intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của đầu tư phát triển và chi phí không chính thức đến kết quả hoạt động kinh doanh: Nghiên cứu thực nghiệm các DNNVV Nghệ An

Chia sẻ: Huc Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

51
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đưa ra một cách nhìn nhận mới về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, ở chỗ xem các khoản chi phí không chính thức cũng là một khoản đầu tư; xây dựng được mô hình đánh giá mức độ ảnh hưởng của đầu tư chính thức và không chính thức tới kết quả hoạt động kinh doanh;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của đầu tư phát triển và chi phí không chính thức đến kết quả hoạt động kinh doanh: Nghiên cứu thực nghiệm các DNNVV Nghệ An

  1. Bé GI¸O DôC Vμ §μO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ---------------- Lª vò sao mai ¶NH H¦ëNG CñA §ÇU T¦ PH¸T TRIÓN Vμ CHI PHÝ KH¤NG CHÝNH THøC §ÕN KÕT QU¶ HO¹T §éNG KINH DOANH: NGHI£N CøU THùC NGHIÖM C¸C DOANH NGHIÖP NHá Vμ VõA NGHÖ AN CHUY£N NGμNH: kinh tÕ ®Çu t− M· sè: 9310105 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. PGS.TS. NGUYỄN THANH HÀ 2. TS. NGUYỄN VŨ HÙNG Hμ Néi, N¡M 2018
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng sự nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2018 Người hướng dẫn khoa học Tác giả PGS.TS Nguyễn Thanh Hà Lê Vũ Sao Mai
  3. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i  MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii  DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................v  DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vi  DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... vii  PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1  1. Sự cần thiết của nghiên cứu ...................................................................................1  2. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................4  3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................5  4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................7  5. Ý nghĩa và đóng góp mới của luận án ...................................................................7  6. Bố cục của luận án ..................................................................................................9  CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU .............................................................................................................10  1.1. Các nghiên cứu về đầu tư phát triển và tác động của nó đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ........................................................................12  1.1.1. Đầu tư phát triển tác động kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .......................................................................................................................12  1.1.2. Đầu tư tài sản cố định (fixed investment) tác động kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ............................................................................................15  1.1.3. Đầu tư nguồn nhân lực (humman resourse investment) ảnh hưởng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ...................................................................16  1.1.4. Đầu tư nghiên cứu và triển khai R&D (R&D investment) ảnh hưởng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ...................................................................18  1.2. Các nghiên cứu về chi phí không chính thức và tác động của nó kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ................................................................20  1.3. Các nghiên cứu về phương pháp sử dụng mô hình phân tích tác động giữa các biến trong ngắn hạn và dài hạn.........................................................................30  1.4. Khoảng trống nghiên cứu..................................................................................32  1.5. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ....................................................................33  TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................37  CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .................38  2.1. Các khái niệm chung .........................................................................................38 
  4. iii 2.1.1. Đầu tư và đầu tư phát triển trong doanh nghiệp .............................................38  2.1.2. Chi phí không chính thức trong doanh nghiệp ................................................43  2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .............................47  2.2. Lý thuyết về hoạt động đầu tư phát triển và chi phí không chính thức trong DNNVV ......................................................................................................................47  2.2.1. Đặc trưng DNNVV .........................................................................................47  2.2.2. Lợi thế và khó khăn của DNNVV...................................................................48  2.2.3. Đầu tư phát triển trong DNNVV.....................................................................49  2.2.4. Chi trả chi phí không chính thức đối với DNNVV .........................................51  2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng quyết định đầu tư và quyết định chi trả chi phí không chính thức của DNNVV ............................................................................................52  2.3. Lý thuyết giải thích mối quan hệ giữa đầu tư phát triển và chi phí không chính thức với kết quả sản xuất kinh doanh của DNNVV ....................................55  TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..............................................................................................62  CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................63  3.1. Quy trình nghiên cứu.........................................................................................63  Hình: Sơ đồ quy trình nghiên cứu của luận án ......................................................66  3.2. Thước đo .............................................................................................................67  3.2.1. Thước đo chi phí không chính thức trong doanh nghiệp ................................67  3.2.2. Thước đo đầu tư phát triển trong doanh nghiệp ..............................................68  3.2.3. Thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ...........................70  3.2.4. Thước đo các biến kiểm soát khác ..................................................................71  3.3. Thiết kế mẫu nghiên cứu ...................................................................................75  3.3.1. Tổng thể và mẫu nghiên cứu ...........................................................................75  3.3.2. Quy mô mẫu ....................................................................................................76  3.3.3. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................................78  3.4. Thiết kế phiếu khảo sát, phiếu phỏng vấn sâu và thu thập dữ liệu...............80  3.4.1. Thiết kế phiếu khảo sát ...................................................................................80  3.4.2. Thiết kế phiếu phỏng vấn sâu .........................................................................82  3.4.3. Các bước tiến hành thu thập dữ liệu ...............................................................83  3.5. Dự kiến phân tích dữ liệu ..................................................................................86  3.5.1. Nhập dữ liệu ....................................................................................................87  3.5.2. Phân tích thống kê mô tả .................................................................................88  3.5.3. Kiểm định tính dừng của dữ liệu bảng ............................................................88  3.5.4. Lựa chọn mô hình hồi quy ..............................................................................89  3.5.5. Kiểm định mối quan hệ trong dài hạn .............................................................94 
  5. iv 3.5.6. Kiểm định mối quan hệ trong ngắn hạn bằng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM ......96  TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..............................................................................................98  CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ NGẮN HẠN - DÀI HẠN GIỮA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ CHI PHÍ KHÔNG CHÍNH THỨC VỚI KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DNVVV ...........................................99  4.1. Bối cảnh nghiên cứu...........................................................................................99  4.1.1. Khung cảnh doanh nghiệp Nghệ An ...............................................................99  4.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ........................106  4.1.3. Chi phí không chính thức đối với doanh nghiệp ...........................................108  4.2. Kết quả thống kê mô tả mẫu ...........................................................................119  4.3. Kiểm định tự tương quan, đa cộng tuyến ......................................................121  4.4. Kiểm định tính dừng của biến ........................................................................122  4.5. Lựa chọn mô hình kiểm định ..........................................................................122  4.6. Kiểm định mối quan hệ tác động trong dài hạn ...........................................124  4.6.1. Kiểm định đồng liên kết ................................................................................124  4.6.2. Hồi quy mô hình tác động dài hạn ................................................................125  4.7. Kiểm định mối quan hệ trong ngắn hạn ........................................................126  4.8. Tổng hợp và thảo luận kết quả nghiên cứu ...................................................127  TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................134  CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................135  5.1. Kết luận về mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa đầu tư phát triển và chi phí không chính thức với kết quả hoạt động kinh doanh của DNNVV Việt Nam ....135  5.2. Bối cảnh phát triển của DNNVV Việt Nam...................................................136  5.3. Bối cảnh cải cách thể chế ở Việt Nam ............................................................138  5.4. Các khuyến nghị...............................................................................................139  5.4.1. Khuyến nghị đối với DNNVV Việt Nam .....................................................140  5.4.2. Khuyến nghị đối với Nhà nước .....................................................................152  5.5. Hạn chế của nghiên cứu và các hướng nghiên cứu tiếp theo .......................155  TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................156  KẾT LUẬN ................................................................................................................157  DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ....................................158  TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................159  PHỤ LỤC ...................................................................................................................175 
  6. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CPKCT : Chi phí không chính thức DN : Doanh nghiệp ECM (Error Correction Model) : Mô hình hiệu chỉnh sai số IP (Infomal Payment) : Thanh toán không chính thức OLS (Ordinary Least Square) : Phương pháp bình phương nhỏ nhất PCI (Provincial Compettiveness Index) : Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh RBV (Resourse – Based View) : Lý thuyết quản lý dựa trên nguồn lực TTHC : Thủ tục hành chính VCCI : Phòng công nghiệp Việt Nam VECM (Vector Error Correction Model) : Mô hình vector hiệu chỉnh sai số
  7. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu về chi phí không chính thức ............................29  Bảng 2.1: Các nghiên cứu sử dụng RBV để giải thích cho Đầu tư phát triển và Chi phí không chính thức ảnh hưởng đến Kết quả kinh doanh doanh nghiệp .56  Bảng 3.1: Nhân tố và biến số .....................................................................................64  Bảng 3.2: Tổng hợp thước đo ....................................................................................72  Bảng 3.3: Số doanh nghiệp Nghệ An đang hoạt động phân theo ngành kinh tế .......76  Bảng 3.4: Các quan điểm về kích cỡ mấu cho nghiên cứu ........................................77  Bảng 3.5: Thông tin mẫu điều tra ..............................................................................79  Bảng 3.6: Câu hỏi về tỷ lệ chi phí không chính thức .................................................80  Bảng 3.7: Câu hỏi về đầu tư cho R&D ......................................................................81  Bảng 3.8: Các nguồn thu thập dữ liệu định lượng cho từng thước đo .......................85  Bảng 4.1: Số doanh nghiệp đang hoạt động tính tới các thời điểm 31/12 .................99  Bảng 4.2: Số doanh nghiệp đang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tính tới các thời điểm 31//12 ......................................................................................101  Bảng 4.3: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của DN đang hoạt động .........104  Bảng 4.4: Số lao động trong các DN đang hoạt động tại các thời điểm 31/12 ........105  Bảng 4.5: Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các DN đang hoạt động ........107  Bảng 4.6: Nộp Ngân sách của các doanh nghiệp Nghệ An .....................................107  Bảng 4.7: Các cuộc điều tra về chi phí không chính thức ở Việt Nam ...................109  Bảng 4.8: Điểm PCI - Chi phí không chính thức .....................................................114  Bảng 4.9: Nội dung điều tra PCI – Chi phí không chính thức năm 2017 ................117  Bảng 4.10: Điểm và xếp hạng PCI - chi phí không chính thức .................................118  Bảng 4.11: Thống kê mô tả mẫu ................................................................................119  Bảng 4.12 Ma trận hệ số tương quan ........................................................................121  Bảng 4.13: Kiểm định tính dừng................................................................................122  Bảng 4.14: Kết quả hồi quy FEM ..............................................................................123  Bảng 4.15: Kiểm định Redundant Fixed Effects .......................................................123  Bảng 4.16: Hồi quy mô hình RE ................................................................................123  Bảng 4.17: Kiểm định Hausman ................................................................................124  Bảng 4.18: Kiểm định đồng liên kết Engle-Granger .................................................124  Bảng 4.19: Kết quả hồi quy dài hạn ...........................................................................125  Bảng 4.20: Hồi quy ngắn hạn bằng mô hình ECM ....................................................126  Bảng 4.21: Tổng hợp kết quả nghiên cứu ..................................................................127
  8. vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ cách thức tổng quan nghiên cứu của luận án ..................................11  Hình 1.2: Mô hình tham nhũng tác động tới tổ chức của Yadong Luo .....................23  Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu ban đầu .....................................................................34  Hình 1.4: Mô hình nghiên cứu chính thức.................................................................35  Hình 1.5: Sơ đồ quy trình nghiên cứu của luận án ....................................................66  Hình 3.1: Mô hình – Biến số - Thước đo ..................................................................74  Hình 3.2: Ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp Nghệ An .........................75  Hình 3.3: Lựa chọn mô hình kiểm định cho Panel data ............................................92  Hình 4.1: Doanh nghiệp Nghệ An năm 2015 phân theo địa phương ......................100  Hình 4.2: Ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp Nghệ An .......................102  Hình 4.3: Cơ cấu ngành nghề lĩnh vực của doanh nghiệp Nghệ An năm 2015 ......102  Hình 4.4: Tổng vốn sản xuất kinh doanh phân theo loại hình doanh nghiệp ..........103  Hình 4.5: Tỷ trọng DN đang hoạt động tại 31/12/2014 phân theo quy mô vốn .....104  Hình 4.6: Số lao động của DN đang hoạt động tại 31/12/2014 phân theo ngành ...106  Hình 4.7: Tỷ trọng các doanh nghiệp nộp thuế cao.................................................108  Hình 4.8: Chi phí không chính thức của một số địa phương...................................115  Hình 4.9: Chi phí không chính thức của Nghệ An qua các năm .............................116  Hình 4.10: Thống kê mô tả biến R&D ......................................................................119  Hình 4.11: Thống kê mô tả biến NL..........................................................................120  Hình 4.12: Thống kê mô tả biến TYLEIP .................................................................120  Hình 4.13: Thống kê mô tả biến TUOI .....................................................................121  Hình 4.14: Tỷ lệ tiền/doanh thu dành để đầu tư vào R&D tại các doanh nghiệp trong khu vực Đông Nam Á trong 3 năm 2014-2017 .......................................132  Hình 5.1: Khó khăn cụ thể về mặt bằng kinh doanh năm 2015 ..............................144 
  9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Ngày 19/02/2013 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 330/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020”. Đây là một chủ trương phù hợp với xu hướng toàn cầu khi mà nền kinh tế thế giới vừa trải qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế 2009 diễn ra một cách sâu và rộng trên mọi lĩnh vực. Các nội dung trọng tâm hay định hướng chủ yếu của tái cấu trúc mà Việt Nam đặt ra bao gồm: tái cấu trúc thị trường tài chính, tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cấu trúc đầu tư. Trong bối cảnh chung đó, nhiệm vụ tái cấu trúc doanh nghiệp cũng được đặt ra hết sức khẩn trương cấp bách, bởi trải qua thời kỳ khủng hoảng các doanh nghiệp đã bộc lộ được các điểm yếu của mình: tài lực yếu, nhân lực yếu, năng lực quản trị yếu, sức cạnh tranh yếu, sự hiểu biết và mức độ hội nhập yếu… Để tái cấu trúc doanh nghiệp, các nội dung doanh nghiệp cần tập trung “thay đổi” bao gồm tư duy kinh doanh, chiến lược kinh doanh, chiến lược mở rộng thị trường, tính năng - kiểu dáng - chất lượng sản phẩm, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ và quy trình sản xuất, cơ cấu tổ chức vận hành doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp… Bao quát trên tất cả nội dung đó chính là việc doanh nghiệp đầu tư vào đâu và đầu tư như thế nào để có hiệu quả cao nhất? Hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp thường được diễn ra trên các nội dung: đầu tư vào xây dựng cơ bản, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư nghiên cứu triển khai R&D, đầu tư vào hoạt động marketing và đầu tư vào các tài sản vô hình…, gọi chung là đầu tư phát triển trong doanh nghiệp (Từ Quang Phương, 2003). Lý luận và thực tế đã chứng minh được sự tác động của các hoạt động đầu tư đó lên kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy vậy, ngoài những khoản chi đầu tư một cách “chính thức”, doanh nghiệp còn phải bỏ ra những khoản tiền mà pháp luật không chính thức thừa nhận, khoản tiền này dùng để hối lộ, bôi trơn, đút lót…, gọi chung là “Chi phí không chính thức”. Doanh nghiệp thường tốn chi phí không chính thức khi đấu thầu giành hợp đồng/dự án, hoặc mất tiền để được cấp phép kinh doanh, cấp phép khai thác tài nguyên, cấp quyền sử dụng đất, thủ tục xuất nhập khẩu…, những chi phí này đang thực sự trở thành gánh nặng đối với doanh nghiệp. Các khoản tiền chi phí không chính thức này xét trên góc độ người nhận thì chính là tham nhũng. Trên góc độ đầu tư, các khoản tiền mà doanh nghiệp bỏ ra một cách “ngầm”
  10. 2 như thế cũng là hướng tới mục tiêu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng là một khoản đầu tư cho tương lai, chỉ là “đầu tư không chính thức” mà thôi. Như vậy có thể tạm xem hoạt động đầu tư của doanh nghiệp có 2 mảng: chính thức và không chính thức. Nhiều doanh nghiệp mong muốn đầu tư qua chi phí không chính thức để nhận được các cơ hội kinh doanh, trong khi đó cũng có những doanh nghiệp thực hiện đầu tư phát triển một cách bài bản với mong muốn có được lợi ích lâu dài. Vậy các mảng đó ảnh hưởng như thế nào đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp? Mảng nào tác động mang tính bền vững, mảng nào mang tính ngắn hạn? Đầu tư vào mảng nào thì có lợi hơn cho doanh nghiệp? Đây chính là lý do tác giả đã ghép 2 mảng tưởng chừng như tách biệt/không liên quan vào cùng một nghiên cứu. Hai mảng này không những không tách biệt mà còn rất có quan hệ mật thiết với nhau, cùng được chi với mục đích thu về lợi ích trong tương lai của doanh nghiệp. Lẽ ra doanh nghiệp có thể tập trung đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, cho khoa học công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh, năng suất, hiệu quả, thì lại phải giành kinh phí cho Chi phí không chính thức, trong khi có thể giành nguồn lực này cho đầu tư phát triển và tạo việc làm, nâng cao thu nhập. Cụ thể, theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu và phát triển chính sách (DEPOCEN) về tổn thất tham nhũng ở Việt Nam được công bố tháng 8/2014, nếu giảm 1% đơn vị tần suất tham nhũng (tần suất tham nhũng được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm doanh nghiệp thừa nhận có chi trả các khoản không chính thức), đầu tư dân doanh sẽ tăng 6,4%, số việc làm sẽ tăng 1,8%, thu nhập bình quân đầu người sẽ tăng 2,3%. Như vậy gánh nặng tham nhũng làm giảm đáng kể động lực đầu tư, tạo việc làm và thu nhập của doanh nghiệp, làm giảm niềm tin của doanh nghiệp, tạo một môi trường kinh doanh không minh bạch, hiệu quả nhất thời mà không bền vững, không nâng cao được năng lực và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư phát triển và việc chi trả chi phí không chính thức có thể diễn ra một cách song song và có vẻ là hoàn toàn tách biệt, độc lập nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên xét về bản chất 2 hoạt động này liên quan mật thiết với nhau và có khả năng loại trừ lẫn nhau, nghĩa là khi tăng đầu tư phát triển thì sẽ làm giảm việc chi trả chi phí không chính thức, và ngược lại. Thực tế đó đòi hỏi cần có nghiên cứu để phân tích và đánh giá được tác động đồng thời giữa Đầu tư phát triển và các Chi phí không chính thức trong doanh nghiệp với hiệu quả hoạt động kinh doanh. Từ đó đề xuất các giải pháp giúp doanh nghiệp đưa ra
  11. 3 một chiến lược đầu tư hợp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh, quan tâm hơn đến đổi mới công nghệ hay sản phẩm - động lực chính cho phát triển trong môi trường cạnh tranh quốc tế gay gắt như hiện nay. Ngoài ra, nếu kết quả nghiên cứu cho thấy tác hại của Chi phí không chính thức gây ra cho doanh nghiệp như thế nào sẽ là cơ sở để Chính phủ giải quyết nạn tham nhũng đang diễn ra một cách nhức nhối như hiện nay, hướng tới việc thực hiện mục tiêu mà Nghị quyết 19/NĐ-CP của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp tiết kiệm thời gian công sức tiền bạc và của cải xã hội, củng cố niềm tin của doanh nghiệp đối với cơ chế/chính sách/bộ máy công quyền, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững. Những phân tích trên đây nhằm lý giải cho tính cấp thiết của việc nghiên cứu đánh giá tác động/ảnh hưởng của Đầu tư phát triển và Chi phí không chính thức đến Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là nghiên cứu sẽ thực hiện đối với loại doanh nghiệp nào? Sự khác biệt lớn giữa các doanh nghiệp mà để phân biệt các doanh nghiệp với nhau chính là lượng nguồn lực mà doanh nghiệp sở hữu, và tiêu chí này phân doanh nghiệp thành doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ. Tác giả quyết định lựa chọn nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) làm đối tượng nghiên cứu, bởi DNNVV chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng thể doanh nghiệp (hơn 97%), là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế thị trường đang phát triển ở Việt Nam. Cùng với bộ phận kinh tế tư nhân thì DNNVV đang là động lực quan trọng cho sự phát triển. Sự đóng góp của DNNVV đối với nền kinh tế trong việc tạo công ăn việc làm và đổi mới sáng tạo là điều không ai phủ nhận. Khu vực DNNVV được xem là năng động nhất và dễ thích nghi nhất, có thể khai thác từng mảng theo lĩnh vực ngành nghề hay theo vùng, có thể xem là xương sống của nền kinh tế. Bởi vậy việc Nhà nước tạo cơ chế khuyến khích và môi trường thuận lợi cho DNNVV phát triển là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, cũng vì nhỏ nên DNNVV gặp nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, và cũng dễ bị tổn thương trước những yếu tố không lành mạnh của môi trường đầu tư kinh doanh như thủ tục hành chính phức tạp, chi phí không chính thức. Khi doanh nghiệp có nguồn lực lớn, việc chi tiền cho đầu tư phát triển hay chi phí không chính thức không phải là quyết định khó khăn, đòi hỏi cân nhắc. Tuy nhiên đối với các DNNVV, một đặc trưng của nhóm doanh nghiệp này là sự giới hạn về nguồn lực (tài chính, nhân lực, vật lực), do đó bị giới hạn về năng lực (năng lực sản xuất, năng lực R&D, năng lực cạnh tranh). Việc phân bổ các nguồn lực hữu hạn
  12. 4 nhằm nâng cao năng lực luôn là thách thức đối với DNNVV. Trong bối cảnh phát triển hiện nay, bên cạnh việc phân bổ vốn cho đầu tư phát triển để đổi mới nâng cấp máy móc công nghệ, nâng cao năng lực, DNNVV còn phải dành một phần không nhỏ để chi cho các khoản Chi phí không chính thức, làm cho sự phát triển của DNNVV càng gặp khó khăn khi nguồn lực vốn đã hạn hẹp nay còn phải phân chia cho nhiều khoản, trong khi chưa biết chắc khoản chi nào thực sự mang lại lợi ích. Thực tế này cho thấy việc nghiên cứu các tác động của Đầu tư phát triển và Chi phí không chính thức đối với Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, xác định vấn đề và luận giải nguyên nhân của các vấn đề là cần thiết, vừa giúp DNNVV hiểu rõ hơn cơ chế tác động, vừa giúp chính phủ có những chính sách đảm bảo phát triển DNNVV theo đúng mục tiêu, đảm bảo được vai trò quan trọng của khối DNNVV trong nền kinh tế. Nghiên cứu này lựa chọn các DNNVV trên địa bàn tỉnh Nghệ An để làm thực nghiệm vì các lý do sau: Thứ nhất, số lượng doanh nghiệp nói chung và DNNVV ở Nghệ An khá lớn. Số DNNVV chiếm 97,8% tổng số doanh nghiệp, tương đương tỷ lệ DNNVV của cả nước. Thứ hai, Nghệ An là một trong những tỉnh có điểm thành phần chi phí không chính thức trong chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI thấp nhất cả nước, và thực tế này kéo dài trong suốt thời gian từ 2007 – nay, chứng tỏ rằng vấn nạn doanh nghiệp phải trả các chi phí không chính thức ở Nghệ An đang khá nghiêm trọng. Như vậy chứng tỏ các DNNVV Nghệ An có tính đại diện cao, có thể đại diện cho DNNVV cả nước để nghiên cứu về vấn đề đầu tư phát triển và chi phí không chính thức. Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa Đầu tư phát triển và Chi phí không chính thức với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở các DNNVV Nghệ An thì kết quả nghiên cứu có thể suy rộng cho DNNVV khắp cả nước. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Ảnh hưởng của đầu tư phát triển và chi phí không chính thức đến kết quả hoạt động kinh doanh: Nghiên cứu thực nghiệm các DNNVV Nghệ An” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu - Đưa ra một cách nhìn nhận mới về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, ở chỗ xem các khoản chi phí không chính thức cũng là một khoản đầu tư. Từ đó hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bao gồm đầu tư chính thức (là các hoạt động đầu tư phát triển như đầu tư nguồn nhân lực, đầu tư tài sản cố định, đầu tư R&D), và đầu tư không chính thức (là đầu tư cho chi phí không chính thức)
  13. 5 - Xây dựng được mô hình đánh giá mức độ ảnh hưởng của đầu tư chính thức và không chính thức tới kết quả hoạt động kinh doanh, đặc biệt phân biệt tác động trong ngắn hạn và dài hạn, từ đó tìm ra đâu là nhân tố quan trọng đóng vai trò chủ đạo trong việc nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. - Đề xuất ra những giải pháp/khuyến nghị cho cộng đồng DNNVV trong việc đưa ra quyết định phân bổ vốn đầu tư: nên đầu tư phát triển hay chi chi phí không chính thức; Đề xuất với Nhà nước trong việc ban hành cơ chế/chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu - Hoạt động đầu tư phát triển trong DNNVV (trọng tâm là đầu tư tài sản cố định, đầu tư nguồn nhân lực và đầu tư nghiên cứu triển khai R&D) - Các khoản chi phí không chính thức của DNNVV - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV - Tác động của đầu tư phát triển và chi phí không chính thức với kết quả kinh doanh Các đối tượng này sẽ được giới thiệu về bản chất, nội dung trong phần Khái niệm 2.1.  Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu các DNNVV, thuộc khối dân doanh, trong lĩnh vực sản xuất, trên địa bàn Tỉnh Nghệ An. Tác giả không chọn doanh nghiệp lớn, thuộc khối doanh nghiệp Nhà nước, trong tất cả các lĩnh vực mà chỉ chọn các doanh nghiệp trên, để đảm bảo được mẫu nghiên cứu có sự đồng nhất, cụ thể như sau: + Tác giả chọn DNNVV mà không chọn doanh nghiệp lớn vì doanh nghiệp lớn có tiềm lực (về tài lực và nhân lực cũng như vật lực) hơn hẳn DNNVV, do đó sẽ có sự khác biệt lớn trong chiến lược đầu tư, đồng thời có lợi thế hơn về việc giành các cơ hội kinh doanh so với DNNVV nên chi phí không chính thức mà họ phải chi trả cũng sẽ có sự khác biệt lớn. Tiêu chí lựa chọn DNNVV theo quy định tại Nghị định số
  14. 6 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV. Các doanh nghiệp trong mẫu điều tra của nghiên cứu (Phụ lục 3) đều thỏa mãn tiêu chí về DNNVV nói trên. + Tác giả chọn doanh nghiệp thuộc khối dân doanh mà không chọn doanh nghiệp khối Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vì hai khối doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tiềm lực hơn hẳn, cộng với việc họ được sự ưu đãi đặc biệt từ Nhà nước hơn hẳn khối tư, có mối quan hệ mật thiết hơn với chính quyền, và dễ nhận được các nguồn lực, các dự án, các sự ưu tiên... và do đó các nội dung đầu tư và chi phí không chính thức phải chi trả cũng sẽ có sự khác biệt lớn. Điều này được VCCI điều tra và công bố trong các báo cáo PCI hằng năm. Ví dụ, trong báo cáo PCI năm 2013, VCCI đưa ra nhận định, tình trạng cạnh tranh thiếu bình đẳng hiện diện ở khắp các địa phương trên toàn quốc với mức độ khác nhau, doanh nghiệp dân doanh đang bị doanh nghiệp Nhà nước vốn được ưu ái tước đi nhiều cơ hội kinh doanh. Khoảng 1/3 doanh nghiệp tham gia khảo sát PCI cho biết ưu đãi đối với DNNN do Trung ương quản lí là một trở ngại cho hoạt động của họ; 35% doanh nghiệp đã nhận định rằng chính quyền dành nhiều ưu đãi cho các công ty lớn ở lĩnh vực mua sắm công; 27% DN được hỏi cũng cho rằng tình trạng phân biệt đối xử cũng xảy ra ở các lĩnh vực như tiếp cận đất đai, tiếp cận vốn, và gánh nặng thủ tục hành chính. Lãnh đạo hoặc chủ các doanh nghiệp Nhà nước thường đã từng là lãnh đạo trong cơ quan Nhà nước hoặc là quản lí tại DNNN nên vẫn giữ được các mối quan hệ cá nhân gần gũi với quan chức chính quyền, do đó được hưởng nhiều thuận lợi và quan tâm hơn trong tiếp cập các nguồn lực, đấu thầu mua sắm công. Ngoài yếu tố quan hệ, 35% doanh nghiệp cho rằng các doanh nghiệp lớn trong tỉnh (về quy mô doanh thu và lao động) cũng được ưu ái nhiều hơn. Ngoài ra, khi lựa chọn đối tượng DNNVV thuộc khối dân doanh, tác giả dựa vào vai trò của đối tượng này đối với nền kinh tế hiện nay: DNNVV và kinh tế tư nhân đang được xem là động lực tăng trưởng, đổi mới và sáng tạo của nền kinh tế. Riêng với kinh tế tư nhân, tầm quan trọng của khối doanh nghiệp này mới đây đã được khẳng định một lần nữa tại Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3-6-2017 của Hội nghị T.Ư 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ, đủ sức cạnh tranh quốc tế. Việc nâng cao hiệu quả của khối doanh nghiệp này đang là vấn đề nóng, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, đòi hỏi cần nghiên cứu về vấn đề liên quan tới khối DNNVV và kinh tế tư nhân.
  15. 7 + Tác giả chọn doanh nghiệp sản xuất mà không chọn doanh nghiệp thương mại dịch vụ vì hoạt động đầu tư của 2 loại doanh nghiệp này có nội dung cơ bản khác nhau, doanh nghiệp thương mại dịch vụ thường ưu tiên đầu tư cho marketing phát triển thương hiệu chứ ít đầu tư vào tài sản cố định, đầu tư vào khoa học công nghệ. Đồng thời các khoản chi phí không chính thức (nếu có) cũng có khác biệt so với doanh nghiệp sản xuất, ví dụ doanh nghiệp sản xuất sẽ mất nhiều chi phí liên quan đến nguồn cung đầu vào (như là đất đai, vốn, nguyên nhiên vật liệu), còn doanh nghiệp thương mại lại mất các chi phí liên quan tới bán hàng (như là cấp hạn ngạch, thông quan...). - Phạm vi thời gian: Vì trong đối tượng nghiên cứu của luận án có kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn, nên số liệu thu thập cũng cần có thời gian dài. NCS cố gắng thu thập dữ liệu với khung thời gian dài nhất có thể, khung thời gian này vừa đảm bảo đủ dữ liệu để chạy các mô hình nghiên cứu, vừa đảm bảo tính khả thi của việc điều tra thu thập. Cuối cùng khung thời gian mà NCS có thể thu thập được số liệu là 6 năm, từ 2011 – 2016, khung này được phần mềm phân tích dữ liệu Eviews chấp nhận để chạy các mô hình kiểm định tác động ngắn hạn và dài hạn. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Phương pháp định lượng hướng tới việc xây dựng mô hình để kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố, còn phương pháp định tính (dưới dạng phỏng vấn sâu) dùng để kiểm tra và giải thích kết quả nghiên cứu định lượng. Trong nghiên cứu định lượng, dữ liệu được thu thập dưới dạng dữ liệu bảng (Panel data). Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp Engle-Granger để ước lượng mối quan hệ giữa các biến trong ngắn hạn và dài hạn, bao gồm các bước sau: - Kiểm định quan hệ đồng liên kết (cointegration) để xác định có tồn tại mối quan hệ giữa các biến trong dài hạn. Sau đó xây dựng phương trình đồng liên kết theo phương pháp OLS để xác định mối quan hệ tác động trong dài hạn. - Ước lượng và xây dựng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM dựa trên phương trình đồng liên kết trong bước 1. Phần mềm hỗ trợ phân tích là Eviews phiên bản 9.0. 5. Ý nghĩa và đóng góp mới của luận án  Ý nghĩa khoa học Luận án chỉ ra được mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư phát triển và chi phí không chính thức đối với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, mối
  16. 8 quan hệ tác động này là khác nhau theo thời gian. Cụ thể: - Hoạt động đầu tư phát triển (bao gồm đầu tư TSCĐ, đầu tư nguồn nhân lực, đầu tư R&D) trong ngắn hạn nhìn chung không tác động hoặc tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn trong dài hạn, tác động của đầu tư đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tốt, là tích cực, hay nói cách khác đầu tư phát triển có lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn. - Chi phí không chính thức lại có tác động lên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều hướng ngược lại: Không tác động trong ngắn hạn và tác động tiêu cực trong dài hạn.  Ý nghĩa thực tiễn Luận án đã kiểm định được mối quan hệ giữa hoạt động đầu tư phát triển và chi phí không chính thức với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong DNNVV của Việt Nam (nghiên cứu thực nghiệm ở Nghệ An), từ đó đề xuất được các khuyến nghị cho khối DNNVV và các cơ quan quản lý Nhà nước. - Đối với DNNVV: Việc đầu tiên và quan trọng nhất mà DNNVV cần làm, đó là thay đổi tư duy cách nghĩ, DNNVV cần phải xác định được sự cần thiết và tác dụng của hoạt động đầu tư phát triển đối với doanh nghiệp, đây là hoạt động giúp doanh nghiệp có được kết quả sản xuất kinh doanh bền vững lâu dài; còn đối với việc chi các khoản chi phí không chính thức để hối lộ, bôi trơn thì DNNVV không nên thực hiện, vì nó không hề mang lại lợi ích như doanh nghiệp mong đợi, thậm chí còn tác động tiêu cực tới doanh nghiệp trong dài hạn. Thứ hai là, với nguồn lực hạn hẹp của mình, DNNVV hãy khai thác nó một cách hiệu quả hơn nữa bằng các biện pháp quản trị doanh nghiệp. Thứ ba là tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực. Cuối cùng và cũng rất quan trọng là xem lại cách đầu tư của mình và hãy thực hiện nó một cách bài bản, có vậy mới có thể mang lại hiệu quả cao nhất. - Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Tham nhũng hay chi phí không chính thức có tác hại đối với sự phát triển của DNNVV, từ đó ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư kinh doanh và làm giảm sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Bởi vậy Nhà nước cần tăng cường các biện pháp phòng chống lại chi phí không chính thức để tạo điều kiện cho DNNVV và doanh nghiệp nói chung phát triển. Luận án đề xuất một số khuyến nghị giải quyết chi phí không chính thức theo hướng giải quyết một cách triệt để. Ngoài ra luận án cũng mở ra một số hướng nghiên cứu tiếp theo, đó là mở
  17. 9 rộng phạm vi nghiên cứu của đề tài này cho các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp thuộc khối kinh tế Nhà nước hoặc kinh tế nước ngoài, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực thương mại dịch vụ, các doanh nghiệp ở khắp các địa phương Việt Nam chứ không chỉ ở Nghệ An. 6. Bố cục của luận án Bố cục của luận án gồm 5 chương: - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, mô hình và các giả thuyết nghiên cứu - Chương 2: Cơ sở lý thuyết về đầu tư phát triển và chi phí không chính thức trong DNNVV - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ ngắn hạn – dài hạn giữa đầu tư phát triển và chi phí không chính thức với kết quả sản xuất kinh doanh của DNNVV - Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
  18. 10 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Việc tổng quan nghiên cứu hướng tới mục tiêu xem xét các tác giả/công trình khoa học nào đã nghiên cứu, và nghiên cứu như thế nào về hoạt động đầu tư phát triển và chi phí không chính thức tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến các nội dung liên quan đầu tư, đầu tư phát triển trong doanh nghiệp, tác động của đầu tư đối với hiệu quả doanh nghiệp, tham nhũng và chi phí không chính thức trong doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó đối với hiệu quả doanh nghiệp. Các kết quả nghiên cứu đó được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo, các công trình nghiên cứu khoa học như luận án, luận văn, đề tài NCKH các cấp, các bài báo khoa học, tham luận chuyên đề, hội thảo, hội nghị... Đề tài sẽ tập trung đi sâu phân tích các kết quả đã nghiên cứu theo cách tiếp cận thể hiện thành 3 nhóm như sau: - Tổng quan nghiên cứu về đầu tư phát triển và tác động của nó đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Tổng quan nghiên cứu về chi phí không chính thức và tác động của nó kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Tổng quan nghiên cứu về phương pháp sử dụng mô hình phân tích tác động giữa các biến trong ngắn hạn và dài hạn Cách nghiên cứu tổng quan được thể hiện bằng sơ đồ tổng quát như sau:
  19. 11 1.1.1. Đầu tư phát triển nói chung 1.1.2. Đầu tư tài sản cố định 1.1. Đầu tư phát triển tác động Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1.3. Đầu tư nguồn nhân lực 1.1.4. Đầu tư R&D 1.2. Chi phí không chính thức tác động Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 1.3. Đầu tư phát triển và chi phí không chính thức tác động Kết quả HĐSXKD 1.4. Phương pháp nghiên cứu mối quan hệ tác động giữa các biến tách biệt trong ngắn hạn và dài hạn. Hình 1.1: Sơ đồ cách thức tổng quan nghiên cứu của luận án Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Từ cách tiếp cận này sẽ cho thấy có “khoảng trống nghiên cứu” trong mảng chủ đề tác động của đầu tư phát triển và chi phí không chính thức đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó giúp tác giả định hướng và là cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu và tìm ra phương pháp nghiên cứu nhằm chứng minh và kiểm định cho mô hình và giả thuyết nghiên cứu đã xác định.
  20. 12 1.1. Các nghiên cứu về đầu tư phát triển và tác động của nó đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Do nội dung của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp bao gồm các hoạt động đầu tư cụ thể: đầu tư tài sản cố định, đầu tư nguồn nhân lực, đầu tư R&D, nên việc tổng quan nghiên cứu phần này sẽ đi theo 4 hướng tiếp cận: - Tổng quan nghiên cứu về đầu tư phát triển nói chung tác động kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Tổng quan nghiên cứu về đầu tư tài sản cố định tác động kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Tổng quan nghiên cứu về đầu tư nguồn nhân lực tác động kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Tổng quan nghiên cứu về đầu tư R&D tác động kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Mục tiêu của tổng quan nghiên cứu phần này chính là tìm ra mối liên hệ tác động của đầu tư phát triển với kết quả sản xuất kinh doanh, xem ở các nghiên cứu trước có nghiên cứu hay không? Tác động như thế nào? Có phân biệt tác động trong ngắn hạn và dài hạn? Nếu có thì tác động trong ngắn hạn và dài hạn ra sao? 1.1.1. Đầu tư phát triển tác động kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các nghiên cứu trên thế giới sử dụng thuật ngữ đầu tư (investment) cho tất cả các loại đầu tư. Riêng ở Việt Nam có thêm thuật ngữ đầu tư phát triển, nhằm phân biệt với các loại hình đầu tư dịch chuyển khác. (Đầu tư phát triển tạo ra tài sản mới, giá trị mới, còn đầu tư dịch chuyển bao gồm các loại hình đầu tư tài chính, thương mại chỉ làm giá trị chuyển dịch từ chủ thể này sang chủ thể khác). Đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Nghiên cứu “Hiệu quả đầu tư và các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước”của tác giả Từ Quang Phương (2003) là một trong những nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam chuyên sâu phân tích về vấn đề này. Nghiên cứu đã làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư phát triển và hiệu quả của đầu tư phát triển, đặc biệt đối với doanh nghiệp Nhà nước. Đầu tư phát triển có vai trò to lớn quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nó bao gồm các nội dung: Đầu tư tái tạo tài sản cố định; đầu tư nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ; đầu tư phát triển nguồn nhân lực; đầu tư bổ sung hàng tồn trữ (tài sản lưu động); đầu tư vào
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2