thiều. 3. Luận án tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo và bảo vệ nguồn lợi cá thiều. Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) PGS.TS Nguyễn Đình Mão Trần Văn Phước
- x KEY FINDINGS Thesis title : Study on biological characteristics provide scientific basic for breed production and the giant sea catfish (Arius thalassinus Ruppell, 1837) resources protection in Kien Giang waters. Major : Aquaculture Major code : 9620301 PhD Student : Tran Van Phuoc Course : 2010 Supervisor : Associate Prof. Dr Nguyen Dinh Mao Institution : Nha Trang University Key Findings: 1. This thesis was piece of research at the first time about biology characteristic of giant sea catfish was made public in Vietnam. 2. This thesis provide data system about growth, nutrition and reproductive parameters of the giant sea catfish. 3. This thesis create a scientific basic for research in breed production and the giant sea catfish resources protection. PhD Student Tran Van Phuoc
- 1 MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta đã và đang gặp một số khó khăn. Môi trường ô nhiễm và dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng (dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng, tôm hùm và cá biển gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng). Nghề nuôi trồng thủy sản phát triển tự phát nên khó giám sát và quản lý. Cộng đồng dân cư ở các vùng nuôi tôm và cá biển đang gặp nhiều khó khăn về đời sống, kinh tế trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. Để góp phần cải thiện và phát triển ổn định nghề nuôi trồng thủy sản, vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi và hình thức nuôi nhằm tận dụng hệ thống ao đìa nuôi đang bỏ hoang và đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên biển. Bên cạnh, nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm do các hoạt động khai thác bất hợp lý, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Do vậy, nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản làm cơ sở nghiên cứu sản xuất giống phục vụ nuôi thương phẩm các loài cá biển có giá trị kinh tế và bảo vệ nguồn lợi thủy sản là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Quyết định số 1523/QĐ-BNN-TCTS, 2011) đã định hướng phát triển nuôi cá biển bao gồm nuôi trên lồng bè đơn giản, nuôi lồng bè tập trung qui mô công nghiệp và nuôi trong ao đất nước mặn, nước lợ. Nuôi đa loài, ưu tiên một số loài có giá trị cao, có thể chế biến xuất khẩu. Mục tiêu phát triển nuôi cá biển nhằm tạo ra số lượng lớn sản phẩm phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế chung của đất nước, xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh quốc phòng. Đồng thời giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái góp phần phục hồi và tái tạo nguồn lợi hải sản ở các thủy vực biển và ven biển. Nghề nuôi cá biển ở nước ta có những bước phát triển đáng kể. Nhiều loài cá có giá trị kinh tế đã và đang được nghiên cứu, sản xuất giống như: cá mú (Epinephelus spp), cá giò (Rachycentron canadum), cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus), cá hồng mỹ (Sciaenops ocellatus), cá chẽm (Lates calcarifer), cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis), cá chim vây vàng (Trachinotus bloochi),… Cá thiều (Arius thalassinus) là loài phân bố tương đối rộng. Trên thế giới, cá thiều phân bố ở các vùng biển Biển Đỏ, Tây Bắc Ấn Độ Dương, Phi-líp-pin và Vịnh Thái Lan (Nelson, 2006). Ở Việt Nam, cá thiều phân bố hầu hết các vùng biển Vịnh Bắc
- 2 Bộ, Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Trong đó, cá thiều tập trung nhiều nhất ở vùng biển Tây Nam Bộ (Bộ Thủy sản, 1996). Đây là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ cá úc (Ariidae). Cá thiều có chiều dài lớn nhất đã xác định được là 1.119 mm và khối lượng là 15,49 kg với giá bán hiện nay là 70.000 đ/kg. Do cá thiều bị khai thác quanh năm và khai thác cá còn nhỏ nên nguồn lợi cá thiều ngày càng giảm. Hiện nay nhu cầu nguyên liệu cá thiều để làm khô ngày càng hiếm. Tuy nhiên ở Việt Nam cho đến nay, loài này mới được nghiên cứu sơ bộ về đặc điểm hình thái phân loại và phân bố. Do vậy, nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản làm cơ sở khoa học xây dựng quy trình sản xuất giống và bảo vệ nguồn lợi cá thiều là cấp thiết. Để đưa cá thiều trở thành đối tượng nuôi chính và nuôi lồng trên biển cùng với các loài cá biển có giá trị kinh tế khác, cần phải tập trung nghiên cứu nhiều vấn đề. Trong đó nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh sản, tiếp đến nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, nhằm đáp ứng nhu cầu con giống cho nuôi thương phẩm, góp phần thúc đẩy nghề nuôi cá biển ở Việt Nam phát triển trong tương lai. Góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nuôi cá biển theo định hướng đến năm 2020 của Bộ NN&PTNT. Định hướng sản lượng cá biển nuôi tại Kiên Giang đến năm 2020 là 36.600 tấn so với cả nước là 260.000 tấn (chiếm 14,08%, cao nhất nước) (Quyết định số 1523/QĐ-BNN-TCTS, 2011). Và nguồn lợi thủy sản ven bờ tỉnh Kiên Giang đang ngày càng suy giảm. Cần tăng cường kiểm soát các phương thức và cường lực khai thác để bảo vệ nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững (Mai Viết Văn và Lê Thị Huyền Chân, 2018). Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học làm cơ sở cho sinh sản nhân tạo và bảo vệ nguồn lợi cá thiều (Arius thalassinus Ruppell, 1837) tại vùng biển Kiên Giang” được thực hiện. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu tổng quát Thu được các dẫn liệu ban đầu về đặc điểm sinh học và sinh sản của cá thiều, làm cơ sở khoa học cho công tác nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá thiều; góp phần định hướng khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi cá thiều ngoài tự nhiên.
- 3 Mục tiêu cụ thể Luận án cần đạt các mục tiêu cụ thể sau: - Xây dựng dữ liệu về đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của cá thiều. - Xây dựng dữ liệu về các thông số quần đàn của cá thiều. Các nội dung nghiên cứu chính - Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng: chiều dài thân, khối lượng thân, mối tương quan giữa chiều dài thân và khối lượng cá, phương trình sinh trưởng Von Bertanlanffy, chỉ số tăng trưởng Φ’ của cá thiều. - Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng: mô tả ống tiêu hóa, tương quan giữa chiều dài toàn thân và ruột cá (RLG), xác định độ no, chỉ số độ no, chỉ số GaSI, thành phần thức ăn, tần số xuất hiện thức ăn, tính ăn của cá thiều. - Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản: tuổi và kích thước thành thục sinh dục, hệ số thành thục sinh dục, sức sinh sản, đường kính trứng, các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục, và mùa vụ sinh sản của cá thiều. - Nghiên cứu một số thông số quần đàn: Chiều dài tối đa của cá thiều (L∞), hệ số chết tổng (Z), hệ số chết tự nhiên (M), hệ số chết do khai thác (F), hệ số khai thác (E), sự bổ sung quần đàn, và sản lượng trên lượng bổ sung. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Nội dung luận án là cơ sở dữ liệu khoa học quan trọng, là nguồn tài liệu tham khảo tốt cho các nghiên cứu tiếp theo trên cá thiều và một số loài trong họ cá úc Ariidae. Sự thành công của luận án góp phần làm phong phú thêm các công trình nghiên cứu cơ bản về đặc điểm sinh học làm cơ sở cho sinh sản nhân tạo và bảo vệ nguồn lợi cá thiều nói riêng và cá biển ở Việt Nam nói chung. Xây dựng cơ sở dữ liệu về đặc điểm sinh học và sinh sản của cá thiều. Góp phần định hướng khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi cá thiều ngoài tự nhiên, làm cơ sở khoa học cho công tác nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá thiều. Điểm mới của công trình Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về đặc điểm sinh học và thông số quần đàn cá thiều được công bố ở Việt Nam, các nội dung chính gồm:
- 4 Cung cấp dẫn liệu về đặc điểm sinh học (đặc điểm sinh trưởng, dinh dưỡng và sinh học sinh sản) và một số thông số quần đàn cá thiều một cách có hệ thống. Cung cấp cơ sở khoa học phục vụ hoạt động quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi cá thiều hợp lý; nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo.
- 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu họ cá úc (Ariidae) trên thế giới 1.1.1. Hệ thống phân loại Họ cá úc (Ariidae) gồm 12 giống 120 loài, phân bố ở các vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Họ cá úc là một họ cá da trơn, chủ yếu sinh sống ở biển, với một số loài sinh sống trong các môi trường nước lợ hay nước ngọt. Chúng phân bố trong các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới (Berg, 1940). Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác cho rằng họ cá úc bao gồm 14 giống và 120 loài cá úc biển nhiệt đới và cận nhiệt đới (Nelson, 1976; Rimmer và Merrick, 1982; Reis, 1986a). Trước đây, họ cá úc (Ariidae) được gộp chung trong bộ phụ Doradoidea, sau đó được chuyển sang bộ phụ Bagroidea (cùng với Austroglanididae, Claroteidae, Schilbeidae, Pangasiidae, Bagridae và Pimelodidae) (Nelson, 2006). Hai giống Gogo và Ancharius đã được chuyển sang họ khác là Anchariidae (Hee và Sparks, 2005). Họ cá úc (Ariidae) từng được phân trong bộ phụ Arioidea, bao gồm Ariidae và Anchariidae (Sullivan và cộng sự, 2006). Nhìn chung, các loài này có kích thước lớn, tuổi thọ lớn, tăng trưởng chậm, sức sinh sản thấp và ấp trứng trong miệng cá đực. - Vị trí phân loại: Động vật có xương sống Vertebrata Lớp cá xương Osteichthyes Bộ cá nheo Siluriformes Họ cá úc Ariidae Giống cá úc Arius Loài A. thalassinus (Rüppell, 1837) - Tên khoa học: Arius thalassinus Rüppell, 1837 - Synonyms: Ariodes aeneus, Arius nasutus, A. serratus, Bagrus carchariorhynchos, B. laevigatus, B. netuma, B. thalassinus, Netuma thalassina, N. thalassinus, Tachysurus thalassinus - Tên tiếng Anh: Catfish, Giant Cat - Fish, Giant Catfish, Giant Marine – Catfish, Giant Salmon Catfish, Giant Sea Catfish, Giant Seacatfish, Khagga, Marine Catfish, Sea Catfish. - Tên tiếng Việt: cá thiều, cá úc thường.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng E-learning vào dạy học các kiến thức Hạt nhân nguyên tử Vật lí 12 THPT theo mô hình lớp học đảo ngược
204 p | 351 | 79
-
Luận án tiến sĩ khoa học vật liệu: Nghiên cứu chế tạo tính chất quang của các chấm lượng tử CdSe với cấu trúc lõi/vỏ và định hướng ứng dụng
186 p | 307 | 57
-
Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học một số khái niệm hóa học cơ bản ở trường Trung học Cơ sở nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh
260 p | 272 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Khai phá dữ liệu chuỗi thời gian dựa vào rút trích đặc trưng bằng phương pháp điểm giữa và kỹ thuật xén
32 p | 280 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: “Công nghệ dạy học trực tuyến dựa trên phong cách học tập
172 p | 229 | 39
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu thiết kế và sử dụng sách giáo khoa điện tử trong dạy học phép biến hình trên mặt phẳng theo hướng tổ chức các hoạt động khám phá
246 p | 146 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 169 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động thực hành - thực tập của sinh viên ngành Quản lí giáo dục theo tiếp cận chuẩn đầu ra
222 p | 172 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục
216 p | 151 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện NL GQVĐ cho HS trong dạy học phần DTH ở trường THPT chuyên
121 p | 169 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 158 | 23
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu đặc điểm và giá trị xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội
40 p | 244 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 163 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng mô hình tổ chức xêmina định hướng phát triển năng lực trong đào tạo giáo viên Địa lí bậc đại học
170 p | 131 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Web Atlas quản lý hành chính thành phố Hà Nội
28 p | 145 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
203 p | 70 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động dạy học vật lí "xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm tĩnh điện" nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề
224 p | 50 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học trên cơ sở vấn đề bài học STEM chủ đề các thể của chất môn Khoa học tự nhiên 6
275 p | 16 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn