Luận án Tiến sĩ Khoa học quản lý: Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam
lượt xem 6
download
Luận án trình bày tổng quan nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam. Đo lường mức độ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của các nhân tố đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam. Phân tích và đề xuất khuyến nghị, giải pháp thúc đẩy dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Khoa học quản lý: Các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- NGUYỄN ANH TUẤN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM Chuyên ngành: Khoa học quản lý Mã số: 9310110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Văn Bưu HÀ NỘI - 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2020 Tác giả Nguyễn Anh Tuấn
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................v DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH .............................................................................vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ .......................................................................... viii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Sự cần thiết của nghiên cứu ...................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .........................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................4 5. Kết cấu của luận án.................................................................................................5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KHỞI SỰ KINH DOANH VÀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY KHỞI SỰ KINH DOANH ...........................................6 1.1. Tổng quan nghiên cứu về khởi sự kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh .......................................................................................6 1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước ...............................................................................6 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước .............................................................................12 1.2. Tổng quan nghiên cứu về chính sách thúc đẩy khởi sự kinh doanh .............14 1.2.1. Hướng nghiên cứu về cơ chế, chính sách thúc đẩy KSKD ở Việt Nam .........14 1.2.2. Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách thúc đẩy khởi sự kinh doanh ....17 1.3. Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................................23 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH ..........27 2.1 Các khái niệm liên quan đến khởi sự kinh doanh của thanh niên .................27 2.1.1 Thanh niên ........................................................................................................27 2.1.2 Khởi sự kinh doanh và dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên................28 2.1.3 Vai trò khởi sự kinh doanh của thanh niên ......................................................33 2.2 Các lý thuyết cơ bản liên quan đến dự định và khởi sự kinh doanh .............35 2.2.1. Lý thuyết hành động hợp lí (Theory of Reasoned Action - TRA) ..................35 2.2.2 Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB) .............36 2.2.3 Lý thuyết sự kiện khởi sự kinh doanh (The Entrepreneurial Event - SEE) .....39 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh ..............................42 2.3.1 Nhóm các nhân tố thuộc bản thân thanh niên ..................................................42 2.3.2 Nhóm các nhân tố từ môi trường bên ngoài.....................................................49
- iii 2.4. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết .............................................................54 2.4.1 Mô hình nghiên cứu .........................................................................................54 2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................55 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................57 3.1. Quy trình nghiên cứu.........................................................................................57 3.2 Phát triển thang đo và phiếu điều tra ...............................................................58 3.2.1. Thang đo Dự định khởi sự kinh doanh ...........................................................58 3.2.2. Thang đo Thái độ đối với tiền bạc ..................................................................58 3.2.3. Thang đo Thái độ đối với khởi sự kinh doanh ................................................59 3.2.4. Thang đo chuẩn mực chủ quan .......................................................................59 3.2.5. Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi ..........................................................60 3.2.6. Thang đo Giáo dục khởi sự kinh doanh ..........................................................60 3.2.7. Thang đo Kinh nghiệm khởi sự kinh doanh....................................................60 3.2.8. Thang đo Chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với khởi sự kinh doanh .......61 3.2.9. Thang đo Nhu cầu thành tích ..........................................................................62 3.3 Điều tra sơ bộ ......................................................................................................63 3.4 Nghiên cứu chính thức........................................................................................63 3.4.1. Thiết kế phiếu điều tra.....................................................................................64 3.4.2. Xác định mẫu điều tra .....................................................................................65 3.4.3 Phân tích dữ liệu ..............................................................................................67 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỰC TRẠNG DỰ ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM ........................73 4.1 Thực trạng khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam .............................73 4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam ....................................................................................................................79 4.2.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu .........................................................................79 4.2.2 Kiểm định thang đo ..........................................................................................81 4.2.3 Phân tích thống kê mô tả các thang đo trong mô hình .....................................89 4.2.4. Phân tích sự khác biệt về dự định khởi sự kinh doanh theo một số đặc điểm cơ bản của thanh niên Việt Nam ...............................................................................93 4.2.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam .........................................................................................................100 CHƯƠNG 5 BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THANH NIÊN VIỆT NAM KHỞI SỰ KINH DOANH .....114 5.1. Bình luận kết quả nghiên cứu .........................................................................114 5.1.1 Các giả thuyết chưa được khẳng định ............................................................114
- iv 5.1.2 Các giả thuyết được ủng hộ............................................................................118 5.2. Đề xuất các giải pháp thúc đẩy thanh niên Việt Nam khởi sự kinh doanh 121 5.2.1 Nâng cao nhận thức, thái độ của thanh niên về KSKD, hình thành thái độ tích cực của TNVN đối với hoạt động KSKD, giúp thanh niên nuôi dưỡng và phát triển ý định KSKD. ..........................................................................................................122 5.2.2 Nâng cao nhận thức kiểm soát hành vi của TNVN ........................................125 5.2.3 Quan tâm, đầu tư vào hoạt động giáo dục KSKD cho thanh niên, phát triển mô hình giáo dục khởi nghiệp từ trong hệ thống giáo dục phổ thông. .........................126 5.2.4 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thúc đẩy KSKD phù hợp với sự phát triển của thị trường và nhu cầu hỗ trợ của các đối tường thanh niên tham gia KSKD. .................................................................................................................................127 5.3 Một số đóng góp và hạn chế của nghiên cứu ..................................................130 5.3.1 Những đóng góp mới của luận án ..................................................................130 5.3.2 Những hạn chế của luận án ............................................................................131 KẾT LUẬN ................................................................................................................132 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN .........................................................................................................135 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................136 PHỤ LỤC ...................................................................................................................149
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 CFA Phân tích nhân tố khám phá 2 DN Doanh nghiệp 3 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 4 DNTN Doanh nghiệp tư nhân 5 DNKN Doanh nghiệp khởi nghiệp 6 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ 7 DDK Dự định khởi sự kinh doanh 8 ĐMST Đổi mới sáng tạo 9 EFA Phân tích nhân tố ảnh hưởng 10 KD Kinh doanh 11 KSKD Khởi sự kinh doanh 12 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 13 GEM Hiệp hội khởi nghiệp toàn cầu 14 OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 15 R&D Nghiên cứu và phát triển 16 TNVN Thanh niên Việt Nam 17 TNCS Thanh niên Cộng sản 18 UNFPA Quỹ dân số Liên hợp quốc
- vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH Bảng 2.1: Tổng hợp nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD ...........52 Bảng 2.2: Các giả thuyết nghiên cứu .........................................................................55 Bảng 3.1: Giải thích Giá trị Hệ số Alpha của Cronbach ............................................68 Bảng 4.1: Mức độ sẵn sàng khởi nghiệp của Việt Nam ............................................78 Bảng 4.2. Đặc trưng của mẫu khảo sát ......................................................................79 Bảng 4.3. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo “Dự định khởi sự kinh doanh – DDK” dựa vào Cronbach’s Alpha.............................................................81 Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả phân tích độ tin cậy thang đo các nhân tố trong mô hình.82 Bảng 4.5. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test của biến phụ thuộc DDK ..................83 Bảng 4.6. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test của các biến độc lập..........................83 Bảng 4.7. Ma trận nhân tố xoay cho tất cả các biến quan sát ....................................85 Bảng 4.8. Bảng ma trận nhân tố đã xoay ...................................................................87 Bảng 4.9. Kết quả tính Độ tin cậy tổng hợp và Tổng phương sai trích .....................89 Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của thang đo yếu tố trong mô hình nghiên cứu..........................................................................90 Bảng 4.11. Thống kê mô tả với các biến quan sát của thang đo dự định khởi sự kinh doanh (DDK) .............................................................................................92 Bảng 4.12. Kiểm định sự khác biệt trong dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên theo đặc điểm giới tính ..............................................................................93 Bảng 4.13. Kiểm định sự khác biệt trong dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên theo trạng thái nghề nghiệp .......................................................................94 Bảng 4.14. Kiểm định sự khác biệt trong dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên theo nhóm trình độ chuyên môn ................................................................95 Bảng 4.15. Kiểm định sự khác biệt trong dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên theo các nhóm kinh nghiệm làm việc ........................................................96 Bảng 4.16 Kiểm định sự khác biệt trong dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên theo vùng miền ..........................................................................................98 Bảng 4.17. Kiểm định sự khác biệt trong dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên theo nghề nghiệp của bố, mẹ .....................................................................99 Bảng 4.18. Kết quả ước lượng mô hình SEM (mô hình ban đầu) .............................101 Bảng 4.19. Bảng hệ số hồi quy của mô hình SEM điều chỉnh ..................................102 Bảng 4.20. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai mô hình bất biến và khả biến .104 Bảng 4.21. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai mô hình theo nhóm tình trạng nghề nghiệp .............................................................................................106
- vii Bảng 4.22. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai mô hình theo nhóm trình độ chuyên môn .............................................................................................108 Bảng 4.23. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai mô hình theo các nhóm nghề nghiệp của bố ...........................................................................................110 Bảng 4.24. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa hai mô hình theo nhóm nghề nghiệp của mẹ ......................................................................................................112
- viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Biểu đồ: Biểu đồ 1.1: Tỉ lệ GDP hàng năm chi cho R&D của một số quốc gia trong OECD ...21 Biểu đồ 4.1. So sánh điểm trung bình biến dự định KSKD theo vùng miền ...............97 Biểu đồ 4.2. So sánh đánh giá về giá trung bình biến Dự định KSKD chung của thanh niên theo các nhóm nghề nghiệp của Bố và Mẹ ......................................99 Hình vẽ: Hình 2.1: Thuyết Hành động Hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) .............36 Hình 2.2: Thuyết hành vi có kế hoạch (Theeory of Planned Behavior - TPB) .........37 Hình 2.3: Thuyết sự kiện khởi sự kinh doanh (The Entrepreneurial Event - SEE) ..39 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Luận án ..............................................................55 Hình 3.1: Khái quát hóa quy trình nghiên cứu ..........................................................57 Hình 4.1. Kết quả phân tích mô hình ước lượng chuẩn hóa......................................88 Hình 4.2. Kết quả phân tích mô hình SEM đã chuẩn hóa (mô hình ban đầu).........100 Hình 4.3. Kết quả phân tích mô hình SEM (điều chỉnh) đã chuẩn hóa...................102 Hình 4.4. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến - nhóm nam ......................................104 Hình 4.5. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến - nhóm nữ .........................................105 Hình 4.6. Kết quả mô hình cấu trúc khả biến với nhóm là sinh viên ......................106 Hình 4.7. Kết quả mô hình cấu trúc khả biến - nhóm đã đi làm .............................107 Hình 4.8. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến - nhóm trung cấp ..............................108 Hình 4.9. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến - nhóm cao đẳng ...............................109 Hình 4.10. Kết quả mô hình bất biến - nhóm trình độ Đại học và sau Đại học ........109 Hình 4.11. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến - nhóm có bố tự kinh doanh .............110 Hình 4.12. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến - nhóm có bố làm nhân viên KD trong doanh nghiệp ...........................................................................................111 Hình 4.13. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến- nhóm có bố hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp khác .....................................................................................111 Hình 4.14. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến - nhóm có mẹ tự kinh doanh ............112 Hình 4.15. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến - nhóm có mẹ làm nhân viên hoặc quản lý trong doanh nghiệp ..............................................................................113 Hình 4.16. Kết quả mô hình cấu trúc bất biến - nhóm có mẹ hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp khác .....................................................................................113
- ix DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 2: Kết quả phân tích độ tin cậy các thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha..........153 Phụ lục 3: Kết quả phân tích EFA với tập biến quan sát .............................................158 Phụ lục 4: Kết quả phân tích CFA ...............................................................................165 Phụ lục 5: Phân tích Post Hoc Test giữa các nhóm trình độ chuyên môn...................171 Phụ lục 6: Phân tích Post Hoc Test giữa các nhóm vùng/miền ...................................171 Phụ lục 7: Phân tích Post Hoc Test giữa các nhóm nghề nghiệp của Bố ....................172 Phụ lục 8: Phân tích Post Hoc Test giữa các nhóm nghề nghiệp của Mẹ ...................172 Phụ lục 9: Mô hình cấu trúc (SEM) ban đầu ...............................................................173 Phụ lục 10: Mô hình SEM điều chỉnh .........................................................................175 Phụ lục 11: Phân tích mô hình cấu trúc đa nhóm – Theo trạng thái nghề nghiệp .......177
- 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Ở Việt Nam, kinh tế tư nhân ngày càng có vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong bối cảnh tái cấu trúc, điều chỉnh phạm vi hoạt động của DNNN. DNTN đóng góp 43,22% GDP và 39% vốn đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế (Cục Phát triển Doanh nghiệp, 2017). Bên cạnh đó, thể chế đối với kinh tế tư nhân ở nước ta đã có những bước phát triển rõ rệt với những văn bản chính sách quan trọng (Nghị quyết 5/NQ-TƯ ngày 1/11/2016, Nghị quyết 10/NQ- TƯ ngày 3/6/2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết 24/2016/ QH14 ngày 8/11/2016 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, một loại nghị quyết của Chính phủ: 19-2017/NQ-CP ngày 6/2/2017, Nghị quyết 35 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Nghị quyết 98-2017/NQ-CP ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-TƯ, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa,…). Đặc biệt, Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Ban chấp hành trung ương Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đề ra ba mục tiêu: thứ nhất, gia tăng số lượng doanh nghiệp, phấn đấu có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020, 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025 và 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030; thứ hai, kinh tế tư nhân đóng góp vào tăng trưởng GDP. Đến năm 2021, khu vực kinh tế này sẽ đóng góp 50 - 60% GDP; thứ ba, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh. Khởi sự kinh doanh đã và đang được coi là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia trên thế giới, với nhiều các doanh nghiệp mới được thành lập, cùng với đó là các công việc mới được tạo ra và thu nhập, đời sống của người dân ngày càng tốt hơn (Drucker, 1985; Gorman và cộng sự, 1997). KSKD thường gắn liền với việc tạo ra các doanh nghiệp mới, các sản phẩm/ dịch vụ mới, hoặc quy trình hoạt động mới của một công ty, điều đó phần nào giúp nâng cao năng lực đổi mới, năng lực cạnh tranh và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia (Thurik và Wennekers, 2004; Urbano và Aparicio, 2015). Lee và cộng sự (2006) cũng cho rằng tinh thần KSKD được chú trọng ở nhiều quốc gia và được xem là cách thức để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Sobel và King (2008) tiếp tục khẳng định KSKD là chìa khóa quan trọng để tăng trưởng kinh tế. Trước bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, kỷ nguyên công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển
- 2 nhưng cũng tạo ra không ít thách thức, chính vì vậy quan tâm đến KSKD, hình thành đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam hùng mạnh, xây dựng thương hiệu quốc gia toàn cầu chính là con đường để Việt Nam có thể bắt nhịp và phát triển nhanh, bền vững trong thị trường kinh tế quốc tế sâu rộng và bền vững. Năm 2017, đánh dấu sự tăng trưởng nhanh về số lượng DN thành lập mới với khoảng 126.859 DN. Lũy kế hiện nay có khoảng 688 nghìn DN đang hoạt động (Trần Kim Chung và Tô Ngọc Phan, 2019). Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu gia tăng số lượng doanh nghiệp, phấn đấu có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020, 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025 và 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030 thì việc tập trung thúc đẩy khởi sự kinh doanh ở thanh niên (độ tuổi từ 16-30 tuổi - ước tính năm 2018 là 23,3 triệu người, chiếm 24,6% dân số cả nước (Viện Nghiên cứu Thanh niên, 2018)) chính là một trong những hướng đi quan trọng để hoàn thành mục tiêu đó. Vấn đề đặt ra đối với mục tiêu trên là làm sao để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp nói chung và với thanh niên nói riêng? Câu trả lời là đa dạng vì có nhiều yếu tố tác động đến việc quyết định thực hiện khởi nghiệp của một cá nhân. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi đó chính là dự định của cá nhân (Ajen, 2015). Điều này cũng đã được chứng minh ở một số nghiên cứu trong lĩnh vực khởi sự kinh doanh (Krueger & Brazeal, 1994; Krueger và cộng sự, 2000). Không những thế, theo Ajzen (1991) thì về bản chất, KSKD hay lựa chọn nghề nghiệp là kết quả của nhận thức. Hành động KSKD diễn ra nếu một cá nhân có thái độ tích cực, có suy nghĩ, dự định về hành động đó. Một dự định mạnh mẽ sẽ luôn dẫn tới nỗ lực để bắt đầu khởi sự công việc kinh doanh mới, mặc dù việc KSKD có thể nhanh hay chậm lại do điều kiện hoàn cảnh môi trường xung quanh. Do vậy, dự định KSKD có khả năng dự báo chính xác các hành vi KSKD trong tương lai. Nghiên cứu về dự định KSKD có thể phản ánh được hành vi KSKD. Do đó, để thúc đẩy KSKD ở thanh niên thì hướng nghiên cứu các yếu tố tác động tới dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam là phù hợp. Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Các yếu tố tác động tới dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam” hy vọng sẽ đem lại một số điểm mới cho lý thuyết liên quan đến dự định khởi sự kinh doanh. Đồng thời, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp và khuyến nghị nhằm đẩy mạnh các dự án KSKD của thanh niên ở Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
- 3 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu cơ bản của Luận án là xác định rõ các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp và khuyến nghị nhằm thúc đẩy của TNVN khởi sự kinh doanh. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, Luận án sẽ tìm ra giải đáp cho các câu hỏi nghiên cứu chính yếu sau: Thứ nhất, nhóm các câu hỏi liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến dự định KSKD của thanh niên: (1) Thái độ đối với tiền bạc ảnh hưởng như thế nào đến dự định KSKD của TNVN? (2) Thái độ đối với KSKD của bản thân có ảnh hưởng như thế nào đến dự định KSKD của TNVN? (3) Chuẩn mực chủ quan ảnh hưởng như thế nào đến dự định KSKD của TNVN? (4) Nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng như thế nào đến dự định KSKD của TNVN? (5) Nhu cầu thành tích ảnh hưởng như thế nào đến dự định KSKD của TNVN? (6) Kinh nghiệm KSKD của bản thân tác động như thế nào tới dự định KSKD của TNVN? (7) Giáo dục khởi sự kinh doanh tác động như thế nào tới dự định KSKD của TNVN? (8) Hỗ trợ của chính phủ ảnh hưởng như thế nào đến dự định KSKD của TNVN? Thứ hai, nhóm các câu hỏi liên quan đến mối quan hệ giữa các nhân tố trong đo lường ảnh hưởng đến dự định KSKD của thanh niên: (9) Thái độ có phải là biến trung gian trong mối quan hệ giữa kinh nghiệm về KSKD và dự định KSKD của TNVN. (10) Thái độ có phải là biến trung gian trong mối quan hệ giữa giáo dục về KSKD và dự định KSKD của TNVN. 2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan nghiên cứu và xây dựng cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD của TNVN.
- 4 - Đo lường mức độ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của các nhân tố đến dự định KSKD của TNVN. - Phân tích và đề xuất khuyến nghị, giải pháp thúc đẩy dự định KSKD của TNVN. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các yếu tố tác động (bản thân, giáo dục KSKD, môi trường) đến dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận án nghiên cứu về dự định KSKD của thanh niên trong độ tuổi từ 18 – 30; tại thành thị (Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh – là trung tâm kinh tế của 3 miền Bắc, Trung, Nam; tập trung đông thanh niên sinh sống, làm việc; có hoạt động khởi sự kinh doanh sôi động trong những năm vừa qua, có một số chính sách cụ thể ở cấp địa phương hỗ trợ thanh niên khởi sự kinh doanh) và nông thôn (Hải Dương, Bắc Giang, Nghệ An, Bình Định, Đồng Tháp, Bến Tre – là các địa phương có đông thanh niên nông thôn, tiêu biểu cho các vùng kinh tế, thổ nhưỡng của vùng đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung bộ, đồng bằng sông Tiền và đồng bằng sông Hậu; đây cũng là những địa phương mà hoạt động khởi sự kinh doanh của thanh niên trong thời gian qua diễn ra khá sôi động) để đảm bảo tính đại diện vùng, miền, đô thị, nông thôn; tương đương 9 tỉnh, thành phố ở 3 miền Bắc, Trung, Nam. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu về dự định KSKD của TNVN từ năm 2011 cho đến năm 2018. Dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra được thu thập trong năm 2018 và xử lý trong năm 2019, dữ liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ 2011- 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu, Luận án sử dụng kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng; và theo quy trình cơ bản gồm 2 bước chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức, trong đó: - Nghiên cứu sơ bộ bằng tổng quan tài liệu và phỏng vấn ý kiến chuyên gia để từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu và thang đo, tiếp đến tiến hành khảo sát thử để hoàn thiện phiếu điều tra;
- 5 - Nghiên cứu chính thức thông qua điều tra bằng bảng hỏi và xử lý dữ liệu để tiến hành kiểm định đối với các giả thuyết nghiên cứu đã được đề xuất trong mô hình nghiên cứu. 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu gồm 5 chương gồm: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về khởi sự kinh doanh và chính sách thúc đẩy khởi sự kinh doanh. Chương này tập trung vào tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến khởi sự kinh doanh. Ngoài ra, Chương 1 cũng tổng quan các nghiên cứu liên quan đến các chính sách thúc đẩy khởi sự kinh doanh ở Việt Nam. Trên cơ sở đó nghiên cứu đã chỉ ra khoảng trống của nghiên cứu đã thực hiện và làm cơ sở để thực hiện nghiên cứu này. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về dự định khởi sự kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh. Chương 2 chủ yếu phân tích lý thuyết cơ bản và phân tích các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh. Trên cơ sở đó đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này tập trung vào thiết kế nghiên cứu, gồm các nội dung về quy trình nghiên cứu, các bước thiết kế điều tra, xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến dự định KSKD của thanh niên và phân tích số liệu khảo sát. Chương 4: Phân tích các yếu tố tác động đến thực trạng dự định khởi sự kinh doanh của thanh niên Việt Nam. Chương 4 tập trung phân tích thực trạng và các nhân tố tác động đến khởi sự kinh doanh của Thanh niên từ kết quả khảo sát qui mô lớn trên 9 tỉnh đại diện ba Miền ở Việt Nam. Một số giải thiết được ủng hộ, nhưng một số khác thì chưa được ủng hộ từ kết quả của nghiên cứu này. Chương 5: Bàn luận về kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp thúc đẩy thanh niên Việt Nam khởi sự kinh doanh.
- 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KHỞI SỰ KINH DOANH VÀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY KHỞI SỰ KINH DOANH 1.1. Tổng quan nghiên cứu về khởi sự kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh Khởi sự kinh doanh đã và đang trở nên quan trọng và được coi là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia trên thế giới, với nhiều các doanh nghiệp mới được thành lập, cùng với đó là các công việc mới được tạo ra và thu nhập, đời sống của người dân ngày càng tốt hơn (Drucker, 1985; Gorman và cộng sự, 1997). KSKD thường gắn liền với việc tạo ra các doanh nghiệp mới, các sản phẩm/dịch vụ mới, hoặc quy trình hoạt động mới của một công ty, điều đó phần nào giúp nâng cao năng lực đổi mới, năng lực cạnh tranh và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia (Thurik và Wennekers, 2004). Abdullah Azhar và cộng sự (2010) tiếp tục khẳng định sự phát triển các hoạt động KSKD góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội, giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp ở nhiều quốc gia. Đồng quan điểm đó, Nafukho và Helen Muyia (2010) chứng minh rằng KSKD là điều sống còn trong việc tạo ra và hoàn thiện một nền kinh tế mạnh khỏe. Cũng chính về thế, hướng nghiên cứu về khởi sự kinh doanh nhận được sự quan tâm của nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. 1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước Nghiên cứu của Lee và cộng sự (2006) cho rằng tinh thần khởi nghiệp được chú trọng ở nhiều quốc gia và được xem là cách thức để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Nghiên cứu của Sobel & King (2008) nhận định khởi nghiệp là chìa khóa quan trọng để tăng trưởng kinh tế, chính vì vậy việc thúc đẩy giới trẻ khởi nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà chính sách. Để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp thì chương trình giáo dục có tác động hết sức quan trọng. Astebro và cộng sự (2012) cung cấp bằng chứng ở Mỹ cho thấy đào tạo về khởi nghiệp không chỉ là chương trình dành riêng cho sinh viên ngành kinh doanh mà nó còn là chương trình hết sức quan trọng đối với sinh viên thuộc khối khoa học tự nhiên, kỹ thuật và cả trong lĩnh vực nghệ thuật. Rae & Woodier-Harris (2013) cho rằng muốn doanh nghiệp có một nền tảng kiến thức tốt và quản lý doanh nghiệp thành công thì cần phải xây dựng chương trình học khởi nghiệp rộng rãi cho sinh viên, cung cấp cho họ kiến thức cần thiết để khởi nghiệp thành công và định hướng con đường sự nghiệp đúng đắn. Huber và công sự (2014) phân tích hiệu quả của việc giáo dục khởi nghiệp
- 7 sớm cho các trẻ em tiểu học ở Hà Lan và chứng minh rằng việc đầu tư sớm giáo dục khởi nghiệp cho trẻ em 11 hoặc 12 tuổi mang đến hiệu quả trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp. Ở mỗi quốc gia khác nhau đều có những nét đặc trưng riêng về văn hóa, kinh tế, chính trị, vì thế nghiên cứu giáo dục khởi nghiệp dựa trên những nét đặc trưng này sẽ góp phần đóng góp quan trọng cho lý thuyết và thực tiễn giáo dục đại học hướng đến thúc đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh. Một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khi nghiên cứu về dự định KSKD cho rằng cá nhân với mong muốn tự làm chủ bản thân thường nhận thức được rằng khởi sự kinh doanh là một hướng phát triển nghề nghiệp phù hợp với mình (Daviddson, 1995) và là con đường để theo đuổi ý tưởng, đạt được những mục tiêu cá nhân và thành tựu tài chính của mình (Barringer và Ireland, 2010). Wong và Choo (2009) cũng cho rằng việc bắt đầu một doanh nghiệp không phải là một sự kiện, mà là một quá trình có thể mất nhiều năm suy nghĩ, học hỏi và tạo dựng doanh nghiệp. Một người sẽ không trở thành doanh nhân một cách đột ngột, mà họ sẽ trở thành doanh nhân bởi do ảnh hưởng bởi một số yếu tố và quan trọng nhất chính là dự định KSKD của bản thân người đó (Krueger và các cộng sự, 2000). Dự định về KSKD có thể được coi là bước đầu tiên trong quá trình KSKD (Mazzarol và cộng sự, 1999; Mohammad Ismail và cộng sự, 2009) bởi vì dự định là tiền đề trực tiếp của hành vi (Ajzen, 1991) và hành vi KSKD không được thực hiện một cách vô thức mà là một hoạt động có chủ đích (Henley, 2007). Như vậy, dự định KSKD là tiền đề trực tiếp của hành vi KSKD. Nhiều tác giả đã tìm hiểu động cơ thúc đẩy thanh niên khởi nghiệp, điển hình như: Nghiên cứu của Reynolds (1997) cho rằng trình độ học vấn và nhu cầu thành đạt, khả năng chấp nhận rủi ro và có xu hướng đổi mới là những yếu tố quyết định đến việc khởi nghiệp của thanh niên trong độ tuổi 25-40. Hai tác giả Kruerger và Brazeal (1994) chỉ ra tiềm năng khởi sự của cá nhân chính là yếu tố quyết định hành vi khởi sự kinh doanh. Ajzen (1991) đề cập tới thái độ đối với hành vi ở một mức độ mà cá nhân có đánh giá tiêu cực hay tích cực với hành vi đó. Armitage và Conner (2001) cũng cho rằng, thái độ đối với hành vi phản ánh các đánh giá tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân về việc thực hiện một hành vi cụ thể. Ở một góc độ khác, thì Li (2007) định nghĩa trong nghiên cứu của mình về thái độ đối với hành vi như là sự hấp dẫn đối với tự làm chủ. Florin và các đồng nghiệp (2007), tóm tắt từ các kết quả nghiên cứu trước (Gasse, 1985; Robinson và cộng sự, 1991) đã kết luận, thái độ với hành vi có thể được hiểu là khi thái độ của cá nhân tạo thành một mô hình toàn diện và có trật tự cho biết sự thống
- 8 nhất trong định hướng của người đó đối với hoạt động kinh doanh. Xavier và cộng sự (2009) định nghĩa thái độ đối với hành vi là mức độ mà cá nhân nhận thức rằng có những cơ hội tốt để khởi sự kinh doanh, hoặc có mối liên kết gắn với vị thế xã hội cao của người làm chủ. Thái độ đối với hành vi KSKD có thể được phát triển và củng cố thông qua các tín hiệu thông tin từ những kinh nghiệm và mô hình mẫu trước đó. Các tín hiệu thông tin bên ngoài (sự sẵn có của các nguồn lực) và bên trong (nhận thức của cá nhân về năng lực và kiến thức nhiệm vụ cụ thể) có thể thúc đẩy sự hiệu quả khởi sự kinh doanh và ngược lại, củng cố thái độ đối với khởi sự kinh doanh (Dell, 2008). Đồng quan điểm đó, Leong (2008) đã tiến hành một nghiên cứu tương tự tại Đại học Mở Malaysia và cho thấy sinh viên càng đánh giá con đường nghề nghiệp tự làm chủ cao bao nhiêu thì dự định trở thành người làm chủ càng cao bấy nhiêu. Như vậy, cá nhân có thái độ tích cực đối với tự làm chủ, xem khởi sự kinh doanh là phù hợp với mục tiêu tổng thể trong cuộc sống của mình và nhìn thấy cơ hội thực hiện hành động khởi sự kinh doanh, thì rất có khả năng cá nhân đó sẽ hình thành dự định khởi sự kinh doanh (Elfving và cộng sự, 2009). Nghiên cứu về mối quan hệ giữa thái độ đối với hành vi và dự định khởi sự kinh doanh được nhiều tác giả thực hiện, hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định thái độ đối với hành vi của một cá nhân có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến dự định khởi sự kinh doanh của cá nhân đó (Kolvereid và Tkachev, 1999; Krueger và cộng sự, 2000; Dohse và Walter, 2010; Paco và cộng sự, 2011). Hay như, Indirti và cộng sự (2010) nhận thấy rằng thái độ, hành vi và kiến thức của sinh viên có xu hướng kích thích ý định của họ và sẵn sàng để bắt đầu một doanh nghiệp mới trong tương lai. Tương tự, Ferreira và cộng sự, (2012) đã chỉ ra rằng mong muốn đạt thành tích cao, sự tự tin, thái độ cá nhân ảnh hưởng đến mục đích kinh doanh giữa các học sinh trung học. Ở khía cạnh cấu thành thái độ, Shariff và Saud (2009) cho rằng thái độ của cá nhân liên quan đến dự định KSKD được tạo bởi các yếu tố thúc đẩy và các yếu tố kìm hãm. Họ nhận thấy rằng, các nhân tố như sự thất vọng do không có nhiều cơ hội, sự suy giảm về tình hình kinh tế và sự không hài lòng là các yếu tố thúc đẩy thái độ của cá nhân liên quan đến dự định KSKD. Trong khi đó, các yếu tố kìm hãm thái độ của cá nhân bao gồm các yếu tố như tâm lý ngại thay đổi, thu nhập từ việc làm, khó khăn về thay đổi việc làm trong xã hội… (Kirkwood, 2009). Một nghiên cứu thú vị khác (Nordin, 2005) về điều tra động lực thúc đẩy doanh nhân nữ cho thấy nguồn tài chính là một yếu tố thúc đẩy để bắt đầu một doanh nghiệp. Ngoài ra, thái độ về tiền bạc và
- 9 thay đổi của môi trường kinh doanh là những yếu tố quan trọng tác động đến dự định KSKD của sinh viên (Schwarz và cộng sự, 2009). Theo Lim & Teo (2003) thái độ đối với tiền bạc là khi một cá nhân nhìn nhận thu nhập cao sẽ giúp họ có được quyền tự trị, tự do và quyền lực và họ cho rằng thu nhập cao như là thước đo của sự thành công. Ở chiều cạnh khác, chuẩn mực chủ quan đã được nhiều nhà nghiên cứu tranh luận nhằm tìm ra mối liên quan trong việc dự đoán dự định khởi sự kinh doanh. Một số nhà nghiên cứu cho rằng chuẩn mực chủ quan ảnh hưởng rất ít/ hầu như không có ảnh hưởng đến dự định khởi sự kinh doanh (Autio và cộng sự, (2001); Krueger và cộng sự, 2000; Reynolds và cộng sự, 2004; Linan, 2005; Linan và Chen, 2009) và một số tác giả thì hoàn toàn bỏ qua biến số này khi nghiên cứu về các yếu tố tác động đến dự định khởi sự kinh doanh (Peterman và Kennedy, 2003; Veciana và cộng sự, 2005). Ngược lại, một số khác lại thấy chuẩn mực chủ quan các tác động quan trọng đến dự định KSKD (Kolvereid và Isaksen, 2006; Yordanova và Tarrazon, 2010,…). Kolvereid (1996a) bằng việc điều tra sinh viên chuyên ngành kinh doanh năm thứ nhất của Na Uy đã cho thấy chuẩn mực chủ quan có mối liên hệ quan trọng trực tiếp với dự định tự làm chủ. Kolvereid đã tái hiện lại nghiên cứu của mình vào năm 1999 cùng với Tkachev bằng việc kiểm tra mẫu sinh viên đại học Nga từ các khóa học khác nhau và tìm ra chuẩn mực chủ quan có mối liên hệ tích cực với dự định tự làm chủ (Kolvereid và Tkachev, 1999). Kolvereid và Isaksen (2006) đã nghiên cứu chuẩn mực chủ quan từ những người sáng lập doanh nghiệp Na Uy và tìm thấy chuẩn mực chủ quan có mối liên hệ quan trọng với dự định tự làm chủ. Đồng quan điểm đó, Yordanova và Tarrazon (2010) cũng tìm thấy càng có nhiều chuẩn mực chủ quan khích lệ hành vi khởi sự kinh doanh thì ý định khởi sự kinh doanh của cá nhân đó càng tăng lên. Kolvereid (1996b); Chen và cộng sự (1998); Kristiansen và Indarti (2004); Basu và Virick (2008); Zaidatol (2009); Ruhle và các cộng sự (2010); Paco và cộng sự (2011) đều cho rằng nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực tới dự định khởi sự kinh doanh của sinh viên. Trong đó, Kolvereid (1996b); Basu & Virick (2008); Ruhle và cộng sự (2010) khẳng định rằng nhận thức kiểm soát hành vi có mối liên hệ quan trọng với dự định KSKD. Ruhle và cộng sự (2010) sau đó còn chỉ ra rằng tự đánh giá về nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng lớn tới dự định KSKD của sinh viên do mức độ hỗ trợ của nhận thức khả thi có thể khích lệ dự định khởi sự kinh doanh. Ngoài ra, Elfving và cộng sự (2009); Paco và cộng sự, (2011) đã có sự tranh luận rằng nhận thức kiểm soát hành vi không có tác động trực tiếp và quan trọng với dự định khởi sự kinh doanh. Elfving và cộng sự (2009) sau đó giải thích rằng khi cá
- 10 nhân có mức nhận thức kiểm soát hành vi cao sẽ tăng cam kết của mình với khởi sự kinh doanh và dẫn tới động lực mạnh mẽ hơn để khởi sự kinh doanh. Popescu và Pohoata (2007) cho rằng giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi và nhận thức của các cá nhân. Các tác giả như Gasse (1985), Do Paco và Ferreira (2011), Johansen và Schanke (2013) đều cho rằng giáo dục KSKD có ảnh hưởng đến sự lựa chọn (dự định) của những người trẻ về KSKD. Hay như Turker và Selcuk (2009) trong một nghiên cứu tiến hành giữa các sinh viên đại học ở Thổ Nhĩ Kỳ đã kết luận rằng giáo dục về KSKD có tác động tích cực đến dự định KSKD. Nghiên cứu tương tự đã được tiến hành ở Malaysia cho thấy tiếp xúc với giáo dục KSKD thích hợp sẽ ảnh hưởng đến dự định trở thành một doanh nhân của sinh viên (Mumtaz và cộng sự, 2012). Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu không tìm thấy sự liên kết rõ ràng giữa giáo dục kinh doanh và dự định KSKD (Alberti, 1999; Matthews, 1996; Gorman và cộng sự, 1997). Bên cạnh đó, những nghiên cứu trước đây cho thấy mối liên hệ của giáo dục KSKD với thái độ với KSKD và dự định KSKD (Dell, 2008; Tam, 2009). Giáo dục KSKD và thay đổi thái độ với KSKD có mối liên hệ với nhau. Việc tham gia vào giáo dục KSKD làm tăng thái độ của sinh viên đối với KSKD một cách tích cực; do giáo dục khởi sự kinh doanh cung cấp những kỹ năng và kiến thức của thế giới thực, nên sinh viên cảm thấy việc theo đuổi con đường KSKD là hợp lý. Vì thế, cũng làm tăng dự định KSKD. Điều này dẫn đến một khác biệt rõ rệt về dự định KSKD giữa sinh viên tham gia và sinh viên không tham gia KSKD (Miller và cộng sự 2009; Zain và cộng sự, 2010). Đồng thời, những sinh viên năm cuối có thiên hướng KSKD cao hơn các sinh viên mới vào trường do những kinh nghiệm thực tế và sự cọ xát của họ với thế giới kinh doanh nhiều hơn (Vazquez và cộng sự, 2009; Ahmed và cộng sự, 2010). Ngược lại, một số nghiên cứu lại có kết quả khác biệt, những sinh viên có quan điểm trở thành người làm chủ sẽ thực tế hơn sau khi tham gia khóa học KSKD, nhận thức của họ đối với KSKD có thể thay đổi và có thể làm giảm đi mối quan tâm hay dự định KSKD (Oosterbeek và cộng sự, 2008). Sự khác biệt giữa các kết quả nghiên cứu trên có thể được nhìn nhận: giáo dục KSKD có tác động đến dự định KSKD, tuy nhiên mối quan hệ này còn phụ thuộc vào thái độ; nếu giáo dục KSKD tác động tích cực đến thái độ đối với KSKD thì sẽ làm tăng dự định KSKD; ngược lại, nếu giáo dục về KSKD làm giảm thái độ tích cực, thậm chí là tiêu cực đối với KSKD thì sẽ làm giảm dự định KSKD.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng E-learning vào dạy học các kiến thức Hạt nhân nguyên tử Vật lí 12 THPT theo mô hình lớp học đảo ngược
204 p | 351 | 79
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập ở tiểu học
251 p | 343 | 63
-
Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục: Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học một số khái niệm hóa học cơ bản ở trường Trung học Cơ sở nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh
260 p | 277 | 54
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Khai phá dữ liệu chuỗi thời gian dựa vào rút trích đặc trưng bằng phương pháp điểm giữa và kỹ thuật xén
32 p | 281 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: “Công nghệ dạy học trực tuyến dựa trên phong cách học tập
172 p | 232 | 39
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Phát triển năng lực tự học trong dạy học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường Đại học, Cao đẳng khu vực Tây Bắc
227 p | 193 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý hoạt động tự học của lưu học sinh Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam
224 p | 170 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí hoạt động thực hành - thực tập của sinh viên ngành Quản lí giáo dục theo tiếp cận chuẩn đầu ra
222 p | 172 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Rèn luyện NL GQVĐ cho HS trong dạy học phần DTH ở trường THPT chuyên
121 p | 170 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT tỉnh Lâm Đồng trong bối cảnh đổi mới giáo dục
216 p | 151 | 28
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học Sinh học 9 trường THCS
165 p | 158 | 23
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Nghiên cứu đặc điểm và giá trị xã hội của thể thao giải trí ở Hà Nội
40 p | 246 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục: Hình thành cho sinh viên kĩ năng đánh giá năng lực khoa học của học sinh theo quan điểm PISA trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông
167 p | 164 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng mô hình tổ chức xêmina định hướng phát triển năng lực trong đào tạo giáo viên Địa lí bậc đại học
170 p | 131 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động khám phá khoa học nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
203 p | 70 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Tổ chức hoạt động dạy học vật lí "xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm tĩnh điện" nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề
224 p | 50 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Dạy học trên cơ sở vấn đề bài học STEM chủ đề các thể của chất môn Khoa học tự nhiên 6
275 p | 16 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng hồ sơ di sản các nhà khoa học Việt Nam trong dạy học lịch sử dân tộc ở lớp 12 trung học phổ thông
27 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn