Luận án tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của vốn xã hội đến lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia Đồng bằng sông Hồng và Duyên Hải Đông Bắc
lượt xem 19
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái nói chung và gia tăng lợi ích cho người dân địa phương nói riêng thông qua việc tăng cường VXH cho cộng đồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của vốn xã hội đến lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia Đồng bằng sông Hồng và Duyên Hải Đông Bắc
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------***------------ PHÙNG THỊ HẰNG ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN XÃ HỘI ĐẾN LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------***------------ PHÙNG THỊ HẰNG ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN XÃ HỘI ĐẾN LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI CÁC VƯỜN QUỐC GIA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ DUYÊN HẢI ĐÔNG BẮC Chuyên ngành: Kinh tế Du lịch Mã số: 9310110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM HỒNG CHƯƠNG HÀ NỘI - 2018
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày …. Tháng… năm 2018 Tác giả luận án NCS. Phùng Thị Hằng
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Hồng Chương người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể Ban lãnh đạo nhà Trường, Viện Đào tạo Sau Đại học, Khoa Du lịch và Khách sạn, cán bộ các phòng ban chức năng - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban quản lý, cán bộ công nhân viên và cộng đồng dân cư các vườn quốc gia Ba Vì, Cúc Phương, Cát Bà đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập, điều tra dữ liệu nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời tri ân chân thành đến các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, người thân và đặc biệt là gia đình đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày…. Tháng…. năm 2018 Tác giả luận án NCS. Phùng Thị Hằng
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii MỤC LỤC................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................vi DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH..................................................................................................ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................1 1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu........................................................................... 1 1.1.1. Về mặt lý luận ...................................................................................................... 1 1.1.2. Về mặt thực tiễn ................................................................................................... 7 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 11 1.2.1. Mục tiêu tổng quát.............................................................................................. 11 1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................... 11 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 12 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 12 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 12 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................ 13 1.5. Kết cấu của luận án................................................................................................. 13 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN XÃ HỘI ĐẾN LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI ...............................14 2.4.1. Căn cứ xây dựng mô hình nghiên cứu................................................................ 53 2.4.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 57 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................59 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................60 3.1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................................. 60 3.1.1. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu.................................................................... 60 3.1.2. Quy trình nghiên cứu.......................................................................................... 60 3.2. Nghiên cứu định tính .............................................................................................. 65 3.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc .......................................................... 65 3.2.2. Phương pháp thảo luận nhóm trọng tâm ............................................................ 66 3.2.3. Phương pháp quan sát ........................................................................................ 67 3.3. Nghiên cứu định lượng ........................................................................................... 67 3.3.1. Mục tiêu.............................................................................................................. 67 3.3.2. Mẫu nghiên cứu khảo sát.................................................................................... 67
- iv 3.3.3. Xây dựng thang đo ............................................................................................. 69 3.4. Thu thập và phân tích dữ liệu................................................................................ 73 3.4.1. Thu thập dữ liệu ................................................................................................. 73 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .........................................................................................75 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................76 4.1. Bối cảnh và mẫu nghiên cứu .................................................................................. 76 4.1.1. Phân tích bối cảnh nghiên cứu ........................................................................... 76 4.1.2. Mô tả đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu ......................................... 81 4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach’s alpha ................................................ 83 4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ...................................................................... 86 4.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh ...................................................... 89 4.5. Phân tích hồi quy (kiểm định các giả thuyết) ....................................................... 92 4.5.1. Ảnh hưởng tổng thể của vốn xã hội đến lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái ............................................................................................ 92 4.5.2. Ảnh hưởng của vốn xã hội đến lợi ích chính trị của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái ............................................................................................ 93 4.5.3. Ảnh hưởng của vốn xã hội đến lợi ích kinh tế của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái ............................................................................................ 94 4.5.4. Ảnh hưởng của vốn xã hội đến lợi ích văn hóa - xã hội cho cá nhân/hộ gia đình trong phát triển du lịch sinh thái................................................................................... 95 4.5.5. Ảnh hưởng của vốn xã hội đến lợi ích văn hóa - xã hội cho cộng đồng trong phát triển du lịch sinh thái ............................................................................................ 96 4.5.6. Ảnh hưởng của vốn xã hội đến lợi ích môi trường của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái................................................................................... 98 4.5.7. Ảnh hưởng của biến nhân khẩu học đến lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái .......................................................................................... 100 4.5.8. Phân tích, so sảnh ảnh hưởng của vốn xã hội đến lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Bà và Ba Vì .......................................................................................................................... 104 4.6. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.................................... 108 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 .......................................................................................111 CHƯƠNG 5: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ.............................................................................112 5.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu ............................................................................... 112 5.1.1. Các yếu tố của vốn xã hội ảnh hưởng đến lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái................................................................................. 112 5.1.2. Yếu tố mới được phát hiện trong bối cảnh nghiên cứu ở các vườn quốc gia vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc .......................................................... 116
- v 5.1.3. Mức độ ảnh hưởng của vốn xã hội đối với lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái................................................................................. 118 5.1.4. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học đối với lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái ............................................................. 126 5.1.5. Bình luận các kết quả nghiên cứu so sánh về ảnh hưởng của vốn xã hội đối với lợi ích của người dân địa phương trong các vườn quốc gia Cúc Phương, Ba Vì và Cát Bà.................................................................................................................... 127 5.2. Một số giải pháp tăng cường vốn xã hội nhằm gia tăng lợi ích của người dân địa phương trong phát triển du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc ............................................................................. 129 5.2.1. Mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác giữa người dân địa phương và các bên liên quan khác trong các mạng lưới xã hội bên ngoài cộng đồng .............................. 129 5.2.2. Thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác bên trong cộng đồng ................................. 131 5.2.3. Áp dụng tốt hơn việc thực hiện quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia ................................................................................................... 134 5.2.4. Một số giải pháp khác ...................................................................................... 136 5.3. Một số đề xuất và khuyến nghị ............................................................................ 137 5.3.1. Một số đề xuất với các bên liên quan ............................................................... 137 5.3.2. Một số khuyến nghị.......................................................................................... 140 5.4. Những đóng góp chính của của luận án.............................................................. 143 5.4.1. Đóng góp về mặt lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ................................. 143 5.4.2. Đóng góp về mặt thực tiễn ............................................................................... 146 5.5. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................. 147 TIỂU KẾT CHƯƠNG 5 .......................................................................................148 KẾT LUẬN ............................................................................................................149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NHỮNG BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Diễn giải Assist Social Capital (Tổ chức phi chính phủ có các hoạt 1 ASC động đầu tư cho du lịch, nghiên cứu về vốn xã hội và hỗ trợ phát triển cộng đồng) 2 BQL Ban quản lý 3 Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 4 BVMT Bảo vệ môi trường Cronbach Alpha (Hệ số đo lường độ tin cậy của thang 5 CA đo) 6 CĐĐP Cộng đồng địa phương 7 CQĐP Chính quyền địa phương Department for International Development (Cục Phát DFID triển Quốc tế trực thuộc chính phủ Vương quốc Anh) 8 DLBV Du lịch bền vững DLST Du lịch sinh thái (Ecotourism) 9 ĐBSH&DHĐB Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc 10 ĐDSH Đa dạng sinh học Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám 11 EFA phá) Mô hình sản phẩm du lịch dựa vào giá trị của nguồn tài 12 3F nguyên động vật (Fauna), thực vật (Flora) và văn hóa dân gian (Folklore) 13 GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) 14 HST Hệ sinh thái The International Union for Conservation of Nature (Tổ 15 IUCN chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới) Kaiser - Meyer - Olkin (Chỉ số dùng để xem xét sự phù 16 KMO hợp của phân tích nhân tố khám phá)
- vii STT Từ viết tắt Diễn giải 17 KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên 18 KT - XH Kinh tế - Xã hội 19 KUHGT Không ủng hộ giả thuyết 20 MQH Mối quan hệ 21 NDĐP Người dân địa phương (Local people) 22 NKH Nhân khẩu học 23 NGOs Non - governmental organizations (NGOs) 24 PTBV Phát triển bền vững 25 QCQL Quy chế quản lý 26 THCS Trung học cơ sở 27 THPT Trung học phổ thông The Internatonal Ecotourism society (Hiệp hội du lịch 28 TIES sinh thái thế giới) The United Nations Educational, Scientific and Cultural 29 UNESCO Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc) United States Agency for International Development 30 USAID (Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ) 31 VH - XH Văn hóa - Xã hội 32 VXH Vốn xã hội (Social capital) 33 VQG Vườn quốc gia (National park)
- viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp các yếu tố của VXH được nghiên cứu trong du lịch...........................21 Bảng 2.2: Tổng hợp và bình luận một số khái niệm tiêu biểu về DLST .............................27 Bảng 2.3: Vai trò của VXH trong phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng ...........43 Bảng 2.4: Một số kết quả nghiên cứu về những ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển du lịch và DLST ......................................................................46 Bảng 2.5: Các giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................58 Bảng 3.1: Thang đo VXH ....................................................................................................69 Bảng 3.2: Thang đo lợi ích phát triển DLST .......................................................................71 Bảng 3.3: Thang đo NKH ....................................................................................................73 Bảng 4.1: Tổng hợp về quy mô, cơ cấu của lượng khách và doanh thu trong phát triển DLST ở VQG Cúc Phương, VQG Cát Bà và VQG Ba Vì giai đoạn 2014 - 2017 ........79 Bảng 4.2: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (n = 318) .........................................................81 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định sơ bộ thang đo.......................................................................83 Bảng 4.4: Kiểm định KMO nhân tố VXH ...........................................................................86 Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả phân tích EFA các thang đo của VXH ...................................87 Bảng 4.6: Kiểm định KMO nhân tố lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST ..................88 Bảng 4.7: Tổng hợp kết quả phân tích EFA các thang đo lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST.................................................................................................................88 Bảng 4.8: Các giả thuyết nghiên cứu điều chỉnh .................................................................90 Bảng 4.9: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính ảnh hưởng tổng thể của VXH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST ....................................................................93 Bảng 4.10: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính ảnh hưởng của VXH đến lợi ích chính trị của NDĐP trong phát triển DLST ....................................................................94 Bảng 4.11: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính ảnh hưởng của VXH đến lợi ích kinh tế trong phát triển DLST .......................................................................................95 Bảng 4.12: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính ảnh hưởng của VXH đến lợi ích VH - XH cho cá nhân/hộ gia đình trong phát triển DLST................................................96 Bảng 4.13: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính ảnh hưởng của VXH đến lợi ích VH - XH cho cộng đồng trong phát triển DLST ..............................................................97 Bảng 4.14: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính ảnh hưởng của VXH đến lợi ích môi trường trong phát triển DLST ...........................................................................98 Bảng 4.15: Tổng hợp kết quả phân tích kiểm định ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST ...........................................................................99 Bảng 4.16: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính ảnh hưởng kiểm soát của yếu tố NKH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST .......................................................101 Bảng 4.17: Tổng hợp kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST ở các VQG Cúc Phương, Ba Vì và Cát Bà ..........................105 Bảng 4.18: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu..................................109
- ix DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu về các yếu tố cấu thành của VXH ...........................19 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu tích hợp các yếu tố đo lường VXH..........................20 Hình 2.3: Xu hướng phát triển của DLST giai đoạn những năm 1990 - 2000 .........33 Hình 2.4: Mô hình các quan hệ đối tác cần thiết cho sự thành công của DLST.......37 Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST tại các VQG vùng ĐBSH&DHĐB...............................57 Hình 3.1: Sơ đồ quy trình thực hiện nghiên cứu.......................................................61 Hình 4.1: Mô hình điều chỉnh nghiên cứu ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của NDĐP trong DLST tại các VQG vùng ĐBSH&DHĐB..........................89 Hình 4.2: Mức độ ảnh hưởng của VXH đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST ở các VQG Cúc Phương, Ba Vì và Cát Bà.................................107 Hình 5.1: MQH giữa các bên liên quan trong phát triển DLST tại các VQG ........137
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1.1.1. Về mặt lý luận Ngày nay, xu hướng hội nhập sâu rộng của nền kinh tế quốc tế cùng những tác động của thay đổi môi trường toàn cầu đã và đang đặt ra những cơ hội và thách thức mới cho ngành du lịch của mỗi quốc gia, đòi hỏi các bên tham gia phải tăng cường hợp tác và chuyển mình để bắt kịp với những biến đổi nhanh chóng đó. Ngoài động cơ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH), tăng cường quan hệ hiểu biết lẫn nhau vì một thế giới hòa bình và thịnh vượng, du lịch trong bối cảnh mới còn được xem là một phương tiện để bảo vệ môi trường (BVMT) và góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Xu hướng phát triển du lịch có trách nhiệm đã dần phác họa và định hình nên bức tranh tổng thể của ngành du lịch thời hiện đại gắn với mục tiêu phát triển bền vững (PTBV). Thay vì tập trung vào tiềm năng, sự sẵn có của tài nguyên du lịch, trọng tâm phát triển du lịch đang dần chuyển dịch sang hướng tiêu dùng có trách nhiệm - “xem, hưởng thụ nhưng không gây hại” và nỗ lực đảm bảo cân bằng lợi ích cho các bên tham gia (Weaver, 2001). Du lịch có trách nhiệm được quan tâm từ những năm 1980 (Mathieson and Wall, 1982; Krippendorf, 1987; Lea, 1988...). Sau đó, có nhiều nghiên cứu (Butler, 1990; Poon, 1993; Valentine, 1993; Buckley 1994; Pagdin, 1995; Wearing and Neil, 1999; Wearing, 2001...) về các loại hình/xu hướng du lịch mới “truyền tải thông điệp có trách nhiệm” đã ra đời như: du lịch xanh (green tourism), du lịch sinh thái (DLST - ecotourism), du lịch cộng đồng (community tourism), du lịch thay thế (alternative tourism)... Trong đó, DLST được quan tâm hơn cả bởi đây được xem là loại hình du lịch đảm bảo mục tiêu PTBV trên các mặt KT - XH, môi trường (Obenaus, 2005; Gray and Campbell, 2007) và có nhiều ưu điểm hơn so với các loại hình du lịch đại chúng (mass tourism) trước đây (Marzouki et al., 2012). Điểm khác biệt cơ bản của DLST so với các loại hình du lịch thông thường là không chỉ thỏa mãn nhu cầu (khám phá, học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết) cho khách du lịch mà còn mang lại lợi ích cho người dân địa phương (NDĐP), có giáo dục BVMT và ủng hộ bảo tồn (Wood, 2002). Từ khi ra đời đến nay, DLST đã được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo Fennell (2001, tr. 407), kết quả sau khi tổng hợp 85 khái niệm về DLST cho thấy: Có 20 từ khóa chủ yếu được sử dụng liên quan đến DLST, trong đó các yếu tố được nhắc đến nhiều nhất là: gắn với các khu vực tự nhiên (chiếm 62,4%), bảo tồn (61,2%), giá trị văn hóa (50,6%), tạo ra lợi ích cho NDĐP (48,2%), giáo dục (41,2%), tính bền vững (25,9%) và các tác động/ảnh hưởng (25%).
- 2 DLST đang là sự lựa chọn mang tính xu hướng phát triển tất yếu ở cả hiện tại và tương lai như một trong những “cứu cánh” giúp hỗ trợ giải quyết các vấn đề thay đổi môi trường toàn cầu và nâng cao trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng dân cư bản địa. Là một hướng nghiên cứu thú vị và có sức hấp dẫn đối với nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch nhưng theo nghiên cứu của Fennell (2001) và qua kết quả công bố của những công trình gần đây (Weaver and Lawton, 2007; Cobbinah, 2015; Chandel and Mishra, 2016….) cho thấy không dễ gì tìm thấy các khoảng trống trong nghiên cứu về DLST bởi hầu như các khía cạnh liên quan đến DLST đa phần đã được quan tâm nghiên cứu hoặc đã được đề cập đến trong một chừng mực nào đó. Trong các hướng nghiên cứu về DLST, nghiên cứu về các lợi ích cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến lợi ích của người dân địa phương (NDĐP) khi tham gia phát triển DLST là một hướng nghiên cứu tuy không mới nhưng còn ít được quan tâm nên một số khía cạnh có thể chưa được thăm dò nghiên cứu hoặc đã được phát hiện nhưng chưa có nhiều nghiên cứu khám phá, kiểm định tổng hợp các mối quan hệ (MQH) này (Matilde and Gunnarsdotter, 2012; Mondino and Beery, 2016; Nsukwini and Bob, 2016). Nhấn mạnh vai trò của NDĐP trong phát triển DLST, Scheyvens (1999) đã chỉ ra DLST chỉ thành công khi chia sẻ công bằng các lợi ích của NDĐP thông qua việc trao quyền cho họ được hưởng các giá trị về kinh tế, văn hóa - xã hội (VH - XH) và chính trị. Fennell (2001) đã tổng hợp yếu tố lợi ích của NDĐP chiếm 48,2% các nghiên cứu liên quan đến DLST. Tuy nhiên, đa phần các công trình chưa đề cập rõ đó là những lợi ích gì (chiếm 58,1%); còn lại, lợi ích về kinh tế (chiếm 22,4%), lợi ích chung (15,3%), phúc lợi xã hội (9,4%) và phát triển cộng đồng (1,2%). Theo Cobbinah (2015), lợi ích của phát triển DLST có sự bổ sung, điều chỉnh theo hướng trước đây (những năm 1990) gắn chủ yếu với lợi ích giáo dục và BVMT. Sau đó, bổ sung thêm lợi ích KT - XH, sự công bằng, trách nhiệm bảo tồn văn hóa và PTBV. Gupta and Rout (2016) cho rằng: phát triển DLST cũng đồng nghĩa với việc mang lại các các lợi ích cho NDĐP, bao gồm trao quyền cho cộng đồng, gia tăng thu nhập, cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo công ăn việc làm và BVMT. Như vậy, dù đề cập dưới các quan điểm khác nhau, lợi ích của của NDĐP trong phát triển DLST có thể bao gồm bốn nhóm: lợi ích chính trị, kinh tế, VH - XH và BVMT. Tuy nhiên, phần lớn các công trình mới chỉ tập trung nghiên cứu một vài lợi ích từ việc tham gia phát triển DLST của NDĐP mà chưa quan tâm nhiều đến những yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST để làm căn cứ đề xuất gia tăng lợi ích cho NDĐP trong từng bối cảnh cụ thể. Nhận định này được củng cố qua kết quả nghiên cứu của Fennell (2001), yếu tố lợi ích của NDĐP được quan tâm nghiên cứu khá nhiều (48,2%), nhưng phần lớn các nghiên cứu này chưa chỉ ra cụ thể các yếu tố nào có ảnh hưởng đến lợi ích của NDĐP. Nghiên
- 3 cứu nhắc đến yếu tố tác động/ảnh hưởng (impacts/effects) nhưng mới chỉ đề cập đến những tác động của DLST đến môi trường (không tiêu dùng, tác động thấp…). Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLST thường thay đổi theo thời gian, bối cảnh (KT - XH), thể chế, chính sách (quốc gia, địa phương), nguồn lực (tự nhiên, văn hóa, tài chính, con người) và mức độ hợp tác, liên kết của các bên tham gia… Vì thế, khó có mô hình nghiên cứu tổng quát nào đảm bảo tính đại diện cho mối quan hệ giữa phát triển DLST/lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST và các yếu tố ảnh hưởng đến chúng khi nguồn lực, đặc điểm KT - XH, thể chế chính trị tại mỗi bối cảnh, thời điểm nghiên cứu là khác nhau. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST thực sự cần thiết bởi nếu đánh giá, phân tích/kiểm định được ảnh hưởng (tích cực hoặc hạn chế) của những yếu tố này trong từng bối cảnh cụ thể có thể cung cấp thêm cơ sở lý luận làm căn cứ góp phần giúp NDĐP và các bên liên quan có thêm gợi ý định hướng khai thác hiệu quả hơn hoạt động DLST trong thực tiễn. Khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển KT - XH nói chung và du lịch nói riêng, tiếp cận dưới góc độ các loại vốn của một quốc gia hay một địa phương nào đó, theo DFID (1999) và Goodwin (2003) và có 05 loại cơ bản, bao gồm: vốn tự nhiên, vốn con người, vốn tài chính, vốn sản xuất và vốn xã hội (VXH). Trong đó, vốn tự nhiên được xem là tài nguyên thiên nhiên có giá trị cung cấp nguyên, nhiên liệu cho sản xuất, dịch vụ. Vốn con người bao gồm sức khỏe, kiến thức, kỹ năng và động lực của mỗi cá nhân được hình thành chủ yếu thông qua rèn luyện, giáo dục, đào tạo. Vốn tài chính tạo điều kiện cho việc giao dịch và sở hữu các loại vốn khác thông qua giá trị quy đổi của nó. Vốn sản xuất chính là các hàng hóa vật chất hoặc tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất của con người. VXH theo Coleman (1988) là khái niệm chỉ “mạng lưới quan hệ và cách thức tương tác giữa con người với nhau trong mạng lưới nhằm mang lại lợi ích cho cả cá nhân và tập thể”. Sự thịnh vượng về nền kinh tế và sự tiến bộ trong đời sống VH - XH của một quốc gia/địa phương thông thường được biểu hiện ở “vốn hữu hình” và các các khía cạnh vật chất như sức mạnh về kinh tế (thu nhập, đóng góp cho GDP, giá trị tiền tệ…) hay được đo lường bằng các chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống, trình độ dân trí… Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, lợi ích cho phát triển KT - XH nói chung hay du lịch nói riêng không phải lúc nào cũng do những giá trị vật chất, những “thước đo ngang giá” - “vốn hữu hình” mang lại mà còn có thể do các yếu tố “vô hình” như các giá trị được tạo dựng từ lòng tin, sự tôn trọng các chuẩn mực, quy tắc, sự liên kết hợp tác trên tinh thần chia sẻ, tương trợ lẫn nhau. Đây là những mặt biểu hiện của VXH (Putnam, 1995; Dasgupta and Serageldin, 1999; Dodd, 2016). VXH được hình
- 4 thành từ mối quan hệ giữa các cá nhân/nhóm người trong xã hội, được xem như một “nguồn lực” quan trọng trong phát triển KT - XH và mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Lòng tin là hạt nhân của VXH, là chữ tín trong quan hệ giữa các cá nhân, là “chất keo” gắn kết và duy trì mạng lưới các quan hệ xã hội (Hoàng Bá Thịnh, 2009). Để duy trì VXH, cũng giống như các trao đổi khác, tác nhân (cá nhân/tổ chức) muốn có điều mình muốn thì phải “trao đổi” cái mà người khác muốn ở mình; phí tổn để trao đổi trong VXH không phải lúc nào cũng là “ngang giá”, bởi hạt nhân của VXH là lòng tin mà những chi phí cho lòng tin chính là sự tin cậy lẫn nhau, là lòng quảng đại giữa con người với con người dựa trên sự tin tưởng đã có để giải quyết các vấn đề chung. Trong các nghiên cứu về MQH giữa VXH và phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng cho thấy VXH được xem là yếu tố đóng vai trò quan trọng giúp cho NDĐP có thể trực tiếp quản lý nguồn tài nguyên, tăng cường tham gia và hưởng lợi từ DLST để nâng cao đời sống KT - XH, bảo tồn các giá trị văn hóa và nâng cao ý thức BVMT. Foucat (2002) cho rằng: các yếu tố lòng tin, sự chia sẻ, liên kết, cam kết công bằng giúp đảm bảo các lợi ích chính trị, KT - XH và nâng cao nhận thức BVMT cho NDĐP trong quản lý DLBV. Jones (2005) đã chỉ ra: VXH, đặc biệt là yếu tố hợp tác là nền tảng thúc đẩy sự tham gia của NDĐP trong phát triển DLST. Liu et al. (2014), nhận thấy: VXH có ảnh hưởng đến các hành vi ủng hộ môi trường của NDĐP. Park et al. (2012) đã bình luận: những người dân tham gia kinh doanh du lịch có thể có VXH cao hơn so với những người khác; khi VXH cao người dân có xu hướng tuân thủ các chuẩn mực xã hội và có lòng tin trong phát triển du lịch; đồng thời, phát triển du lịch là yếu tố quan trọng để xây dựng sự tin tưởng và hợp tác trong cộng đồng. Marcinek and Hunt (2015) cũng chứng minh được rằng: DLST là một lựa chọn sinh kế cho cộng đồng, là phương tiện để tăng nguồn VXH; đồng thời VXH sẽ giúp khuyến khích phát triển DLST, thúc đẩy việc trao quyền ra quyết định, cùng hưởng lợi làm giảm bất bình đẳng giới, gia tăng các lợi ích KT - XH, văn hóa, môi trường cho NDĐP. Như vậy, hiện nay đã có không ít các nghiên cứu khám phá về vai trò, ảnh hưởng của VXH đến sự tham gia của NDĐP và lợi ích phát triển DLST. Những nghiên cứu này có một số điểm đáng chú ý như sau: Một là, có xu hướng tập trung vào việc khám phá MQH giữa VXH và phát triển DLST trong các cộng đồng ở khu vực nông thôn, trang trại, ven biển… còn ít các nghiên cứu thăm dò, khám phá MQH này ở các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) - những địa bàn được đánh giá là lý tưởng để phát triển DLST nhưng thường được vận hành bởi cơ chế quản lý của nhà nước/chính quyền sở tại gắn với trách nhiệm bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH), bảo vệ nghiêm ngặt các nguồn gen quý
- 5 hiếm nên có những giới hạn nhất định về phạm vi lãnh thổ khai thác và NDĐP cũng ít có cơ hội được trao quyền tham gia bộ máy quản lý, tổ chức vận hành các hoạt động kinh doanh (Obenaus, 2005; Siswanto and Moeljadi, 2015). Một số nghiên cứu trong các địa bàn này thường tập trung đánh giá vai trò của VXH đối với công tác bảo tồn ĐDSH và BVMT (Pretty and Smith, 2003; Liu et al., 2014; Nguyen, 2007; Marcinek and Hunt, 2015…); trong khi đó để hỗ trợ phát triển cộng đồng, việc mang lại các lợi ích khác cho NDĐP thông qua phát triển DLST cũng rất đáng được quan tâm. Hai là, các nghiên cứu trước khi tìm hiểu, phân tích MQH ảnh hưởng của VXH đến việc phát triển/lợi ích phát triển DLST thường sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (Foucat, 2002; Pretty and Smith, 2003; Sawatsky, 2003; Macbeth et al., 2004; Jones, 2005; Okazaki, 2008; Stronza and Gordillo, 2008; Mauerhofer, 2010; Marcinek and Hunt, 2015…) để khám phá bản chất của VXH và ảnh hưởng của nó đến phát triển/lợi ích phát triển của DLST. Số ít trong các hướng nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng (Nguyen, 2007; Zhao et al., 2011; Park et al., 2012; Liu and et al., 2014…). Các nghiên cứu có sử dụng phương pháp định lượng thường chỉ lựa chọn một vài yếu tố của VXH để khám phá MQH với một/vài yếu tố trong lợi ích phát triển DLST như: Liu et al. (2014) khám phá ảnh hưởng của VXH đối với hành vi ủng hộ môi trường, Nguyen (2007) đánh giá vai trò của VXH đối với hoạt động bảo tồn, Park et al. (2012) nghiên cứu ảnh hưởng của VXH đến sự tham gia của NDĐP trong phát triển của DLST… Các nghiên cứu định tính có những đánh giá, phân tích khá đa dạng về MQH ảnh hưởng của VXH đối với việc phát triển/lợi ích phát triển của DLST. Đặc biệt, nghiên cứu của Foucat (2002), Jones (2005)… cho thấy rõ MQH giữa các yếu tố của VXH và các lợi ích mà nó mang lại cho NDĐP trong phát triển DLST trên các mặt chính trị, kinh tế, VH - XH và BVMT. Tuy nhiên, VXH là một yếu tố “dễ thay đổi theo không gian, thời gian và chịu sự chi phối của bối cảnh chính trị, KT - XH” nên “VXH cần được tiếp tục quan tâm, khám phá” (Bourdieu, 1983, 1986; Coleman, 1988; Nguyen, 2007). Ở những bối cảnh và thời điểm khác nhau có thể sẽ có những kết quả không đồng nhất. Vì vậy, VXH ảnh hưởng như thế nào đến các lợi ích của NDĐP/các bên tham gia trong phát triển DLST ở từng thời điểm, bối cảnh và đặc điểm thể chế khác nhau đang là một chủ đề nghiên cứu rộng mở cho các nhà khoa học tiếp tục đào sâu nghiên cứu và khám phá. Khái niệm VXH đã xuất hiện từ lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam là một hướng nghiên cứu khá mới (Nguyễn Vũ Quỳnh Anh, 2013). Qua các nghiên cứu về VXH xuất hiện từ những năm 1990 đến nay, có thể thấy hai chủ đề mà các bài viết về VXH ở Việt Nam tập trung quan tâm là: (i) Các phân tích, trao đổi, bình luận, giới
- 6 thiệu về lý thuyết VXH (Nguyễn Quang A, 2003; Trần Hữu Dũng, 2003; Trần Hữu Quang, 2006; Lê Ngọc Hùng, 2008; Hoàng Bá Thịnh, 2009; Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Bùi Thị Phương, 2014…) và (ii) Nghiên cứu vai trò, ảnh hưởng của VXH đối với nền KT - XH (Đặng Nguyên Anh, 1998; Nguyễn Quý Thanh, 2005; Turner and Nguyen, 2005; Thomese và Nguyễn Tuấn Anh, 2007; Mai Văn Hai và cộng sự, 2007; Bế Quỳnh Nga và cộng sự, 2008; Đặng Thanh Trúc và cộng sự, 2008; Baughn and et al., 2011; Nguyễn Tuấn Anh, 2012; Nguyễn Vũ Quỳnh Anh, 2013…). Các nghiên cứu ở chủ đề thứ hai chủ yếu khám phá các ảnh hưởng của VXH tới sự phát triển của doanh nghiệp hoặc các vấn đề như việc làm, nông thôn, đô thị trong bối cảnh hội nhập. Qua đó, khẳng định sự hấp dẫn của việc nghiên cứu về VXH nằm ở chỗ nó cho thấy tầm quan trọng lòng tin, sự trao đổi, chia sẻ và tương trợ lẫn nhau có thể giải quyết các vấn đề trong xã hội/cộng đồng. Hai trong số ít các nghiên cứu có liên quan đến việc phân tích, đánh giá MQH giữa VXH và phát triển DLST là nghiên cứu của Nguyen (2007) và Assist Social Capital (ASC, 2016). Các công trình này đã chỉ ra vai trò quan trọng của VXH đối với công tác bảo tồn, quản lý tài nguyên trong bối cảnh VQG Cát Tiên và Cát Bà của Việt Nam. Trong đó, kết quả khảo sát từ 270 hộ gia đình ở VQG Cát Tiên của Nguyen (2007) cho thấy: lòng tin, sự trao đổi và chia sẻ, sự hợp tác và liên kết có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của NDĐP trong BVMT, đồng thời góp phần gia tăng cho họ quyền được tiếp cận, khai thác tài nguyên. Nghiên cứu trường hợp tại VQG Cát Bà của ASC (2016) đã chỉ ra: các yếu tố của VXH (lòng tin, sự trao đổi, chia sẻ, mạng lưới xã hội) giúp trao cho NDĐP các cơ hội học tập, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và mở rộng thu hút đầu tư từ bên ngoài nhằm thúc đẩy sinh kế bền vững. Nguyen (2007) cũng đã gợi ý hướng nghiên cứu nên được tiếp tục ở các VQG khác và khám phá thêm mối quan hệ của VXH với các lợi ích khác bên cạnh ý nghĩa ủng hộ bảo tồn và nâng cao vị thế của NDĐP. Vì thế, nghiên cứu các mức độ ảnh hưởng của của VXH đến tổng thể các lợi ích (chính trị, kinh tế, VH - XH và môi trường) của NDĐP trong phát triển DLST tại các VQG ở Việt Nam là một hướng nghiên cứu tương đối mới cả về nội dung, phương pháp và bối cảnh nghiên cứu. Những căn cứ lý luận nói trên cho thấy sự cần thiết của việc đi sâu nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố/thành phần của VXH đến các lợi ích của NDĐP trong phát triển DLST nhằm làm sáng tỏ hơn những khoảng trống còn thiếu hụt và góp phần làm phong phú hơn lý thuyết về VXH trong mối quan hệ với các lợi ích của NDĐP khi tham gia phát triển DLST. Để giải quyết các mục tiêu và đạt được mục đích khi nghiên cứu đề tài, tác giả lựa chọn thăm dò, khảo sát, kiểm định và phân tích đối tượng nghiên cứu tại bối cảnh các VQG ở vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc (ĐBSH&DHĐB).
- 7 1.1.2. Về mặt thực tiễn Ngay những năm 1990, với sự quan tâm đầu tư của các tổ chức phi chính phủ (Non governmental organizations - NGOs) và cơ quản quản lý du lịch ở một số quốc gia, đặc biệt ở những nước có ngành du lịch đã phát triển hoặc đang phát triển nhưng phụ thuộc nhiều vào sự bền vững của các hệ sinh thái (HST) tự nhiên, hoạt động DLST diễn ra khá sôi động trong thực tiễn. Trong giai đoạn 1998 - 2003, Ngân hàng thế giới đã tài trợ 32/55 dự án đầu tư cho các KBTTN và các điểm DLST ở châu Phi (World Bank, 2003). Thành lập từ năm 1991, Tổ chức DLST Úc (Ecotourism Australia) đã thu hút hơn 500 thành viên tham gia với doanh thu trung bình 1,12 tỷ USD/năm (Murray and Hillman, 2015). Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã đầu tư 105 dự án với kinh phí 2 tỷ USD cho hoạt động DLST có sự tham gia của cộng đồng (Honey, 1999). Tại Bulgari hàng loạt các dự án DLST được triển khai với số tiền đầu tư 50.000 - 250.000 EUR/dự án (Al-mughrabi and Abeer, 2007). … Các tổ chức/dự án này đã đóng góp đáng kể cho công tác bảo tồn tài nguyên, khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống, tăng thêm thu nhập, cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao nhận thức BVMT cho NDĐP. Ngoài ra, qua nghiên cứu trường hợp (Honey, 1999; Scheyvens, 1999; Sutton, 1999; Hillel and Oliveira, 2000; Shah and Gupta, 2000; Stronza, 2000; Wood, 2002; Buckley, 2003; Babar and Khanal, 2007…) về các mô hình thành công trong phát triển DLST ở nhiều quốc gia trên thế giới, có thể thấy hiệu quả phát triển DLST trên thực tiễn dựa trên những kinh nghiệm sau: Thứ nhất, xây dựng, ban hành chiến lược/chính sách DLST quốc gia và quy hoạch chi tiết cho các điểm/khu DLST trọng điểm nhằm tạo cơ chế thuận lợi và có những chỉ dẫn, định hướng cụ thể trong việc khuyến khích đầu tư, thúc đẩy phát triển DLST (Brazil, Kenya, Nam Phi, Bulgari, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Úc…). Thứ hai, áp dụng các mô hình quản lý kinh doanh DLST gắn với sự tham gia của NDĐP và khuyến khích nâng cao vị thế cho họ: mô hình quản lý thông qua trung tâm điều phối khách và NDĐP được luân phiên cung cấp dịch vụ cho khách du lịch (Toledo - Belize, Infierno - Peru); mô hình luân phiên thay đổi vị trí “nhân viên” và “quản lý”, bình đẳng trao cơ hội “làm chủ” cho cộng đồng (Capirona - Ecuador); mô hình NDĐP được tự chủ sở hữu và quản lý các hoạt động kinh doanh DLST (VQG Mutawintji - Úc)…. Ngoài ra, các dự án trao quyền, phát huy vai trò của phụ nữ trong việc tham gia quản lý, hưởng lợi từ phát triển DLST giúp họ có một cuộc sống bình đẳng và tốt đẹp hơn (Langtang - Nepal và Ngwesi - Kenya...). Thứ ba, có cơ chế phân bổ lợi nhuận kinh doanh cho NDĐP trực tiếp tham gia phát triển DLST, phần còn lại đưa vào quỹ phúc lợi cho cộng đồng phục vụ nâng cấp
- 8 mạng lưới giao thông, y tế, giáo dục, quảng bá du lịch (Brazil, Belize, Ecuador, Costa Rica, Kenya, Nhật Bản, Indonesia…). Thứ tư, tăng cường các hoạt động giáo dục BVMT, bảo tồn tài nguyên trong khai thác DLST bằng các biện pháp cụ thể như: yêu cầu các tour DLST có diễn giảng, chỉ dẫn về BVMT; khuyến khích sử dụng các loại hình lưu trú gần gũi với thiên nhiên (camping, bungalow, cabana, ecolodge…), các phương tiện vận chuyển thân thiện với môi trường (Đức, Mỹ, Costa Rica, Monaco…); tôn trọng nguyên tắc sức chứa và đặt giới hạn số lượng khách phù hợp trong mỗi tour du lịch (Brazil, Belize…); áp dụng phí phạt với những bên tham gia gây thiệt hại tới môi trường (Đức, Kenya…). Thứ năm, khuyến khích các sáng kiến trong phát triển DLST và tạo động lực cho các bên tham gia qua việc ban hành tiêu chí đánh giá và công nhận các danh hiệu như “Giải thưởng DLST”, “Nhà lãnh đạo xanh”, “Lá cờ xanh sinh thái”; trao các chứng nhận như: “Sản phẩm DLST”, “Nhãn sinh thái”, “Khách sạn xanh”, “Hướng dẫn viên DLST”; ban hành “Sổ tay phát triển DLST” cung cấp kiến thức, hướng dẫn phát triển DLST (Úc, Canada, Đức, Monaco, Costa Rica, Nhật Bản, Đức…). Thứ sáu, thành lập Hiệp hội DLST quốc gia/địa phương, phát huy vai trò của NGOs nhằm tư vấn, giám sát sự tham gia của các bên liên quan và huy động các dự án đầu tư, tài trợ, hỗ trợ NDĐP tham gia phát triển DLST một cách hiệu quả (Canada, Belize, Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Úc, Nam Phi...). Mặc dù ra đời sau nhưng với những ưu điểm của một loại hình du lịch có trách nhiệm, DLST đã được tổ chức UNWTO đánh giá là loại hình du lịch có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất với 10 - 15%/năm (Sharpley, 2006). Sức hút của loại hình DLST cho thấy sự ưu việt trong việc mở ra triển vọng liên kết bảo tồn và sinh kế địa phương, đồng thời đạt được cả hai mục tiêu trên cơ sở PTBV. Thực tiễn phát triển DLST ở các quốc gia trên thế giới đã chứng minh, sự thành công phát triển DLST là thấy được vai trò của NDĐP, trao quyền cho họ tham gia và hưởng lợi trực tiếp. Ngoài ra, việc tận dụng nguồn VXH từ các mối quan hệ hợp tác trong và ngoài cộng đồng, đặc biệt là phát huy vai trò của các NGOs, khai thác hiệu quả hơn nguồn VXH trong việc thu hút các dự án đầu tư (không nhằm mục đích lợi nhuận) sẽ giúp giảm thiểu được các tác động tiêu cực đến môi trường, đảm bảo sinh kế bền vững cho NDĐP. Ở Việt Nam, xu hướng phát triển DLST cũng đang thịnh hành tại các VQG, KBTTN gắn với cơ chế khuyến khích khai thác tài nguyên rừng đặc dụng: “Chủ trương cho thuê môi trường rừng/sử dụng quyền sử dụng đất và giá trị kinh tế của tài nguyên ĐDSH và cảnh quan rừng để liên doanh, liên kết đầu tư kinh doanh DLST… Tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân sống trong rừng tham gia các dịch vụ du
- 9 lịch” (Thủ tướng Chính phủ, 2006). Việc khai thác phát triển DLST ở địa bàn các rừng đặc dụng gắn với sự tham gia của NDĐP được triển khai từ những năm 1990 (VQG Cúc Phương đi tiên phong mở đường cho hướng phát triển này), ngày càng được mở rộng và đóng góp quan trọng cho sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam. Theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN, 2008), Việt Nam có 30 VQG, 164 KBTTN, 45 khu bảo vệ cảnh quan với các HST và giá trị ĐDSH tiêu biểu. Ngoài ra, Việt Nam còn có 9 khu dự trữ sinh quyển và có 2 di sản thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận. Các khu rừng đặc dụng này quy tụ nhiều HST điển hình như: HST rừng á nhiệt đới, rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng trên núi đá vôi, rừng trên đảo, rừng khộp, rừng ngập mặn..., xung quanh (vùng đệm) của các địa bàn này là nơi cư trú của không ít các dân tộc với nếp sống văn hóa khá đặc trưng là tiền đề thuận lợi để tổ chức các hoạt động DLST. Trong Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, DLST được xác định là “loại hình du lịch được ưu tiên đẩy mạnh phát triển”. Một số chính sách có liên quan đến phát triển DLST cũng được ban hành như “Quy chế quản lý (QCQL) rừng đặc dụng” (Thủ tướng Chính phủ, 2006); “Quy chế quản lý các hoạt động DLST tại các VQG, KBTTN” (Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, 2007)... Tổng cục Du lịch Việt Nam cũng đã giới thiệu “Sổ tay hướng dẫn phát triển DLST tại Việt Nam” (2013), tài liệu cung cấp những chỉ dẫn cụ thể cho việc áp dụng phát triển DLST trong thực tiễn. Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách và các công cụ này khi áp dụng vào thực tiễn còn nhiều bất cập, việc tổ chức quản lý các hoạt động phát triển DLST còn chưa chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; khả năng thu hút khách của loại hình DLST còn hạn chế với 5 - 8% khách quốc tế/năm (Lê Văn Minh, 2016). Điều đó cho thấy, đã đến lúc du lịch Việt Nam muốn thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đảm bảo PTBV thì trước hết với những loại hình đã được xác định ưu tiên phát triển như DLST cần có một chiến lược, quy hoạch tổng thể; đồng thời có các kế hoạch cụ thể để áp dụng phù hợp trong từng bối cảnh. Ngoài ra, việc nghiên cứu phát hiện các yếu tố có ảnh hưởng đến lợi ích của NDĐP và phát huy vai trò của các nguồn lực sẽ cung cấp thêm những giải pháp gợi ý cho sự thành công trong kinh doanh DLST trên thực tiễn. Vùng ĐBSH&DHĐB trong "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" (Thủ tướng Chính phủ, 2013a) gồm 11 tỉnh, thành phố: Thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh - là cửa ngõ hướng ra vịnh Bắc Bộ và có nguồn tài nguyên phong phú. Là vùng duy nhất ở Việt Nam có khí hậu 4 mùa tương đối rõ nét, lại nằm ở vị trí giao lưu của nhiều luồng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 630 | 164
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
203 p | 459 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ cấu kinh tế của vùng trọng điểm Bắc Bộ trên quan điểm phát triển bền vững
0 p | 302 | 44
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) ở Việt Nam
0 p | 294 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 105 | 27
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 233 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 17 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 19 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 19 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 62 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 7 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 10 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 16 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn